Người Việt Nam thế kỷ XIX qua con mắt một sử gia Nhật Bản

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NGƯỜI VIỆT NAM THẾ KỶ XIX
(Sone Toshitora) [1]

THỂ CHẤT
“Thân thể gầy còm, tinh thần suy yếu, tuy có khi sấn sướt làm mình ra mạnh mà rồi cũng trở nên biếng nhác tức thì. Có lẽ tại họ không có lòng kiên nhẫn. Bởi vậy, những việc khó nhọc lắm và phải làm lâu lai thì họ ắt không kham”.
“Người An Nam đa phần nhỏ thó, cái mặt trẹt, cái tai phẳng, cái mũi thấp, con ngươi đen, hơi giống người Tàu. Da hơi đen, có lẽ là bởi những người đó làm ruộng và dang nắng. Chứ còn như những người sang và các cô gái trẻ thì da cũng có trắng. Tuy vậy, đại để An Nam không có người đẹp. Người nào da trắng thì trắng như sáp, còn đen thì như đồng đen. Cũng có người da hơi vàng, giống người Mông Cổ. Con trai con gái hồi còn trẻ tuy cũng có vẻ đậm đà dễ coi, nhưng sau khi có vợ có chồng rồi thì tuồng mặt đổi hẳn, không còn được như trước nữa. Cũng có nhiều kẻ tốt tóc, nhưng ngoài hai mươi tuổi thì tóc đã trở nên xác xơ, không láng ngời nữa. Họ thường búi tóc. Kẻ nào ưa làm dáng thì hay búi bằng chang, con trai con gái đều như vậy. Nhiều người mặt mày xấu xí, cách đi đứng quê kệch, lại từ đỉnh đầu đến gót chân, thường lộ ra những nét cong queo nghiêng lệch. Đó là tại hồi còn nhỏ, người mẹ hoặc người vú hay để đứa trẻ chàng hảng hai chân ngồi lên trên hai chân của mình mà cho ăn cho bú, nên lâu ngày rồi nó như thế”.

Nguyễn Thuật có phê rằng: “Dân cày và đàn bà nhà quê mới có nhiều người tuồng mặt xấu xí; chứ còn các hàng quan thân văn sĩ hầu hết người nào cũng có nghi dung tuấn tú, không phải xấu xí cả đâu.”

Y PHỤC, TRANG SỨC
“Về y phục, đồ mặc thường của họ quá chật. Nhưng, đàn ông mặc như thế thì được tiện và nhanh nhẹn. Đàn bà, áo dài hơn đàn ông, may bịt bùng hết, không có chỗ hở da. Đó là vì ngừa thói dâm của phụ nữ mà khiến họ có sự bất tiện. Lễ phục thì hai tay áo dài và rộng”.
“Đàn ông, đầu đội khăn; đàn bà dùng cái nón lớn để che nắng che mưa. Dân thường thì dùng một miếng vải nhỏ che trên đầu; khi đi ra đồng, đội nón lá; còn miếng vải nhỏ, vắt trên vai để thay khăn tay. Đó là điều không giống với nước nào hết.”

Con là “trùm” truyền thông, bố được “bơm” thành “thiên tài”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image001

Hội thảo “khoa học” về “thiên tài” Trương Minh Phương (Hình: VietNamNet)

Qua việc này mới biết, chức năng của đội ngũ trí thức văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa - mà người ta ngầm trao cho các ngài nhưng lâu nay chưa tiện nói ra - thì ra là vậy. Thảo nào mà nhà nước này có vẻ như chạy đua với “quy trình” tiến lên Tiến sĩ và Giáo sư. Trong khi đó thì giáo dục đại học lại đang trở thành hệ thống cấp 4 của nhà trường phổ thông. Đúng quá đi chứ, dạy dỗ lũ trẻ thì làm sao vinh quang bằng vinh danh bố ông Bộ trưởng. Từ nay các ngài sẽ còn nhiều việc, rất nhiều việc, để làm. Tương lai rạng rỡ của bộ môn khoa học cứ tạm coi là mới mẻ này - làm sang cho quý vị phụ mẫu của tầng lớp chức quyền - đang chờ đón các ngài.

Bauxite Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - ‘Trên vòm trời văn hóa - nghệ thuật Việt Nam vừa có một “ngôi sao” mới tên là Trương Minh Phương. Khác với những ngôi sao khác, “ngôi sao” này không tự phát sáng mà được truyền thông nhà nước ở Việt Nam bơm thổi.

Hôm 24 tháng 12,  Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu - Bảo tồn - Phát huy văn hóa dân tộc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và Nhà xuất bản Văn học đã cùng phối hợp để tổ chức một… “hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương.

“Hội thảo khoa học” này được tất cả các cơ quan truyền thông tại Việt Nam tường thuật một cách trang trọng. Nhờ vậy, người ta mới biết ông Phương từng viết nhạc, viết văn, viết kịch, làm thơ, nghiên cứu văn nghệ dân gian,… Nói chung là ông Phương đa tài, chỉ có điều lúc ông còn sinh tiền lại chẳng có ma nào biết đến và ngưỡng mộ.

Trong “hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương, rất nhiều viên chức lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu, các hội đoàn trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật đang sống nhờ ngân sách nhà nước, khẳng định ông Phương đích thực là “thiên tài”.

Một ông có học hàm “giáo sư” tên là Hoàng Chương, nhấn mạnh: “Nhạc sĩ, nhà soạn kịch Trương Minh Phương là một ‘hiện tượng đặc biệt’ trong nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của Việt Nam”. Vì tin chắc công chúng không hiểu tại sao lại như vậy nên ông “giáo sư” này chú thích thêm: “Tôi nói đặc biệt bởi hầu hết chúng ta chưa biết nhiều về nhạc sĩ, nhà soạn kịch Trương Minh Phương - một cán bộ văn hóa khiêm nhường, một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ”.

Một ông vừa có học hàm “giáo sư”, vừa có danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân” tên là Lê Ngọc Canh, thú nhận: “Rất ít người biết tới nghệ sĩ tài ba, cả cuộc đời gắn bó với rừng, sống với rừng, làm nên sự nghiệp lớn cũng từ rừng nhưng người trong giới thì tường tận về ông, họ luôn gọi ông là ‘già làng’ của giới văn hóa nghệ thuật”.

Top 10 phát ngôn ấn tượng 2016

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trương Duy Nhất

clip_image002

Bộ top 10 phát ngôn ấn tượng của quan chức Việt, 2016.

1- TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?” - Phát biểu tại ngày hội đại đoàn kết thôn Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), 13/11/2016.

2- Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ : “Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, 5 năm tới đất nước sẽ phát triển thịnh vượng, nhân dân được ấm no” - 21/6/2016.

3- Nguyễn Tấn Dũng: “Chúc các đồng chí kỳ này nghỉ chính sách, và chúc cho cả tôi nữa, làm sao ráng làm người tử tế, sống tử tế” - Phát biểu chia tay Chính phủ trong phiên điều hành cuối cùng trên cương vị Thủ tướng, 26/3/2016.

4- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như: tiểu vùng Mê Kông, Ác Mét, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ…” - Phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và 20 năm mở cơ quan đại diện ADB tại Việt Nam, 2/12/2016.

5- Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính: “Chúng tôi đang xây dựng “cái lồng” để nhốt quyền lực. Lồng này là do ta thiết kế, do ta làm” - Trao đổi với báo chí quanh sự kiện Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, 30/10/2016.

6- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt: “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chúng tôi chống lại có khi chết trước!” - Phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành luật Phòng chống tham nhũng 4/3/2016.

7- Cựu Tổng biên tập báo Năng lượng mới (Petro Times) Nguyễn Như Phong: “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” - 10/6/2016.

8- Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng điện - điện tử - tin học EEI: “Nói là xả lũ nhưng thực tế là thủy điện cho nước lũ đi qua hồ mà thôi. Mà cho chảy qua là nước của trời, không phải nước của thủy điện” -Nói về hiện tượng xả đập thuỷ điện gây lũ ở miền Trung, 18/10/2016.

9- Cựu Chủ tịch huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Nguyễn Văn Bổng: “Xin hội đồng xét xử miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt để tôi ở ngoài xã hội tiếp tục cống hiến cho quê hương” - Lời nói sau cùng của bị cáo, phiên toà ngày 30/11/2016 xử ông và các đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái, thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng giải phóng mặt bằng dự án Formosa.

10- Tiến sĩ Huỳnh Thế Du: “Không mở đường, cứ để kẹt xe. Người dân chịu hết nổi sẽ chuyển sang dùng phương tiện công cộng” -hiến kế giảm ùn tắc giao thông cho TP Hồ Chí Minh, 29/3/2016 (1).

T.D.N.

Nguồn: http://truongduynhat.org/top-ten-phat-ngon-an-tuong-2016-2/ /

(1) BVN xin sửa lại một chút cách trình bày (đưa tên người phát ngôn lên trước lời phát ngôn), mong tác giả vui lòng chấp thuận.

(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Nhớ lại mùa Giáng Sinh B-52

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tương Lai

…gợi lên điều này để nói rằng, những ám ảnh quá khứ với những bài học xương máu lại đang len lỏi trong những thách đố gay gắt cho những bước đi tới của đất nước ta hôm nay…

Cuộc nói chuyện qua điện thoại với anh Đào Xuân Sâm khơi dậy trong tôi mông lung những kỷ niệm. Hơn tôi gần một giáp, ông già ngoại 90 xuân ấy giọng vẫn sang sảng. Như thường lệ, tuần nào anh cũng gọi cho tôi để hỏi thông tin vì mắt của anh sau khi mổ thì không đọc được nữa. “Mù mắt nhưng đừng để mù bộ óc cậu ạ, nói cho mình có thêm gì mới đáng nghĩ không”. Tôi cười, mới thì nói sao hết được, thôi nói chuyện cũ đi. Chuyện mới xin dành lần sau. Mấy ngày này tôi lại nhớ đến Tế Tiêu, vùng đất cổ xưa “Sơn Nam Thượng” quê anh, nơi mẹ tôi sơ tán tránh B-52 quá. Đã hơn 40 năm, chính xác là 44, đêm 26.12 đứng trên cánh đồng làng nhìn về bầu trời Hà Nội chớp sáng mà lòng quặn đau.

Ngày 15 tháng 12, Lê Đức Thọ và Kissinger chia tay nhau tại sân bay Le Bourger (Paris). Ngày 16 tháng 12, Kissinger họp báo tại Washington DC đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéo dài đàm phán. Tối 18 tháng 12, khi Lê Đức Thọ vừa về đến nhà (sau khi ghé qua Moskva và Bắc Kinh) thì những trái bom đầu tiên từ B-52 trong Chiến dịch Linebacker II rơi xuống Hà Nội.

19-12, hai chiếc B-52 đã bị bắn rơi ngay trong đêm đầu tiên. Ngày 20.12.1972 The New York Times có dòng tít lớn: “Mỹ có nguy cơ trở lại một kiểu dã man của thời kỳ đồ đá”. Còn trước đó một ngày, hãng AP đưa tin ngày 19.12.1972 “một quan chức cao cấp của Nam Việt Nam cho rằng cuộc tiến công trở lại vào vùng trung tâm của Hà Nội và Hải Phòng là để khuyến khích chúng tôi… việc này chứng tỏ Mỹ không bao giờ bỏ rơi chúng tôi”. AP nhắc lại lời ông ta vào tháng 8.1972 rằng “Mỹ hãy ném bom cho tan nát miền Bắc Việt Nam”. Tờ L’Humanité bình luận: “Ngay như trước đây, trong chiến tranh thế giới thứ 2, ngay cả Dorio cũng không dám đề nghị Đồng Minh tàn phá Paris. Thế mà nay Thiệu lại mong Mỹ ném bom tàn phá đất nước mình!”.

Đêm 19.2 ấy, tôi ngồi trong căn hầm ở 8 Lý Thường Kiệt Hà Nội có cửa hầm thông sang nhà số 6 của chị tôi mà tôi tạm chuyển từ căn phòng 9m2 ở tầng 2 của 36 Lý Thường Kiệt về ngủ nhờ để có hầm trú ẩn. Hai ngày sau, tôi phóng xe đạp về Vân Đình, qua đò trên sông Đáy về Tế Tiêu ở Mỹ Đức. Dòng người Hà Nội vẫn chảy theo nhiều hướng tỏa về nhiều vùng của Sơn Tây, Hà Tây, Hòa Bình. Gọn gàng có, nhếch nhác có. Trên những gương mặt bình tĩnh nhất cũng không giấu được nỗi lo âu. Vẫn có những lay lắt: chả nhẽ chúng không chừa cả ngày Noel?

Xin gợi lại vài tư liệu lịch sử: Ngày 5 tháng 12, Nixon điện cho Kissinger: “

Bộ trưởng tự vinh danh bố, hố hố!..

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn vinh danh bố mình?

Nhà báo Trần Ngọc Kha


“Ca này THỐI KHẮM QUÁ, đương kim Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn vô cùng yêu quý của tôi ơi. Không còn thuốc nào đỡ được đâu anh ạ“.

 Hiện tượng lặng lẽ

25-12-2016 

Thú thực, tôi rất bất ngờ khi thấy hầu hết các báo, kể từ báo Nhân Dân chúa trùm cho đến đám tép riu lắt nhắt (thôi, chả kể tên ra đây kẻo chạm tự ái) và hầu như không sót báo điện tử, trang tin điện tử nào, viết bài ca ngợi một nhân vật văn nghệ có tên là Trương Minh Phương. Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà văn, Hội Sân khấu, Hội Văn hóa dân gian… của quốc gia cũng đều tranh giành tên ông để vinh dự cho mình. Rất lạ.

Từ bé đến giờ, là người rất quan tâm đến đời sống văn nghệ, tôi chưa một lần nghe đến tên bác Phương, cả văn, cả nhạc, cả văn hóa dân gian, cả sân khấu, tức là tất cả. Tôi hỏi lão Maddox, lão cũng lắc đầu, tôi hỏi mấy người có tên tuổi nữa, họ cũng lắc đầu, không biết. Một người nổi tiếng mà không ai biết. Thật lạ.

Đọc kỹ những lời ca ngợi mới thấy đây là hiện tượng lạ:

GS Hoàng Chương: “Tôi nói đặc biệt bởi chúng ta hầu hết chưa biết nhiều về nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương - một cán bộ văn hóa khiêm nhường - một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” (chính GS cũng phải thừa nhận hầu hết chưa biết).


Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân ca ngợi mới khiếp: “Trương Minh Phương không chỉ là một một nhạc sĩ, nhà viết kịch như chúng ta đã biết mà hơn nữa ông còn là một nhà tuyên truyền văn hóa mới, nhà ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động âm nhạc với những tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho đời một di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng. Ông xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21…”. Thú thực chả biết ông Quân có thuộc bài hát nào của nhạc sĩ xuất sắc này.

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha nhận xét: “Ông khước từ sự nổi tiếng bằng truyền thông, bằng tung hô ồn ào mà đi sâu vào đời sống” (bác Kha rất khéo mồm).

Trung tướng Hữu Ước: “Khi bài ‘Chiều Trường Sơn’ vang lên, tôi có cảm giác như cả rừng Trường Sơn chuyển động. Tôi đánh giá rằng đây là một trong những cái bài hay nhất về Trường Sơn kể từ sau khi giải phóng đến bây giờ…” (thú thực với trung tướng, lâu nay khi cần hát về Trường Sơn, chả có nhà tổ chức nào chọn bài hay nhất này. Tôi đố bác nào thuộc được một câu trong bài hát mà đồng chí Hữu Ước bảo là dạng hay nhất đấy)

Nghịch lý trong lực lượng vũ trang

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002

clip_image004

Hôm nay, 22/12/2016, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) kỷ niệm 72 năm ngày thành lập. Trong 72 năm qua, đội quân anh hùng của chúng ta đã lập được nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng là quân đội “của dân, do dân, vì dân”! Nhìn lại lịch sử chiến đấu và trưởng thành của QĐNDVN, chúng ta rất tự hào về những thành tích và chiến công mà quân đội ta đã đạt được trong 72 năm qua. Song, công bằng mà nói, QĐNDVN trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là từ khi ông Đại tướng Phùng Quang Thanh nắm Bộ Quốc phòng trong gần 10 năm (2006-2016), đã xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng. Xin nêu 2 trong số các vấn đề nổi cộm mà tôi gọi là nghịch lý, cụ thể như sau:

1. Nghịch lý thứ nhất

Quân đội là lực lượng chủ yếu cấu thành Lực lượng Vũ trang. QĐNDVN hiện có biên chế vừa phải. Theo số liệu năm 2014, quân đội có khoảng 412.000 binh sỹ tại ngũ. Đến nay (2016) tăng lên khoảng 450.000. Nhưng số sỹ quan cấp tướng (từ thiếu tướng trở lên) thì quân đội ta lại quá nhiều! Theo số liệu của Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội, tính đến thời điểm 2014, QĐNDVN có tất cả 489 sỹ quan cấp tướng tại ngũ! Với số lượng này, QĐNDVN đứng đầu thế giới về số sỹ quan cấp tướng, vượt hơn cả số tướng của quân đội Trung Quốc và cả của Mỹ nữa! Hãy làm phép so sánh nhanh là mang con số 489 tướng lĩnh ngày nay so với số tướng lĩnh của QĐNDVN trong 2 cuộc kháng chiến trước đây để thấy rõ hơn nghịch lý này:

- Trong cuộc Kháng chiến chống Pháp (1946-1054), QĐNDVN chỉ có tổng cộng 12 sỹ quan cấp tướng (gồm 1 đại tướng, 1 trung tướng và 10 thiếu tướng)! Ấy vậy nhưng quân đội anh hùng của chúng ta vẫn đánh thắng một đội quân sừng sỏ của một đế quốc to, đưa cuộc Kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đến Chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng!

- Còn trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ (1965-1975), LLVT của ta (gồm QĐNDVN và Quân Giải phóng miền Nam) có tổng quân số khoảng 1,2 triệu binh sỹ, kể cả số quân đóng trên miền Bắc, nhưng ta chỉ có khoảng 60 sỹ quan cấp tướng, kể cả 36 vị tướng chỉ huy trực tiếp tại toàn chiến trường miền Nam cũng như trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dẫn đến Đại thắng mùa Xuân 1975!

Cũng theo Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội, con số 489 sỹ quan cấp tướng nói trên đã “dôi ra” 74 vị so với số lượng 415 sỹ quan cấp tướng mà Luật Sỹ quan QĐNDVN 2014 (sửa đổi) dự định trình Quốc hội để xin chuẩn y. Đấy là chưa kể số “thiếu tướng chìm” hay còn gọi là “đại tá nhô”, tức số sỹ quan cấp đại tá không được phong hàm thiếu tướng nhưng lại được hưởng lương tướng! Như vậy trung bình cứ 900 binh sỹ thì có 1 sỹ quan cấp tướng. Đây quả là tỷ lệ cao nhất thế giới, chẳng quốc gia nào có được! Nhưng chưa hết, nếu căn cứ vào tỷ lệ bình quân của quân đội chuyên nghiệp trên thế giới hiện nay là cứ 1 sỹ quan cấp tướng sẽ có khoảng 120 sỹ quan thuộc cấp (từ đại tá xuống đến thiếu úy), thì QĐNDVN (theo số liệu mới nhất năm 2016, ta có 475 sỹ quan cấp tướng tại chức) thì Việt Nam có ít nhất khoảng 57.000 sỹ quan đeo quân hàm từ thiếu úy đến đại tá! Nếu con số này chính xác, thì QĐNDVN có một đội ngũ sỹ quan đồ sộ! Quả là Việt Nam có một đội ngũ sỹ quan mà không một đội quân nào trên thế giới, kể cả quân đội Trung Quốc hoặc quân đội Hoa Kỳ có nổi! Nếu xét theo bình diện: Số lượng tướng lĩnh cộng với tổng số sỹ quan so với tổng biên chế quân nhân tại ngũ, thì đây quả là nghịch lý của LLVT ta hiện nay! Liệu có quốc gia nào trên thế giới với tiềm lực kinh tế như Việt Nam (GDP khoảng gần 200 tỷ USD/năm) có thể chịu nổi nghịch lý này không? Tôi tin là không! Vậy ai là người chịu trách nhiệm để nghịch lý này xảy ra và tồn tại đến nay? Tôi nghĩ đã đến lúc rất cần một cuộc cải tổ sâu rộng và toàn diện trong LLVT nói chung, QĐNDVN nói riêng, kể cả việc xác định cụ thể đối tượng tác chiến trước mắt và lâu dài của quân đội ta!

Barak Obama đã thua trên mọi mặt trận

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tờ “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 19/12/2016 đã cho đăng bài viết của Aleksey Pushkov, một chính khách, nhà chính trị học, giáo sư Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma (Quốc hội) Nga với tiêu đề “Barak Obama đã thua trên mọi mặt trận”. - (Барак Обама проиграл на всех фронтах)

Vladimir Putin lại lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh sách những nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới, theo bình chọn của “Forbes”. Tạp chí này ghi nhận: “Người có ảnh hưởng nhất trên thế giới năm thứ tư liên tiếp - đó là Tổng thống Nga - ông đã truyền bá ảnh hưởng của nước mình gần như đến mọi ngõ nghách trên trái đất”.
Đứng ở vị trí thứ hai là Donald Trump, vị trí thứ ba - Thủ tướng Đức Angela Merkel. Vị trí thứ tư thuộc về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thứ năm - Giáo hoàng La mã Frantsisk. Còn Tổng thống đương nhiệm Mỹ Barac Obama - ở vị trí thứ 48. Bảng xếp hạng trên trên dẫn tới một vài suy ngẫm.
Tôi (Pushkov) còn nhớ, 8 năm trước Obama tiến vào Nhà Trắng, tràn đầy lạc quan, với nụ cười rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy niềm tin vào những thành tựu sẽ đạt được trong tương lai, trong tiếng khóc nức nở của những phụ nữ hâm mộ và tiếng vỗ tay vang dội của đám đông nhiều nghìn người hân hoan chào đón vị tổng thống 47 tuổi.
Nhưng Obama càng đi xa hơn trên con đường tổng thống, thì những nụ cười thoải mái càng trở nên hiếm hoi, còn ánh mắt lấp lánh ngày trước được thay bằng sự hờ hững và mệt mỏi.
Cảnh tượng những người phụ nữ hoan hỷ và sự hân hoan của đám đông khi đón tiếp ông như một ngôi sao nhạc Rock đã trở thành một quá khứ xa xôi.
Đến giữa nhiệm kỳ hai, tóc Obama bạc đi trông thấy.
Có lẽ, tóc của vị tổng thống sắp mãn nhiệm nhưng tự cao này sẽ còn bạc hơn nữa, khi biết rằng, trong bảng xếp hạng của “Forbes” ông chỉ đứng ở vị trí thứ 48 về mức độ ảnh hưởng trong thế giới hiện đại.

Mẹ của "ông hoàng" sao khổ quá!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Anh nhạt nét lâu rồi, nhiệt tình giáo chã anh biết chả bao giờ còn được như cái người mà ai cũng biết là ai đấy, hố hố.., hồng hoang Internet thuở nào; mà mấy hôm liền rồi gái léo nhéo anh quá... anh ơi cái này sao, tin hông, hông tin hông, chúng em phải nghĩ làm sao blah blah... phiền đéo tả, anh thật. Cực chẳng đã, anh bèn để ý, thế đéo giật mình thảng thốt vì một niềm thương cảm sâu xa và băn khoăn chân thành cho 4c (các cô các chú) em út anh mà anh trước giờ (anh nghĩ là) vẫn luôn thương yêu nhất mực, — nhất là các cô.

Các cụ, (ừ, trước giờ anh yêu các cụ lắm, tính anh thế), vẫn bảo cái gì "Hổ dữ cũng không ăn thịt con", anh nhớ thế. Một cách quy nạp, hay là dẫn xuất, hoặc bắc cầu, hoặc cái gì đại khái kiểu thế theo ngôn ngữ toán được dạy ở cái trường to nhất nhì thế giới mà bố anh bắt anh vào học ngày xưa, thì có lẽ chúng mình cũng hoàn toàn có thể không kém dõng dạc mấy so với các cụ mà anh rất yêu, mà phát biểu rằng:

"Hổ con dữ cũng đéo ai đem mẹ lên nét!"

Bạn gì ca sĩ mà... à Hưng, Đàm cái đéo Vĩnh Hưng (anh mới đọc thấy bạn là những tận cái đéo "ông hoàng nhạc vịt", anh xin lỗi anh chả có khái niệm đéo; 4c cũng thông cảm anh, căn bản anh 4c trước giờ quen nghe nhạc rock từ tận thế kỷ trước, cả nhạc của các cụ (đã bảo anh yêu các cụ) tận mấy thế kỷ trước nữa, bắt đầu từ Bách cụ anh... mà... hồi đó cũng có liên quan cái gì "hưng" "hưng" đấy... à là "Phục Hưng") thì rõ là "hổ con" thứ "dữ" rồi, — dme, anh thấy giày vớ, túi xách to nhỏ, khăn khố vằn vện ngắn dài cứ là la liệt hoa hết cbn (con bà nó) cả mắt. Kớt anh anh sinh thời mà trót nhìn thấy cái bãi ấy của Hưng, chắc phải ngượng đỏ hết cả cái áo len cũ, chả còn dám "hê-lô" với "hao lao" gì cả sất, cứ lẳng lặng ôm con đàn Stratocaster nhảy xuống khỏi sân khấu, mà nhường cho Hưng lên thôi.

Dữ thế, ai dè lại khổ thế chứ!

Khổ quá, khổ không còn bút nào mà có thể tả xiết được nữa! Sao mà giữa thế kỷ 21 văn minh đến như thế này rồi mà lại vẫn còn có người khổ đến thế cơ chứ?! (Anh đang sụt sịt đấy, 4c tin không? — Hôm trước có cô y tá, xinh xinh là, bảo anh đang bị cái gì... không phải HIV... à, là viêm đường hô hấp dưới). Anh nhớ hồi xưa có cô gì, xinh xinh là, mà vợ của thằng Dương Lễ đấy, nổi tiếng còn hơn Hưng nhiều, mà vẫn phải đi hát cật lực, miệt mài, gần như là “bán mạng”, để trả nợ cho cái thằng gì Lưu Bình, là bạn thằng Dương Lễ, đến nỗi có một vị cố Tổng Bí thư nào đó của chúng ta từng phải thốt lên: "Thế này thì bấc công quá đi mấc mà thôi!" Tổng Bí thư mà bảo vậy, chắc là khổ nhất rồi! Cơ mà đấy là ngày xưa, phong kiến lạc hậu. Cả cô này là gái. Sinh ra là gái thì đã là một niềm đau khổ lớn lao rồi, — ngay cả cái việc sơ đẳng cơ bản nhất là đái thôi, đã phải muôn phần khó nhọc, mà vẫn có bao giờ đái trúng được như ý đâu? Mới nói gì nói cũng là gái có chồng rồi. Mà đã có chồng, chả khổ kiểu này, thì cũng sẽ khổ kiểu khác, — làm sao so với gái mới được?! Cơ mà Hưng là giai, muốn đái trúng đâu là trúng đấy, "hổ con thứ dữ", mới, chưa vợ, mà phải "bán mạng", "cật lực", "miệt mài", mặc đồ hiệu, đeo nhẫn đồng hồ kim cương, ngồi siêu xe, còng lưng như con trâu con bò đi trả nợ cho mẹ, đến hạnh phúc đơn giản của một con mèo con chó cũng chẳng biết là cái gì nữa. Khổ đến như thế thì vượt mẹ ra ngoài mọi giới hạn chịu đựng của một con người rồi, nói gì là một ca sĩ thị trường của viet-nam, làm gì có ai ở trên đời này mà có thể chịu nổi cơ chứ?!

Đạo Gia Tô

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Còn hơn tuần nữa nữa là đến lễ Noel mùa Giáng Sinh năm nay. Đã từ lâu, ngày Chúa ra đời của đạo Thiên Chúa không chỉ là của riêng những người theo đạo này nữa mà gần như thành thứ di sản tinh thần chung của cộng đồng. Để giúp những ai chưa có sự hiểu biết cơ bản về đạo Thiên Chúa, tôi xin trích ra đây chương 11 trong cuốn sách tư liệu quý Việt Nam Phong Tục của học giả Phan Kế Bính, viết về "Đạo Gia Tô". Có một số từ cổ, tôi xin mạn phép chú giải ở cuối bài. Theo tôi, các bạn nên dành mươi phút đọc bài này để bổ sung kiến thức cho mình.

Đạo Gia Tô

Đạo Gia Tô gốc ở Do Thái mà ra. Nguyên dân Do Thái (Juifs) ở về phía tây Tiểu Á Tế Á, xưa nay vẫn sùng phụng một vị thần Jehovah. Dân tin rằng thần Jehovah sáng lập nên trời đất và tạo thành ra muôn vật, sau lại tạo ra người theo như hình dung của thần, đàn ông thì gọi là Adam, đàn bà thì gọi là Eva, cho ở vườn cực lạc để cai quản các giống thú vật và được ăn các thứ quả, chỉ trừ ra không được ăn quả cây táo của thần cấm mà thôi. Đến sau, quỷ thấy người được sung sướng, mới xúi Eve ăn quả cây táo và đem cho chồng ăn nữa. Khi ăn rồi mới biết mình trần truồng là xấu xa. Đến lúc thần lại thăm vườn thì người ấy chạy đi trốn. Thần giận bèn đuổi người xuống phàm trần, để cho chịu những điều cực khổ, nhưng lại hứa rằng sau sẽ sai người xuống chuộc tội cho.

Ấy là những sự tôn tín của dân Do Thái. Dân Do Thái bị dân Ai Cập (Egypte) áp chế bắt đi làm nô lệ, chịu nhiều điều cực khổ. Mãi về sau mới có một ngưòi tên là Moise đem dân về xứ Gia Lộ Tát Lĩnh (Jérusalem) làm đền thờ thần Jehovah mà theo giữ lời thập giới. Có một đảng thầy tu giữ đền và cai quản dân. Trong bọn thầy tu thường có những người tiên tri gọi là Prophète, bảo dân Do Thái rằng: thần Jehovah sắp sai người xuống chuộc tội cho dân và cho dân được vinh hiển hơn dân khác.

Sau các thầy tu gọi là bọn Pharisiens cứ vin tiếng thần ra để làm điều bậy bạ và ăn hiếp dân, bấy giờ mới có Đức Gia Tô (Jésus) ra đời, cải lương đạo khác, gọi là đạo Thiên Chúa.

Cứ theo sách của bác sĩ Âu châu thì Đức Gia Tô sinh tại thành Nã Tát Lặc (Nazaretb) là một tỉnh nhỏ ở xứ Gia Lị Lị (Galliée) ở đông Thổ Nhĩ Kỳ (tức là Tiểu Á Tế Á) vào chừng năm Nguyên thủy đời vua Hiếu Bình nhà Hán. Lịch tây kỷ nguyên, bắt đầu ngày tháng từ năm ấy.
Sách bác sĩ lại nói: Phụ thân Ngài là Joseph, mẫu thân Ngài là Maria, và Ngài cũng có nhiều anh em. Nhưng cứ lời tục truyền thì bà Maria cảm thần mộng mà sinh ra Ngài, mà ông Joseph là cha nuôi mà thôi. Tính ngài rất thông minh, trước học theo đạo Do Thái, sau thấy bọn thầy tu làm nhiều chuyện bậy bạ hại dân thì mới lập ra môn đạo khác để cứu đời. Mục đích đạo Thiên Chúa thì chỉ cốt dạy người ta lấy sự yêu mến tôn kính đức Thiên Chúa làm gốc, mà sự thờ kính cốt ở trong lòng không cần gì trang sức bề ngoài. Đối với người ta thì cốt giữ bụng từ bi nhân thứ, coi nhau như anh em ruột một nhà, mà ai ai cũng bình đẳng cả.

Môn đồ tin theo mỗi ngày một đông. Bọn thầy chùa đạo Do Thái sợ mất quyền lợi, mới xui quan La Mã làm hại, song dẫu đức Gia Tô bị hại mà người tin theo lại càng nhiều. Sau này các môn đồ lại đem đạo ấy mà truyền bá đi các nơi. Ông Saint Pierre thì sang truyền giáo bên La Mã, ông Saint Paul thì sang truyền giáo bên Hy Lạp, rồi rải rác đi khắp nơi, ai ai cũng tôn Ngài là con của Thiên Chúa, thay cha mà xuống cứu dân.

Trong khoảng đệ ngũ thế kỷ, các nước bên Âu châu tôn tín đạo Thiên Chúa rất thịnh. Mở ra một tòa Giám đốc tại kinh đô La Mã mà công cử một người làm Giáo Hoàng để coi việc giáo. Từ đệ thập thế kỷ trở về, các nước có việc gì to cũng phải xin phép đến Giáo Hoàng. Các vua nối ngôi, được Giáo Hoàng làm lễ gia miện (đội mũ) cho là vinh hiển lắm. Mà quyền chính trị cũng về tay Giáo Hoàng.

Vào hồi thập lục thế kỷ, có người Nhật Nhĩ Man tên là Mã Đinh Lộ Đắc (Martin Luther) và người học trò tên là Ước Hàn Gia Nhĩ (người Pháp) dựng ra môn giáo mới để phản đối với đạo Thiên Chúa, vì thế trong tôn giáo phân ra làm hai đàng đánh nhau chết hại rất nhiều. Giáo Hoàng khi ấy quyền hành không mạnh bằng khi trước, mới tìm cách để truvền đạo ra hoàn cầu.

Đạo Thiên Chúa truyền sang nước ta, kể cũng đã lâu. Cứ trong Quốc sử chép thì đời Nguyên Hòa nguyên niên nhà Lê (1523), người nước Hà Lan tên là I Nê Khu, mới bắt đầu đến các địa phương Nam Chân, Dao Thủy (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay) giảng đạo Thiên chúa. Ở sách Tây thì chép rằng: các thầy Dòng bên Âu châu năm 1615 đến xứ Nam kỳ. Năm 1626 thì đến xứ Bắc kỳ; các thầy ấy là người nước Pháp, nước Tây Ban Nha và người nước Nhật Nhĩ Man.

Vậy thì đạo truyền sang nước ta, chắc là bắt đầu là người Hà Lan, mà người các nước là tiếp theo đến sau để truyền giáo cả.

Trong năm 1765, Giáo hội cử thầy Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) sang giảng giáo ở các miền Xiêm La, Tây Trúc, Cao Man. Năm 1780 thì thầy Bá Đa Lộc đến miền Biên Hòa, dựng nên nhà thờ để giảng đạo. Năm 1783 Gia Long bấy giờ là chúa Nam kỳ, nhân vì đánh nhau với Nguyễn Huệ bị thua phải tránh nạn, gặp Bá Đa Lộc ở Cà Mau, nói chuyện với nhau vui lòng lắm. Gia Long mới cậy Ngài đem Hoàng tử Cảnh về cầu cứu bên nước Pháp.

Đến đời Thiệu Trị, Tự Đức thì nước ta nghiêm cấm người theo đạo Thiên Chúa, song chẳng bao lâu vì chuyện ấy mà gây nên mối hiềm khích với nước Pháp. Từ lúc vua nước ta và nước Pháp lập hòa ước thì đạo Thiên Chúa lại thịnh hành ở xứ ta.

Quy thức của người theo đạo Thiên Chúa, mỗi người phải đeo một bộ câu rút, ở nhà thì thờ tượng Thiên Chúa và cây Thánh giá hình như chữ thập (+), tức là một thứ hình cụ khi Đức Chúa bị nạn thay tội cho trần gian. Đeo vào mình để làm một sự kỷ niệm cho lúc nào cũng trông thấy công đức của Chúa.

Mỗi ngày trước khi hai bữa ăn cơm và lúc đi ngủ lúc mới thức dậy, phải chỉ tay lên trán, hai vai và ngực gọi là làm dấu, rồi tụng một bài cầu nguyện, nghĩa là chúc tụng công đức của Thiên Chúa mà cầu Chúa cho mình được cái lòng yêu mến Ngài mãi mãi. Mỗi một chủ nhật và ngày lễ thì các người có đạo phải đến nhà thờ quỳ trước tượng Thiên Chúa mà cầu kinh, đoạn rồi vào một nhà riêng quỳ trước mặt ông cố mà thú tội. Ông cố ban cho ăn một miếng bánh thánh cho được gội nhuần ơn Chúa.

Người theo đạo chỉ được phép lấy một vợ một chồng. Khi mới cưới, vợ chồng phải đem nhau đến nhà thờ làm phép cưới, ông cố chúc cho một vài câu rồi rảy nước phép mà rửa tội cho. Khi sinh con, khi chết, cũng đều đem đến nhà thờ rửa tội.

Mỗi năm có ngày thứ tư gọi là ngày vào mùa (Cendres) và một ngày chủ nhật gọi là ngày ra mùa (Pâque). Trong khoảng hai ngày ấy cả thảy bốn mươi ngày thì nhà theo đạo cứ ngày thứ tư và thứ sáu phải ăn chay (kiêng thịt, còn cá và trứng thì ăn được). Nghĩa là trong những ngày Đức Chúa bị nạn thì phải kiêng kỵ, đến ngày ra mùa là ngày Phục sinh thì mới thôi. Còn quanh năm thì thường ngày thứ sáu bao giờ cũng phải ăn chay.

Mỗi năm về ngày hai mươi lăm tháng Décembre là ngày sinh nhật Đức Chúa thì các nhà thờ làm lễ Noel, ngày mười lăm tháng Aout là ngày thánh Mẫu lên trời thì các nhà thờ làm lễ Assomption. Người có đạo đến lễ đông lắm. Lại có một ngày nhà thờ rước đi quanh phố, gọi là lễ Fête Dieu, rước vui lắm.

Người đi tu chia làm hai thứ : một thứ vào nhà tu, chỉ chuyên nghề tụng niệm suốt cả đời, mà cách ăn ở thì rất khổ hạnh. Một thứ thì phải học cho giỏi khoa thần học và biết đủ mọi lễ nhà thờ, ai thi đỗ thì mới được phép làm lễ ở nhà thờ và được cử đi làm cố, làm giám mục, v.v..

Nước ta khi trước rất mộ nho giáo, mà nho giáo thì trọng nhất là việc tế tự, thấy đạo Thiên Chúa chỉ sùng bái riêng một thần, ngoài ra không lễ bái gì nữa, cho nên coi là đạo phản đối mà sinh ra lắm sự tàn ngược. Song cứ xét cái chủ ý của đạo Thiên Chúa thì chỉ cốt khuyên người ta phải thương yêu nhau, cũng chẳng khác gì lòng nhân thứ của đạo nho, lòng từ bi của đạo Phật. Vậy mới biết Thánh nào cũng vậy, cũng chỉ dạy người ta lấy sự làm lành mà thôi. Người ta không xét đến nơi đến chốn mà cứ thấy lạ tai lạ mắt thì đem lòng hiềm nghi lẫn nhau, chẳng qua chỉ gây nên mối họa loạn, mà hại lẫn nhau thực là điều trái với tôn chỉ của đạo giáo mình cả.

Vả lại lòng tin tưởng của người ta nên mặc cho người ta được tự do, sao nên lấy ý riêng của mình mà ngăn cấm, ấy lại là trái với lẽ công bằng nữa.

Bây giờ thì nước nào cũng đã rõ cái lẽ tự do tôn giáo, đạo thịnh hay suy chỉ cốt bởi lòng người tôn tín nhiều hay ít, chớ không còn thói ghen ghét nhau như xưa nữa.

Phan Kế Bính
(Theo Việt Nam phong tục, chương 11)

Nguyễn Thông chú giải một vài từ cho rõ:
-Tiểu Á Tế Á: phiên âm từ tiếng Hán, tức nước Thổ Nhĩ Kỳ.
-Gia Tô: phiên âm từ Jesus (Giê Su), tên của Đức Chúa. Đạo do Đức Chúa Jesus khởi xướng còn gọi là đạo Gia Tô, hoặc đạo Thiên Chúa.
-Thần Jehovah: tức Đức Chúa Trời.
-Đệ ngũ thế kỷ: tức là thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên.
-Đệ thập thế kỷ: tức là thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên.
-Nhật Nhĩ Man: phiên âm từ tiếng Hán, tức là nước Đức.
-Dao Thủy: tức huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định).
-Bộ câu rút: là cây thánh giá có Chúa bị hành hình đóng đinh trên đó, còn gọi là cây thập ác.
-Làm dấu: Động tác theo thứ tự chỉ tay lên: trán, ngực, vai trái, vai phải; tức là tạo thành dấu thập, tưởng nhớ đến Chúa bị nạn.
-Tháng Décembre: tức là tháng 12. Ngày 25 tháng 12 gọi là ngày Giáng Sinh, kỷ niệm Đức Chúa Giê Su ra đời.
-Aoùt: tức là tháng 8.

(Bài viết của tác giả Nguyễn Thông)

Hệ thống chính trị & đồng chí Vũ Minh Hoàng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Huy Đức

Lẽ ra một người 26 tuổi, "biết 5 ngoại ngữ", được bổ nhiệm làm vụ phó thì dân chúng phải hoan nghênh chứ không phải như cách mà Vũ Minh Hoàng đang nhận được. Nhưng dân chúng không phải đã không có lý khi bày tỏ thái độ đó của mình.

Năm 2014, khi người Thụy Điển chọn cô Aida Hadzialic, 27 tuổi, và năm 2013, khi người Áo chọn anh Sebastian Kurz, cũng 27 tuổi, làm bộ trưởng thì báo chí Việt Nam đã rất trầm trồ. Nhưng cả Kurz và Hadzialic, khi được bổ nhiệm, không phải vô danh như Hoàng. Họ không chỉ có bằng cấp mà còn rất được biết đến trên chính trường châu Âu.

Lỗi không phải chỉ nằm ở Hoàng. Chúng ta đang thiếu một không gian chính trị cho những người "muốn tham chính" như anh nếu có thực tài sẽ đàng hoàng thăng tiến.

Từ những "đồng chí bị lộ" như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Minh Hoàng..., rõ ràng, "công tác cán bộ" đang có những lỗ hổng được khoét bằng sự tha hóa của những người đương quyền. Nhưng, nếu không nhận biết cái sai ở đâu và khắc phục nó một cách hệ thống thì cứ bịt lỗ này lại sẽ bục ra lỗ khác.

Tại sao Vũ Minh Hoàng lại chọn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - nơi ưu tiên người biết tiếng Khmer hơn là người biết "5 ngoại ngữ" khác - làm bàn đạp.

Tây Nam Bộ là một trong 3 "ban chỉ đạo" trực thuộc Bộ Chính trị. Ban Tây Nguyên được lập sớm nhất, 2002, sau "biến cố 2001". Vì yếu tố quan trọng nhất là "an ninh" mà các Trưởng ban Tây Nguyên đều do bộ trưởng công an kiêm nhiệm (Trưởng ban đầu tiên là ông Nguyễn Tấn Dũng, vốn có thời gian làm thứ trưởng Bộ Nội vụ, 1994-1996). Năm 2004 mới lập thêm hai ban Tây Nam và Tây Bắc.

