10 phát ngôn ấn tượng nhất Việt Nam trong năm 2014

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


(1) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
“Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
(http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20131023/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu/576098.html)

(2) Nhiều người hỏi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông đáp:
“Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.”
(http://www.thesaigontimes.vn/114301/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-chua-co-loi-giai.html)

(3) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thú nhận:
“Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được.”
(http://www.thesaigontimes.vn/124350/Thu-truong-Bo-KHDT-Chung-ta-di-ma-khong-biet-di-dau.html)

(4) Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định:
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.”
(http://laodong.com.vn/chinh-tri/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-lam-suc-manh-quoc-gia-tang-len-ro-ret-184752.bld)

(5) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng giải thích vì sao không thể kỷ luật Quốc hội:
“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai.”
(http://vneconomy.vn/2014041110149512P0C9920/dau-tu-cong-quyet-sai-thi-ai-chiu.htm)

(6) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu:
“Việt Nam là một đất nước 69 năm trước không có tên trên bản đồ thế giới.”
(http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/gs-nguyen-thien-nhan-khen-hoc-tro-gioi-nhu-nguyen-bo-truong-3074981.html)

(7) Đại tướng Phùng Quang Thanh tha thiết:
“Không phong Tướng, anh em tâm tư.”
(http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Dai-tuong-Phung-Quang-Thanh-Khong-phong-Tuong-anh-em-tam-tu-post151969.gd)

(8) PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý hiến kế:
“Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền.”
(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/can-luat-hoa-cho-phep-chay-chuc-chay-quyen-2214305/)

(9) Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Võ Thị Dung đề xuất:
“Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng.”
(http://vneconomy.vn/thoi-su/quoc-hoi-va-chinh-phu-cung-hua-khong-tham-nhung-20121101070428905.htm)

(10) Thẩm phán Lê Thị Thu của Tòa án Nhân dân huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) nói với người đưa tiền chạy án:
“Vì anh là người nhà của cô Niên [Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Triệu Sơn], là người trong ngành, trong cơ quan nên bọn em mới giúp, vì tình cảm bọn em mới làm, còn là dân thì... bọn em sẽ làm theo quy định của pháp luật.”
(http://laodong.com.vn/phap-luat/tand-huyen-trieu-son-thanh-hoa-doi-an-hoi-lo-giua-cong-duong-245711.bld)


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Ai ‘tâm tư’ tướng?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

* NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Quân đội ta năm nay tròn 70 tuổi. Từ khi thành lập đến nay, QĐND Việt Nam đã đánh bại 3 đội quân của 3 cường quốc lớn trên thế giới! Cả 3 cường quốc này đều là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Kỳ tích này thật là đặc biệt, khó có một quốc gia nào trên thế giới có thể sánh bì được! Và chúng ta có quyền tự hào chính đáng về điều này. Song chúng ta cũng hoàn toàn không mong lặp lại điều đó!
(Đất nước ta thật kỳ lạ. Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới mà cả năm cường quốc là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều dính líu vào. Vì lý do này hay nguyên cớ khác, cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ đều đã gửi binh sỹ chiến đấu của họ đến đây. Và 3 trong 5 cường quốc này đến không phải để giúp đỡ mà là đến để gây chiến tranh xâm lược, và cả ba đều nhận được bài học đau đớn! Bài viết ngắn này không có ý định đề cập đến chủ đề trên. Mong sẽ có dịp thuận lợi để trao đổi với bạn đọc về đề tài này trong một dịp khác khi điều kiện cho phép!).             
Cách đây 40 năm, ngày 30/4/1975, khi quân đội của ta tiến vào giải phóng Sài Gòn và tiếp quản dinh Độc Lập, tổng số sỹ quan cấp tướng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (cộng của cả Quân đội Nhân dân Việt Nam và của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) chỉ có 36 tướng. Tôi xin nhắc lại chỉ có 36 tướng. Vâng, chỉ có 36 sỹ quan có quân hàm từ Thiếu tướng trở lên! Ấy vậy mà chúng ta đã làm nên một chiến công lịch sử hiển hách! Và chúng ta tự hào về điều đó. Niềm tự hào này là rất  chính đáng và hoàn toàn xứng đáng!
Còn cách đây 60 năm, quân đội non trẻ của chúng ta đánh một trận “ vang dội địa cầu”! Có lẽ không một người con đất Việt nào lại không tự hào khi bộ đội ta sau 55 ngày đêm anh dũng chiến đấu đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm quan trọng và hùng mạnh nhất của quân đội viễn chinh Pháp trên đồi A1 và cắm lá cờ "Bách chiến, bách thắng" lên nóc hầm tướng De Castries chiều ngày 7/5/1954,  đánh dấu chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng, mở ra con đường vẻ vang để kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược hơn 2 tháng sau đó tại Hội nghị Geneve (20/7/1954)!  Trong cuộc Kháng chiến 9 năm này, chắc không nhiều bạn biết chính xác quân đội ta có tổng cộng bao nhiêu sỹ quan cấp tướng được tấn phong. Vâng, trong cuộc Kháng chiến lần thứ nhất này, quân đội ta chỉ có vỏn vẹn 12 sỹ quan cấp tướng, bao gồm 1 Đại tướng, 1 Trung tướng và 10 Thiếu tướng được thụ phong! Ấy vậy mà quân đội anh hùng của chúng ta vẫn đánh thắng một đội quân sừng sỏ của một đế quốc to trên thế giới,  đưa cuộc Kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta đến thắng lợi vẻ vang! Chúng ta không tự hào sao được!
Vừa qua, nhân việc Bộ Quốc phòng trình Quốc Hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan QĐND Việt Nam, người dân mới biết chính xác là Quân đội Nhân dân Việt Nam được phép có tối đa là 415 sỹ quan cấp tướng, song trong thực tế tổng số sỹ quan cấp tướng hiện dịch trong quân đôi ta đã lên đến con số gần 500, chính xác là 489 tướng, như vậy là "dôi ra" 74 tướng! (489-415=74) Số tướng “dôi ra” này cũng chưa biết sẽ bố trí, giải quyết ra sao? Đó là chưa nói đến số "thiếu tướng chìm" hay gọi nôm na là "đại tá nhô", tức số sỹ quan cấp đại tá không được phong thiếu tướng nhưng lại được hưởng lương thiếu tướng! Con số này là bao nhiêu, hiện chưa có thống kê chính thức. Ngay cả Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội cũng chịu, không nắm được số lượng “thiếu tướng chìm” này là bao nhiêu! Nhiều người đặt câu hỏi là số lượng sỹ quan cấp tướng của quân đội ta trong thời bình như thế là ít hay là nhiều? Ít thì chắc chắn là không rồi, còn nhiều thì hãy khoan khẳng định. 
Trước hết, ta thử xét đơn thuần về mặt cơ số. Năm 1975 khi cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta thắng lợi, quân số các lực lượng vũ trang (của QĐND Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cộng lại) theo đánh giá và lượng định của nhiều viện nghiên cứu quân sự quốc tế thì vào khoảng từ 1, 1 triệu đến 1, 2 triệu binh sỹ, tính cả số quân đóng trên miền Bắc. Và toàn bộ đội quân này được chỉ huy bởi khoảng 50 tướng lĩnh, trong đó có 36 sỹ quan cấp tướng trực tiếp tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tất nhiên sau khi chiến tranh kết thúc thì quân số của ta từng bước giảm xuống.
Còn ngày nay thời bình thì quy mô của quân đội ta ra sao? Theo ước lượng mới nhất của Business Insider, một tạp chí chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự quốc tế thì quân đội Việt Namhiện có khoảng 412.000 binh sỹ tại ngũ. Như vậy ta chỉ cần làm một phép so sánh nhanh thì cũng có thể dễ nhận biết là số sỹ quan cấp tướng (489) của quân đội ta là nhiều, nếu không nói là quá nhiều!  Thế còn về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay? Đây quả là một vấn đề khó có câu trả lời chuẩn xác. Sức mạnh của một quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quân số, trang thiết bị vũ khí, tinh thần chiến đấu của binh sỹ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ sỹ quan, v.v... Nó không quyết định chỉ bởi một trong các yếu tố riêng lẻ mà nó là tổng hòa của các yếu tố trên kết hợp lại.
Ngoài ra còn một yếu tố vô cùng quan trọng,  đó là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" nữa! Như ta đã thấy rất rõ là trong 3 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân ta trong thế kỷ trước, chúng ta đều có yếu tố quan trọng bậc nhất này cộng với tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta, chứ đâu phải ta có đông quân nhiều tướng? 12 vị tướng trong Kháng chiến chống Pháp và 36 vị tướng trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 quả là quá ít so với yêu cầu chiến đấu và nhiệm vụ của thời chiến lúc đó,  song chúng ta vẫn giành thắng lợi vang dội, cả thế giới phải nể phục!
 Nhìn sang quốc gia láng giềng đầy duyên nợ là Trung Quốc, cũng theo tạp chí Business Insider nói trên thì Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của Trung Quốc luôn là đội quân lớn nhất thế giới: Tổng số quân tại ngũ của PLA năm 2014 hiện là 2.285.000 binh sỹ. Ngân sách quốc phòng hàng năm của TQ luôn luôn có xu hướng gia tăng. Năm 2014 chính phủ TQ chi cho PLA là 216 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ! Có một điều đáng chú ý là vì lý do chính trị nội bộ nên từ 1994 đến nay, Trung Quốc thực hiện việc bãi bỏ 2 quân hàm cao nhất là Nguyên soái và Đại tướng. Sỹ quan cấp tướng cao nhất của PLA hiện nay chỉ là Thượng tướng. Do vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của PLA chỉ có cấp hàm Thượng tướng. Và điều đặc biệt nữa là từ 20 năm nay, không một sỹ quan quân đội nào (dù là Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng hay Chủ nhiệm TCCT) của PLA được tham gia vào Ban Bí thư hoặc Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ cả!
Trở lại với QĐND Việt Nam ta, kể từ khi thành lập (22/12/1944) cho đến khi cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc (30/4/1975), số sỹ quan cấp tướng được tấn phong là không nhiều. Trong thời gian 31 năm của 2 cuộc Kháng chiến này, tổng số sỹ quan cấp tướng của quân đội ta được tấn phong là vào khoảng 70 tướng! (Từ năm 1960 cho đến trước 30/4/1075, do yêu cầu xây dựng miền Bắc XNCN, có khoảng trên chục vị tướng được chuyển nghành sang nhận nhiệm vụ ở nhiều lĩnh vực dân sự khác nhau, kể cả công tác ngoại giao. Ngoài ra một số tướng do lý do đặc biệt hoặc tuổi cao sức yếu được nghỉ hưu theo chế độ. Tổng số này khoảng 20 tướng lĩnh.).
 Nhưng tính riêng trong 8 năm qua - từ 2006 đến 2014 - dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm của Đại tướng Phùng Quang Thanh, số sỹ quan cấp tướng được thụ phong là khá nhiều. Tuy còn gần 2 năm nữa Đại tướng PQT mới kết thúc nhiệm kỳ thứ hai trong cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, song tính sơ bộ cho đến nay ông đã thiết lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà tôi tin rằng từ nay sẽ không một ai có thể sánh ngang hoặc vượt qua được ông. 
Đó là “Kỷ lục Bộ trưởng Quốc phòng đề xuất phong tướng nhiều nhất”!  Vâng, đã có tổng cộng 231 sỹ quan cấp tướng được thụ phong trong thời gian 8 năm qua kể từ khi Đại tướng PQT làm Bộ trưởng Quốc phòng  Số tướng lĩnh này bao gồm 10 Thượng tướng, 65 Trung tướng và 157 Thiếu tướng. Một số lượng không nhỏ chút nào! Nó gấp 20 lần số tướng trong Kháng chiến chống Pháp và hơn 4 lần số tướng trong Kháng chiến chống Mỹ! 
Trước đây không có khái niệm “ Tướng văn phòng”, mà chỉ có “Tướng chiến trường”. Nay thì số “Tướng văn phòng” mỗi ngày một đông đảo, số lượng chắc cũng phải ngang bằng “Tướng chiến trường” (Tức số sỹ quan cấp tướng ở các đơn vị Quân, Binh chủng và Sư đoàn, Quân đoàn!). Bộ trưởng Phùng Quang Thanh còn muốn Chủ nhiệm các Khoa chính trị Mác-Lê của các Học viện Quân sự thuộc BQP cũng phải được phong hàm Thiếu tướng và Giám đốc Học viện Quốc phòng phải là Thượng tướng! Nếu vậy thì số lượng tướng lĩnh còn nhiều hơn nữa.
Có người nhận xét Đại tướng Phùng Quang Thanh rất mát tay. Nếu ông đã có ý kiến đề xuất ai được lên tướng thì người đó hầu như chắc chắn đều được tấn phong! Và vì vậy nên người đề xuất cũng như người được tấn phong đều rất “vô tư”, không có ai “ tâm tư” cả. Chỉ có người dân ở giữa thì trở nên rất ”tâm tư” mà thôi!

