Truyền thông nhà nước có nên dối trá về một lễ quốc tang? (*)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đỗ Thành Nhân

“Ban tổ chức Lễ quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, tính đến 17h hôm nay 26/9, đã có khoảng 1.500 đoàn trong nước, quốc tế với số lượng ước tính 50.000 người đến viếng cố Chủ tịch nước”.


oOo


1. Buổi sáng,

Xem truyền hình trực tiếp Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đến 7 giờ 52 phút là chuyển Hội trường Thống Nhất, TP HCM.

Tôi tính ngày này từ lúc bắt đầu phát lễ đến 5 giờ chiều được tối đa 150 đoàn viếng.

Giả sử thời điểm người đại diện đoàn đốt nhang xong làm mốc:

- (1) lúc 7:25’ đoàn ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (hình 1)

- (2) lúc 7:33’ đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ (hình 2): 8 phút = (2)-(1)

- (3) lúc 7:37’ đoàn bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội (hình 3): 4 phút = (3)-(2)

- (4) lúc 7:45’ đoàn bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Quyền Chủ tịch nước (hình 4): 8 phút = (4)-(3)

- (5) lúc 7:50’ đoàn ông Hầu A Lềnh - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (hình 5): 5 phút = (5)-(4)

Tính bình quân khoảng thời gian 2 đoàn là 6 phút 15 giây.

Giả sử Lễ viếng liên tục không nghỉ từ 7:52 đến 17:00 (tức là 9 giờ 8 phút = 548 phút): thì thêm được 88 đoàn nữa.

Còn nếu thời gian rút ngắn giữa 2 đoàn tối thiểu là 4 phút thì thêm được 137 đoàn nữa.

Tính như vậy, thì tối đa một ngày được 150 đoàn viếng.


image

(Hình 1)

image

(Hình 2)

image

(Hình 3)

image

(Hình 4)

image

(Hình 5)


oOo


2. Buổi tối,

Đọc báo, bản tin “1.500 đoàn trong nước, quốc tế viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang” (hình 6, **); nội dung bài viết có phân tích chi tiết: “Trong đó, khoảng 430 đoàn viếng tại hội trường Thống Nhất, TP HCM; trên 200 đoàn cùng hàng nghìn người dân vào viếng ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.

Tức là khoảng gần 870 đoàn viếng tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trong thời gian 548 phút (32.880 giây). Như vậy là khoảng thời gian giữa hai đoàn viếng là 37,79 giây (làm tròn 40 giây).

Trong thời gian 40 giây, hàng loạt các nghi thức tang lễ: ổn định đoàn, 1 người đại diện lên vái, thắp nhang rồi đi về vị trí; viết sổ tang; cả đoàn mặc niệm, vòng quanh linh cữu, chia buồn (bắt tay) với gia đình, …! Xem Clip 7: một chu trình viếng Lễ tang.

Một chính quyền quái gở

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Thằng ngớ ngẩn Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cùng lãnh đạo sở Y tế Hà Nội
ân cần thăm hỏi các bạn sốc ma túy tại sàn lắc "mùa thu 2018"

Người dân lương thiện nặng lòng với vận nước hưng vong, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thế mà bị tòa án nhà nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị kết án 14 năm tù dù không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ.

Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức Phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một đám Giám đốc sở, Giám đốc Y tế, Giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi.



"Tiền đây, nhưng lần sau nhớ phải cẩn thận đấy!
KẺO BỐ LẠI MẮNG CHÚ."

Đứng trước tuổi trẻ bệnh hoạn ma túy, đám quan chức cộng sản khép nép cung kính như đứng trước những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ rồi tay nâng phong bì, thân thiết kính tặng tiền, khuyến khích lớp trẻ cứ ném tuổi trẻ huy hoàng vào ma túy.

Cứ ma túy đi, đừng đòi dân chủ, nhân quyền.

Cứ ma túy đi, đừng quan tâm đến biển Đông của tổ tiên ta đang bị giặc Tàu chiếm đoạt, đang hàng ngày bắn giết dân ta đánh cá trên biển của ta.

Cứ ma túy đi, đừng bận tậm đến tâm hồn Tàu, tư tưởng nô lệ Tàu đang sai khiến quan chức nhà nước cộng sản.

Cứ ma túy đi, đừng lo ngại hàng hóa Tàu đang giết chết nền kinh tế Việt Nam, đang đầu độc con người Việt Nam.

Cứ ma túy đi, đừng băn khoăn gì về lũ giặc Tàu đang ồ ạt đổ vào nước ta, đang làm chủ nhiểu vùng lãnh thổ đất nước ta, đang nghênh ngang mặc áo in hình lưỡi bò đi trên đường phố ta.

Cứ ma túy đi hỡi tuổi trẻ anh hùng của thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ.

Tuổi trẻ cứ say ma túy đi để nhà nước cộng sản rảnh tay đưa cả giống nòi Việt Nam vào nô lệ Tàu Cộng.

Một chính quyền quái gở của lịch sử Việt Nam.


Phạm Đình Trọng

(Tác giả gửi BVN)


(Bài viết của tác giả Chi Nguyen Hue)

Facebook và luật an ninh mạng Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002[1]

Bà Sheryl Sandberg, Giám đốc hoạt động của Facebook
điều trần tại Thượng viện Mỹ ngày 5/9/2018. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images.