Các Ban này không phải là một thiết chế nhà nước cũng không được thiết kế cứng trong hệ thống tổ chức của Đảng CSVN. Trừ trưởng ban và vài chức danh có thực quyền (ở chỗ khác), nhiều nhân vật chỉ coi đây như một trạm dừng chân và một số người thì dùng nó như "một giải pháp cán bộ" cho những chiến hữu sắp được đưa lên hoặc gần tuổi hưu, thôi cơ cấu.

Dù vậy, ban ngang cấp với bộ và các cơ quan thuộc ban ngang cấp vụ. Trong ban không có các thiết chế giám sát; chức tước ở đây cũng không thực quyền nên việc bổ nhiệm cán bộ cũng ít ai để ý. Các bậc cha chú của Vũ Minh Hoàng rõ ràng là đã rất tinh ý khi mở một "cửa sau" ít ai để ý như cho Hoàng lẻn vào [cách này không thể gọi là "tham chính" như Hoàng nói].

Hoàng chỉ đứng tên ở Ban 32 ngày vì cái mà Tây Nam Bộ có thể ban cho anh là hàm vụ phó. Từ Ban Tây Nam, con đường còn lại của Hoàng là mênh mông. Trung tâm xúc tiến đầu tư có thể cũng chỉ là trạm dừng chân, vì với "hàm bạc" ấy, anh có thể làm cán bộ cấp vụ ở các bộ, cấp sở ở các tỉnh... mà về danh nghĩa chỉ là phiên ngang chứ không phải là đề bạt.

PVN thách thức Tổng bí thư Trọng: Nhân vật thứ ba “biến” ra nước ngoài

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Dung (SBTN)
"TẨU VI THƯỢNG SÁCH" & CHỈ THỊ 15
Lời bình của Huy Đức
Lê Chung Dũng (Manh Quân nhé) "lặn" ngay sau khi người đồng nhiệm của mình ở PVPower là Trần Đức Chính và, mới nhất là, Trần Đức Minh - giám đốc PV Coating - bị bắt (23/11/2016). Ai sẽ là người tiếp tục "noi gương" Trịnh Xuân Thanh [Danh sách "có khả năng bỏ trốn" trong ngành Dầu Khí mà cơ quan điều tra mới trao cho Tập đoàn lên tới... 192 nhân vật].
Tôi không nghĩ Công an Việt Nam dở như vậy. Họ mà giữ thì con kiến cũng khó đi đâu. Việc chậm khởi tố những người như Dũng, Duy, Thanh, để bọn chúng bỏ trốn là vi phạm điều 294 BLHS (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội). Tuy nhiên rất khó để xử lý cơ quan điều tra, vì thay vì "chỉ tuân theo pháp luật" khi khởi tố đảng viên họ còn phải tuân theo "Chỉ thị 15" nữa. Tôi nghĩ, nếu Ban Bí thư không muốn bọn tham nhũng tiếp tục bỏ trốn thì phải bãi bỏ ngay đặc quyền trước pháp luật này cho các đảng viên phạm tội.




clip_image001
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được cho là có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quá trình đầu tư. (Ảnh: Dân Trí)


Trong khi đảng vẫn chưa làm cách nào để lần ra manh mối của hai nhân vật Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã “biến” ra nước ngoài, lại thêm một thách thức vỗ mặt nữa dành cho chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng.

“Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”

(Chỉ thị 15)

Ngày 8/12/2016, báo Dân trí đưa tin ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) - một doanh nghiệp lớn thuộc PVN đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về. Những thông tin ban đầu cho thấy, ông Dũng xin nghỉ phép với lý do cá nhân và đi nước ngoài bằng hộ chiếu phổ thông. Tuy nhiên, việc ông này 3 tuần qua chưa về mà không báo cáo việc kéo dài thời gian nghỉ (ngoài chế độ) là điều rất bất thường và vi phạm quy định của Nhà nước.
Cũng theo báo Dân trí, hiện không còn thấy tên ông Dũng trên bảng cơ cấu lãnh đạo của PV Power trên trang web của Tổng công ty này. Một nguồn tin khác cho biết, ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.

Quảng Bình: Hơn 2000 ngư dân xã Quảng Xuân biểu tình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Hơn 2000 ngư dân xã Quảng Xuân biểu tình yêu cầu bồi thường sau thảm họa Formosa

GNsP
07.12.2016 - 3:16pm

GNsP (07.12.2016) - Sau hơn 6 tháng xảy ra vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do nhân tai Formosa gây ra, nhà cầm quyền đã tự ý nhận tiền đền bù và hứa sẽ bồi thường thỏa đáng cho người dân. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, bà con ngư dân thuộc xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Chính vì thế, hơn 2000 ngư dân nơi đây đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa để làm sáng tỏ vụ việc, vào sáng nay 07.12.2016.


Dẫn đầu đoàn biểu tình ôn hòa là Linh mục Phêrô Mai Xuân Ái, Quản xứ giáo xứ Xuân Hòa, thuộc giáo hạt Hướng Phương, giáo phận Vinh.

Tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa, Linh mục Phêrô Ái, đại diện cho hơn 3.600 nhân khẩu tại giáo xứ Xuân Hòa, nêu lên những khó khăn bần cùng của bà con ngư dân và tương lai mù mịt của trẻ em nơi đây, sau vụ thảm họa đã bị nhà cầm quyền làm ngơ, cũng như đòi hỏi “Formosa cút khỏi Việt Nam”.

Linh mục Phêrô Ái nói với GNsP: “Hơn 2000 bà con thôn Xuân Hòa biểu tình trước nhà văn hóa thôn với lý do chính phủ hứa bồi thường nhưng cho đến ngày hôm nay bà con vẫn chưa được bồi thường. Đối tượng được gọi lên để bồi thường thì là những người đi biển khơi, còn những người bị ảnh hưởng trực tiếp và [thiệt] nặng như người đánh bắt gần bờ, người buôn bán, người nuôi tôm, nuôi cá thì không được nhắc đến để đền bù thiệt hại. Sáng hôm nay họ kéo lên thôn để chất vấn thôn. Tập trung ở đó có khoảng 2000 người cả lớn, cả bé.”

Những hộ dân buôn bán hải sản, nuôi cá-tôm-ngao… trong lồng bè, đánh bắt gần bờ… hầu như không được nhà nước quan tâm, liệt kê vào danh sách được bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra. Điều này đã gây bất bình cho bà con bởi họ không được kê khai đền bù, trong khi thiệt hại của họ khá lớn. Nhiều gia đình không dám đầu tư nuôi cá-tôm-ngao… trong lồng bè, bởi vì người dân hoang mang và sợ hãi dùng đồ biển sau sự cố biển chết-cá chết.

Trước tình hình căng thẳng, giới chức địa phương gồm ông Chủ tịch huyện Quảng Trạch, ông Chủ tịch xã Xuân Hòa đã thanh minh, tìm cách xoa dịu và tiếp tục hứa sẽ có những phương án giải quyết đền bù cụ thể cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, hơn 2000 bà con ngư dân đã mất niềm tin vào nhà cầm quyền sau nhiều lần bị thất hứa.

Nhiều băng rôn biểu ngữ đã được bà con mang theo trong buổi sáng hôm nay, để nói lên nguyện vọng của bà con như: “Hủy hoại môi trường là tội ác”; “Yêu cầu Formosa bồi thường thỏa đáng”; “Formosa hãy cút khỏi Việt Nam”; “Formosa đầu độc nhân dân Việt Nam”… 

Maradona: “Tôi nhớ thương Fidel Castro như người cha thứ hai”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đang có mặt ở Croatia để theo dõi loạt trận chung kết Davis Cup giữa hai đội tuyển quần vợt Croatia và Argentina, cựu danh thủ Diego Maradona thật sự bị sốc khi nghe tin vị lãnh tụ Cuba từ trần. Người đàn ông 56 tuổi đã khóc như trẻ nhỏ. Giữa đôi dòng nước mắt, Maradona cho biết ông cảm thấy sự mất mát là rất lớn, hệt như cha mẹ của chính mình qua đời cách đây chưa lâu.


“Tôi coi Fidel như người cha thứ hai của mình. Fidel và đất nước Cuba đã cưu mang tôi suốt khoảng thời gian 4 năm tôi điều trị căn bệnh nghiện ma túy ở đây. Mối quan hệ thân thiết hơn 10 năm của chúng tôi luôn được vun đắp bằng rất nhiều kỷ niệm đẹp. Thời tôi ở Cuba, ông gọi điện cho tôi mỗi sáng, trò chuyện mọi thứ, từ chính trị đến thể thao, tất nhiên không thể bỏ qua bóng đá, niềm đam mê của cả hai chúng tôi. Bất kỳ một sự kiện lớn nào ở đảo quốc này, ông đều gọi tôi dậy sớm và hỏi xem tôi có thích tham dự hay không. Ông thường xuyên nói chuyện với tôi về tác hại của ma túy, chú trọng nhiều đến khả năng phục hồi của tôi” – Maradona nhớ lại.

Cựu danh thủ người Argentina cho biết ông sẽ rời Croatia ngay để bay sang Cuba, dự lễ tang của Fidel Castro ở Havana bên cạnh người thân trong gia đình vị lãnh tụ. Maradona khẳng định ông muốn được có mặt bên cạnh những người dân Cuba ở sự kiện quan trọng này: “Sau cha mẹ, cái chết của Fidel Castro là mất mát lớn nhất đối với tôi. Cùng với Che Guevara, Fidel là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất của thời đại. Tôi muốn nói bằng tất cả lòng biết ơn của mình đối với Fidel, rằng sẽ luôn giữ hình ảnh của ông trong tâm tưởng suốt cuộc đời của mình”.


Trên trang Facebook cá nhân, Maradona đăng những tấm ảnh chụp của ông và vị lãnh tụ Cuba, ghi chép trang trọng: “Người bạn thân, tri kỷ của tôi đã đi xa, người cho tôi những lời khuyên về mọi điều tốt xấu trong đời. Với tôi, ông là người vĩ đại nhất. Thế giới mãi mãi mất đi một con người kiến thức uyên thâm, tâm hồn đầy bao dung, người chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình, giải phóng dân tộc”.