     Hà Nội, ngày 18/12/2014.
Nguyễn Đăng Quang (Tác giả gửi BVB)

(Bài viết của tác giả Bùi Văn Bồng)

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế lẩn trốn trách nhiệm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Từ đầu năm 2014 đến nay, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế vấp phải hai vụ việc mà họ đang cố khoanh lại hoặc muốn ỉm đi để giải quyết trong phạm vi nội bộ lãnh đạo tỉnh sao cho êm thấm để người ngoại tỉnh nhìn vào vẫn thấy "nội bộ tỉnh ta vẫn đoàn kết và luôn trong sạch,vững mạnh, không một một thế lực thù địch nào có thể lợi dụng nói xấu lãnh đạo tỉnh nhà là bao che nhau làm bậy hoặc tìm cách lặng lẽ cho người ngoài thuê ban thờ kiếm vài chục triệu...!". Tôi xin vắn tắt điểm lại hai vụ việc này để mọi người ai quan tâm có thể hiểu thêm, qua đó có thể phần nào thấy được cái đức, cái tài và cái tâm của lãnh đạo tỉnh nhà trong vài ba năm trở lại đây.

1/ Vụ việc thứ nhất

Thực ra đây là vụ việc thứ hai nếu tính theo thứ tự thời gian, song để cho bạn đọc nếu ai chưa biết và nắm rõ, tôi xin đề cập đến vụ này trước. Vụ này đã lặng lẽ diễn ra từ hơn một năm nay nhưng nó bị dư luận phát hiện ra từ đầu tháng trước: Đó là vụ mũi Cửa Khẻm - đèo Hải Vân. Mọi người đều rõ địa điểm này là rất trọng yếu về mặt an ninh- quốc phòng. Song lãnh đạo tỉnh TTH lại cho doanh nghiệp TQ thuê một diện tích 200 ha đất trong vòng 50 năm tại mũi Cửa Khẻm nơi núi Hải Vân nhô ra biển Đông, nhìn xuống toàn bộ cảng biển và thành phố Đà Nẵng. Tại đây người TQ sẽ bỏ ra 250 triệu USD để xây dựng và làm chủ trong vòng nửa thế kỷ (50 năm) một cơ sở gọi là Khu du lịch-nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao bao gồm 1 khách sạn có 450 phòng và 1 trung tâm Hội nghị quốc tế 2000 chỗ, khu nhà nghỉ 5 tầng với 220 căn hộ cao cấp, và 350 biệt thự nghỉ dưỡng. Dự án này đã âm thầm triển khai trên một năm nay, từ tháng 10/2013! Dự án TQ này rất gần Hầm đường bộ Hải Vân và nằm ở vị trí yết hầu có thể cắt đôi đất nước. Nắm vị trí này là nắm cả bầu trời, vùng núi,vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng!

Chiều 7/11/2014, Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng Văn Hữu Chiến ký văn bản báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tỉnh ThừaThiên-Huế dừng Dự án do Cty Thế Diệu (Trung Quốc) đang xây dựng tại khu vực mũi Cửa Khẻm-đèo Hải Vân. Dư luận rộng rãi không chỉ ở hai tỉnh ThừaThiên-Huế và Đà Nẵng mà ở khắp các tỉnh thành trên toàn quốc đều rất bất bình, cực lực phản đối và yêu cầu lãnh đạo Thừa Thiên-Huế phải dừng ngay Dự án "cho thuê bàn thờ" này lại và xử lý nghiêm khắc, đồng thời phải có hình thức kỷ luật thỏa đáng đối với những ai đề xuất và phê duyệt dự án bán nước này! Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, lãnh đạo Thừa Thiên-Huế buộc phải lên tiếng. Ai cũng tưởng họ nhận ra lỗi lầm, nhưng không! Trước ngày 25/11/2014, lãnh đạo TTH vẫn khăng khăng khẳng định việc cấp phép cho Cty Thế Diệu Trung Quốc thực hiện Dự án này là đúng thẩm quyền, đúng quy trình, không có gì sai trái! Thậm chí khi đứng trước khả năng buộc phải dừng dự án, họ vẫn không chịu nhận trách nhiệm mà còn định đổ trách nhiệm cho cấp dưới: Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, bên hành lang Quốc hội chiều 19/11/2014, khi phóng viên hỏi vì sao TTH không xin ý kiến Bộ Quốc phòng, ông trả lời tỉnh queo: "Chúng tôi đã xin ý kiến Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh rồi ". Thật là trớ trêu và ngược đời! Ông "xin ý kiến" hay ông ngầm chỉ thị cho Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh không được báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Quốc Phòng? Ông định đổ lỗi cho cấp dưới ư? Nhớ lại, cách đây không lâu, đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17/4/2014, ông với danh nghĩa Bí thư Tỉnh ủy TTH trong bộ áo hoàng bào khăn xếp ông đã làm chủ tế Đàn Nam Giao, thay VUA tế TRỜI để cầu cho quốc thái dân an! Nếu ai có dịp may mắn tận mắt nhìn thấy hình ảnh ông trong trang phục của Hoàng đế chắc hẳn đều yên lòng về vị lãnh đạo cao nhất của tỉnh nhà hết mực vì dân vì nước!?

