Uyển Ngữ hay Giảo Ngữ?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đặng Văn Sinh

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG UYỂN NGỮ HAY GIẢO NGỮ?

Trên thế giới không có nước nào giỏi như các nhà lãnh đạo Việt Nam trong nghệ thuật sử dung uyển ngữ. Uyển ngữ là loại từ, ngữ cùng nằm trong trường nghĩa với từ, ngữ gốc, nhưng cấp độ đã được "mềm" hoá, không phản ánh trực tiếp nội hàm. Nói cách khác, uyển ngữ chính là sự vòng vo, uyển chuyển ngoằn ngoèo như rắn bò để giảm bớt sự nghiêm trọng của vấn đề. Các đồng chí Tuyên giáo được xem là bậc thầy của thủ đoạn này trong việc "định hướng" cho giới truyền thông. Báo chí và phát thanh truyền hình càng dùng nhiều uyển ngữ càng tốt, bởi uyển ngữ luôn tiềm tàng trong nó yếu tố ma thuật, gây nhiễu thông tin và có khả năng mê hoặc đám đông với những cái đầu đã bị người khác "trưng dụng".

Khi một cán bộ đảng viên cao cấp nào đó sa lưới pháp luật vì tội tham nhũng, nếu cùng nằm trong nhóm lợi ích đang cầm quyền, người ta dùng câu: "thi hành lệnh khám xét và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật" chứ không nói là "bị công an bắt". Nhưng nếu là dân tốt đen phạm tội, cách đưa tin sẽ khác "Viện Kiểm sát ra lệnh bắt khẩn cấp"...

Sau khi thái tử đảng Nguyễn Xuân Anh bị ngã ngựa, vì vẫn còn là đảng viên nên được ưu ái CHO THÔI CHỨC UỶ VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG thay vì KHAI TRỪ.

Một thái tử đảng cấp tỉnh khác như chuyên gia chơi chim Lê Phước Hoài Bảo cũng được dự vào hàng uyển ngữ XOÁ TÊN TRONG DANH SÁCH ĐẢNG VIÊN mà không nói KHAI TRỪ Công an huyện Đông Anh hành hung nhà báo cướp phương tiện hành nghề được chế biến thành VUNG TAY VÀO MẶT. Công an đánh người gây thương tích nặng (có clip làm bằng chứng) nhưng vẫn được các cấp điều tra khẳng định GẠT TAY QUÁ MẠNH.

Lê Quang Thung, Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam và đồng bọn nhiều năm tàn phá ngành cao su, ăn cắp ngân sách nhà nước có tổ chức làm thất thoát 8400 tỷ VND nhưng chỉ bị cáo buộc CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC về quản lý kinh tế.

Việc bổ nhiệm nhanh chóng một con điếm thập thành từ chân tạp vụ lên cấp Trưởng phòng rồi Phó giám đốc sở của hai ông sếp đứng đầu tỉnh bị các "đồng chí nhưng không đồng lòng" tố cáo, vậy mà Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận giống như trò chơi bịt mắt bắt dê của học sinh cấp một: NÂNG ĐỠ KHÔNG TRONG SÁNG.

Dân oan từ khắp miền đất nước kéo về Hà Nội đòi công lý thì được định danh KHIẾU KIỆN TẬP THỂ VÀ TỤ HỌP ĐÔNG NGƯƠI gây rối trật tự công cộng mà không dám nói BIỂU TÌNH.

Sương Nguyệt Minh: TOP 20 CỦA NĂM 2017

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Sương Nguyệt Minh
TOP 20 của năm 2017!