Bạch Hoàn: Cần xử lý ngay ông Nguyễn Minh Mẫn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Nguyễn Minh Mẫn, cán bộ Thanh tra Chính phủ. Ảnh: VNN

Cần xử lý ông Nguyễn Minh Mẫn

FB Bạch Hoàn
24-11-2016

Nguyễn Minh Mẫn, ông thân là cán bộ lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ, hiện giữ chức quyền Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối văn hoá xã hội. Lẽ ra, khi phát hiện ra những công trình vụ việc vi phạm của các tổ chức, cá nhân, mà những vụ việc ấy có thể gây hoang mang dư luận, gây xói mòn niềm tin trong nhân dân, gây tổn hại uy tín của thể chế, gây thiệt hại cho ngân sách, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ông phải nhanh chóng công bố để nhân dân giám sát thông qua báo chí, để lãnh đạo nắm rõ vụ việc nhằm có hướng xử lý thích đáng.


Nhưng, theo một clip 10 phút ghi lại lời phát biểu được cho là của ông tại buổi công bố thanh tra Đại học Quốc gia TP.HCM mới đây, thì ông lại dạy cho các đối tượng thanh tra cách che giấu, bưng bít thông tin và thoả thuận với nhau. Ông không xứng đáng một công dân chứ đừng nói là một cán bộ Đảng viên.

Tôi nghĩ rằng ông nên từ chức. Còn nếu vẫn bất chấp sĩ diện, bám lì lấy cái ghế ấy thì ông Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính phủ nên có hành động phù hợp để xử lý thành phần đang phá hoại uy tín của tổ chức này.

Tôi nghĩ, đây là lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể minh chứng bằng hành động cho thông điệp mà Thủ tướng đã gửi đến nhân dân: “Không có vùng cấm trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”.

Thưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để không có vùng cấm, nhân dân phải được quyền giám sát. Nhân dân giám sát thông qua báo chí. Thanh tra Chính phủ là lực lượng xung kích trong công tác chống tham nhũng. Vậy mà, lãnh đạo cấp vụ của đơn vị này đang coi thường quyền được biết của nhân dân, bưng bít thông tin, bịt miệng dư luận, che đạy cái xấu.

Thủ tướng hãy xem một cán bộ phát biểu như đoạn trích dưới đây có xứng đáng đứng trong bộ máy công quyền nữa hay không. Bởi loại cán bộ này, tôi nghĩ rằng nhân dân chẳng còn hi vọng gì được nữa.

“Lần này, thưa với các đồng chí, tôi với đồng chí Huẩn đã thống nhất cả hai đoàn thanh tra, trong đó một đoàn đang ở đây, riêng lĩnh vực cơ bản vẫn phải làm, nhưng làm trên tinh thần để giúp các đồng chí có được những công trình làm chưa tốt thì yêu cầu nhà thầu phải khắc phục.

Những công trình tiếp theo, các đồng chí là chủ đầu tư, các đồng chí rút ra được bài học kinh nghiệm, để khi đấu thầu với bên B để xây dựng để các thầy cô và các em sinh viên có những nhà kiên cố và chất lượng lâu dài. Mục đích là thế, chứ không… Còn tôi nói rõ là, sau khi giữa đoàn thanh tra và nhà trường phát hiện ra điều đó thì chúng ta sẽ hội ý và trao đổi, trao đổi mật.

Chuyện vui "Tiếp Khách"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trong ngân sách thường xuyên phân cho các cơ quan nhà nước có mục dành để tiếp khách. Mục này nó rất... mông lung ảo diệu nên bộ tài chính đã cố gắng cụ thể hóa bằng những quy định rất chi tiết, ví như tiếp mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình có công thì như thế nào, khách trong tỉnh ngoài tỉnh thì ra làm sao, khách quốc tế nữa. Hình như mỗi khách được ấn định một trăm rưỡi đến hai trăm ngàn gì đấy. Trong bộ chứng từ tiếp khách thì ngoài hóa đơn đỏ, hóa đơn xanh (ghi các món ăn) thì phải có danh sách khách. Nhưng vỏ quýt dày thì có... móng tay nhọn. Thường thì danh sách khách sẽ được kê lên gấp đôi hoặc gấp 3. Quả là cũng rất khó cho các anh lãnh đạo đi tiếp khách, khi vào nhà hàng, các em (cháu) tiếp viên hoặc trực tiếp chủ nhà hàng đứng ra giới thiệu: Nhà em hôm nay có đặc sản gồm..., chả lẽ lúc ấy lại kêu cá kho rau muống cà muối... Mà có thể kiểm soát được lúc gọi món thôi chứ lúc uống thì kiểm soát thế nào được. Định uống một thùng bia nhưng nhà hàng cứ thấy hết lại bê, chả lẽ bảo thôi, hết định mức tiếp khách rồi à? Chưa kể ăn xong thì còn đi... hát. Nói lại bảo phỉ phui, nhưng quả là nhờ cái quả karaoke vừa cháy mà “phong trào” này giảm hẳn! (Nó cũng như chế độ phép ấy, một thời phong trào bán vé xe tàu rất rầm rộ “nhờ” chính sách thanh toán phép cho cán bộ công nhân viên, nên có người chả đi cũng mua vé thanh toán, giấy phép thì gửi về quê đóng dấu, ai cũng biết nhưng ai cũng nghĩ việc ấy là... đúng nên chả ai có ý kiến. Có cơ quan còn thông báo lên bảng: Ai chưa có vé nghỉ phép thì đề nghị đi mua gấp về nộp để thanh toán. Giờ chặt hơn là phải về thăm bố mẹ và bố mẹ phải ốm đau thì mới thanh toán phép. Khổ, thế là bố mẹ lần lượt được con cho... đau ốm, có dấu của y tế hẳn hoi!).

Chưa hết, có khách thì rất ít khi chỉ mình sếp đi tiếp. Thế nào cũng phải kêu thêm mấy nhân viên để có người này người kia mà đưa đẩy, chứ có một một mình buồn chết đi được, bởi tiếp khách, ăn có phải là ăn đâu, nó là quan hệ, là giao đãi, là tình cảm... Họ vừa giúp đi chợ (kêu món), giúp rót bia, giúp mời khách... chứ sếp là lóng ngóng lắm, chả biết gì, trừ biết làm... lãnh đạo. Ưu tiên hàng đầu là nữ, và phải biết... uống (hoặc biết tráo bia rượu cho sếp). Rồi hoạt bát, rồi... xinh. Rất ít khi sếp kêu các nhân viên nam cùng đi tiếp, toàn bọn uống như thuồng luồng ấy, chết tiền, trừ khi anh nam ấy là chánh văn phòng hoặc kế toán.

Mà dân Việt ta, ai cũng biết, để được coi là hiếu khách thì phải... nhồi được cho khách uống thật nhiều, uống đến gục tại chỗ, đến nhòe nhoẹt, đến thân tàn ma dại... khách càng say, càng đọa, càng bí tỉ, càng... chết đi sống lại thì lại càng được khen. Sáng mai đến cơ quan thế nào cũng trầm trồ khoe chiến tích: Hôm qua diệt được ông này ông kia, quá đã...

Hội nhập và Nhập hội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

FB Mạnh Kim

Việc Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được giới kinh tế phân tích ý nghĩa và tác động của nó đối với Việt Nam. Nhiều người tin rằng Việt Nam sẽ mất đi một cơ hội hội nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu. TPP, bị xóa sổ với sự rút lui của Mỹ hay vẫn tiếp tục được các nước còn lại quyết tâm thực hiện, sẽ chẳng bao giờ là cây đũa thần giúp vực dậy kinh tế Việt Nam.

Vấn đề của Việt Nam không phải là hội nhập. Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ năm 2006 bằng việc trở thành thành viên WTO. Khi Việt Nam gia nhập WTO, giới phân tích đã phác họa một viễn cảnh tươi sáng. WTO được vẽ ra như một đường băng giúp Việt Nam cất cánh lên bầu trời toàn cầu. WTO sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội Việt Nam. Công-nông dân sẽ khấm khá hơn. Bây giờ, sau 10 năm, đời sống công-nông dân đã được “lột xác”, trơ trụi.

Họ trở thành những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của một nền kinh tế “hội nhập quốc tế theo định hướng XHCN”. Không có trách nhiệm gây ra nhưng họ phải đồng gánh chịu một tỷ lệ nợ công khổng lồ. Giải trình trước Quốc hội ngày 1-11-2016, ông Bộ trưởng Tài chính cho biết, năm 2001, nợ công chiếm 36,5% GDP năm 2005; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 là 62,2% GDP. Năm 2015, tổng nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần so với năm 2001…

Vấn đề của Việt Nam không phải là hội nhập. Việt Nam đã “hội nhập” từ trước WTO. Năm 2015, nhân dịp 70 năm thành lập ngành ngoại giao, báo Tuổi Trẻ nhắc lại rằng Việt Nam đã “thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới”. Trang web Chính phủ cho biết thêm: “Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới”.

Tuy nhiên, Việt Nam “NHẬP HỘI” chứ không phải “HỘI NHẬP”.

Việt Nam chẳng đứng ở đâu trong ngôi làng toàn cầu, ngay cả trong “thế giới phẳng khu vực”. Việt Nam cung cấp một “nguồn” tiến sĩ khổng lồ nhưng giới “trí thức tinh hoa” ấy không có đóng góp nào cho đất nước, huống hồ một công trình nghiên cứu được chú ý ở khu vực. Sự xuất hiện ào ạt tiến sĩ Việt Nam chẳng khác gì Trung Quốc xuất xưởng hàng loạt búp bê. Một thứ đồ chơi rẻ tiền.

“Hội nhập” không làm cho Việt Nam được tôn trọng hơn. Trong tiến trình “hội nhập”, Việt Nam khiến các quốc gia khu vực ngày càng e ngại bởi hiện tượng ăn cắp tràn lan. Khi “hội nhập”, giới quan chức Việt Nam dường như không học được gì về văn hóa hội nhập. Công du nước ngoài, họ như những đứa trẻ ít học và thiếu giáo dục. Trong phòng họp với Tổng thống Ý mới đây, một ông quan quân đội đã thản nhiên móc lược ra chải đầu. Đó là hình ảnh điển hình của một sự lùi lại thê thảm của nền văn hóa dân tộc, chứ không chỉ văn hóa ngoại giao.

Đóng cửa Formosa nếu tái phạm?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

FB Nguyen Anh Tuan

Thời gian gần đây lần lượt Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng tuyên bố rất quyết liệt là sẽ đóng cửa Formosa nếu tập đoàn này tái phạm.

Thừa hiểu nếu điều này xảy ra, Chính phủ sẽ phải đối mặt với

  (1) yêu cầu đòi bồi thường từ Formosa dựa vào Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Đài Bắc - Hà Nội
hoặc
  (2) một vụ kiện ở Tòa án trọng tài Phòng thương mại Quốc tế mà phần thắng chưa biết nghiêng về ai.

Khả năng nào cũng gay go, vậy sao Thủ tướng vẫn mạnh miệng đòi đóng cửa Formosa nếu nó tái phạm?

Đơn giản thôi, vì Formosa sẽ không-thể-nào tái phạm, hay ít nhất sẽ không tái phạm theo cách hiểu của Chính phủ.

Vì sao nói như vậy?