Còn ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh TTH, chiều ngày 26/11/2014, khi buộc phải công bố dừng Dự án nói trên vẫn còn khẳng định lãnh đạo TTH đã làm đúng quy trình, và "đã thông qua Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thẩm định dự án", và rằng "Nếu như phân tích thì có những quy hoạch quốc phòng riêng, lâu nay phía tỉnh cũng chưa rõ lắm, giờ nắm rõ rồi thì dừng thôi"! Khi vụ việc bị truyền thông phanh phui và dư luận xã hôi phê phán thì ông Cao vội đổ trách nhiệm cho cấp dưới: "Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô khi cấp phép đã qua Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh. Ai có ý kiến với việc đó rồi thì phải chịu trách nhiệm thôi." (Xin mở ngoặc để nói riêng với BQL Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và BCH Quân sự tỉnh TTH rằng, theo lý lẽ của ông Cao thì các đồng chí sẽ phải bỏ tiền túi của mình ra mà bồi thường cho chủ đầu tư, còn nếu không thì phải hầu tòa đấy. Hai lãnh đạo cao nhất của tỉnh nhà không ai chịu trách nhiệm đâu!).

Xin thưa với hai ông quan đầu tỉnh rằng: Người phải chịu trách nhiệm chính đối với việc phê duyệt cấp phép cho Dự án này phải là Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao chứ không phải ai khác! Các ông không được lẩn trốn trách nhiệm và đổ thừa cho cấp dưới, tất nhiên cấp dưới cũng phải chịu trách nhiệm theo quy định. Trách nhiệm chủ yếu và cao nhất là của các ông, thuộc về các ông! Chỉ riêng cái việc "cho thuê bàn thờ" này thôi thì cũng đủ cơ sở để hai ông xin từ nhiệm rồi, hoặc nếu các ông không chịu từ chức mà Đảng và Chính phủ quyết định cách chức các ông thì cũng đúng người đúng tội mà thôi!

2/Vụ việc thứ hai

Trước sự tố giác kiên quyết và mạnh mẽ trong suốt hơn 3 năm của các cựu chiến binh quả cảm ở huyện Phong Điền (ThừaThiên-Huế) nhằm lột trần bộ mặt gian dối, man trá, lừa bịp và đạo đức giả của kẻ trong suốt 10 năm là lãnh đạo cao nhất của đất cố đô nổi tiếng, ngày 24/10/2014 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra quyết định "lột" danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang "rởm" đối với Hồ Xuân Mãn (HXM), nguyên UVTƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy ThừaThiên-Huế trong suốt hai nhiệm kỳ liên tiếp (2000-2010). Đây không chỉ là vết nhơ khó rửa đối với HXM, hủy hoại thanh danh bản thân cũng như dòng họ ông ta mà còn để lại một hệ lụy không tốt đẹp gì đối với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện nay! Thật vậy, qua việc này, không chỉ nhân dân Thừa Thiên-Huế mà nhân dân cả nước thấy rõ "một bộ phận không nhỏ" trong lãnh đạo của tỉnh TTH không chỉ nhắm mắt bao che mà còn đồng tình với sự man trá và gian dối của cựu Bí thư Tỉnh ủy HXM. Đúng là một sự vô trách nhiệm "ráo hoảnh" khi họ đồng thanh nói việc lập và trình hồ sơ xin phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang cho HXM là họ làm "đúng quy trình", không có gì sai sót! Còn việc HXM gian dối, man trá, lừa bịp và cướp công đồng đội là lỗi của ông ta, không có liên quan gì đến cá nhân hay tập thể lãnh đạo của tỉnh cả! Xin hỏi các vị quy trình gì mà các vị đồng thanh tôn vinh một kẻ nổi tiếng là lừa lọc, man trá và đại bịp như HXM vậy? Khi nghe tin HXM được phong Anh hùng, gần 20 CCB ở huyện Phong Điền (cùng quê với HXM) là những người cùng công tác và chiến đấu với HXM, trong đó có người từng là cấp trên của ông ta, đều rất bất bình và phản ứng dữ dội, họ khẳng định HXM gian dối và khai man thành tích nên đã cùng nhau làm đơn khiếu nại, tố cáo! Song các cơ quan chức năng của TTH đã tìm mọi cách ngăn cản, gây khó khăn, không trả lời và giải quyết đơn thư. Trong số các CCB này sau khi đứng lên tố cáo HXM thì nhiều người bị đe dọa qua gia đình, có người bị nhắn tin dọa giết, thậm chí có người bị kẻ xấu vào tận nhà hành hung, v.v. Họ đều có đơn trình báo, nhưng không được các ông ra lệnh cho các cơ quan chức năng điều tra, giải quyết. Cho đến hiện nay, các đơn trình báo của họ không được các cấp có thẩm quyền ngó ngàng tới!

Theo quy trình thì người xin xét tặng danh hiệu Anh hùng phải làm một Bản báo cáo thành tích có xác nhận của tập thể lãnh đạo nơi công tác, đồng thời lãnh đạo nơi đó phải có Tờ trình về việc này kèm ý kiến đồng ý của tập thể lãnh đạo rồi trình lên Trung ương thì hồ sơ đó mới hợp lệ. Thế là đích thân Chủ tịch tỉnh hồi đó là ông Nguyễn Ngọc Thiện (nay là Bí thư Tỉnh ủy) đã làm một tờ trình "đẹp" và được tất cả 15 ủy viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký xác nhận thành tích "rởm" của HXM để trình lên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương, thực hiện một cú lừa ngoạn mục! Để làm trót lọt việc này, nghe nói Ban Thường vụ Tỉnh ủy hồi đó (nhiệm kỳ 2005-2010) còn ra nghị quyết riêng cho vụ việc này, do vậy tất cả 15 ủy viên (100%) trong Ban thường vụ Tỉnh ủy đều phải nhất trí ký xác nhận vào tờ trình này! Đây có phải là cái quy trình mà các ông muốn nói đến? Cứ nghĩ khi HXM chưa bị các CCB lột mặt nạ thì các vị còn mạnh mồm, nhưng ngay cả khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về vụ việc này, các vị vẫn tìm mọi cách lẩn trốn trách nhiệm khi hứa hão là sẽ kiểm điểm sâu sắc và nghiêm túc xem xét trách nhiệm các cá nhân liên quan. Hồi đầu tháng 1/2014, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, hứa rằng sẽ xem xét và xử lý nghiêm sai sót và vi phạm của các cá nhân và đơn vị trong tỉnh theo kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, dự kiến là sau Tết Nguyên đán (tức đầu tháng 2/2014) sẽ thực hiện ngay điều đó. Đến nay gần một năm (chính xác là 11 tháng) đã trôi qua, nhưng hình như ông Thiện đã quên, không thực hiện lời hứa của mình. Có lẽ Ban Thường vụ Tỉnh ủy quá bận, chưa có thời gian ngồi họp với nhau để xem xét vụ việc này theo chỉ đạo của BBT mà không thấy công bố kết quả cho đảng viên và nhân dân TTH biết? Phải chăng trong gần một năm qua, từ đầu tháng 1/2014 đến nay, ông Thiện đã quá bận, không có thời gian họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy như đã hứa mà dành thời gian cho việc luyện tập đánh golf? Báo chí đưa tin, ngày 6/9/2014 vừa qua, ông đoạt giải Nhì giải golf Laguna Park classic 18 lỗ tổ chức tại Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp 5 sao Laguna Lăng Cô. Xin có lời chúc mừng ông, nhưng cũng xin nhắc ông là nhân dân TTH rất mong chờ ông thực hiện lời hứa hồi đầu tháng 1/2014, họ không dễ quên đâu, thưa ông!

Theo các CCB huyện Phong Điền, việc thu hồi danh hiệu AHLLVT đối với HXM đã ngã ngũ, song liên quan đến vụ việc này còn lại 4 yêu cầu mà họ đã, đang và sẽ còn phải tiếp tục làm rõ và quyết tâm làm xong trước Tết Nguyên đán Ất Mùi tới, đó là:

- Phải kỷ luật đuổi ra khỏi Đảng đối với HXM do ông ta đã lừa bịp, gian dối và man khai thành tích để cướp công đồng đội đồng chí.

Phải thu hồi danh hiệu " Cá nhân tiêu biểu" trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mà HXM được tuyên dương nhầm, đồng thời phải tước bỏ tất cả các danh hiệu "Chiến sỹ thi đua" và "Dũng sỹ diệt Mỹ" do ông ta man khai mà có.

- Phải công khai công bố cho toàn thể đảng viên và các cơ sở đảng của Đảng bộ ThừaThiên-Huế biết HXM có phải là đảng viên không và việc kết nạp HXM vào đảng có đúng quy định và điều lệ đảng không? Hay do ông ta khai man lý lịch để chui vào đảng như nhiều cán bộ đảng viên và CCB lâu nay tố cáo?