1. Người đốt Lò của năm: Cụ Tổng.


2. Nhân dân của năm: Đồng Tâm


3. Nhân vật của năm: Đinh La Thăng.


4. Người đi mây về gió của năm: Trịnh Xuân Thanh


5. Tiền lẻ của năm: BOT Cai Lậy


6. Hot Girl của năm: Trần Vũ Quỳnh Anh - Thanh Hóa.


7. Nghề buôn phát đạt của năm: Buôn chổi đót xây biệt phủ


8. Phát minh của năm: Cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.


9. Cụm từ mới của năm: Nâng đỡ không trong sáng. 


10. Nghề nguy hiểm của năm: Quan chức


11. Ca khúc của năm: Con đường xưa em đi.


12. Hàng hóa đình đám của năm: Khaisilk


13. Câu nói của năm: Đám quần chúng không hiểu gì nhảy vào ném đá.


14. Quan lộ thần tốc của năm: Lê Phước Hoài Bảo.


15. Người vợ của năm: Hoàng Thị Hồng Diễm - tạm trú ở Bình Dương.


16. Cô giáo của năm: Bảo mẫu Mầm non tư thục Mầm Xanh


17. Người đẹp của năm: Tân Hoa hậu đại dương


18. Người đổ vỏ ốc của năm: Phó chủ tịch "nước Thanh"


19. Người cha của năm: Trần Hoài Nam - cha của bé K 10 tuổi.


20. Tỉnh lừng lẫy của năm: Yên Bái.


Vui một tí. Sơ kết chuyện tốt - chuyện xấu, chuyện bi - chuyện hài năm 2017. Là ý văn học để thư giãn thôi, các mợ ạ. Xem còn cái gì nữa không nhỉ?


(Có tham khảo nhà văn Uông Triều)



(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Top-ten phát ngôn ấn tượng 2017

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Trương Duy Nhất

TOP TEN PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG 2017

Bộ “top ten phát ngôn ấn tượng 2017” qua bình chọn của Một Góc Nhìn Khác.

1. “Lò nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

2. “Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

3. “Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm có giải Nobel y học” - Cựu Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng.

4. “Nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu dân sai, dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Mai Tiến Dũng.

5. “Khởi tố vụ án Đồng Tâm cũng là cách để giúp dân” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Đức Chung.

6. “Xây công viên nghĩa trang để giúp tỉnh phát triển bền vững” - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Trì.

7. “Nợ xấu tăng vì lợn rớt giá” - Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước, Đào Minh Tú.

8. “Thu thuế phải như vặt lông vịt, vặt sao cho sạch nhưng đừng quá vội để vịt nó kêu toáng lên” - Tiến sĩ Vũ Đình Ánh.

9. “400 tấn cá chết là do bị sặc nước” - Cục trưởng phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn Phú Chính. 

10. “Người giàu thì đi ô tô, người nghèo đi xe máy, xe đạp. Rõ ràng BOT không ảnh hưởng đến dân nghèo” - Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế quốc hội, tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên.
_________________________
 
- http://truongduynhat.org/top-ten-phat-ngon-an-tuong-2017/

(Rất khó, khi chỉ chọn 10 phát ngôn ấn tượng trong suốt năm 2017. Vì vậy, xin đăng thêm bộ 10 phát ngôn (xếp thứ tự từ 11 đến 20), kế sau bảng top ten. Bỏ rơi chúng thì quả quá tiếc.

Riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sở hữu quá nhiều phát ngôn ấn tượng, nên bộ top ten chỉ cho phép chọn 1. Một Góc Nhìn Khác sẽ dành riêng cho Thủ tướng một bộ phát ngôn ấn tượng trong một, hai ngày tới).

11. “Nước ta có nhiều cảnh đẹp, được ví như người con gái đẹp ngủ trong rừng chưa ai đánh thức” - Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

12. “Sinh đẻ là vì mình, đất nước, vì thành phố, chứ không là chuyện riêng. Rất nhiều nước coi việc sinh đẻ là tự do của cá nhân, nhưng tự do mà sinh ít quá thì đất nước bị thiệt hại” - Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh, Nguyễn Thiện Nhân.

13. “Đủ cơ sở để thành phố Hồ Chí Minh vào top 10 thành phố đẳng cấp của thế giới” - Chủ tịch UBND TP HCM, Nguyễn Thành Phong.

Các công trình của tình hữu nghị Trung - Việt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Ảnh: Cảnh Formosa Hà Tĩnh

Bùi Quang Minh

ĐIỂM MẶT CHẤT LƯỢNG VÀI CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH HỮU NGHỊ DÀI LÂU TRUNG QUỐC - VIỆT NAM, XƯA NAY:

Qua những gì mình nghe được thì đây là những công trình, dự án lớn biểu tượng của tình hữu nghị dài lâu giữa quốc gia và nhân dân hai nước:

1. Khu gang thép Thái Nguyên: chỉ làm ra gang, không làm ra thép

2. Phân đạm Hà Bắc: ra đạm nước không đạm hạt, đất đai quanh vùng ô nhiễm, lúa ra bông nhưng không ra hạt

3. Cầu Thăng Long: do Trung Quốc thi công lấy thiết kế cầu Trường Giang do Nga làm, làm từ 1976 đến 1978 được 9 trụ cầu thì bỏ, rút công nhân về nước.


4. Nhà máy điện Ninh Bình chạy bằng than, khói tạt khu dân cư

5. Nhà máy đạm Ninh Bình mỗi năm thua lỗ 30 - 50 tỷ VNĐ

6. Khu liên hiệp công nghiệp giấy Việt Trì: chỉ làm được giấy bổi bao bì, không làm được giấy kẻ ca rô học sinh, càng không làm được giấy báo.

7. Nhà máy mì chính miến Việt Trì: chỉ lên được mầm đậu xanh, không ra được miến dong, không sản xuất được mì chính

8. Nhà máy sơ sợi Đình Vũ (Trung Quốc thực hiện) nay đã đặp chiếu, không có công nghệ xơ sợi tiên tiến nào được thực chuyển giao. Gần 8000 tỷ đồng đã bay theo mưa gió (tương đương khoảng 400 triệu đô).

9. Dự án Nhôm Boxit Tây Nguyên: đã được nhân sĩ trí thức các nhà khoa phản đối, mọi thông số đều không khả thi và thiệt hại lâu dài nhãn tiền. Và đến nay mọi hậu quả đã thấy rõ ràng, ngắn gọn là về kinh tế thì tính toán ban đầu sai bét, lỗ vốn 3.700 tỷ, sập bẫy nhà thầu Trung Quốc và "âm mưu" nhiều bề về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.

10. Cụm nhà máy nhiệt điện Bình Thuận (5 nhà máy dùng than) chủ thầu Trung Quốc, sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc mà chính thế giới và Trung Quốc đã không sử dụng. Vấn đề xả thải, ô nhiễm môi trường biển hết sức nghiêm trọng

11. Dự án đường sắt trên cao Hà Nội: chậm kinh niên, vay thêm 250 triệu đôla, đội tiền vay mỗi tháng hơn 30 tỷ đồng mà ngày nào xong thì vẫn mịt mùng như "đêm đen chị Dậu"...

12. Trụ sở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng: lắm rệp bọ nghe trộm, bỏ thì thương, vương thì tội...

13. Dự án liên hợp Gang thép và cảng nước sâu Formosa (đăng ký dự án là chi nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan, nghi ngờ có mối liên hệ với Trung Quốc): nay đã rõ là khối ung thu di căn, có ảnh hưởng cực kỳ xấu đến môi trường biển, đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của mảnh đất miền Trung. 1000 năm tù cho các kẻ có liên quan không cứu vớt được tội ác đã gây ra từ trước đến nay.

Việt Nam, TPP & EVFTA: Họa Vô Đơn Chí!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Câu chuyện TPP & EVFTA: Họa vô đơn chí 
   
Nguyễn Quang Dy 
12-12-2017

Kết thúc năm 2017, Việt Nam vẫn trong vòng xoáy của các sự kiện bất thường và hệ quả bất định mà nguyên nhân vừa do khách quan vừa do chủ quan, vừa do thiên tai vừa do nhân họa. Nhưng có một nghịch lý đáng buồn là rủi ro đang ập đến cùng lúc như “họa vô đơn chí”. Trong khi Việt Nam ngày càng cô đơn, sức lực cạn kiệt, phải đối phó với nhiều thách thức, thì tay phải và tay trái vẫn choảng nhau, thậm chí tự bắn vào chân mình. 


Các sự kiện bất thường  
 
Ngay sau khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ, giấc mộng TPP đã tan thành mây khói. Để cứu vãn TPP tồn tại như một hiệp định “vịt què” (vì “méo mó có hơn không”), 11 thành viên còn lại đã cố gắng duy trì khuôn khổ TPP-11 (hay CPTPP). Họ vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó ông Trump có thể quay lại TPP (hoặc 4 năm nữa ông ấy có thể thất cử). Nhưng câu chuyện TPP-11 cũng không thuận buồm xuôi gió khi thủ tướng Canada (Trudeau) vì bất đồng đã bỏ họp TPP-11 bên lề APEC Đà Nẵng, suýt nữa làm hỏng cuộc chơi. Dù câu chuyện TPP-11 có thành công, thì giá trị kinh tế đối với Việt Nam cũng không lớn lắm. 

Với số phận không may của TPP (và nay là TPP-11), Việt Nam chỉ còn hy vọng vào hiệp định EVFTA (với EU). EVFTA cũng là hiệp định tự do thương mại “thế hệ mới”, có phạm vi cam kết sâu rộng và cao nhất từ trước tới nay đối với Việt Nam. Đàm phán EVFTA đã chính thức kết thúc từ 1/12/2015 và văn bản hiệp định đã được công bố (1/2/2016). Hiện nay, các nước thành viên EVFTA đang rà soát lại văn bản hiệp định trước khi ký kết. Dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2018, nếu tất cả 28 nước thành viên đều đồng thuận.

Thăng-Giáng ngâm khúc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Màu xám Đinh La
(Xin lỗi cụ Hữu Loan)

Tỉnh có 3 người anh làm chính trị
Những con người
Có anh trông nhang nhác
Như người bị Down.

Anh, người huyện Ý Yên
Biết tiêu tiền
Như là ăn rau má
Ngày ủy viên
không tổ chức ở nơi xóm vắng...

Mà ở khách sạn 5 sao
Chiếc Landrover
Không rõ biển bao nhiêu
Nàng cười xinh xinh
Mang tiền vào trong két....

Anh ở Nam Định về
Nhậm chức xong là đi
Từ Venezuela
Nhớ về ái ngại
Tiền tỉ mang đi tiêu
Mấy người không vào trại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
Chục em bồ
bé bỏng nhiều con...

Một chiều mùa đông
500 anh em trên diễn đàn Phây búc
Được tin anh khởi tố
trước tin anh vô tù
Gió sớm đông về lò củi nóng ran
Những hàng chữ comment
Chuông nguyện hồn anh
Củi ướt hãy còn xanh
cỏ vàng vây quanh ngành dầu khí

Chiều thảnh thơi
Đọc những lời comment
Lời comment dài không hết
Nhà đá- tham ô
tím chiều hoang biền biệt...

Đọc báo cũ lâm li
Tụng ca anh
Tôi suýt ngất bên thùng bia
Tôi hát và lên Phây

Đinh La trước rất ồn ào
Mà nay đã đứt, đã vào nhà...lao

(1949)
Hữu Lí

Lí Học


*
*     *



THĂNG GIÁNG NGÂM KHÚC

Chàng tuổi trẻ vốn dòng Đoàn đội
Xếp trống kèn theo hội “ét xăng”
Số chàng không giáng thì thăng
Qua kỳ Đại nghị mà thành Thượng thư.

Chí làm trai sá gì xe ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao
Thượng phương bảo kiếm đã trao
Có quyền, chàng “nổ” ào ào gió thu.

Bằng tiến sỹ gió ù ù thổi
Mặt thượng thư trăng rõi rõi soi
Thượng thư - Tiến sỹ mấy người
Nào ai đáng mặt, nào ai đáng tầm?

Rời Hà Nội chàng lâm Gia Định
Đi vớt bèo lũ nịnh hò reo
Ghế kia Đô trưởng mới leo
Bỗng nghe tiếng sét đá veo về vườn

Cứ ngỡ rằng đã thương, tha tội
Có ngờ đâu Quốc hội bãi quan
Lú còn sai Bộ Công an
Xét nhà, khởi tố, tống chàng vô lao.

Chàng bị bắt xiết bao mưa gió,
Vợ chàng về buồng cũ gối chăn.
Xưa chàng xe ngựa chan chan
Mà nay vò võ phòng lan rủ mành

Chốn Hà thành ra vành móng ngựa
Chàng kiên gan tự hứa trong lòng
Quyết không khai kẻ sếp sòng
Là anh Ếch chúa đang mong tắt lò!

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


30 Tháng 11 lúc 9:37

KHÔNG ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ CẢI CÁCH CHỮ VIẾT?

Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Sự thực, người ta đủ khôn để không rơi vào mớ bùng nhùng, rắc rối khi cổ súy cho cái món cải cách chữ viết của ông già không còn đủ tỉnh táo. Vấn đề môi trường, dân chủ, dân sinh ư? Thì nó vẫn chình ình ra đó hết ngày này đến ngày khác chứ mất đi đâu mà lấp liếm, ai bức xúc cứ lên tiếng chứ có sự cấm đoán nào đâu. Nhưng cải cách chữ viết như Bùi Hiền tưởng là chuyện điên rồ, nhưng không điên rồ tí nào khi nó nhân danh khoa học và được các nhà khoa học tai to mặt lớn đứng ra lên tiếng bảo kê. Không phải ngẫu nhiên mà họ quảng bá công trình của Bùi Hiền trên phương tiện báo chí, trên truyền hình quốc gia, lại cho những nhà khoa học có danh như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Đoàn Hương… lên tiếng khẳng định đó là khoa học!

Xét hệ thống vấn đề, theo tôi, đó là một chiến lược diễn ngôn. Có thể sau thăm dò dư luận sẽ là một sự áp đặt bằng một dự án tiền tỉ trong cải cách giáo dục. Hiện tại có thể vấp sự phản ứng quyết liệt nhưng rồi sẽ dần quen. Giới tuổi teen thấy lối chữ này phù hợp với chế biến lâu nay của chúng, chúng tin tưởng và sẽ bắt chước làm theo, cứ thế cái chưa quen thành quen dần, đến lúc chấp nhận và trở thành phổ biến. Theo Foucault, tri thức - quyền lực - niềm tin là bộ ba trong chiến lược diễn ngôn phổ biến của giới cầm quyền. Tri thức do một nhóm cầm quyền tạo ra, dùng quyền lực áp đặt để hợp thức hóa và tạo ra thói quen gọi là niềm tin để hoàn tất một quy trình của chiến lược diễn ngôn.

Vấn đề nghiêm trọng nằm ở chỗ, không chỉ là cải cách chữ viết. Theo triết gia Derrida, chữ viết không kí sinh vào tiếng nói như Aristotle và Saussure nói, mà ngược lại, nó hình thành độc lập và có xu hướng điều chỉnh và thống nhất âm đọc theo quy ước của con chữ. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi phổ biến chữ viết Bùi Hiền? Thế hệ tiếp theo sẽ đọc “ngờ” /ng/ thành “quờ” /q/, “chờ” /ch/ thành “cờ” /k/, “thờ” /th/ thành “uờ” /w/, “trờ” thành “cờ” /c/… Cải cách hợp lý để tối ưu hóa giao tiếp thì không có gì để nói, nhưng cải cách làm dị dạng ngôn ngữ từ chữ đến tiếng nói của một dân tộc là một âm mưu thâm độc.

BOT Cai Lậy – Thủ đoạn sau những góc khuất

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Minh Tuấn Hoàng

BOT CAI LẬY - THỦ ĐOẠN SAU NHỮNG GÓC KHUẤT

Sau hơn 3 tháng dừng hoạt động do người dân, tài xế phản đối việc đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) thì ngày 30/11/2017 đã chính thức thu phí trở lại. Mặc dù một lực lượng hùng hậu Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tư và Cảnh sát giao thông đã được huy động để nhằm giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông nhưng ngay trong ngày, trạm thu phí đã lại rơi vào tình trạng “hỗn loạn”, kẹt xe dẫn tới phải xả trạm nhiều lần. Hình ảnh tràn ngập trên mạng xã hội cảnh Cảnh sát cơ động trấn áp bắt anh tài xế Trịnh Hồng Phương khiến dư luận phẫn nộ.

Ai đã gây ra thảm cảnh đau lòng này? Ai đã tạo ra sự bất công này? Đó là cả một nhóm quan chức có quyền lực, chủ đầu tư, nhà thầu, ngân hàng, … mà mgười đời gọi là nhóm lợi ích. Chính chúng mới khiến những tài xế vì miếng cơm mamh áo phải thực hiện sự bất tuân dân sự. Còn chúng vẫn ung dung ngồi trong bóng tối, một tay thu tiền, một tay đẩy những người làm công ăn lương cho trạm thu phí và những người có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự (công an, cảnh sát cơ động, … ) ra để “đối đầu” với người dân làm lá chắn cho chúng. Khiến lực lượng công an đang mang tiếng xấu là bảo vệ BOT Cai Lậy mà không bảo vệ người dân.

Vì vậy BOT dù vẫn nằm sai vị trí mà vẫn được thu phí, rồi chuyện ông giám đốc cỏn con Nguyễn Phú Hiệp dám hống hách thách thức pháp luật và người dân khi cấm báo chí tác nghiệp, thậm chí còn yêu cầu lái xe phải hợp tác với công an khi trả tiền thu phí (một giao dịch dân sự ) quá lâu từ 10-30s, rồi đến ngay cả một nhân viên BOT Cai Lậy cũng có quyền tạm giữ chứng minh nhân dân của tài xế chỉ vì họ thiếu 20.000 đ. Kiểu này thì xã hội loạn.
Hãy đi ngược lại dòng thời gian để hiểu rõ vấn đề.

1. Cha đẻ của BOT Cai Lậy.

Người ký cho xây dựng BOT Cai Lậy là ông Nguyễn Văn Thể đương kim Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ban đầu, vào ngày 19/9/2013, ông Nguyễn Văn Thể, khi đó là Thứ trưởng Bộ GTVT ký quyết định số 2852/QĐ-BGTVT, công bố danh mục dự án đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT.
 
Sau đó vào ngày 20.9.2013, Bộ GTVT có công văn số 9947/BGTVT-ĐTCT gửi đến Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, xin chủ trương thực hiện dự án này. Rồi ngày 11-11-2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có chủ trương đồng ý đầu tư tuyến tránh qua huyện Cai Lậy theo hình thức hợp đồng BOT.

Thế nhưng đến ngày 19-12-2013, lại chính Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký quyết định số 4173/QĐ-BGTVT phê duyệt dự án thì sửa lại thành: Dự án "đầu tư xây dựng tuyến tránh qua Quốc lộ 1" và thêm cụm từ "Tăng cường mặt đường đoạn Km1987+500 - KM 2014+000" mặc dù hoàn toàn chưa có sự đồng ý của Chính Phủ. Bởi vì, việc tu sửa nâng cấp Quốc lộ huyết mạch, là trách nhiệm của Chính phủ. Trách nhiệm này được giao lại cho Bộ Giao thông Vận tải và bộ này sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ thực hiện phần việc trên.

"Cải tiến" Chữ Quốc Ngữ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

PGS.TS. Bùi Hiền. Ảnh: internet.
VỀ CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ
(Chu Mộng Long)

Ba ngày nay tôi bận công tác tận biên giới Việt - Cam, không theo dõi mạng được. Trước đó tôi đã thấy một bạn share bài viết của PGS.TS. Bùi Hiền, tôi chỉ cười vì... không lạ.

Trong Hội thảo Ngôn ngữ ở Việt Nam - hội nhập và phát triển tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn, vào buổi sáng tại phiên thảo luận chung ở Hội trường 13, có một PGS hói đầu không được ban điều hành chọn báo cáo chính thức đã đứng lên phát biểu về việc cải tiến chữ quốc ngữ để hội nhập và phát triển. Lý do đúng như bài viết của ông Bùi Hiền. Tôi bật cười, vì đây không phải lần đầu tôi được nghe giới ngữ học ở Việt Nam đề xuất.

Buổi chiều, tại tiểu ban ở Hội trường 13, PGS.TS. Lê Đức Luận (ĐH Đà Nẵng) nhắc lại ý kiến của vị đại biểu buổi sáng về sự cấp thiết cải tiến chữ quốc ngữ “để hội nhập và phát triển”. Tôi không nhịn được nên đã đứng lên phản bác thẳng thừng. Tôi bảo đó là sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của không ít “chuyên gia” ngôn ngữ học ở Việt Nam.

Một là, ngôn ngữ, dù là âm thanh hay chữ viết, đều là khế ước của cộng đồng, không cá nhân, thậm chí là nhóm người thiểu số nào, có thể áp đặt một cách duy ý chí. Đến mức quyền lực to như cụ Hồ cũng không thể áp đặt. Bằng chứng: cách viết gi thành j, c thành k, ph thành f, d thành z… của cụ thời đó cũng không ai học tập và làm theo. Ngay cả yêu cầu thuần Việt hóa từ Hán Việt như “nữ ca sĩ” thành “người hát gái”, “nhà hộ sinh” thành “xưởng đẻ”, “phi công” thành “giặc lái”… của cụ cũng chỉ là trò cho thiên hạ mua vui.

Hai là, vì ngôn ngữ là khế ước của cộng đồng và ký hiệu tồn tại có tính hệ thống, cho nên mọi sự thay đổi, dù nhỏ nhất, đều có thể gây rối loạn cả hệ thống và khó có thể được cộng đồng chấp nhận. Sự thực là chỉ thay mỗi y với i mà gần nửa thế kỷ nay vẫn không thống nhất được. Cho nên, đối với ngôn ngữ, một cải tiến dù hợp lý cũng có thể gây khó khăn trong giao tiếp, đặc biệt là tạo ra sự đứt gãy về tri thức và văn hóa. Đó là lý do, mọi nỗ lực của cha ông ta từ chữ Hán chuyển sang chữ Nôm rồi chữ Quốc ngữ như hiện nay phải trải qua hàng thế kỷ và phải trả giá rất đắt. Các văn bản chữ Hán và chữ Nôm cả ngàn năm của cha ông đã và đang trở thành kho tàng bí mật và mai một không thể cứu vãn. Sự thay thế chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ là tình thế bất đắc dĩ với nhu cầu thoát Hán triệt để để có được độc lập, nhu cầu đại chúng hóa giáo dục để nâng cao dân trí, kể cả nhu cầu hội nhập để phát triển.

Việt Nam - Thời của tiến sỹ!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Luân Lê
15 Tháng 11 lúc 15:57 ·

THỜI LOẠN TIẾN SỸ

Trong cơn kiệt quệ và cùng quẫn cả về ngân sách tài chính và sự suy thoái trầm trọng của nền giáo giục, với căn bệnh thành tích và bằng cấp là hai căn bệnh gây nên tất cả những thảm trạng mang tầm quốc gia hiện nay, họ lại tiếp tục đổ 12.000 tỷ để đầu tư cho 9.000 tiến sỹ với mục đích chỉ để “cải cách giáo dục”.


Họ lại vẫn mắc vào hội chứng cuồng loạn bằng cấp, mà chính nó đã là một căn bệnh trầm kha của nền giáo dục khoa bảng và thi cử chứ không trọng thực học để con người có thể làm việc và phát kiến.

Vậy phải chăng mấy chục năm với hàng chục ngàn tỷ đồng đổ vào những trận đánh lớn cải cách đều trở thành vô ích? Và hơn 24.000 tiến sỹ, gần 10.000 giáo sư hiện nay không có khả năng để giúp thay đổi được thảm trạng nền giáo dục nước nhà hay sao? Và họ tiếp tục đào tạo một số lượng lớn tiến sỹ để cải cách giáo dục - tiếp tục thí nghiệm trên những thế hệ tương lai? Và 9.000 kẻ sỹ này học gì và làm gì để thay đổi bộ mặt nền giáo dục Việt Nam sau khi họ học xong và khoác trên mình những tấm bằng ấy?

Quả thực tư duy bằng cấp đã trở thành một dạng vi rút bào mòn trí não của những con người trên đất nước này. Không thể trông chờ gì vào đám trí thức rởm vẫn ngày càng hoành hành và tàn phá xã hội theo đủ cách mà chúng nghĩ ra được.

Một tỉnh nghèo khác thì tiếp tục ngửa tay xin 900 tỷ để xây quảng trưởng với lý do “làm khang trang bộ mặt” tỉnh này.

Trong khi dân mòn mỏi chờ hàng cứu trợ thiên tai mà cơn bão Damrey vừa tàn phá khốc liệt thì bọn cán bộ nẫng tay trên mà không để chút gì cho dân.

Không biết nói làm sao về những khổ nạn trong chính tổ quốc mình.
-------------
Chùm tranh về Tiến sĩ:






(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Cẩm nang du lịch Việt Nam (cho người nước ngoài)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

- Nếu ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen. Người ta sẽ tăng giá gấp hai.

- Mua hàng, phải trả giá. Trả giá bao nhiêu cũng hớ. Nhưng nên an ủi: có người còn hớ hơn mình.

- Để quên iPhone hay ví tiền, đừng quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Bạn đang ở Việt Nam, không ở Nhật.

- Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay nhưng không mất nhẫn.

- Đừng lễ phép, chào hỏi, cám ơn, xin lỗi. Đó là dấu hiệu của người yếu. Không có chỗ sống cho người yếu trong một xã hội toàn những người hùng.

- Nếu mất giấy tờ, khi khai báo phải biết điều. Người công chức ngồi trước mặt bạn đã tốn nhiều tiền mới được ngồi đó. Hãy giúp họ thu lại số tiền đã bỏ ra đầu tư. Đơn của bạn cũng chẳng có ai xét, nhưng nếu biết điều, đỡ mất công chờ đợi.

- Khi có người hỏi có biết bác Hồ không, đừng kể lể những điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Người ta chỉ nhắc khéo bạn đã quên chi tiền.

- Gặp một người lần đầu, cứ nói: chào tiến sĩ. Rất hiếm người không phải là tiến sĩ, hay ít nhất phó tiến sĩ, nhưng người Việt không thích làm phó cho ai cả.

- Nếu gặp một ông tiến sĩ có trình độ thấp hơn học sinh tiểu học, đừng ngạc nhiên. Có thể ông ta chưa học xong tiểu học.

- Nếu người ta đưa một tờ giấy khổ lớn, đầy chữ, đừng nghĩ đó là thực đơn. Đó là một danh thiếp, liệt kê bằng cấp, chức vụ…

- Đừng hỏi chức vụ này nghĩa là gì, bằng cấp kia của trường nào. Chính đương sự cũng không biết.

- Nếu muốn lụa hay đặc sản Việt Nam làm kỉ niệm, đừng mua tại chỗ, vác nặng mệt xác. Chờ khi về, mua trong một tiệm Tàu cạnh nhà.