Hãy nhớ lại khoảng thời gian khi Chính phủ tuyên bố Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa và hứa với quốc dân là sẽ khởi tố Formosa nếu nó tái phạm. Sau đó không lâu Formosa bị phát hiện đổ chất thải rắn trái phép, Chính phủ đã lờ đi lời hứa trước đó, vì họ không coi hành vi đó của Formosa là ‘tái phạm’.

Thêm nữa, trong 53 vi phạm của Formosa, nghiêm trọng nhất là việc tự ý đổi công nghệ từ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) khi đề xuất dự án sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) trên thực tế. Nay, Chính phủ đồng ý cho Formosa tiếp tục sử dụng công nghệ cốc ướt ô nhiễm này cho tới hết năm 2019 có phải là đang tạo điều kiện cho nó tái phạm liên tục trong 3 năm tới đây không? Hay đây vẫn chưa được coi là tái phạm?

Nếu cả hai trường hợp trên đều bị Chính phủ từ chối coi là tái phạm thì chắc hẳn định nghĩa ‘tái phạm’ của Chính phủ không gắn với bản chất của hành động mà gắn với hậu quả của hành vi. Nghĩa là, Formosa chỉ được coi là tái phạm nếu gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên một vùng biển dài gây rung động dư luận như hồi tháng 4.

Nếu quả vậy thì ở điểm này Chính phủ đang chơi trò mưu mẹo với quốc dân của mình.

Thử phân tích nhé, để có một hiện tượng cá chết hàng loạt trên một vùng biển dài gây rung động dư luận, cần ít nhất những điều kiện sau:

(1) Còn nhiều cá gần bờ, đủ nhiều để khi trúng nước thải có độc thì lượng cá chết dạt bờ ở mức đáng kể;

(2) Báo chí được phép tự do đưa tin, ghi hình, phỏng vấn cư dân địa phương trong suốt quãng thời gian cá chết;

(3) Các nhà hoạt động xã hội được tự do tiếp cận khu vực cá chết, đưa tin liên tục trên mạng xã hội.

Hẳn mọi người còn nhớ ngay sau khi công bố Formosa là thủ phạm, phái đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT với các giáo sư đầu ngành đã nhận định hệ sinh thái biển gần bờ 4 tỉnh Bắc Trung Bộ bị hủy hoại nghiêm trọng, cả nửa thế kỷ chưa biết có hồi phục nổi không. Lượng hải sản gần bờ theo đó cũng sụt giảm nghiêm trọng, vậy thì điều kiện (1) - còn nhiều cá gần bờ - coi như bị loại.[*]

Làm cô giáo hãy biết trừ chối khi bị điều động đi "tiếp khách"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LÀM CÔ GIÁO HÃY BIẾT TỪ CHỐI KHI BỊ ĐIỀU ĐỘNG ĐI TIẾP KHÁCH

Mặc dù chủ tịch UBND TX Hồng Lĩnh, ông Nguyễn Văn Hổ cho rằng: Điều giáo viên đi tiếp khách là “nét đẹp, là hãnh diện, là do nhiệm vụ chính trị” thì theo các giáo viên mầm non, việc họ bị điều động đi làm “lễ tân” hay tiếp khách đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc các trẻ ở trường, nghĩa là ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của họ.

Dù vậy, họ vẫn ái ngại không dám từ chối khi bị điều động. Một giáo viên mầm non ngậm ngùi tâm sự: “Trong bữa tiệc, khi chén bia chén rượu vào, sẽ không tránh khỏi những hành động như ôm vai, bá cổ. Tỏ thái độ thì không được, sợ mất lòng quan khách; thậm chí là bị cấp trên phê bình gay gắt. Nhưng nếu dễ dãi quá sẽ bị lấn lướt, lợi dụng...”
Theo các cô, việc thường xuyên phải đi tiếp khách đã khiến không ít lần vợ chồng, những người trong gia đình có xung đột, ghen tuông. Có những lần chồng bức xúc, gay gắt, bắt vợ bỏ việc về buôn bán, chợ búa; nhất định phải từ bỏ nghề. “Vì nhiệm vụ phải thực hiện thôi, chứ bọn em còn gia đình, chồng con và những người thân xung quanh nữa. Người ngoài nhìn vào họ bàn tán ghê lắm.”

Tôi hoàn toàn thông cảm, rất thông cảm với những áp lực mà các cô giáo phải chịu đựng. Bởi vì khi UBND thị xã Hồng Lĩnh gửi công văn đến Phòng GD — ĐT, các trường mầm non, tiểu học, là một nhân viên, các cô phải chấp hành lệnh của lãnh đạo trường.
Qua những lời chia sẻ chân thành trên, tôi cũng hiểu tâm trạng bất mãn, chẳng đặng đừng khi một giáo viên phải đi làm công việc của một tiếp viên. Thế nhưng điều tôi không thể hiểu được đó là vì sao sự việc trái khoáy trên đã xảy ra trong nhiều năm liền và với hàng chục cô giáo trẻ, thế nhưng điều ấy lại không gặp bất cứ một sự phản kháng nào dù chỉ một. Vâng! Dù chỉ một mà thôi!
Vì các cô yêu nghề? Nếu thực sự yêu nghề, các cô càng phải trân trọng ý nghĩa, giá trị nghề nghiệp của mình. Các cô dạy trẻ, trong sự nghiệp trồng người, các cô là những người đầu tiên chăm sóc cái cây khi chúng còn đang là mầm, là chồi. Nghề nghiệp của các cô càng cao quý thì cái phẩm chất nhà giáo cần phải giữ gìn. Làm sao các cô có thể tự tin nhìn vào ánh mắt trong sáng của các bé khi phải làm cái việc mà “người ngoài nhìn vào còn bàn tán”, “chồng con thì ghen tuông, nghi ngờ” phẩm hạnh của mình?

Sự phẫn nộ từ phát ngôn của ông Bộ trưởng Giáo dục

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image002

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 14/11. Courtesy giaothong.vn

Dư luận lại một lần nữa bùng lên phẫn nộ trước phát biểu của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ liên quan đến câu chuyện điều động hơn 20 giáo viên nữ đi tiếp khách, rót rượu hát karaoke cho quan khách tại Hà Tĩnh vừa qua.

Im lặng là đồng tình?

Vào sáng ngày 14 tháng 11 bên hành lang quốc hội Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu là sai nguyên tắc của cán bộ và ảnh hưởng uy tín của ngành vì những giáo viên này ngoài việc là các nhân viên chuyên môn còn là tấm gương xây dựng hình ảnh nhà giáo trong mắt phụ huynh và nhân dân.

Tuy nhiên, ông Nhạ sau đó lại nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.

Vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi.

- Nguyễn Thị Bích Hạnh

Phát biểu này có hai chi tiết đáng chú ý, thứ nhất ông Bộ trưởng cho rằng có ai đó ép buộc khi ra lệnh điều động và thứ hai là chính các giáo viên bị điều động phải có bổn phận tự bảo vệ mình trước khi tố cáo.

Về chuyện ép buộc, ông Lê Bá Thiềm Trưởng phòng Giáo dục thị xã Hồng Lĩnh đã xác nhận chính ông là người ký lệnh và đây là điều bình thường kể cả người bị điều động là giáo viên nữ. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã được báo chí cho biết vụ việc nhưng ông cho rằng lỗi tới đâu xử lý tới đó. Câu nói nửa vời này không thỏa mãn bức xúc của dư luận trong khi ai cũng biết rằng từ nhiều chục năm qua vấn đề điều động nhân viên dưới quyền làm những công việc trái với chuyên môn của họ là chuyện bình thường trong xã hội Việt Nam.

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh từ Nghệ An cho biết nhận xét của cô về nguyên nhân sâu xa để UBND cũng như các cơ quan toàn quyền điều động nhân viên, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục:

“Đối với người giáo viên khi họ phải chạy bằng chạy chức họ phải bỏ một khoản tiền rất là lớn và khi bỏ khoản tiền lớn để xin việc vào biên chế thì họ muốn ở lại để làm việc. Chính vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi. Đời sống đạo đức của mình nó băng hoại đến như thế và đấy là vấn nạn nhức nhối. Cái đau khổ của họ là đạo đức, họ không thể nào giữ được đạo đức.

Danh sách 12 học viên cao cấp lý luận tử nạn tại quán karaoke

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


DANH SÁCH CÁN BỘ TỬ NẠN TẠI KARAOKE KTV

FB CĐVN
2-11-2016

Địa điểm: 68 Trần Thái Tông, Hà Nội
Thời gian: 14h ngày Thứ Ba 1/11/2016

------------------

12 học viên cao cấp lý luận chính trị 
là nạn nhân vụ cháy

VietNamnet
02/11/2016 10:05 GMT+7

Trong 13 nạn nhân vụ cháy, có 12 người học lớp cao cấp lý luận chính trị - Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải trả lời báo chí bên lề QH sáng nay.
 
Cháy quán karaoke: Đưa 13 thi thể ra ngoài
Cháy quán karaoke: Đêm giá buốt trước nhà tang lễ
Hoang tàn sau đám cháy quán karaoke


Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng và lãnh đạo TP cũng rất đau xót về vụ việc. Trước hết, chúng tôi xin chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân.
Ông Hoàng Trung Hải và Ông Đoàn Duy Khương (GĐ Công an HN) tại hiện trường.
.
Cho đến thời điểm nay, các nạn nhân đã được gia đình đón, đưa về nhà làm các thủ tục an táng. TP cũng đã có thăm hỏi, hỗ trợ theo quy định.

Về nguyên nhân: xuất phát từ chuyện nhà hàng sửa chữa, hàn xì còn thực tế thì nhà hàng này chưa được đưa vào sử dụng tuy vậy vẫn tổ chức khai thác, lúc sự cố xảy ra có 2 phòng đang hát.

Cơ quan điều tra đã giữ những người có liên quan và tiếp tục điều tra. Khi sự cố cháy xảy ra, các cơ quan có liên quan như PCCC, Bộ Tư lệnh thủ đô, quận, phường đã có mặt kịp thời để chữa cháy, cứu nạn nhưng ở đây, các vật liệu xây dựng cháy rất dữ dội. Diện tích tiếp cận rất khó khăn, sau khi bơm nước cứu 3 nhà bị cháy lan thì khả năng tiếp cận là rất khó khăn.

Sau khi bơm nước, dập cháy 4-5 tiếng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường. Các vật liệu này còn gây ngạt ở trong. Khi các chiến sỹ PCCC tiếp cận thì trần bị sập nhiều nên phải kiểm tra lại các vật liệu.

Có thể thấy các vật liệu này không phải là chống cháy mà còn rất dễ cháy.

Bí thư Hải cho biết trong 13 nạn nhân có 12 người trong lớp học cao cấp lý luận chính trị dành cho cấp trưởng phó phòng vừa thi xong, đi liên hoan. Trong đó có 1 người thoát ra còn 11 người bị nạn. Trong số 11 người bị nạn có 1 cán bộ của HN cấp trưởng, phó phòng và 1 người ở TP.HCM người nhà đang ra nhận.