- Phải xem xét trách nhiệm và có hình thức kỷ luật thích đáng đối với 15 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế (nhiệm kỳ 2005-2010) đã đồng lõa và nhắm mắt ký xác nhận hồ sơ gian dối để HXM được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND bất kể họ là ai: đã nghỉ hưu, đang tại chức hoặc được đề bạt lên vị trí lãnh đạo cao hơn.

Mới đây, ngày 9/11/2014, CCB Hoàng Phước Sum, nguyên Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền (cấp trên trực tiếp của HXM 40 năm về trước) thay mặt cho gần 20 CCB ở TTH gửi đơn đến BCT, BBT, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy TTH và Ban Thường vụ Thành ủy Tp. Huế, một lần nữa nhắc lại và đề nghị các cơ quan hữu quan ở Trung ương và tỉnh TTH giải quyết dứt điểm bốn yêu cầu còn lại như đã nói ở trên, đặc biệt vấn đề Đảng tịch của HXM. Trong đơn, với tư cách là nhân chứng sống và là cấp trên trực tiếp của HXM thời điểm Mãn khai được kết nạp Đảng, ông Sum khẳng định HXM không hề là đảng viên. HXM đã gian dối man khai lý lịch để chui vào Đảng! Ông đề nghị Trung ương và Tỉnh ủy TTH sớm kết luận vấn đề này. CCB Hoàng Phước Sum còn đính kèm "Đơn phản ánh" của đ/c Lê Văn Uyên - 50 năm tuổi đảng, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Phong Điền - khẳng định: "Từ cuối 1973 đến hết năm 1974 tôi chưa hề nắm hồ sơ đề nghị kết nạp đối với HXM để báo cáo cho Thường vụ Huyện ủy Phong Điền chuẩn y." (Lý lịch đảng viên của HXM ghi ngày và nơi vào Đảng là 11/01/1974 tại chi bộ xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh TTH). CCB Hoàng Phước Sum còn cho biết hai đảng viên mà HXM khai giới thiệu ông ta vào Đảng thì một đã hy sinh, người còn sống là đ/c Nguyễn Thị Quyện thì phủ nhận việc bà giới thiệu HXM vào Đảng: "Ông Mãn khai tôi giới thiệu ông ta vào Đảng là hoàn toàn sai"!

Vâng, thưa hai ông Nguyễn Ngọc Thiện và Nguyễn Văn Cao: Trong vụ mũi Cửa Khẻm - Hải Vân thì trách nhiệm chính và cao nhất là của hai ông. Điều đó là rõ như ban ngày, không thể lẩn trốn. Còn trong việc giải quyết bốn yêu cầu còn lại của các CCB tỉnh TTH liên quan vụ hồ sơ giả mạo của HXM thì trách nhiệm chính cũng là của hai ông. Hai ông không thể lẩn trốn! Ông HXM thuộc diện cán bộ và đảng viên do Trung ương quản lý, do vậy việc kỷ luật khai trừ đảng hay thu hồi các danh hiệu còn lại đối với HXM là do Trung ương xem xét quyết định. Tôi tin rằng Trung ương sẽ sớm quyết định nay mai. Song hai yêu cầu còn lại của các CCB Phong Điền là vấn đề Đảng tịch của HXM và việc xem xét trách nhiệm và kỷ luật đối với 15 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy TTH (nhiệm kỳ 2005-2010) là trách nhiệm hiển nhiên của Ban lãnh đạo Tỉnh ủy TTH hiện nay. Không ai có thể làm thay Thường vụ Tỉnh ủy và Ủ ban Kiểm tra Tỉnh ủy TTH hai việc này! Các ông nên làm sớm và công khai cho nhân dân tỉnh nhà rõ để khôi phục lòng tin của họ đối với sự lãnh đạo của các ông hiện nay! Hai việc này không hề khó, hoàn toàn nằm trong tầm tay và khả năng tự quyết của hai ông, không phụ thuộc vào cấp trên nào khác: Hồ sơ, chứng cứ đã đầy đủ. Nhân chứng, vật chứng không thiếu. May mắn là các ông còn có sự bao dung và lòng vị tha của cán bộ, đảng viên, CCB và nhân dân trong tỉnh nhà nếu các ông thực sự cầu thị! Có thiếu chăng là thiếu lòng tự trọng và quyết tâm của những người có trách nhiệm mà thôi!

Thật lòng mong các ông suy nghĩ kỹ và đưa ra quyết định đúng đắn và có trách nhiêm không chỉ đối với nhân dân tỉnh TTH mà đối với nhân dân cả nước nữa!

Ngày 9/12/2014

Thân kính tặng các CCB Phong Điền, Thừa Thiên-Huế

Nguyễn Đăng Quang

Tác giả gửi BVN.


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Về chuyện Nguyễn Quang Lập bị bắt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐÔNG LA
VỀ CHUYỆN NGUYỄN QUANG LẬP BỊ BẮT

     Bên “xóm” văn chương có chuyện Bích Châu viết một bài trên tạp chí Hồn Việt bị ném đá. Tôi đã viết một bài nhưng chuyện Nguyễn Quang Lập nóng hơn nên đăng bài này trước.
         ĐÔNG LA.