Người sử dụng Facebook tại Việt Nam cuối cùng cũng có một câu trả lời về thái độ của Facebook đối với chính phủ Việt Nam.

Trong một phát biểu tại phiên điều trần ngày 5/9 vừa qua ở Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ, bà Sheryl Sandberg, nhân vật quyền lực số hai của Facebook sau Mark Zuckerberg, cho biết: “Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị”.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio hỏi: “Và các bạn sẽ không bao giờ làm như vậy?”

Sandberg: “Chúng tôi sẽ không làm như vậy.”

Rubio: “Các bạn sẽ không đồng ý làm như vậy để được hoạt động chứ?”

Sandberg: “Chúng tôi chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể giữ được những giá trị của mình”, bà Sandberg trả lời.

Rubio: “Điều đó áp dụng cho cả Trung Quốc?”

Sandberg: “Điều đó cũng áp dụng cho cả Trung Quốc nữa.”

Trước đó, TNS Rubio đã trình bày hàng loạt động thái mới đây của các chính phủ mà ông cho là “độc tài” ở Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trong việc kiểm soát thông tin người dùng Internet và ngăn chặn thông tin của các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.

Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng được nhắc đến khá chi tiết khi ông Rubio nói rõ nó sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 tới, theo đó, Facebook sẽ phải lưu dữ liệu người dùng ở Việt Nam và phải cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam.

Khi được hỏi liệu Facebook có ủng hộ các nguyên tắc dân chủ trên toàn cầu không hay chỉ ủng hộ chúng ở Mỹ, bà Sandberg cho biết, “chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc này trên toàn cầu”.


Bạn có thể theo dõi toàn bộ cuộc đối thoại trên ở video dưới đây:
https://youtu.be/rZ31ugWyH8g

Cần lưu ý rằng, những người ra điều trần ở Quốc hội Mỹ không được phép nói dối. Họ phải tuyên thệ trước khi điều trần rằng chỉ nói sự thật và toàn bộ sự thật. Trong trường hợp nói dối và bị phát hiện, họ sẽ phải đối mặt với tội khai man.

Phiên điều trần này diễn ra trong bối cảnh người dùng Facebook tại Việt Nam đang lo ngại về việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ tuân thủ Luật An ninh mạng và quay lưng với người dùng, đặc biệt là các nhà hoạt động dân chủ, để hợp tác với chính phủ Việt Nam.

Một lá thư của người dùng Việt Nam do Luật Khoa khởi xướng đã được gửi tới trụ sở của Facebook tại California, Mỹ, đề nghị Facebook trả lời rõ ràng về chính sách của họ đối với Việt Nam. Lá thư này đã nhận được xấp xỉ 14.500 chữ ký cho tới thời hạn trả lời là ngày 12/9 vừa qua.

Sách về thảm sát Gạc Ma ra đời đầy gian truân, nay bị thu hồi

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VOA Tiếng Việt 11/09/2018

clip_image002

Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây đề nghị các tỉnh, thành phố thu hồi một cuốn sách nói về sự kiện quân Trung Quốc thảm sát các binh sĩ Việt Nam hồi năm 1988 để chiếm đảo đá Gạc Ma.

Các báo mạng Việt Nam đưa tin hôm 11/9 rằng Cục Xuất bản, In và Phát hành của bộ đã gửi công văn từ hôm 31/8 đến các sở thông tin và truyền thông của các tỉnh, thành phố “đề nghị kiểm tra, rà soát và thu hồi” cuốn sách có tên “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử". Lý do được đưa ra về việc thu hồi cuốn sách là “để ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót nêu trên ra thị trường”.

Cuốn "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" chỉ mới được phát hành cách đây hơn 2 tháng, vào đầu tháng 7/2018, ít ngày trước dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ của Việt Nam, 27/7.

Sách do hai nhà xuất bản là Văn học và First News - Trí Việt liên kết in ấn và phân phối.

Ở thời điểm sách ra đời, nhiều người và báo giới gọi cuốn sách là một phần của các hoạt động tri ân 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam “đã anh dũng hy sinh vì biển đảo tổ quốc” trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Các tài liệu của Việt Nam nói cách đây hơn 30 năm, khi lính công binh Việt Nam cắm cờ và xây dựng tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao “để khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, 3 tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng, giết chết 64 binh sĩ Việt Nam khi đó đứng thành một vòng tròn che chắn cho quốc kỳ. Sau biến cố đẫm máu này, Trung Quốc làm chủ Gạc Ma, Việt Nam giữ hai đảo đá còn lại.

Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991, truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như không nhắc đến các xung đột quân sự giữa hai nước trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 ở biên giới và trên Biển Đông.

Báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ chỉ thỉnh thoảng nói về các sự kiện đó trong vài năm gần đây, mỗi khi có căng thẳng giữa hai nước khi Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng để đòi chủ quyền ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.

clip_image004

Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng hôm 13/3
cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988


Sách về cuộc thảm sát Gạc Ma bắt đầu được viết vào năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa một dàn khoan vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, gây ra một làn sóng phản đối dữ dội chưa từng có ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam.