Gs. Nguyễn Văn Huyên: Tết Trung Thu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tết Trung thu

Lời dẫn: Trung thu không chỉ là tết dành cho trẻ em như chúng ta thường thấy trong xã hội hiện đại. Từ xa xưa, nó được coi là ngày lễ của những người làm nông nghiệp và dần được gắn những quan niệm mới, ước vọng mới của xã hội khiến nó trở nên sinh động và gần gũi với mọi tầng lớp. Quan trọng hơn, mặt trăng, biểu tượng của khả năng sinh sản và người bảo trợ của đời sống vợ chồng, khiến cho Tết Trung thu cũng là dịp để nam nữ tìm hiểu nhau qua những câu hát đối, hoạt động vui chơi trong đêm trăng rằm. Nhân dịp Tết Trung thu sắp đến, chúng ta cùng đọc lại trích đoạn bài "Tết Trung thu" của GS. Nguyễn Văn Huyên đăng trên tạp chí Indochine năm 1942 để cùng thưởng thức sự phức tạp và thú vị của ngày Tết dân gian này.


Nguyễn Văn Huyên
Indochine, Hebdomadaire, Illustré, số 108, 24/7/1942
(bản dịch của Đỗ Trọng Quang)

(…) Mặt trăng, được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản, trở thành người bảo trợ của phụ nữ và đời sống vợ chồng. Trên mặt trăng có cung của ông Nguyệt lão và bà Nguyệt, cả hai đều quyết định việc hôn nhân của mọi người trên trái đất. (…) Chính bằng những sợi chỉ tơ hồng mà ông tơ rằng buộc các cặp vợ chồng tương lai. Ông tơ càng buộc chặt, họ càng xích gần nhau, càng yêu nhau. Trai gái chỉ chắc chắn về tình yêu của họ và được gắn bó với nhau trong tương lai bằng hôn nhân nếu sợi được se để thành chỉ. Họ còn ngập ngừng khi chỉ bị rối. Có trường hợp Nguyệt lão se sẵn chỉ trước, buộc cặp vợ chồng tương lai. Chính vì vậy mà một số cuộc cưới xin được dễ dàng: người ta không cần phải đợi cho đến khi chỉ được se xong.

Dù sao, Trung thu, tết của mặt trăng, đồng thời cũng là tết dạm hỏi, lúc cả nam và nữ đều tìm cách làm vừa ý người khác và tìm thấy trong đám đông người bạn đời tương lai của mình. Họ tụ tập từng nhóm từ sáu đến tám người, ngay lúc sẩm tối, trước cửa hay trong sân nhà mình. Họ đứng thành hai phe, một phe nữ, một phe nam. Và họ vừa hát đối vừa ngắm trăng. Người con trai (hay người con gái) có thể bị loại vì hát tồi, hay vì không tìm được câu thơ đáp lại đối phương. Cuộc thi hát đối đáp này chỉ kết thúc khi tất cả những người hát của một phe đều bị loại, chỉ trừ một. Lúc mỗi bên chỉ còn một người hát, thì ai thắng được giải nhất, còn người kia được giải nhì. Phần thưởng này là tiền, lụa, chè hay cái quạt.


Tiếp theo những cảnh hát đối đáp này thường là lễ dạm hỏi và cưới xin: người con gái vừa có sắc vừa có tài được đối phương mình lấy làm vợ, hoặc được một chàng trai đã dự hội dạm hỏi. Nếu những cuộc hát đối đáp này không được kết thúc bằng dạm hỏi thì ít nhất đây cũng là cơ hội để trai gái làm quen nhau.

Bao cao su nổi trắng Hồ Tây

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Bao cao su nổi trắng một góc hồ Tây hôm 22-9 - Ảnh: NGUYỄN QUANG
 
Ai đã ném hàng loạt bao cao su đã dùng ra hồ Tây? 

Tuổi trẻ
26/09/2017 17:03 GMT+7
 
TTO - Chuyện không đơn giản khi hình ảnh này đã được nêu ra trong buổi giao ban báo chí chiều 26-9 của Ban tuyên giáo Hà Nội. Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) sẽ vào cuộc truy tìm thủ phạm gây ô nhiễm và phản cảm này.

Trước đó, trưa 22-9, sau trận mưa dông lớn, một góc hồ Tây khu vực từ số 223-235 phố Trích Sài đột nhiên xuất hiện hàng trăm bao cao su đã qua sử dụng dạt vào trắng một góc hồ.

Tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay 26-9, ông Nguyễn Lê Hoàng - phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ - cho biết nghi vấn cao là có người cố ý vứt xuống.

Lý do, hiện các cống thoát nước thải xung quanh hồ Tây đều đã được gom lại theo hệ thống nước thải chung để đưa về nhà máy xử lý nên không thể có việc số bao cao su này chảy theo các đường cống ra hồ.

Sau khi phát hiện, để tránh tình trạng tái diễn gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới hình ảnh của hồ Tây, lãnh đạo quận Tây Hồ đã giao công an quận vào cuộc điều tra.

Chiều cùng ngày, ban quản lý hồ Tây cũng đã huy động công nhân ra vớt sạch số bao cao su nói trên.

Liên quan tới hồ Tây, tại buổi họp, ông Trần Xuân Hà - phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - khẳng định hồ Tây có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp cho ngành du lịch quận Tây Hồ và thành phố.

Ông lưu ý quận Tây Hồ cần siết chặt việc quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường... cho hồ Tây.

LÂM HOÀI 
--------------------
 
Thái Văn Đường: Mực ống Hồ Tây mới nổi trời thu rất đẹp
P/s: ảnh Chi Trần chụp góc gần Phủ Tây Hồ
 





 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Dế rang mùa lụt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Dế rang mùa lụt
Nguyễn Hoàng Thân
.
Thời trân hay mùa nào thức nấy là một trong những đặc điểm của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đồng thời trong từng mùa ấy mới có từng món ăn đặc sản khiến cho người ta rạo rực, thích thú, tìm mọi cách thỏa mãn cái “tứ khoái” đầu tiên của trần tục và mong mỏi đến thời gian năm sau, cũng lại tiếp tục thuởng thức món ngon nhớ đời. Những người dân sinh sống ở lưu vực sông Vu Gia quê tôi hẳn trong đời đã đôi ba lần có dịp mãn khẩu món dế rang từ thiên nhiên ban tặng trong mùa lụt khi không còn món mặn nào đưa cơm. Tôi thầm nhủ, nhiều nơi khác chắc dễ gì có được!

Trong mùa lụt đầu, độ trung tuần tháng 8 âm lịch trở về sau, dòng nước đục ngầu vàng màu phù sa cuồn cuộn dâng cao lên đến hơn 10 m bắt đầu tràn bờ và chảy lấp đầy những vùng trũng thấp của cánh đồng đất biền mênh mông như một quy luật giản đơn của tạo hóa mà Lão Tử đã khái quát thành triết lý nhân sinh trong Đạo đức kinh. Người dân địa phương gọi đó là “nước băng bàu”. Nước chảy lênh láng trên mặt đất, len lỏi qua từng khóm cây bụi cỏ, chui tọt xuống các hang cùng hốc. Chỉ mươi phút sau, trên mặt nước bạc sóng sánh ánh vàng ấy, biết bao lũ dế đeo bám đầy trên các ngọn ớt cuối mùa đã trụi lá hay những cây bắp đang đến mùa thu hoạch để mong tìm sự sống sót. Đấy cũng là thời điểm mà mọi người bắt đầu đổ ra lội nước để bắt dế. Người thì đeo bầu vịt, kẻ thì mang xô, xách giỏ; thậm chí ai đó đang đi “thăm lụt” về cũng vội ghé vào bứt vài cộng cỏ trâu, buộc gút một đầu làm dụng cụ “đựng” dế. Người người hối hả, vì ai cũng biết rằng(,) phải khẩn trương để kịp quay về nhà khi nước lụt còn ngang người và đám dế kia chưa nhảy bám lên cao. Việc bắt dế như vậy vừa “cải thiện” bữa ăn mùa mưa lụt vừa là “thuốc sinh học” hiệu quả tiêu diệt loài dế phá hoại cây trồng ở vụ đông xuân tiếp theo.

Dế mang về đem vặt râu, cánh, phần cẳng chân răng cưa rồi nặn ruột cho sạch chất bẩn. Xong đem rửa sạch và để cho ráo nước. Từng con dế cơm nhìn càng béo tròn hơn khi vặt bỏ những phần phụ ấy. Váng mỡ từ trong ruột dế hòa vào thau nước rửa tạo thành từng mảng màu tươi sắc và bắt mắt. Chỉ mới nhìn vậy thôi mà trong đầu đã hình dung ra vị béo trơn tuột nơi đầu lưỡi, nước bọt đã tiết ra thấm ướt hai mép tự bao giờ. Không tài nào cưỡng nỗi, tụi nhỏ chúng tôi, mỗi đứa vội vàng bốc lấy một con, xiên vào que tre và đưa vào bếp củi đang đun để nướng. Con dế nhanh chóng teo quắt lại kèm theo tiếng “nổ” li ti mà lắng lòng lắm mới nghe được. Màu nâu vàng nguyên thủy từ từ chuyển sang màu nâu đậm. Một mùi thơm đặc trưng của côn trùng nướng nơi hỏa cung dần theo làn khói lan tỏa, chạm vào mũi làm ta sực tỉnh. Thị giác và thính giác nhường chỗ cho khứu giác ngất ngây cảm nhận. Tay vội vàng rút que xiên ra khỏi bếp lửa như sợ Táo quân tranh mất. Tất cả đều chạy tót lên trước hiên nhà, lấy đôi dép làm ghế ngồi, thả hai chân xuống chao chao trong biển nước bạc và bắt đầu chậm rãi nhâm nhi con dế nướng theo kiểu bò tùng xẻo. Đầu tiên từ cái đầu vuông vuông như một cỗ máy điện tử, rồi đến hai bắp đùi tròn chắc có vẻ “đá được xe” và cuối cùng là cái mình mềm nuột đến mát mịn chân răng. Nào mùi thơm, nào vị ngọt hòa lẫn cùng cái béo hơi hơi mà nguyên chất trọn vẹn với những thanh âm giòn tan trong vòm miệng làm cho ta không dám nuốt vội, chỉ từ từ thưởng thức và cảm nhận về sự kì diệu của phương pháp làm chín thức ăn đầu tiên trong lịch sử loài người.

Nguyễn Xuân Anh: bi kịch "đồng chí" và đốt đuốc tìm nhân sự của Đảng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mẫn Nhi

"Nhân sự trẻ đang bị nhân sự già lũng hóa còn nhân sự già lại đang khiến nhà nước bị lũng hóa bằng quan niệm giáo điều hay chủ nghĩa cơ cấu con cái vào bộ máy nhà nước" quả thực là bi kịch song chỉ là một trong vô số bi kịch nhỏ, cùng xuất phát từ một bi kịch bao trùm, đó là sự độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội của một tổ chức chẳng do dân bầu nên hay cử ra.

Bauxite Việt Nam

Bài viết này không đi vào con đường "phanh phui sự thật về sai phạm" của ông Nguyễn Xuân Anh vì có lẽ nó được được đăng tải quá nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong - ngoài, trái - phải rồi. Bài viết muốn chia sẻ một quan điểm về tính "đồng chí" và sự khó khăn trong tìm kiếm nhân sự kế thừa của Đảng.

imageVũ Minh Hoàng và Nguyễn Xuân Anh

Bi kịch đồng chí

Báo chí tràn ngập tin bài về ông Nguyễn Xuân Anh, phần đông là theo lối "kết tội" hoặc bày tỏ sự đồng tình về kết tội đó. Ông Hồ Duy Diệm, nguyên Phó chủ tịch Hội quy hoạch TP Đà Nẵng khẳng định với báo giới, Đà Nẵng thời ông Nguyễn Xuân Anh "tụt hậu" so với Quảng Nam. Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên đại biểu HĐND, nguyên Chủ tịch Hội nghề cá TP Đà Nẵng khẳng định thời kì ông Nguyễn Xuân Anh nắm quyền là thời kì "mất đoàn kết nội bộ". Còn ông Hồ Việt, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cho rằng sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ là "những người có thể nói vô tài, vô lối lại đưa về quản lí địa phương".

Nhưng trước đó là gì? Khi ông Nguyễn Xuân Anh nhậm chức Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng, đã không ngớt những lời ca tụng. Nó đến từ ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, khi ông đánh giá: Ông Xuân Anh là một người có kiến thức, được đào tạo bài bản và từng trải qua nhiều vị trí làm việc từ thấp đến cao nên có kinh nghiệm quản lí. ĐBQH Trần Khắc Tâm cho hay: Ông Nguyễn Xuân Anh có lí lịch học hành rất đàng hoàng và quy trình bổ nhiệm cũng không gây điều tiếng gì. PGS-TS Nguyễn Ngọc Chinh (Trường ĐH Đà Nẵng) nhấn mạnh: Ông Nguyễn Xuân Anh có thể nói là "tuổi trẻ tài cao", sẽ làm được và đạt kết quả tốt trong quá trình công tác.

Rõ ràng là những luồng ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau trong những bối cảnh ngược trái nhau. Nó thể hiện tính "bầy đàn", hay nói đúng hơn là "tát nước theo mưa". "Đồng chí" giờ đây được hiểu là im lặng khi đồng chí A lên ngôi và sẵn sàng đập hạ, nhục mạ khi đồng chí A thất thế. Ấy là tính "đồng chí cơ hội" trong hệ thống những người làm nhà nước hiện nay.

Đâu là lỗi của Nguyễn Xuân Anh?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Nguyễn Xuân Anh, sắp trở thành “cựu” Bí thư Thành ủy Đà Nẵng? Ảnh: internet 

Đâu là lỗi của Nguyễn Xuân Anh?

Hiệu Minh
18-9-2017 

Truyền thông ầm ỹ ông Nguyễn Xuân Anh dùng bằng giả để tiến thân. Thật ra, lý do ông bị kỷ luật thì có nhiều.

Không phải là bằng cấp chưa được Bộ GD ĐT công nhận vì Bộ này chưa bao giờ công bố danh sách các trường đại học trên thế giới được VN thừa nhận.


Không phải vì lên chức bí thư Đà Nẵng hay vào TW khi còn quá trẻ (39 tuổi năm 2015) vì các ông Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú lên TBT còn trẻ hơn nhiều.

Nhận xe pháo, quà cáp chỉ là chuyện nhỏ. Cứ xem các đại gia ngân hàng hay PVN đi biếu các quan là đủ hiểu xe hơn 1 tỷ chỉ là cái móng tay thúi của ông Trần Văn Truyền.

Đó là gì nhỉ? Quản lý tp Đà Nẵng quá kém? Sơn Trà bị xẻ thịt? Qui trình đưa lên chức cao có vấn đề? Có lẽ là tất cả công hưởng đúng lúc lò của TBT Trọng đang đốt cả củi tươi lẫn khô.



Mao Tôn Cua cho rằng, đó là do ông Xuân Anh là con trai của UV BCT Nguyễn Văn Chi.

Kịch bản là trước khi cụ Chi về vườn nói với các anh bên trên “cho cháu cơ hội”. Và “cháu” vào TW rồi bí thư Đà Nẵng ngon ơ, chả cần tài cán gì.

Nếu có tranh cử dân chủ thì các cháu làm chủ tịch nước chẳng ai kêu. Rất tiếc nước mình toàn dùng qui trình … nhờ vả, cài cắm, qui hoạch. Chính điều nảy làm khổ các cháu.

Làm cha mẹ nổi tiếng thì tốt nhất là đừng cho các con núp bóng. Dù tài giỏi nhưng thành công do bố mẹ nhờ vả vẫn mang tiếng. Đứa con khổ suốt đời vì lo ra khỏi cái bóng của cha mẹ.

Chưa kể thất thế, không cùng cánh hẩu, thì người ta lôi cả bằng giả ra làm cái cớ đuổi việc.


Bản thân sinh ra trong gia đình quan to đã là một lợi thế do điều kiện gia đình, được học hành, được ưu ái hơn người, nếu không tự vượt lên chứng tỏ có vấn đề. Có nhét ghế vào đít cũng khó giữ được, suốt đời đi phải kiễng chân.

Nếu là Cua Times sẽ bảo các con một câu cho vuông “Bố mày làm y tá vẫn lên được thủ tướng, tại sao tao phải giúp mày, một đứa trẻ ra đời đã hơn mấy chục triệu đứa trẻ khác.” Sốc nhưng chắc được việc.

Hãy để cho các con đi trên đôi chân của mình. Mọi sắp đặt của cha mẹ sẽ làm hỏng tương lai và sự nghiệp của các con.

Tình yêu đơn phương và thầm lặng của Trương Tam Phong dành cho Quách Tương

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bạch Y Ngũ Bút

(Dành cho fan kiếm hiệp Kim Dung) - Trên chốn võ lâm giang hồ, có hai môn phái lừng danh là Nga My và Võ Đang. Sư tổ sáng lập ra Nga My là cô gái xinh đẹp Quách Tương, thứ nữ của cặp đại hiệp nữ anh hùng lừng danh thiên hạ Quách Tĩnh - Hoàng Dung. Sư tổ sáng lập ra Võ Đang là chàng trai Trương Quân Bảo, sau này đổi tên thành Trương Tam Phong, nguyên là một đứa trẻ mồ côi, đệ tử của Giác Viễn thiền sư trên núi Thiếu Thất, thuộc môn phái Thiếu Lâm. Nếu như Quách Tương sáng lập ra Nga My chẳng qua là vì quá cô đơn buồn bã, tìm lối thoát trong mối tình đơn phương với Thần điêu đại hiệp Dương Quá, thì Trương Quân Bảo sáng lập ra Võ Đang phải chăng cũng là vì thất tình với Quách tỷ muội muội?

Quách Tương là người trong mộng của Trương Tam Phong

Trong Thần điêu hiệp lữ (Thần điêu đại hiệp) và Ỷ thiên đồ long ký (Cô gái đồ long), xét về tuối tác thì Trương Quân Bảo nhỏ hơn Quách Tương khoảng 2 tuổi, và cả hai đều còn rất trẻ. Nếu như Quách Tương vừa chớm 18 tuổi, đã trót biết yêu thầm nhớ trộm Dương đại ca, thì Trương Quân Bảo mới chỉ là một cậu bé 16 tuổi, lại suốt nhiều năm ròng rã làm chú tiểu, quét lá trong chùa Thiếu Lâm, tối ngày đọc kinh niệm phật, mặc áo cà sa, chẳng bao giờ tiếp xúc với người bên ngoài, chứ đừng nói là nữ giới, thì làm sao có thể nói là biết yêu và yêu Quách Tương?

Nhưng chuyện ấy là có thật và có nguyên căn của nó.

Hẳn các fan Kim Dung không quên ở phần cuối Thần điêu hiệp lữ, Trương Quân Bảo khi ấy theo sư phụ là Giác viễn thiền sư xảy ra chuyện làm mất bộ sách kinh Lăng Già vô cùng quý giá, đã lần đầu tiên tiếp xúc với cô gái Quách Tương xinh đẹp, vừa tuổi trăng tròn 16. Ngay khi ấy, mặc dù chỉ là một cậu bé, nhưng Trương Quân Bảo đã rất "ngưỡng mộ" Quách Tương, vì vẻ yêu kiều, tính tình phóng khoáng, cởi mở của nàng.

(Thực ra cũng cần nói luôn, là không chỉ riêng Trương Quân Bảo, mà có thể nói là bất kỳ đấng nam nhi anh hùng nào, nếu cô dịp tiếp xúc với Quách Tương thì đều chắc chắn sẽ đều có tình cảm, yêu quý và ngưỡng mộ nàng. Đơn giản là vì Quách Tương không chỉ xinh đẹp tuyệt trần, mà phong cách anh hùng, hào sảng, tính tình bảy phần vô tư tốt bụng, lại có ba phần hài hước duyên dáng. Không chỉ có các bậc cao thủ võ lâm như Dương Quá, Côn luân tam thánh Hà Túc Đạo có cảm tình đặc biệt, mà ngay cả tác giả Kim Dung và chính tại hạ cũng... còn mê. Hê hê).

Nhưng khi ấy cậu bé Trương Quân Bảo còn quá nhỏ, nên chưa biết yêu hay phát lộ tình cảm theo kiểu nam ái nữ. Tuy nhiên chắc chắn trong lòng đã có ít nhiều sự quyến luyến, vấn vương. Thi thoảng thì nhớ, nhớ đến thì lòng cảm thấy mơ màng, thân thiết...

VTV đưa BẢN ĐỒ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ lên sóng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


VTV đăng hình những đoạn lạ trên Biển Đông trong bản tin thời tiết

Một Thế giới
Đăng lúc: 14.09.2017 14:45

Cộng đồng mạng đang thắc mắc về clip bản tin thời tiết trong chương trình Cuộc sống Thường ngày hôm 13.9 trên VTV1 khi có những đoạn lạ trên Biển Đông trong bản tin này.

Cụ thể, khi VTV đưa đoạn tin liên quan đến bão Talim sắp đổ bộ vào Trung Quốc thì bản đồ ngay sau lưng biên tập viên của đài này có những đoạn gạch đứt lạ, ngay trên khung nền mà người xem dễ nhận ra là Biển Đông.

Đoạn clip bản tin thời tiết trong chương trình Cuộc sống Thường ngày hôm 13.9:

P.V
 
(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Vô cảm tột cùng...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 
Vô cảm tột cùng, căm phẫn tột cùng

Người Lao động
10/09/2017 10:11 

Trong ảnh là lễ khai giảng năm học mới 2017-2018 tại một điểm trường ở xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Phải chờ gần 1 tuần sau ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, chúng tôi mới "dám" đăng tấm ảnh thật buồn này, bởi sợ làm mủi lòng ngành giáo dục.

Nhìn hình ảnh ngôi trường sơ sài nằm dựa bên núi, sân trường hẹp và lầy lội, mấy chục em ngồi xổm để khỏi ướt, chỉ lèo tèo mấy cái ghế nhỏ đủ cho vài em dùng, học sinh nghèo và nhếch nhác, giáo viên cũng chẳng khá hơn, thấy mà thương!

Hiện còn có hàng ngàn điểm trường như thế, ngay trên đất nước này, trong thế kỷ 21 văn minh, vào thời của cách mạng 4.0 mà chúng ta đang "hò hét".

Và hôm qua, 9-9, nhiều người bàng hoàng khi hay tin một nữ giáo viên THCS ở huyện An Dương, TP Hải Phòng đã uống thuốc ngủ tự tử vì uất ức do bị chuyển trường.

Đang dạy ở trường An Đồng, cô bị chuyển về trường Quốc Tuấn cùng huyện nhưng xa, cách đó 12 km.

Cô ấy có chồng là bộ đội công tác ngoài hải đảo, một mình nuôi 3 con nhỏ nên lẽ ra phải được ưu tiên. Đằng này, sau khi nhận quyết định điều chuyển, nữ giáo viên ấy nhiều lần làm đơn xin xem xét nhưng chẳng ai nghe.

Tôi biết, trên cả nước những tuần qua, hàng ngàn giáo viên bị điều chuyển một cách bất chấp như thế. Nhiều người trong số ấy có hoàn cảnh đặc biệt éo le nên kêu cứu mà vẫn bị bỏ ngoài tai, khiến họ bức xúc vô cùng.

Ngành giáo dục và chính quyền địa phương thì luôn bảo điều chuyển là đúng chủ trương, đúng quy trình; đến khi có người "chết vì tức" thì mới đem cái quy trình ấy ra coi lại.

Ở một góc nhìn khác, có thể gọi đó là sự vô cảm cũng chẳng sai.

Trở lại với tấm ảnh lễ khai giảng. Thật khó tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối cho tất cả nhưng không có nghĩa là chấp nhận để sự thiệt thòi của trò và thầy vùng cao, vùng xa mãi kéo dài.

Bởi ở những nơi đó quan chức vẫn thừa tiền xây biệt phủ, bởi nhà chức trách còn mạnh miệng đề xuất xin hơn ngàn tỉ xây tượng đài hoặc xây bảo tàng.

Bởi vào thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo háo hức trước chương trình giáo dục của Bắc Âu, toan nhập khẩu chương trình dạy và học từ Phần Lan.

Bộ đã bác thông tin "nhập khẩu" nhưng vẫn còn nợ toàn dân về chất lượng của Chương trình VNEN (cũng nhập khẩu) đang bị nghi ngờ và nhiều nơi từ chối áp dụng.

Trong lúc hàng triệu học sinh miền núi bữa cơm còn thiếu thịt cá, quần áo không đủ ấm đi học, trường lớp còn tuềnh toàng và thầy cô giáo còn chật vật với cơm áo gạo tiền thì "cỗ máy cái" phải biết chi dùng hợp lý.