Ngay khi Nguyễn Quang Lập bị bắt, trên chat fb có người hỏi tôi: “Hôm nay bọ Lập bị bắt. A nghĩ sao?”; trên email có người viết: “Chao anh! Mang den cho anh mot tin vui day... thang cha Lap (que choa ) Bi bat roi... Như là lời phán của anh đó...”
Với Nguyễn Quang Lập tôi có lần gặp duy nhất lâu lắm rồi trước cửa Viện Văn học. Hồi ấy tôi mới viết một số bài buộc giới văn chương Bắc Hà vốn khụng khiệng phải chú ý nên Lập nói với tôi: “Ngoài này tên anh còn lạ nên khi đọc bài của anh có người cứ nghĩ là tôi viết với bút danh khác”. Vừa khen người lại khen được mình, quả là khéo!
Vì có chút quen biết giống như Huy Đức, tôi không để ý hai người đó viết gì, tôi chỉ chú ý Huy Đức từ khi Huy Đức viết Bên thắng cuộc, và đúng là duyên số, tôi cũng chỉ chú ý Nguyễn Quang Lập khi vào đọc trang của bạn Hòa Bình thấy bài Hòa Bình chửi tục  Nguyễn Quang Lập khi Lập, để bênh Huy Đức, đã cho việc “tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam” không phải là tội ác mà chỉ là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến”.
Tôi đã quá bất ngờ khi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn của “Bên thắng cuộc”, từng đi bộ đội, lại có cái nhìn phản bội lại đồng đội mình như vậy!
Chơi với giới văn chương tôi thấy vì cuộc sống luôn gắn với cái danh nên họ sĩ diện hơn, cái tôi cao hơn. Họ cũng nhạy cảm nên gặp chuyện không thích từ gia đình cho đến xã hội họ bị ấn tượng mạnh hơn và họ cũng phản ứng mạnh hơn. Chính vì vậy sự bất bình trong giới văn chương tỷ lệ cao hơn, có những nhà văn tên tuổi hiện đang trên tuyến đầu chống chế độ. Họ tự cho mình là tầng lớp tinh hoa, cấp tiến, phải đấu tranh cho dân chủ tiến bộ. Việc chống đối trong giới văn chương còn được coi là “mốt”, là bản lĩnh. Có điều tôi cũng thấy giới văn chương tất có năng khiếu, có người rất tài, nhưng như thế không có nghĩa là giỏi. Rất nhiều người chỉ thạo chuyện viết lách còn những lĩnh vực tri thức khác họ rất dốt. Trong ứng xử họ lại nặng cảm tính chủ quan mà không coi trọng sự đúng sai. Vì vậy những người máu “đấu tranh” cho tiến bộ thường sai phạm rất nhiều.
Nguyễn Quang Lập là một nhà văn, từng thi đậu vào học Bách khoa nên không phải loại người dốt.  Lập đã có danh nên không phải vì danh. Vậy vì cái gì đến nỗi hôm nay bị bắt?
Nhớ lại hồi bắt hai chủ blog “Nhất Lác” và “Viết Bừa” (Phạm Viết Đào), Huỳnh Ngọc Chênh viết:
Dạo rày tự dưng bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều.
Chúng liên tục tung tin sắp tới sẽ cho người nầy nhập kho, cho người kia đi giáo dục làm như chế độ ta được dựng lên là để chuyên đi bắt dân không bằng. Chúng đưa ra danh sách 4 người, rồi danh sách 5 người, rồi danh sách 10 người...và mới đây nhất, theo nhà văn đáng kính Nguyễn Trọng Tạo, từ Bắc Kinh gởi về danh sách đến 20 người. Nghe cái danh sách nầy, Nguyễn Trọng Tạo phải thốt lên: Bắt hết nhân dân thì sống với ai.
Lúc đầu nghe bọn xấu tung ra danh sách 4 người gồm Nhất, Đào, Chênh, Lập mà trong đó đã có 2 người đi theo 258 rồi, tôi run quá”.
Cho một dúm những kẻ viết bậy, nói bậy, quấy rối, làm càn là “nhân dân” như cách gọi của “Tao là Tạo” và Chênh “Dái lệch” là cách nhìn lộn ngược. Cần phải thấy chuyện viết bậy, nói bậy, quấy rối, làm càn là hành động gieo mầm bất ổn, xúc phạm nghiêm trọng đến an ninh và cuộc sống bình yên của mọi người.
Vậy mà ông Nguyễn Quang A, cho nhà nước với chuyện bắt Lập hôm nay là: "họ nhổ toẹt vào cái mà họ nói là nhân quyền của họ”. Cái quyền mà Nguyễn Quang A nói ở đây chính là “quyền” phạm pháp. Bắt Nguyễn Quang Lập chính là ngăn chặn “quyền” phạm pháp, bảo vệ quyền sống yên bình của nhân dân. Bởi Nguyễn Quang Lập ngoài việc có cái nhìn phản bội khi bênh Huy Đức nói trên, trên blog Quê Choa, Nguyễn Quang Lập từng nhạo báng cả TBT Nguyễn Phú Trọng: “Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình”? “Ném chuột sợ vỡ bình - Buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
  Là người hiểu biết phải thấy việc nhạo báng một ông TBT thực thi trọng trách hoàn toàn không phải là chuyện nhạo báng cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng mà là đánh vào quyền lực tối cao của thể chế chính trị, làm mất ổn định xã hội.
  Đặc biệt, Nguyễn Quang Lập thường dùng tài văn của mình xỏ xiên, bôi bác những gì mà xã hội coi trọng. Về ngày 30-4, Lập viết:
Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại”.
Về gương anh hùng của Tô Vĩnh Diện, Lập viết bài “Nhớ Trần Dần” kể chuyện Phùng Quán nói chuyện với Trần Dần nói mình (Nguyễn Quang Lập) bảo “pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không không phải Tô Vĩnh Diện chèn pháo... Trần Dần vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh”. Trên Blog Quê choa Lập nhắc lại: “khi kéo pháo lên dốc, đã đứt dây, anh Diện chạy không kịp thì bị chèn thôi”.
Khi thấy Nguyễn Quang Lập bị bắt, có người viết “Dù anh Lập bị bắt nhưng di sản tinh thần của người cầm bút chân chính sẽ còn mãi với thời gian. Thân thể nhà văn ở trong lao nhưng tinh thần của anh vẫn ngoài lao, đồng hành tự do cùng hàng triệu bạn đọc”.
Tôi đã viết về văn tài của NQL, dường như Lập cố bắt chước cho giống đàn anh Nguyễn Huy Thiệp - “thành tựu đổi mới văn chương” của Nguyên Ngọc. Lập viết về kỷ niệm tuổi học trò, đã kể chuyện từng cùng lũ bạn “trẻ con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”; rồi chuyện “đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L”; về tâm không kẻ nào bất nhân hơn khi Lập cho rằng anh Võ Điện Biên dùng xác cha mình là cố ĐT Võ Nguyên Giáp để kinh doanh, chọn chỗ chôn như vậy là để phục vụ dự án du lịch!!! Còn khi Lập cho việc đóng đinh vào đầu, đục răng, đục đầu gối các chiến sĩ bị tù ở các “Địa ngục trần gian” dười thời VNCH không phải là ác mà chỉ là “khai thác thông tin” thì về nhân, Lập đã mất nhân tính.
Một nhân cách như vậy thì để lại di sản gì?
Với lối viết của Nguyễn Quang Lập cũng không phải là phản biện như ông Nguyễn Trọng Tạo nói: "Tôi nghĩ rằng nhiều khi cũng phải có những tiếng nói phản biện và tiếng nói phản biện không phải là để lật đổ nhà nước. Mà đấy là những tiếng nói để một đất nước phải suy nghĩ”.
Tôi đã viết nhiều lần. Xã hội Việt Nam hiện tại quả thật còn rất nhiều yếu kém. Triết học Mác chỉ ra, xã hội XHCN chỉ được xây dựng trên nền tảng của XHTB cực phát triển, trong khi nước ta xuất phát từ một chế độ phong kiến nô lệ với cơ sở hạ tầng là nền sản xuất tiểu nông. Chúng ta đi theo mô hình “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” vừa phát huy được sự năng động của nền sản xuất tư bản vừa vẫn giữ được lý tưởng XHCN vì số đông người lao động. Có điều vì là một mô hình mới, giống như một cỗ xe chạy mà các bộ phận phanh và tay lái làm chưa chuẩn nên còn va quẹt lung tung. Đó chính là những yếu kém và tệ nạn của xã hội chúng ta hôm nay. Chế độ kinh tế tập thể ở ta cũng như Trung Quốc vì công tư nhập nhằng nên đã dẫn đến quốc nạn tham nhũng. Đây là thực trạng không chỉ những người chống phá mà tất cả mọi người có lương tri đều thấy và cả những nhà lãnh đạo cao nhất cũng thấy. Vì thế đất nước chúng ta đang như một con bệnh. Cái cần nhất bây giờ là có một toa thuốc đúng để trị hết bệnh. Một con bệnh không thể khỏi với những toa thuốc độc của những người chống phá như Nguyễn Quang Lập, cũng không thể chỉ chữa bằng nước đường, cứ tuyên truyền một chiều về tính ưu việt của chế độ. Chính tư duy phản biện chân chính, có tâm, có tầm, đúng đắn sẽ là toa thuốc cho xã hội.
Chính tôi đây đã viết không ít bài phản biện. Ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu lên nắm quyền đối thoại trực tuyến, tôi đã viết bài đăng trên Talawas, bài mà có ông Phong Uyên ở Pháp bảo ông đọc tôi viết mà thấy như được uống rượu vang của Pháp được định niên hạn con heo vàng. Tôi cũng viết về giáo dục mà cũng có nhiều người thích, v.v… Hiện tại, tôi cũng viết khá nhiều về sự sai trái của VTV. Vậy là tôi đã viết phản biện trước Nguyễn Quang Lập rất lâu, tôi hoàn toàn tự do viết mà không sao cả. Vì thế việc công an bắt Lập hôm nay vì Lập phạm pháp chứ không phải phản biện.
Bài Huỳnh Ngọc Chênh viết sau khi Nhất và Đào bị bắt cũng có đoạn:
Rượu vào rồi thì chuyện tới trời cũng xem như chuyện đùa bỡn. Những bạn bè ngồi trong bàn mà không có tên trong danh sách tự dưng thấy thiệt thòi. Nhưng các bạn ấy cũng không ganh tị và tự nguyện phân công nhau lo thăm nuôi những người được xem là có tên. Nguyện vọng thăm nuôi của nhà văn Nguyễn Quang Lập là một cái laptop, nếu có ba gờ nữa thì càng tốt để anh tiếp tục viết blog và liên lạc với thế giới bên ngoài. Nhà thơ kiêm họa sĩ Đỗ Trung Quân thì cần giá vẽ với màu xịn để vẽ và một chút ánh trăng qua cửa sổ...để làm thơ. Còn nguyện vọng của tôi: Cứ gởi đều đặn viagra vào. Các bạn hỏi: Để làm gì trong đó? Tôi nói: Buồn quá để đục vô tường chơi cho vui. he he”.
Như vậy bọn họ biết rõ mình vi phạm pháp luật, không chỉ bất chấp mà còn ngông nghênh diễu cợt, như thách thức việc thực thi pháp luật. Đợt bắt Nguyễn Quang Lập lần này cũng có một chi tiết: khi công an bắt Nguyễn Quang Lập, vợ Lập cho biết Lập đã bảo sau 9 ngày không về thì sẽ 3 năm. Nghĩa là Lập cũng biết trước mình phạm pháp chứ hoàn toàn không phải điếc không sợ súng. Vậy vì cái gì Lập cứ bất chấp? Giống như buôn thuốc phiện bị bắt là mất mạng mà vẫn có người đâm đầu vào. Phải chăng vì đô? Có thể Lập cho công an sợ Lập nổi tiếng không dám bắt, Việt Nam sợ Mỹ không dám bắt, ỉ vào mình bị tai nạn tật nguyền công an sợ mang tiếng nên không bắt…?
Nhưng sự thật đã không như Lập nghĩ.
Còn chuyện có người viết email “gởi một tin vui” đến tôi và người hỏi tôi nghĩ sao? Tôi hoàn toàn không vui chuyện Lập bị bắt nhưng quả thật có thấy nhẹ lòng. Bởi thật e ngại nếu pháp luật cứ để rắn rết nghênh ngang tự do thì xã hội sẽ dẫn tới đâu? Lòng cũng cảm thấy chút bình an vì kỷ cương phép nước đã được thực hiện. Ngược lại, những người cùng băng nhóm Nguyễn Quang Lập tất sẽ có tật giật mình, như ông Nguyễn Trọng Tạo, theo BBC:
nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng việc bắt bớ đang gây ra tâm trạng 'bất an'… Ông nói với BBC: "Nó bất an lắm. Nếu mà cứ bắt bớ như thế thì quả bất an”.
8-12-2014
ĐÔNG LA

(Bài viết của tác giả ĐÔNG LA)

Tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm đã tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là một “đồng chí lãnh đạo cấp cao”.