Chúng tôi đang kiểm tra và nếu cần thì công an sẽ tiến hành khởi tố hình sự.

Sau vụ việc này Hà Nội có rà soát tất cả các quán karaoke?

- Bí thư Hoàng Trung Hải:

Kiện Formosa: CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ CHƯA KẾT THÚC

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016. 
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Khởi kiện Formosa:
Cuộc chiến pháp lý chưa kết thúc




Một công văn hoả tốc được Uỷ ban nhân dân thị xã Kỳ Anh gửi đến Linh mục Đặng Hữu Nam vào ngày 22 tháng 10, sau khi Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn các ngư dân và giáo dân huyện Quỳnh Lưu đệ đơn khiếu nại lên toà án Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nội dung cho biết thời hạn nhận được khiếu nại về việc trả đơn đã hết nên sẽ không nhận hồ sơ khiếu kiện của những đương sự đó. Công văn này có mang tính pháp lý hay không? 


Công văn trái pháp luật 

Luật sư Hà Huy Sơn, từ Hà Nội trả lời chúng tôi về tính pháp lý của công văn mà linh mục Đặng Hữu Nam nhận được và ông khẳng định đây là công văn trái pháp luật.

“Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban. Cho nên mọi hành vi ngăn chặn quyền khiếu nại, khởi kiện của người dân đều là vi hiến, là vi phạm hiến pháp, hay nói cách khác đây là những hành vi trái pháp luật.
Đây là những công văn trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, vì việc giải quyết hay trả lại đơn hay thời hạn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến tố tụng dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án chứ không thuộc thẩm quyền của uỷ ban.

Nước Mắm - Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên bị cách chức

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Chiêu bài đánh nước mắm truyền thống 
của Masan và Báo Thanh niên

FB Bạch Hoàn
24-10-2016

Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.


* Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.

Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:

- Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.

- Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…

- Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.

Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.

Vậy đó có phải bài đánh Masan không? Hãy hỏi trưởng ban Kinh tế báo Thanh Niên.

Sau bài báo này, báo Thanh Niên đăng loạt bài đánh nước mắm truyền thống trên trang nội dung (thời sự). Một nguồn tin của tôi cho biết, báo Thanh Niên bắt tay với Masan từ trước ngày 10-10. Thực tế, diễn biến kịch bản truyền thông bất lương về nước mắm Asen cũng chỉ ra điều đó.

* Ngày 11-10, Báo Thanh Niên đăng bài ” Đi tìm nước mắm sạch”, chê công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống là thủ công!?

* Ngày 12-10, báo Thanh niên đăng bài “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Bài báo này đê tiện, bỉ ổi hơn nhiều nếu so với cách công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen. Báo lấy 106 mẫu nước mắm đem kiểm nghiệm và công bố 80 mẫu nhiễm Asen vượt ngưỡng. Họ không nói đó là Asen hữu cơ hay vô cơ. Tất cả vẫn nhằm vào mắm truyền thống.

Chính quyền: Hết hạn khiếu nại Formosa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

UBND thị xã Kỳ Anh tuyên bố hết thời hạn khiếu nại

Chúng tôi vừa nhận được công văn hỏa tốc của UBND thị xã Kỳ Anh cho biết việc khiếu kiện của dân Phú Yên, Quỳnh Lưu đã hết hạn. 

1. Trước khi dân Phú Yên đi kiện, UBND Quỳnh Lưu đã có yêu cầu ngưng không đi khiếu kiện vì lý do thời tiết bão lũ. Do vậy việc chậm hạn khiếu kiện có lý do. 

2. Chính công an tỉnh Nghệ An không cho dân Phú Yên đi khiếu nại theo luật, nên đã dừng đoàn xe giữa đường, và dẫn đoàn xe quay về lại Phú Yên. Do vậy việc đi kiện chậm hạn là có lý do chính đáng do cơ quan công lực trực tiếp ngăn trở. 

3. Tại sao không phải Tòa án nhân dân Kỳ Anh ký văn bản mà lại là UBND thị xã Kỳ Anh, không phải nơi nhận đơn kiện và đơn khiếu nại?

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Liên minh HTX Việt Nam và Đài TH Hà Tĩnh - Một lũ khốn nạn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Michaeljo
Diễn Đàn OtoFun
 

Đêm 17/10 vừa rồi có một nhóm làm từ thiện trong đó có một số thành viên OF sau khi xin được khoảng 15 tấn hàng (em đính chính là 1 xe 15 tấn đầy ắp và thêm 10 xe bán tải cũng đầy hàng ) trong vòng 24h thì lên đường vào Hà Tĩnh cứu trợ đồng bào lũ lụt. Trước khi đi đoàn có liên hệ với đồng chí Cường bên Liên Minh HTX VN nhờ họ gọi vào cho Liên Minh HTX Hà Tĩnh để nhờ chính quyền hỗ trợ. Và có đồng chí H là chủ nhiệm LMHTX HT đứng ra nhận việc này. ( Nói rõ là nhờ kết nối hỗ trợ về mặt chính quyền thôi nhé).

Thế quái nào mà khi đoàn vào đến nơi, đồng chí H chủ nhiệm có mặt kèm theo phóng viên truyền hình đến ngay, hỗ trợ đoàn và xắn quần áo phát quà nhiệt huyết trong vòng 30p, vừa giao hàng vừa nói bô bô mời bà con đến nhận quà của Liên minh HTX.. hố hố.

Sau khi làm hình ảnh xong xuôi tầm 30p thì đoàn đóng máy rửa chân tay và té hết. Kaka. Về nhà lên sóng ngay với thông tin Liên Minh HTX VN kết hợp cùng LM HTX Hà Tĩnh trao số lượng quà lên tới gần 500 triệu cho bà con vùng lũ. Toàn bộ hình ảnh về quà tặng, sản phẩm lấy hoàn toàn của đoàn từ thiện nói trên.

Đây là câu chuyện có thật 100% do vài cụ đi cùng về kể chuyện lại và một vài thành viên trong đoàn bức xúc cũng đã bức xúc chia sẻ ngắn gọn trên FB.

Đời này, lúc khó khăn sao Lý Thông xuất hiện lắm thế hả trời..
.



Ngọc Hưng Vũ

Anh chị em cùng lên tiếng và chia sẻ về sự bỉ ổi của báo, đài Hà Tĩnh!
Chúng đến quay phim, chụp ảnh các đoàn thiện nguyện rồi tung tin là các đoàn của đảng, nhà nước về cứu trợ bà con vùng lũ để tranh công, lừa bịp bà con! Thật khốn nạn và bỉ ổi!

-------

Cần người dân lên tiếng chia sẽ vì sự bị ổi của báo đài truyền hình việt hiện nay đã trở thành sâu bọ và vua tin vịt. Của một lũ tham ô, nhà nước hỗ trợ vùng lũ thì rút ruột đủ mọi đường,nghệ sĩ lên tiếng kêu gọi thì báo đài nói này nói nọ. Lợi dụng để lấy hình ảnh,các vị linh mục đi thì nói lợi dụng chặn đường ko cho đi,một đoàn ace tổ chức đi thì bị báo đài cướp trắng trợn. Còn nói là ngân hàng NN.PTNT. đã đi ủng hộ.

Đoàn này được chị Đặng Thanh Lan kêu gọi và nhóm đã đến ủng hộ miền trung. Khi về thì bị báo đài cướp.

Mong mọi người lên tiếng để lấy lại sự thật.

Tuấn Khanh tẩy chay Mai Linh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nguyen Tuan Khanh
20.10.2016

Tôi, và có lẽ nhiều người khác thật sự thất vọng về thư ngỏ của công ty Taxi Mai Linh giãi bày sự cố ngày 18/10, khi những người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi taxi nộp đơn kiện Formosa ra toà, đã bị các tài xế của công ty Mai Linh đuổi xuống theo lệnh trên. Tệ hơn, các tài xế của cty này đã nhận tiền trước nhưng cũng không trả lại cho người đặt xe.


Thư ngỏ của cty Mai Linh, biện bạch loanh quanh về sự việc đã diễn ra, lại càng vô giá trị hơn nữa khi linh mục Đặng Hữu Nam chính thức trần tình về việc này. Đành phải thú nhận, nếu phải chọn lựa tin vào ai, thì tôi xin đặt niềm tin vào một linh mục đang dấn thân cho con người, hơn là một doanh nghiệp bề thế.

Tôi thấy mình không hối tiếc trong việc đã bày tỏ thái độ về việc cty Mai Linh ra lệnh cho tài xế đã bỏ khách hàng loạt, bất tín theo đơn đặt hàng. Những người dân nghèo huyện Quỳnh Lưu đã khốn khó vì thảm hoạ do ngoại bang gieo xuống vùng đất họ đang sinh sống, lại còn bị nhấn chìm trong sự bạc đãi của chính người cùng màu da và tiếng nói. Những người quay lưng với nỗi đau đồng loại.

Có vài ý kiến bênh vực cách làm của cty Mai Linh, nói rằng bởi doanh nghiệp không muốn liên quan đến "chính trị". Ngay trong tin riêng của một người trong ban lãnh đạo cty nhắn cho tôi cũng nhắc như vậy. Nhưng thực tế từ câu chuyện đó chỉ tố cáo về một dịch vụ tệ hại, không có gì là chính trị cả. Sự kỳ thị khách hàng của Mai Linh mới thật sự là một thái độ chính trị.

Từ chối một dịch vụ hay một tổ chức bất xứng với con người, là quyền hạn cuối cùng của con người - của bạn, mà cần phải gìn giữ như phần tự vệ cuối cùng của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng từ chối Mai Linh là gây hại cho nhiều lao động trong hệ thống này. Nhưng đó chỉ là loại trắc ẩn mang tính phân rã và trì trệ. Người ta không thể chống sản phẩm Tân Hiệp Phát hay chuyện Formosa xả thải độc mà lo rằng công nhân ở đó sẽ mất việc.

Bất bạo động từ Gandhi cho đến Gene Sharp đều cho thấy một yếu tố quan trọng: con người trần trụi trong xã hội hôm nay chỉ còn hai thứ của mình, là 'từ chối' hoặc 'chấp nhận'. Chúng ta sẽ từ chối những gì bất xứng và vô đạo với chúng ta - con người, cho đến khi nhìn thấy sự đổi thay và tái chấp nhận nó như một dấu hiệu về sự tiến bộ cần thiết.

Sự kiện Mai Linh chỉ là một trong những điều bất cập đang diễn ra trên đất nước này, nơi mà những kẻ có tiền, có quyền vẫn đang tạo ra những điều phi lý mà thường xuyên không gặp phản ứng nào. Chuỗi hành động từ chối từ cộng đồng, có thể coi là phần diễn tập quan trọng để người dân lấy lại tư thế và tên gọi đúng về sự tồn tại của mình, vốn đang bị quên lãng trong một quốc gia.