Mở rộng Hà Nội - Kịch tính trong lịch sử Quốc Hội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

'Mở rộng Hà Nội' kịch tính trong lịch sử Quốc hội

VNE
Thứ ba, 24/7/2018, 19:00 (GMT+7) 
 
Khi vấn đề mở rộng thủ đô được thăm dò tại Quốc hội, tỷ lệ ủng hộ và phản đối chủ trương này là 50/50.

Hà Nội sau 10 năm mở rộng

Ngày 29/5/2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội với tỷ lệ đồng thuận gần 93%. Để đi được đến ngày biểu quyết, đã có những tranh luận gay gắt trên nghị trường.

Bức thư của ông Võ Văn Kiệt

“Không nên không được phép lấy thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì”, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết trong một lá thư được công bố ngày 5/5/2008.

Thời điểm công bố lá thư chỉ trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 12 đúng một ngày. Trong thư, ông bày tỏ sự phản đối việc mở rộng thủ đô. Nguyên Thủ tướng cho rằng Bộ Xây dựng mới chỉ đưa ra một ý tưởng cảm tính, thay vì chứng minh bằng một đồ án được nghiên cứu thấu đáo trong nhiều năm.

Ông Võ Văn Kiệt cho rằng ý tưởng này cần công khai trước dư luận, thu thập ý kiến rộng rãi để cả chuyên gia và người dân tham gia đóng góp. Hà Nội đã tích lũy văn hóa, lịch sử cả ngàn năm, không phải thủ đô nào cũng có được.

Theo nguyên Thủ tướng, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp hay đất đai rộng đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, môi trường trong lành, giàu kinh tế tri thức mới là mô hình nhiều nước hướng đến. Hà Nội hội đủ yếu tố trở thành thành phố như thế. Ông kiến nghị Chính phủ lập ủy ban nghiên cứu phát triển Hà Nội với các chuyên gia ưu tú, khảo sát để có cơ sở khoa học.

Bức thư gây chấn động được đồng loạt các báo đăng tải. Nhiều phóng viên đã tìm tới Bộ Xây dựng, song cánh cổng Bộ "đóng chặt".

Những cuộc tranh luận

Là một trong bốn người bỏ phiếu không tán thành Nghị quyết mở rộng Hà Nội, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết kể lại, trước ngày biểu quyết, Quốc hội đã có nhiều phiên thảo luận tổ lẫn toàn thể. Những cuộc tranh luận sôi nổi chia các ý kiến thành hai luồng ủng hộ - phản đối rõ rệt.
Nguyên đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Giang Huy.

Phiên thảo luận toàn thể ngày 19/5 trở thành phiên sôi động nhất kỳ họp Quốc hội năm ấy. 31 đại biểu đăng đàn tranh luận.

Dưới góc nhìn của một nhà quân sự, đại biểu Nguyễn Khắc Nghiên cho rằng mở rộng Hà Nội thời điểm này là hợp lý. Bởi theo ông, mọi cuộc chiến tranh, mục tiêu luôn là đánh chiếm thủ đô.

Dối trá tràn lan, giáo dục tan hoang

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

DỐI TRÁ TRÀN LAN, GIÁO DỤC TAN HOANG

Ngô Văn Giá

Vừa rồi VTC kéo tôi vào chương trình talk show để thảo luận về câu hỏi: Tại sao càng lớn lên, người ta càng hay nói dối?

Đặt vấn đề như vậy là thú vị. Khởi đầu câu chuyện này là từ một kết quả nghiên cứu của ông Trần Ngọc Thêm. Bằng phương pháp test, thống kê, phân tích, kết quả đưa ra là vậy.

Căn bệnh nói dối thì thời nào cũng có. Nhưng mỗi thời, mức độ có khác nhau. Có thời, trong bối cảnh chiến tranh, toàn dân bị hút vào cái sống cái chết, căn bệnh này có phần suy giảm. Trong thời bình, khi con người ta phải đối diện với miếng cơm manh áo, với gánh nặng mưu sinh…căn bệnh nói dối lại có cơ bùng phát. Cho đến ngày hôm nay, bệnh nói dối đã trở nên kịch phát, trở thành một đại dịch, không kiểm soát được.


Căn bệnh nói dối, giả trá tràn lan, không trừ một nơi chốn nào.

Cao thì ở nghị trường. Họ diễn thuyết cái mà họ chưa chắc đã nghĩ. Họ bấm nút đồng ý cái mà họ chưa chắc đã mong. Họ trả lời phỏng vấn những điều mà họ không tin là thật. Họ đăng đàn diễn thuyết dạy dỗ thiên hạ những điều mà chính họ hoang mang. Họ nói dối một cách…tâm huyết. Thấp thì ở các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện..., tất tật, trong cả các sinh hoạt dân sự hàng ngày.

Lạ lắm. Có người nói dối mãi nên lâu dần tin vào chính điều mà mình nói dối, đinh ninh đó là sự thật. Căn bệnh ám thị đã đẩy họ đến tình trạng như vậy.

Đại dịch nói dối do đâu?

Thì đấy thôi, cụ Nguyễn Trãi đã nói từ hơn 5 thế kỷ trước: “Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế”. Trên lừa dưới, dưới lừa trên, trên dối trá trên, dưới lường gạt dưới…Một xã hội đang vận hành bằng sự lừa gạt lẫn nhau thử hỏi làm sao không loạn?

Trong bối cảnh ấy, giáo dục là nơi tập trung sự dối trá nhiều nhất. Căn bệnh thành tích, khai khống đã hoành hành từ lâu, đến nay vẫn chưa hề suy suyển. Trên lớp, nhiều thày cô nói những điều mà chính họ cũng không tin. Các đề thi được ra theo cách trở thành mảnh đất tốt để học trò triển khai những lời nói dối. Các đáp án thi cử, cái mà giáo viên chờ đợi không phải là tinh thần tự do, khai phóng, sáng tạo, mà là những khuôn phép, giáo điều, sách vở đã định sẵn. Họ gieo vào đầu con trẻ tinh thần nói dối, nói dối mới là khôn ngoan, mới hợp thời, “Thật thà ăn cháo/Láo nháo ăn cơm”. Lòng trung thực bị coi là dại dột. Họ chấp nhận những học vẹt, nói dối từ phía học trò - như là sản phẩm giáo dục của chính mình.

Và đỉnh cao của sự dối trá là việc nâng điểm hàng loạt ở Hà Giang trong vụ thi cử vừa qua. Vậy còn ở các nơi khác? Vậy còn những năm trước, khi mà chuyện thi cử bị lái sang cái gọi là hai trong một? Đại dịch dối trá đã tràn vào cả tầng lớp chóp bu của ngôi nhà cai trị Hà Giang.

Họ nhìn nhau như thế nào?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image001
clip_image003

Mac Văn Trang

Nhân vụ Hà Giang gian lận nâng điểm cho 114 thí sinh phần lớn con em diện cán bộ, cô bạn tôi bảo, cả lũ họ gian dối, thế thì nhìn mặt nhau thế nào?

Quả là cô lương thiện nên bối rối, chứ họ nhìn nhau quen rồi. Nhưng tình huống này phân tích tâm lý cũng thú vị.

1. Trong gia đình, họ nhìn nhau buồn và bực. Như bí thư Hà Giang nói, hắn ta rất buồn vì con gái bị chữa nâng điểm (!) Nhưng cái buồn thực, là buồn, vì bao nhiêu vụ lớn không lộ, mà vụ cỏn con bị lộ, hỏng việc; bực vì bọn tay chân quá tham, quá ngu...

Đại loại, vợ các quan sẽ thương chồng, mắng con: Bố mẹ lo cho mày bao nhiêu chuyện rồi, lo mà học hành, cứ làm khổ bố mày mãi...

Con: đứa nào có bố làm to, nó chả được nhờ, có phải mình con đâu?...

Bố: Mẹ con mày kín mồm, kín miệng thôi. Theo dõi xem những đứa nào nhòm ngó, bêu xấu nhà mình... Tao còn phải lo đối phó tứ bề đây, không đơn giản đâu, khéo cái sảy nảy cái ung là chết ráo!...

2. Đến cơ quan nhìn nhau, họ sẽ vờ như không có chuyện gì xảy ra. Ở đây “tại vách mạch rừng”, bép xép là chết. Họ sẽ vờ “dấy lên khí thế thi đua”, ai cũng tỏ ra hăng hái, vui vẻ. Nhiều kẻ cho rằng, bao nhiêu chuyện to như con voi có sao đâu, chuyện này “nhỏ như con thỏ”... Nhưng cũng nhiều anh cấp dưới liên quan thì phẫn uất: Mẹ nó, bao nhiêu lợi lộc thì bên trên nó hưởng, lộ ra thì bao tai họa cấp dưới chịu, nó còn phủi tay, bảo phải xử thật nghiêm minh... Rồi sẽ còn nhiều vụ Yên Bái...

3. Các “cấp trên” nhìn nhau thế nào? Họ cười cười, mặt đã trơ lì vẫn sường sượng, tránh ánh mắt của nhau, bắt tay nhau ngầm cảm thông, không may việc nhỏ bị lộ, vì “lòng vả cũng như lòng sung, một trăm con lợn, bộ lòng cũng giống nhau”! Họ cố lờ chuyện không may này đi, bàn các dự án mới...

4. Bộ trưởng Nhạ và Bộ trưởng CA sẽ hăm hở báo công: đã kịp thời phát hiện một vài nơi có dấu hiệu tiêu cực trong kỳ thi và kịp thời phối hợp các bên, quyết liệt xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội... vài nhân viên (Chứ không dám đụng đến các lãnh đạo địa phương).

5. Thủ tướng Phúc: Thực hiện CV hỏa tốc của Thủ tướng, các cấp có trách nhiệm đã khẩn trương, quyết liệt xử lý các vụ việc tiêu cực một cách khẩn trương, rốt ráo và báo cáo ngay cho thủ tướng, như vậy là tốt. Còn những ai liên quan tiêu cực phải xử lý thật nghiêm! (Nói xong rồi quên luôn, vì còn lo chuyện 3 đặc khu...).

Ông Trần Đại Quang á khẩu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Nguyễn Đình Cống)

Đó là việc liên quan đến ông khi Bộ TTTT phạt Báo Tuổi Trẻ Online 220 triệu đồng và đình bản 3 tháng vì hai lỗi, trong đó có lỗi ngày 19/6/2018 đăng tin: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói rằng ông đồng tình với cử tri cần có luật biểu tình và hứa báo cáo với Quốc hội về nội dung này”. Tin trên đã nhanh chóng bị gỡ bỏ. Lý do xử phạt là: báo Tuổi Trẻ Online đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.


Việc xử phạt trên, xét ra không đạt tính nghiêm chỉnh, hoặc quá mềm nếu đúng là báo Tuổi Trẻ cố tình nhét vào mồm Chủ tịch nước điều ông ta không nói, hoặc quá láo nếu báo Tuổi Trẻ có đủ bằng chứng về tin đã đăng.


Thời phong kiến, nói sai lời vua mắc tội khi quân, bị xử tử, nếu bịa đặt lời vua có thể bị chém 3 họ. Nếu báo Tuổi Trẻ bịa đặt hoặc tường thuật sai hoàn toàn ý của ông Trần Đại Quang, bất kỳ vì mục đích gì, thì đã phạm trọng tội. Ông Trần Đại Quang có quyền kiện để Tòa án xét xử. Không rõ ông Quang có kiện hay khiếu nại gì không. Nếu ông Quang không kiện hoặc khiếu nại thì có ai vì quyền lợi hoặc danh dự của ông mà khiếu nại không? Nếu không có khiếu nại thì Bộ TTTT căn cứ vào đâu để xử phạt? Phải chăng dựa vào việc người của Bộ không nghe thấy.


Trường hợp ông Quang có nói về luật biểu tình, bản tin của báo Tuổi Trẻ là có căn cứ thì sự xử phạt của Bộ TTTT là quá láo, vô lý, áp đặt. Báo Tuổi Trẻ có quyền phát đơn kiện để tòa án xét xử. Nhưng đó là chuyện tại các nước dân chủ, còn ở VN, thôi thì đành ôm nỗi oan ức mà cho qua. So với nỗi oan của nông dân mất đất thì nỗi oan bị phạt 50 triệu chỉ như cái móng tay.


Là người chính trực thì ông Quang cần lên tiếng trong chuyện này. Không phải nói nhiều, chỉ cần xác nhận là trong buổi tiếp xúc cử tri hôm ấy ông có nói gì liên quan đến luật biểu tình hay không. Nếu ông có nói mà để cho báo Tuổi Trẻ bị xử phạt oan thì đáng lo cho ông. Đã có nhiều dẫn chứng rằng, người ta, khi hấp hối, nhớ lại việc mình đã gây oan trái cho ai đó, sẽ vô cùng hối hận, khó thanh thản ra đi. Nếu câu nói của ông mà bị Bộ Chính trị (BCT) phê phán thì ông làm kiểm điểm trong BCT và nhận kỷ luật. Khuyên ông không nên chối vì “Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy”. Nếu quả thực ông không nói mà bị báo Tuổi Trẻ vu oan giá họa, dựng chuyện thì ông nên viết bài công khai phản bác và tạo điều kiện để báo được đối thoại công bằng. Cũng tò mò hỏi xem, khi Bộ TTTT định xử phạt báo Tuổi Trẻ, họ có hỏi ý kiến ông không, việc này ông cũng nên công bố.


Riêng về ý “… gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng” trong lý do xử phạt của Bộ TTTT đã làm lộ bí mật của BCT.

Gạc Ma - Một status buồn, rất buồn...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


 Một status buồn, rất buồn…


Trần Đức Anh Sơn
15-7-2018

 1. Mấy ngày sau khi cuốn sách “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” (do First News chủ biên và hợp tác với Nxb Văn học xuất bản) được phát hành, thì trên mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông chính thống do nhà nước kiểm soát xuất hiện một làn sóng chỉ trích cuốn sách này vì những “sai sót” trong nội dung cuốn sách.


Tôi đã đọc bản đính chính những chỗ sai sót của cuốn sách, do anh Nguyễn Văn Phước (Giám đốc First News) gửi qua messenger cho tôi, và đã post lên FB bản đính chính đó để mọi người được biết.

Theo tôi, sách viết không chính xác một số chi tiết thì phải xin lỗi những người liên quan trong nội dung cuốn sách, xin lỗi độc giả và phải đính chính, thậm chí phải thu hồi để sách cũ và “đền” sách mới cho những ai đã mua.

Đó là việc xưa nay những nhà xuất bản tử tế trên thế giới đều phải làm, đã làm và sẽ tiếp tục làm. First News vì uy tín và sự sống còn của mình, thì cũng phải làm thôi.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ: đây không phải là cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác, mà là cuốn sách công bố những điều mà những kẻ có quyền lực, vì một lý do nào đó, không muốn công bố và không muốn cho phép người khác công bố những điều mà cuốn sách này đã công bố.

Vì thế, với những sai sót cụ thể như trong bản đính chính đã được First News công bố, thì người ta không quan tâm nhiều lắm. Chủ yếu là họ quan tâm đến việc CÓ hay KHÔNG “lệnh cấm nổ súng” hay “lệnh cấm nổ súng TRƯỚC” mà thôi.

Một nhân chứng trong cuộc chiến này là hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, đã cung cấp thông tin cho nhóm làm sách một chi tiết, được in trong sách: “Tôi tính lượm khẩu súng của tên chỉ huy (Trung Quốc - TĐAS chú thêm) để bắn chết nó nhưng vì có lệnh KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG (TĐAS nhấn mạnh) nên thôi. Nếu cho thì tôi đã bắn chết nó rồi, rốt cuộc tôi bị nó đâm lê vào người và bị đạn bắn ngã ngửa” (tr. 43, xem ảnh 2).

Một nhân chứng khác là Thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ, người đã ra lệnh lái chiếc tàu này lao lên bãi đá Cô Lin trong sáng ngày 14/3/1988, trở thành “công sự khổng lồ dài tới 100 m, rộng 18 m án ngữ lối lên bãi Cô Lin” để bảo vệ Cô Lin, và chỉ với 10 người, với trang bị là súng bộ binh, nhưng dựa vào “công sự” HQ 505 này, họ đã quyết tâm bảo vệ đá Cô Lin đến cùng đã thành công, khiến cho Trung Quốc thấy “tàu của Việt Nam đã lên bãi cạn, không thể chìm nữa, phía Trung Quốc bắn thêm 1 đợt nữa rồi lùi ra xa” (tr. 79, xem ảnh số 5). Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã cùng với 9 đồng đội đã kiên trì bám trụ trên “bệ pháo HQ 505” ở Cô Lin suốt 2 tháng. Đó là những ngày tháng cực kỳ căng thẳng khi hàng ngày phải đối phó với sự uy hiếp, đe dọa của tàu Trung Quốc (xem nội dung ở các ảnh 5, 6, 7). Ông kể: “Có lúc tàu Trung Quốc đến rất gần, nghĩ đến anh em trên tàu HQ 604 đã hy sinh, những người bảo vệ Cô Lin trên tàu HQ 505 rất căm phẫn, muốn sử dụng DKZ, B40, B41 bắn chìm tàu đối phương. Nhưng khi báo cáo về quyết tâm bắn để báo thù cho tàu HQ 604, Sở chỉ huy trả lời: “Nắm vững đối sách trên biển, chỉ nổ súng khi đối phương đổ quân lên tàu, lên đảo…” (tr. 80, xem ảnh 7). Như vậy là sau khi Trung Quốc đã nổ súng sát hại 64 chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam rồi, thì những người bảo vệ Cô Lin vẫn chưa được phép nổ súng, mà phải đợi quân xâm lược Trung Quốc nổ súng trước (lần thứ n) thì mới được chống trả.

"Mới hay hồn hoa trắng..."

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lâu nay, ai cũng biết, Tây Nguyên là thủ phủ cà phê, là nơi toàn dân xơi cà phê như người Bắc dùng trà buổi sáng, người Nam bộ dùng trà đá... cả ngày.
Nhưng tường tận nó, cho nó ngọn ngành, không phải ai cũng tường.
Tôi cũng là dân nghiện cà phê từ... thế kỷ trước. Và từng tuyên bố, cà phê Pleiku là ngon nhất, hơn cả Buôn Ma Thuột, vốn trước đấy vẫn nghe và luôn được chứng minh, Buôn Ma Thuột mới là cà phê, còn các nơi khác chỉ là cà... chưa phê hoặc sắp phê.

Và cũng thăng trầm cùng sự thay đổi của nó. Từ cà phê kho, tiến lên cà phê phin rồi cà phê ép, từ cà phê trộn tới cà phê nguyên chất, cà phê sạch, và phê chỉ... cà phê...
Và cũng từng có những... phát minh, rằng là người ta uống cà phê là uống cái không khí, cái không gian, cái chất cà phê ở người uống, chứ chưa hẳn đã vì cà phê, bởi nếu vì cà phê thì hà cớ gì, vợ mua cà phê loại ngon nhất, pha đúng điệu nhất, hầu hạ tận miệng mỗi sáng, nhưng những gã chồng nghiện cà phê vẫn luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chuồn ra quán uống với bạn, nếu không chuồn được thì sẵn sàng tuyệt... ẩm, kệ ly cà phê vợ pha chỏng chơ trên bàn.
Và cũng từng uống ở những quán cà phê lâu đời và nổi tiếng nhất ở Pleiku như Kim Liên, từ thời ở Hùng Vương, giờ lên Tăng Bạt Hổ, Thu Hà thời con đường Nguyễn Thái Học còn là đường đất lổn nhổn đá và hàng rào kẽm gai, Hoàng Lan từ Lê Lợi đến Phan Đình Phùng và Wừu vân vân...
Giờ quán cà phê ở Pleiku mọc lên vô thiên lủng, nhan nhản, sang trọng và đẹp, phục vụ khách tận răng như có khu chơi cho trẻ con, có nơi bán đồ gốm sứ theo... ký. Có những quán cà phê bước vào cứ tưởng như mình đang ở một xứ nào đấy, tinh tế đến từng chi tiết, tiện nghi đến từng bước chân, và lộng lẫy như cung điện.
Tất nhiên những quán vỉa hè cũng vẫn luôn mời gọi với loại văn hóa... vỉa hè với cái tên gọi rất bình dân: quán cóc.
Thì sáng nay, một đoàn khách Hà Nội í ới, ông ơi, cà phê 24 chỗ nào, chỉ cho chúng tôi với.
Hoàn toàn không muốn PR nhưng quả là, muốn uống cà phê ngon thì nên vào đấy.



Cũng có lần một ông nhà văn đàn anh từ Hà Nội vào bảo tôi đưa đi cà phê, tôi hỏi bác muốn uống cà phê đẹp hay cà phê ngon. Ông bảo, cà phê đẹp thì nhiều nơi có, kể cả... Paris, Luân Đôn... ông uống rồi, cho ông đến cà phê ngon.

Người Việt Nam tiếp tục xuống đường phản đối luật đặc khu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


GIÁO HẠT HOÀ NINH-QUẢNG BÌNH TUẦN HÀNH PHẢN ĐỐI LUẬT ĐẶC KHU VÀ LUẬT AN NINH MẠNG, SÁNG 8/7/2018.

Sáng Chủ nhật, 8/7/2018, các linh mục cùng hàng trăm giáo dân Giáo hạt Hòa Ninh ở Quảng Bình xuống đường tuần hành phản đối Dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.


Chùm ảnh: Nguyễn Minh Tiến - Truyền thông Hoà Ninh.


















Cũng trong sáng Chủ nhật 8/7/2018, hàng ngàn giáo dân và các linh mục của Giáo hạt Bảo Nham, giáo phận Vinh, cầu nguyện cho công lý và hoà bình, phản đối Luật đặc khu. Chùm ảnh: Nguyễn thị Hương:.