Bảo vệ Gạc Ma 14/3/1988
(Tranh treo tại Phòng Truyền Thống - Vùng 4 Hải Quân)
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh “không được nổ súng” trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.

Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.


AI RA LỆNH KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG?!

Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu “đồng chí lãnh đạo cấp cao” là... (nguồn...)


TRUNG QUỐC ĐÁNH CHIẾM ĐẢO GẠC MA, THẢM SÁT BỘ ĐỘI VIỆT NAM

Tuấn và Truyền

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.
Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.
Thi hài Nguyễn Tuấn đang được giữ trong phòng lạnh của thành phố, với vài trăm người khác. Người ta sẽ lấy mẫu sinh học DNA từ người anh, lưu giữ để sau này cần sẽ dùng. Trong thời gian từ ha đến sáu tháng, nếu không ai đến nhận, anh sẽ được hỏa thiêu, rồi đưa về cất tại nghĩa trang của Quận Los Angeles. Trong vài năm, nếu vẫn chưa ai tìm, tro của anh sẽ được đem chôn. Mỗi năm, vào tháng Mười Hai, thành phố sẽ làm một lễ cầu nguyện cho tất cả những người được chôn chung như anh. Tôi viết bài này để xin báo Người Việt đăng ngày 22 tháng 11 năm 2014, nhân dịp 49 ngày Nguyễn Tuấn. Để xin quý vị cùng cầu nguyện hương linh anh bước vào một cõi bình an vĩnh cửu.
Tôi biết đến Tuan Nguyen nhờ đọc ký giả David Montero, tác giả bài “Who was Tuan Nguyen?” Tuan Nguyen là ai? trên tờ Los Angeles Daily News, số ngày 25 tháng Mười. Anh Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, đã gửi bài ký hay cho tòa soạn cùng học hỏi. Montero đã tìm thêm, biết Tuan Nguyen là một người Việt trong số những thuyền nhân, “boat people” chạy khỏi nước Việt Nam trước đây hơn 30 năm.
Những người đầu tiên Montero phỏng vấn chắc là các nhân viên tiệm bánh, ai cũng nhớ Tuan Nguyen. Họ cho biết mỗi buổi tối anh đều tới quán đúng 9 giờ, trả một đô la mua ly cà phê. Anh cho rất nhiều đường và chỉ quấy sữa bột, không bao giờ dùng sữa lỏng. Anh ngồi ở một cái bàn nhất định, nếu chỗ đó có ai ngồi thì anh chờ tới lúc bàn trống mới vào. Lý do vì cái bàn đó gần chỗ cắm điện để anh “chạc” máy điện thoại di động. Vì cái máy đó mà mỗi đêm anh đến quán cà phê “chạc” điện. Buổi tối anh qua đời, cái máy vẫn còn chạc chưa đầy. Chắc anh chỉ dùng cái cell phone để chơi “games,” các trò chơi điện tử. Trong máy không ghi lại một số điện thoại của người nào. Cũng không thấy số điện thoại nào gọi tới mà không gặp. Anh có rất nhiều bạn trong khu này; nhưng chắc anh không gọi cho ai bao giờ.
Tuan Nguyen sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đã hỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đã sống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails. Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.
Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quan điện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.
Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xe đổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”
Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhà thờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bà biết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. Bà Carrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngày đường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”
Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bà đã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.
Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ: “Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).
Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tị nạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh.
Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đã khó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữ tư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi có tiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.
Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi.
Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sống đàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.

Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thu hồi 6 căn nhà của ông Trần Văn Truyền — Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Trong văn bản UB Kiểm tra TƯ đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu...

Mời bạn đọc cùng điểm lại một số câu nói nổi bật nhất của ông Truyền trong thời gian đảm nhiệm các trọng trách quan trọng.

Xử lý tham nhũng cán bộ nghỉ hưu dễ hơn
Năm 2005, khi còn là Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Truyền từng khẳng định rằng: Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn.
"Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ... Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi", ông nói.
"Bên cạnh đó, cách thức tham nhũng cũng rất đa dạng; có thể là vi phạm pháp luật để tham nhũng, cũng có thể bằng những cách rất hợp pháp như mua bán, đầu cơ đất đai.
"Song hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó."
"Qua những vụ tham nhũng lớn vừa rồi, chúng tôi nhận thấy xử lý cán bộ đã nghỉ hưu dễ hơn nhiều. Còn người gián tiếp mà đang tại chức, họ chạy (chức) rất dữ".
Cũng trong bài báo đó, khi nói về vấn đề cán bộ kê khai tài sản, ông Truyền chắc nịch: "là cần thiết để giám sát, quản lý cán bộ... Trong nền kinh tế 2 mặt của chúng ta thì kê khai tài sản cũng chỉ mang tính tương đối. Có phải cái gì cũng thể hiện bằng nhà, đất. Ngay cả nhà, đất họ có đứng tên đâu; tiền cho con du học thì họ khai là cô dì, chú bác... cho."(Pháp Luật TP.HCM, 5/7/2005).

Cái chính là do phẩm chất đạo đức
"Vị trí trách nhiệm của mình đang được người dân quan tâm, kỳ vọng, tôi ý thức được chuyện đó và sẽ làm hết sức mình, làm đầy đủ trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm.
"Đúng là có những việc vượt ngoài khả năng của mình, thậm chí có việc trong khả năng nhưng không thể làm khác nữa được thì cũng phải chấp nhận, vì không thể một mình giải quyết được. Tôi sẽ suy nghĩ và tự thấy khi nào đó không hoàn thành nhiệm vụ hoặc dân hết tín nhiệm thì mình sẽ thôi, sẽ từ chức."
"Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy”. Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc". "Cái chính là do phẩm chất đạo đức, họ không tự giữ mình."(TTO, 30/3/2007).

Càng công khai, càng minh bạch, càng dễ kiểm soát
Bên lề cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng chống tham nhũng, ông Truyền cho biết Chính phủ đang xây dựng chiến lược phòng chống tham nhũng từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, theo ông công khai, minh bạch là vấn đề cốt lõi nhất, xương sống nhất.
"Càng công khai, minh bạch, càng kiểm soát được tình hình; nhất là công khai các hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai các việc mà công chức nhà nước phải làm; từ đây công khai, minh bạch luôn cả về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức."(TTO, 4/12/2007).

Chỉ có báo chí chùng, cơ quan tham nhũng không chùng
Về những vụ án tham nhũng được coi là “đầu voi đuôi chuột”, ông Truyền giải thích: "Có những vụ bản chất không nghiêm trọng nhưng do cách xử lý của các cơ quan chức năng chưa thật rõ ràng, dứt khoát đã dẫn đến hiểu lầm... Việc “chùng” xuống là do cách thông tin.
"Nếu được nói trên diễn đàn Quốc hội, tôi sẽ nói công tác chống tham nhũng hiện không chùng xuống, nếu chùng xuống thì chỉ có báo chí chùng, còn các cơ quan chống tham nhũng khác không chùng."
Đối với vấn đề cán bộ liệt kê — công khai tài sản, ông nói: “Luật không quy định công khai mà chỉ yêu cầu thẩm tra khi bị tố cáo, hay trước khi bổ nhiệm. Nếu thẩm tra thấy không đúng mới công khai.
"Hiến pháp đã quy định người dân có quyền giữ bí mật tài sản của mình. Nên chúng tôi không thể kiến nghị sửa hiến pháp được. Hiến pháp chưa sửa thì chưa thể công khai."(TTO, 31/10/2008).

Phải theo dõi cả hồ sơ kê khai tài sản của cán bộ nghỉ hưu
Giải thích lý do vì sao đợt kê khai tài sản của các bộ đầu tiên đầu tiên (31/12/2007) Thanh tra Chính phủ chưa đặt ra vấn đề các cán bộ, công chức đã kê khai đầy đủ, trung thực hay chưa, thì ông Truyền cho hay đây là nghĩa vụ và thực hiện theo pháp luật quy định. Nó mang tính pháp lý đối với cán bộ, công chức.
Ý nghĩa của việc kê khai tài sản lần này chỉ nhằm mục đích xác lập hồ sơ kê khai tài sản ban đầu của cán bộ, công chức. Các cơ quan chức năng sẽ dựa vào bảng kê khai này như một lời cam kết, trình bày của cán bộ với tổ chức.
Sau này, trong quá trình quản lý, nếu phát hiện cán bộ nào kê khai không trung thực sẽ bị xử lý. Hoặc sau này, tài sản của người đó có khác đi thì phải giải trình cho tổ chức một cách rõ ràng. Giải trình không rõ, có nghĩa là không trung thực với tổ chức và phải bị xử lý kỷ luật về tội không trung thực.
Cũng theo ông, hồ sơ kê khai tài sản được theo dõi, quản lý theo cả một quá trình, ngay cả khi cán bộ đó nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác sang ngành khác, địa phương khác. Trong trường hợp đã về hưu mà phát hiện có tài sản bất minh, không giải trình được, lúc đó cơ quan pháp luật cũng sẽ căn cứ theo luật hiện hành để xử lý — (VnEconomy 10/2/2009).

Đấu tranh chống tham nhũng là phải biết hy sinh
Trao đổi với báo chí tại hành lang Quốc hội trước phiên đối thoại với Tổ chức Minh bạch quốc tế về tham nhũng trong giáo dục (sáng 28/5/2010), Tổng thanh tra Chính phủ khi còn đương chức cho biết tham nhũng trong giáo dục đang phức tạp và khuyên những người đấu tranh phải biết hy sinh. Bản thân ông cũng phải hi sinh nhiều.
"Tiêu cực trong giáo dục vẫn tồn tại nhiều. Nói chung dư luận xã hội có nhiều, nhưng đánh giá vấn đề phải có những bằng chứng cụ thể.
"Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong."(TTO 28/5/2010).

Khai là phải trung thực
Sáng 14/6/2010 bên hành lang Quốc hội, ông Truyền đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số vấn đề liên quan đến việc kê khai tài sản của ông Ðặng Hạnh Thu, người vừa bị cho thôi chức tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vào thời gian đó.
Cụ thể, dư luận và báo chí phản ánh ông Ðặng Hạnh Thu có nhiều lô đất ở Ðồng Nai, nơi ông này từng làm cục trưởng Cục Hải quan (trước khi làm tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Thu là phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
Ông nói: "Thứ nhất, về đất mua như vậy là đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Thứ hai là có kê khai tài sản và nói chung trong việc này nếu xét trên nhiều góc độ cũng không có vấn đề gì gọi là sai trái nghiêm trọng. Thế nhưng có việc anh là cán bộ mà mua quá nhiều đất.
"Bây giờ tiền thì thiếu gì nguồn, chứ đâu phải mình hỏi lấy tiền đâu chung chung vậy. Hơn nữa vì gia đình vợ anh Thu làm doanh nghiệp, làm ăn kinh tế, có khả năng thì mua cũng là điều bình thường. Chỉ có chuyện trong thời điểm đó mà mua nhiều nền đất như thế thì người ta không đồng tình thôi. Chứ còn về tiền nong thì không có vấn đề gì khuất tất.
"Kê khai tài sản thì nhiều hay ít là do tài sản, khai phải trung thực chứ không lo khai nhiều thì sẽ có ý kiến này ý kiến khác", ông nói thêm — (TTO, 15/6/2010).

Ghi nhanh cuộc gặp ở nhà cụ Nguyễn Trọng Vĩnh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, bầu trời nắng vàng đẹp đẽ. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết.

Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu. Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ.

Năm phút sau khách đến. Dẫn đầu là Ủy viên Thường vụ Thành ủy kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng 5 quan chức của Đảng, gồm: một chuyên viên của UBKT Thành ủy, ông Phó bí thư Quận ủy Đống Đa, ông Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Đống Đa, bà Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Bí thư chi bộ nơi cụ sinh hoạt Đảng. Đoàn khách đi luôn vào nội dung cuộc viếng thăm: Hỏi cụ có phải là người ký vào Thư ngỏ 61 không và ai là người chấp bút, thảo ra thư đó? Họ thuyết phục cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách 61 đảng viên ký Thư ngỏ đó vì đã vi phạm vào quy định của Đảng, đặc biệt là "19 điều cấm" mà Đảng không cho đảng viên làm. Cụ khẳng định chính cụ là người ký vào Thư ngỏ 61 đó, và vì cụ nhiều tuổi đảng nhất 75 năm tuổi đảng nên anh em xếp cụ lên danh sách đầu tiên. Còn ai là người soạn thảo thư đó thì cụ nói là mọi người ngồi trao đổi với nhau, đều nhất trí và đồng tình những nội dung cấp thiết phải kiến nghị với Lãnh đạo Đảng như nội dung Thư ngỏ đã nêu rõ, còn ai là người chấp bút khởi thảo thì không quan trọng, cụ không đáp ứng câu hỏi này vì cụ cho rằng mọi người ký vào Thư ngỏ thì đều có trách nhiệm như nhau và sẵn sàng đối thoại, tranh luận công khai và dân chủ với Lãnh đạo Đảng về những vấn đề mà Thư ngỏ 61 đã nêu lên. Liệu Đảng có đồng ý đối thoại và tranh luận công khai với nhóm 61 đảng viên ký vào Thư ngỏ này không?

Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu của các anh! Còn việc Đoàn kết luận cụ cùng 61 đảng viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và "19 điều cấm" không cho đảng viên làm thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay "19 điều cấm" cũng vi phạm Điều lệ Đảng! Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách cụ là tại sao cụ không trực tiếp góp ý kiến với Đảng theo con đường mà Đảng đã qui định mà lại tán phát những quan điểm sai trái, làm cho đảng viên và người dân hoang mang, dao động? Cụ trả lời là cụ rất thất vọng vì trong suốt gần 10 năm qua cụ đã kiên trì và chân tình góp ý, đã không dưới 10 lần viết thư tay gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban CHTW Đảng và cả Tổng Bí thư nhưng không lần nào cụ được hồi âm, trả lời! Cụ nói: Đến như cụ 16 năm là Ủy viên Trung ương Đảng (Khóa III), là lão thành cách mạng, có 75 năm tuổi đảng, mà các anh ấy trốn tránh, không thèm trả lời thì thử hỏi những góp ý, kiến nghị của các đảng viên khác các anh ấy coi ra gì?

Lãnh đạo Đảng ngày nay chỉ thích nghe những ý kiến xu nịnh, thuận tai của bọn cơ hội, giáo điều, nhưng ngược lại họ coi các ý kiến phản biện và những đóng góp chân tình, xây dựng, tâm huyết và khoa học của rất nhiều nhân sỹ trí thức và đảng viên là những ý kiến có động cơ xấu, thậm chí còn bị chụp mũ là suy thoái, biến chất hoặc bị các thế lực thù địch xúi dục! Đấy chính là một trong các lý do cụ ký tên vào Thư ngỏ 61 và công khai thư đó cho nhân dân biết sau khi thư đó đã gửi chuyển phát nhanh cho TBT, BCT, BBT và tất cả 200 UVTW Đảng.

Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách là việc tán phát Thư ngỏ đó trên mạng là sai trái, làm cho các đảng viên hoang mang, dao động, không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng. Nghe đến đây tôi phải xin phép cụ Vĩnh để có đôi lời với ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy. Tôi nói: Vâng, thưa đồng chí Chủ nhiệm UBKT, tôi nguyên là cán bộ Bộ Công an, đã về nghỉ hưu 11 năm nay và là một trong 61 đảng viên ký tên vào Thư ngỏ 61. Ý kiến đồng chí vừa nói rất đúng. Nếu có ai hoang mang, dao động và không tin vào sự lãnh của Đảng thì người đó chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Phú Trọng nói "Đến hết thế kỷ này không biết là đã có CNXH hoàn chỉnh ở Việt Nam hay chưa?" Đồng chí TBT không phải nói ở chỗ riêng tư mà phát biểu chính thức trong một buổi thảo luận Tổ đại biểu ở Quốc hội khóa XIII để góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tháng10 năm ngoái và đã được VTV, VOA và TTXVN loan tải rộng rãi! Chính phát biểu bi quan đó của đồng chí TBT làm tôi thực sự dao động, hoang mang và không còn tin vào sự lãnh đạo hiện nay của Đảng nữa, và đây cũng chính là một trong các lý do khiến tôi ký vào Thư ngỏ 61. Lúc nãy tôi có hỏi về di chúc của Chủ tịch HCM và đồng chí trả lời là di chúc của Bác Hồ rất đúng và tuyệt đối đúng! Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí. Di chúc của Bác không căn dặn Đảng ta xây dựng CNXH mà chỉ dặn Đảng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, giầu mạnh và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh thôi, và trong di chúc không có một từ nào Bác đề cập đến chủ thuyết Marx-Lenine và căn dặn nhân dân và Đảng ta phải kiên định con đường này! Vậy tại sao Đảng ta không làm theo di chúc của Bác?

Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy không trả lời trực tiếp mà chuyển sang việc đề cập đến thành tựu lãnh đạo cách mạng của Đảng. Ông gợi lại chuyện 75 năm trước (1939) khi cụ vào Đảng và thoát ly tham gia cách mạng thì đất nước ta còn nghèo lắm, dân ta còn khổ lắm nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng nên ngày nay nước ta đã hết nghèo, dân ta đã hết khổ, nay thì nhà nào cũng có ít nhất một xe máy thì làm sao cụ lại nói đường lối của Đảng là sai lầm, cần phải từ bỏ con đường xây dựng CNXH theo mô hình Xô Viết?

Đảng đã và đang kiên định con đường XHCN, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xã hội ta không có người bóc lột người, Đảng không cho phép bọn tư bản bóc lột giá trị thặng dư nhân dân lao động VN, hiện nay nhân dân làm theo sức và hưởng theo lao động, mai này khi tiến lên xây dựng CNCS thì người dân sẽ làm tùy sức và sẽ hưởng thụ theo nhu cầu! Về đối ngoại, Đảng ta cũng có chính sách khôn khéo và cương quyết với TQ, buộc họ phải rút giàn khoan HD-981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của ta trước thời hạn. Đây rõ ràng là thắng lợi của ta. Cụ Vĩnh nói: Nó rút chủ yếu là do sức ép quốc tế. TBT Nguyễn Phú Trọng không hề có một lời nào lên án TQ. Hội nghị TW9 đang họp, cũng không hề có một tuyên bố nào. Rồi đến Quốc Hội họp cũng không ra tuyên bố hoặc nghị quyết lên án TQ, Chính phủ cũng vậy! Sao nay lại tự nhận là do ta đấu tranh kiên quyết, mạnh mẽ nên buộc nó phải rút? TQ không bao giờ từ bỏ dã tâm bành trướng, xâm lược nước ta. Đảng phải hết sức cảnh giác và phải thực sự dựa vào nhân dân và phải đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể thắng lợi kể cả trong xây dựng đất nước cũng như bảo vệ Tổ quốc, và đừng có quá nhẹ dạ tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt, kẻo sẽ bị lừa và dễ mất nước!

Đại tá Trà dù đã rất kiên nhẫn ngồi nghe từ đầu, song đến đây ông không kìm được, ông nói: Nghe các đồng chí lập luận, tôi không thể thông! Đồng chí khẳng định VN chỉ có thể chọn mô hình XHCN để xây dựng đất nước, ngoài ra không có con đường nào khác. Thế thì đồng chí giải thích tại sao Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đi hết nước tư bản này đến nước tư bản kia để van nài họ công nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường? Phải chăng điều đó chứng tỏ chính Đảng không tin vào CNXH và thú nhận học thuyết Marx-Lenine là bế tắc? Không thấy vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy và các vị khách trả lời, tôi nói: Cho đến lúc này, ngay cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng như các nhà nhà lý luận của Đảng cũng không có ai đưa ra được một định nghĩa có sức thuyết phục thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kinh tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và giao thoa cùng nhau được! Có cái này thì không có cái kia và ngược lại.

Cụ Vĩnh nghe vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy thuyết giảng, chắc cảm thấy rất mệt, song cụ vẫn vui vẻ nói: Lúc nãy nghe đồng chí Chủ nhiệm UBKT Thành ủy nói thời tôi vào Đảng và tham gia hoạt động CM đã cách đây 75 năm rồi. Vâng, đồng chí nói đúng. Hồi đó tôi vào đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương sau này đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam, và tôi thấy Đảng tôi chọn lúc đó đều rất trong sáng và thực sự vì dân tộc và đất nước, và nó khác xa ĐCSVN hiện nay. Mong các đồng chỉ về và phản ảnh trung thực, đầy đủ các ý kiến ta trao đổi hôm nay, và kiểm tra giúp các đơn thư mà tôi đã gửi Lãnh đạo Đảng trong hơn 9 năm qua và nhắc họ cố gắng đọc và nghiên cứu. Nếu bố trí gặp trực tiếp tôi thì tốt, nếu không thì cố gắng hồi âm các thư tôi đã gửi.

Đoàn khách cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép ra về. Ông Trưởng đoàn kính chúc cụ mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp ý kiến xây dựng Đảng theo đúng quy định để Đảng thực sự trong sạch và vững mạnh. Tôi về đến nhà là đã gần 6 giờ chiều, tuy khá mệt song cố gắng ghi lại trung thực nhưng chắc không đầy đủ nội dung cuộc gặp này, kẻo để lâu lại quên. Tôi nghĩ chắc đây chưa phải là cuộc thăm viếng và trao đổi cuối cùng.


Nguyễn Đăng Quang

(Tác giả gửi BVN)


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Cà phê Sài Gòn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cà-phê vốn cùng đi với con đường lịch sử. Hồi xửa hồi xưa... có một Sài Gòn người ta gọi cà-phê là “cà phe”, đi uống cà-phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh... Tiếng Tây gọi cà-phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà-phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao thì gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt...

TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ-PHÊ VỚ

Năm một ngàn chín trăm... hồi đó người Sài Gòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà-phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh... có khói này là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo... chủ các tiệm hủ tiếu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tiếu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà-phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó chẳng ai biết món cà-phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà-phê vớ. Một chiếc túi vải hình phễu được may cặp với một cọng kẽm làm vành túi và cán. Cà-phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà-phê này hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà-phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà-phê này sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi... "kho" độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách.
Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu này mà dân ghiền cà-phê còn gọi nó là cà-phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa "kho nước đầu". Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà-phê sẽ đắng như thuốc Bắc. Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà-phê hủ tiếu. Ở Chợ Cũ có đường MacMahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà-phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun - Chợ Đuổi (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng đáng nể bởi cà-phê cà pháo huyên náo suốt ngày. Ở bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà-phê hủ tiếu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm... Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợ lớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà-phê, bánh bao, bánh tiêu, dò-chả-quải đến tận sáng hôm sau...

TRANG TRÍ CHUNG CỦA CÁC TIỆM CÀ-PHÊ HỦ TIẾU TÀU

Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón... thì đều chọn các nơi này làm chỗ kinh doanh. Tuy Sài Gòn, Chợ lớn, Gia Định. Phú Nhuận, Đa Kao hàng trăm tiệm cà-phê hủ tiếu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô-típ-made in China” khá giống nhau tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tiếu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt. Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà - con - mà!”

UỐNG CÀ-PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH

Như đã nói ớ trên, hồi đó không có cà-phê ta mà chỉ có cà-phê Tàu. Vì thế uống cà-phê Tàu phải có một phong cách riêng. Cà-phê được mang ra dân “sành điệu”, hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà-phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà-phê nguội. Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà-phê theo phong cách này, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tiếu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tiếu cà-phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà-phê. Cứ cho mấy thằng phổ-ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà-phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miếng giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà-phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”. Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà-phê hủ tiếu hồi đó rất chiều khách. Sì sụp húp cà-phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà còn hô lên “xà lẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng ly mà đi húp cà-phê bằng đĩa, ông Sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệư” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi vậy mới là... sành điệu!

CÀ-PHÊ PHIN

Dòng cà-phê... với cà-phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tiếu mà uống cà-phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu. Một người tên ông Chín “cù lủ” một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng... “bột” lục hục thường tình không đáng kết giao. Nhưng rồi cái quan điểm húp cà-phê trên đĩa mới... “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà-phê trong tiệm hủ tiếu. Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và... rửa con mắt. Hồi đó cà-phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu phong cách cà-phê hè phố của dân Paris (Pháp). Theo lý thuyết, những giờ uống cà-phê là những giờ thư giản hoàn toàn vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà-phê đặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mạn như hoa “com-phét-ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên... “mộng mị” và thơ... Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà-phê hè phố.
Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà-phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa. Thời điểm này những nhà văn, nhà báo. các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà-phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ giao lưu của giới thượng lưu Sài Gòn. CÀ-PHÊ TÂY Cà-phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghê gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sài Gòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cùng mở một không gian cà-phê sang trọng, đúng phong cách “Phăng-se”. Đối diện Continental là tiệm cà-phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà-phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ. Còn một quán cà-phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường này là quán cà-phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thế thả hồn êm ả bên tách cà-phê nóng hổi quyện hương thơm. Có thể nói từ giai đoạn này người Việt Nam ở Sài Gòn “thức tỉnh” trước thị trường buôn bán cà-phê mà từ lâu họ đã bỏ bê và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường... tự do khai thác. Khi qua tay người Việt quán cà-phê không còn luộm thuộm những cái “đuôi” mì, hủ tiếu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao... nữa mà nó thuần túy chi có cà-phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn...

CAFÉTÉRIA CA NHẠC

Để gần gũi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria. Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental... nơi đây không phải chỗ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chỗ vui chơi giải trí. Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tiếng tăm được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái... Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sài Gòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bỗng đêm đêm sáng lên rực rỡ ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.
Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria này. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu - Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã. Rồi tiếp theo là Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà-phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà-phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày. Một Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Ánh đèn màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Ánh Tuyết mỗi lần trình diễn “Ánh đèn màu” là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn... Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng còn thì Ánh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.

LẠI QUAY VỀ CÀ-PHÊ VỚ ĐÔNG VUI

Những quán cóc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chỗ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc mới. Vòng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà-phê như thế mọc lên san sát bên nhau. Chỉ có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy được cái thú ngồi quán cà-phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phà bên ly cà-phê vớ, nhưng để phiêu bồng hơn, một số lớn thanh niên chơi... “bốc - lăn - se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thu sẵn một bọc trong túi xách để sẵn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì phèo nhả khói. Cà-phê quán cóc (nhảy nay chỗ nay mai chỗ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền... văn hóa ẩm thực cà-phê cóc Sài Gòn. Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà-phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, thanh bình, yên ả nhất của đời mình.