Hậu bầu cử: Đỗ Nam Trung họp gia đình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐỖ NAM TRUNG VỪA HỌP GIA ĐÌNH

Tối nay Đỗ Nam Trung họp gia đình.

- Tình hình kết quả bầu cử đến giờ phút này là tôi hết hi vọng nắm quyền thêm một nhiệm kì nữa. Qua bầu cử thì thấy rõ là gia đình ta có nhiều thế lực thù địch. Vì vậy hôm nay tôi họp để cùng bàn bạc xem ta sẽ định cư ở nước nào.

Cả nhà lặng phăng phắc. Mọi người cùng suy nghĩ.

Bà vợ lên tiếng:

- Định cư ở châu Âu thì không thể. Vì châu Âu khi hết chức vụ quyền hạn là coi như hết sạch. Ở Trung Đông chiến tranh liên miên. Nga, Trung quốc & Cu Ba là đối thủ. Các nước khác đa nguyên đa đảng cãi nhau chí choé không ổn định chính trị.

Người con gái xinh đẹp của bà vợ thứ hai có ý kiến:

- Theo con ta nên định cư tại Việt Nam. Con theo Ba sang Việt Nam rồi con biết. Ở Việt Nam là nơi đáng sống nhất. Hơn nữa đất nước đó họ quí trọng lãnh đạo. Dù về hưu rồi nhưng có việc gì đều được mời. Được xin ý kiến. Ai ai cũng cố gắng giữ cho mình chữ Nguyên. Mất chữ Nguyên là coi như mất hết. Thậm chí nhiều người về hưu còn có xe phục vụ riêng, bác sĩ riêng, bảo vệ riêng. Một đất nước phải nói là rất nhân văn.

Cậu con trai vợ đầu góp thêm:

- Con cũng đồng ý là định cư tại Việt Nam. Người Việt Nam rất yêu quí Ba. Đợt bầu cử vừa qua trên mạng xã hội có đến 98% người Việt mong muốn Ba đắc cử. Ba sang đó định cư thỉnh thoảng đi đây đi đó có khi còn được giới thiệu là Nguyên Tổng thống Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

Vợ Đỗ Nam Trung ái ngại:

- Sang Việt Nam tôi sợ nhất là cái tính cách của ông. Ăn nói phát biểu thì vô tội vạ. Tính khí thất thường coi ai chả ra gì. Thích gì cứ thế làm. Việt Nam người ta dân chủ. Mọi việc dân biết dân bàn dân kiểm tra. Ông không thay đổi người ta sẽ ghét.

Đỗ Nam Trung ngắt lời vợ:

- Bà không phải lo. Tôi sẽ gắng làm người tử tế. Việt Nam về hưu rồi họ cũng dặn dò nhau về gắng làm người tử tế đó sao?

Cô con gái xinh đẹp quyến rũ người luôn được mệnh danh là cố vấn của Đỗ Nam Trung ở nhà Trắng lên tiếng:

- Gia đình ta thống nhất sẽ định cư ở Việt Nam. Nhưng vấn đề quan trọng là bây giờ chưa ai có Quốc tịch.

Cả nhà oà lên. Bà vợ mỉa mai Đỗ Nam Trung:

- Tôi dặn ông rồi phải lo đi cái quốc tịch khi thất cơ lỡ vận. Ở Việt Nam chỉ mới ông Nghị quèn thôi mà họ đã biết lo xa. Ông chủ quan khi nước sôi lửa bỏng mới nhảy.

Đỗ Nam Trung trầm ngâm.

Nói chuyện chính tả (Đỗ Duy Ngọc)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không biết vì sao mà bây giờ người viết sai chính tả nhiều quá. Có thể là ngày nay, mạng xã hội, Facebook phổ biến nên người ta viết nhiều, sử dụng nhiều nên mới lộ ra việc viết sai chính tả chăng?

Cũng có thể nhà trường hiện nay không chú trọng việc dạy viết đúng chính tả cho học sinh? Cũng có thể bây giờ người ta ít đọc sách, bởi đọc sách cũng là một cách rèn luyện viết chính tả cho đúng?

Mà cũng có thể thời hiện đại người ta phát âm sao thì viết ra vậy nên chữ nghĩa ngọng nghịu là lẽ đương nhiên? Và cũng có thể vì tất cả những lý do ấy.

Chỉ cần lướt các bài viết và comment ở trên mạng, ta có thể tìm thấy vô vàn lỗi chính tả. Lỗi nhẹ thường thấy là sai hỏi ngã. Lỗi này thì quá phổ biến, đến độ người ta có thể bỏ qua.


Cũng thường thấy là viết như người ngọng nói. Ngày trước, người Việt thường lấy giọng Hà Nội làm chuẩn, giọng Bắc là giọng chuẩn, điều ấy chưa hẳn đã đúng nhưng cũng tạm chấp nhận. Lúc đấy người nói chớt, nói ngọng theo cách nói của địa phương thường là người già, là nông dân. Người có chút học vấn sẽ tránh nói theo kiểu ấy.

Nhưng bây giờ thì khác rồi, người Bắc nói chớt, nói ngọng nhiều quá và đem cái chớt, cái ngọng ấy vào bài viết, nói sao viết vậy. Trân trọng viết là chân chọng. Trả treo viết là chả cheo. Cho nên viết là cho lên. Lịch sử viết là lịch xử...nhiều lắm kể không hết.

Cứ tưởng người ít học thì viết sai nhiều lỗi chính tả, nhưng không phải thế. Học sinh cấp 3, sinh viên Đại học cho đến giáo viên, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng viết sai chính tả tùm lum. Lãnh đạo cũng mắc không ít lỗi chính tả khi viết. Ngay đến giáo viên dạy môn Văn trong các trường học cũng viết sai chính tả. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo cũng đầy lỗi chính tả.


Ngày xưa, sách, báo là nơi để người ta tìm thấy sự chính xác trong câu văn, trong từ ngữ sử dụng và cũng là nơi tin cậy về chính tả. Ngày nay không còn thế nữa, sách đầy lỗi, báo viết sai tè le, ngay cả sách giáo khoa dạy cho trẻ con của một ông Giáo sư Tiến sĩ tự vỗ ngực là người có trình độ cao nhất thế giới cũng viết con dơi thành con rơi. Đành thua.

Một bài văn hay, một bài báo tốt, một câu comment thú vị mà nhiều lỗi chính tả thì bài văn ấy, câu comment ấy giảm biết bao giá trị. Nhiều khi cứ tự nghĩ không biết giờ trong nhà trường ở môn Tiếng Việt, môn Văn học, người ta dạy học trò những gì nhỉ?

Bài hát "Lá cây" (An-bom "Không Đành Lòng" - Nhạc Việt Nam mới 2020)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


LÁ CÂY
Nhạc Nga
Lời Việt: Minh Ca (viết lời mới)

1.
[Dm]— Tại vì sao ở Việt [A#]Nam lũy [C7]tre xanh cứ [F]rì rào? -[Dm]-
Những thân cây nhiều [A#]đốt hình như [C7]biết hết mọi chuyện trên [F]đời. -[D7]-
Đường làng [Gm]quanh quanh, bóng tre [A7]nghiêng nghiêng hiền [A#]lành, -[Gm]-
Cứ buồn [Dm]rầu thả [A7]rơi những lá [Dm]vàng.

Tôi đi bộ trên đường đất... mùi rơm ướt, mùi trâu, mùi làng Việt Nam,..
Có khi trong cuộc sống đến bây giờ tôi mới nhận ra...
Tại vì sao chiếc lá cây rơi thật buồn
Chạm vào áo sơ-mi lại làm yên lòng người?

[Điệp khúc]
[D7]— Một [Gm]lần nữa tự [C7]nhiên thấy ấm [F]áp trong [A#]lòng,
Một [Gm]lần nữa không [A7]biết tại [Dm]sao lại [D7]thế;
Còn [Gm]chiếc lá nhẹ [C7]rơi, [F]rơi lên vai [A#]người,
Vừa tự [Gm]rứt mình rời [A7]cây, rời [Dm]cành.

2.
Tại vì sao phở ngoài phố đặc biệt ngon đầu mùa Xuân?
Tại vì sao mà bún ốc làm toát mồ hôi ngay giữa mùa Hè?
Còn hoa sữa đêm mùa Thu thơm nhức đầu?
Và thuốc lào cứ ngất ngây sáng mùa Đông?

Tôi đi bộ trên hè phố, — hè phố tại sao xe máy chạy ào ào?
Có khi trong cuộc sống đến bây giờ tôi mới nhận ra...
Tại vì sao chiếc lá cây rơi thật buồn
Chạm vào áo sơ-mi lại làm yên lòng người?

[Điệp khúc]...


An-bom KHÔNG ĐÀNH LÒNG

1. Bài hát nhỏ về tôi

2. Lá cây

3. Hello

4. Sô-panh
5. Không đành lòng

6. Ánh trăng nói hộ lòng anh

7. Người yêu ơi

8. Ngày Một tháng Năm

CÁNH ĐỒNG MÙA ĐÔNG

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CÁNH ĐỒNG MÙA ĐÔNG
(Tạp văn của Phan Cẩm Thượng)

Lúc ấu thơ, khi còn chưa biết rét là gì, tôi thường đi chơi trên những cánh đồng mùa đông. Lúa tháng mười vừa gặt xong, thửa ruộng cạn chỉ còn những gốc rạ trơ trụi. Từ gốc rạ ấy, những mầm lúa lại mọc lên xanh non, nếu để lâu chúng cũng kết bông trổ hạt, người ta gọi đó là lúa trau, có thể lùa trâu bò xuống ăn. Ngoài đồng, phân trâu bò được đắp thành những đụn tròn cao dần lên trên chừng nửa thước. Phân ủ trong đó rất ấm tỏa ra làn khói mờ. Đi cắt rạ lâu trên đồng, những ngón chân lạnh cóng đến mức không còn cảm giác gì, người ta phải hong chân trên nóc đống phân đó. Vài nhà nông tranh thủ cầy ải. Họ xới đất lật lên thành luống, để cho gió bấc hong khô đất, đợi sang xuân có nước về lùa những luống đất đó tan ra như bùn. Đôi khi người ta dùng vồ đập cho đất vỡ tan trước. Thơ Đỗ Trung Lai có câu rằng: Vài ba thửa ruộng cầy sớm / Đất quằn như vỏ đỗ phơi. Nhiều cánh đồng mùa đông thường bỏ hoang, người ta bảo là cho đất nghỉ. Nhưng nhà nông không dư giả, chẳng trồng lúa thì trồng mầu. Ở huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, người Nùng Phản Sình thường trồng đỗ tương, thuốc lá và mía trên những dộc ruộng chạy sâu vào khe núi. Trong nhà ai nấy đều có những chum to. Chum thì đựng mật đã kéo, chum đựng thuốc lá mà cúi đầu vào mùi thơm phức, chum thì đựng đỗ tương. Ngay trong thời bao cấp đói kém, nông dân ở đây sống khá sung túc. Ở huyện Yên Dũng, Bắc Giang, mùa đông đồng được trồng bạt ngàn xu hào, có củ to đến hai cân. Xu hào nhiều khi bán rẻ cũng không được vì quá nhiều đành để thối. Mía, rau cải, xu hào, súp lơ, bắt cải… đều là những cây mùa đông cả. Bắp cải cần rét để quấn lá, cùng với súp lơ, xu hào tương truyền giống chúng từ tận phương Tây đưa sang ta, nhưng sang từ lúc nào không ai biết. Người thì bảo rằng hai trăm năm lại đây khi người Pháp mon men sang Đông Dương, người bảo rằng sớm hơn có đến bốn trăm năm, chắc do người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa sang. Ý kiến khác lại cho rằng sớm hơn nữa qua con đường Trung Quốc. Những cánh đồng mùa đông bớt trơ trụi, khi có hoa mầu, mà hoa mầu thì nhiều mầu sắc, vừa đẹp lại vừa tăng thu nhập cho nhà nông. Cánh đồng qua đất Phú Thị, từ Sủi đến Keo, người ta trông rất nhiều hoa cải cúc để ươm giống. Từ đầu đông đến tết, nơi đây rực một mầu vàng hoa cải trải dài vài cây số, hương sắc trong veo. Tiếc rằng vài doanh nghiệp đã cắm đất. Đồng hoa cải bị cắt đoạn và thu hẹp, cảnh tượng cũng không còn biết bao lâu.