- Đừng làm gì, nói gì, nếu không muốn bị phiền phức. Nên nhớ ở nước bạn, người dân có quyền làm bất cứ điều gì luật pháp không cấm còn ở Việt Nam, chỉ có quyền làm những gì luật pháp cho phép.

- Đừng làm gì, ngay cả khi luật pháp cho phép. Nhiều người ở tù mọt gông vì tưởng luật pháp làm ra để ứng dụng.

- Muốn biết ai thuộc giai cấp nào trong xã hội, nên nhìn móng tay họ. Câu nói nổi tiếng: tôi làm thối móng tay mới xây được nhà cửa. Nếu thấy ai có móng tay thối, nên bày tỏ sự kính trọng. Đó ít ra là một chủ tịch xã, chủ một dinh cơ lớn gần như dinh Tổng thống Mỹ.

- Nếu bạn thấy một người diện complet, cà-vạt trong khi trời nóng như lửa, nói những câu ngớ ngẩn khiến thiên hạ ôm bụng cười, đừng nghĩ đó là những anh hề. Đó là những đỉnh cao trí tuệ loài người, đang mô tả một thiên đường XHCN trong những tuần tới.

- Đừng ngạc nhiên khi thấy một người làm 100 đô-la mỗi tháng, xài iPhone trên một ngàn đô, xe hơi trên trăm ngàn. Tại sao không? Why not?

APEC 2017 - Tập Cận Bình “vừa ăn cướp vừa la làng”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Paulus Lê Sơn

Một quốc gia có những hành động tạo chiến một cách hệ thống và gây tổn thất lớn cho các quốc gia khác như vậy thì thử hỏi những lời diễn văn rồng bay phượng múa của Tập tại APEC Đà Nẵng có thật lòng?

Chiều ngày 10.11.2017, trong Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương APEC diễn tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đã có bài phát biểu với lời kêu gọi kêu gọi phát triển đa phương, mở cửa ở Châu Á-Thái Bình Dương. Và hứa “Chúng tôi cam kết tạo ra sự phát triển hòa bình ổn định ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, tạo ra khuôn khổ hợp tác quốc tế bình đẳng, cùng có lợi”.

Một bài phát biểu dài khoảng 1700 từ đã được dịch sang tiếng Việt, với những lời lẽ có cánh, tô vẽ một bức tranh kinh tế sáng ngời cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, “Xây dựng một khu vực tự do ở Châu Á-Thái Bình Dương là giấc mơ chúng ta cùng nuôi dưỡng”.

Kêu gọi thế giới bắt đầu một điểm mới, một trang mới, ông Tập còn mượn lời của một nhà hiền triết “chúng ta cần nhìn về tương lai, chứ không nhìn vào quá khứ”. ông Tập cho rằng Châu Á-Thái Bình Dương phải hợp tác đa phương với nhau, thúc đẩy nền kinh tế mở để có một tương lai tươi sáng hơn. ”Mở cửa mang lại tiến bộ, đóng cửa sẽ bị bỏ lại phía sau”.

Trung Quốc trong mắt thế giới như thế nào?

Tập Cận Bình thao thao bất tuyệt trên diễn dàn mà quên đi thực tế là dưới sự lãnh đạo của Tập và cộng sản Trung Quốc thì đất nước của mình đang như thế nào trong mắt của cộng đồng Quốc tế. Trong một bài báo của tờ VnEconomy có tựa đề “Vì sao Trung Quốc xấu xí trong mắt quốc tế?”. Trong đó nói sự thực là nhiều quốc gia ở châu Á hiện đang xem Trung Quốc như một “gã to xác chuyên đi bắt nạt”…

Học giả Dingding Chen đã đưa ra nhận định rằng, hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức. Tuy vậy, nếu được yêu cầu phải chọn lựa giữa vấn đề lợi ích quốc gia và việc bảo vệ hình ảnh quốc gia, Trung Quốc sẽ chọn lợi ích quốc gia.

Các số liệu thống kê do BBC World Service tiến hành cho thấy, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc chưa xứng tầm với một Quốc gia lớn hàng đầu. Đặc biệt tại Hàn Quốc, chỉ có 32% số người được hỏi có cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc, trong khi số người ghét cay ghét đắng Trung Quốc chiếm tới 56%. Ở Nhật Bản, tình hình còn tệ hơn khi chỉ có 3% người Nhật có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, thấp kỷ lục, trong khi có tới 73% đánh giá Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực ở khu vực châu Á.

Với các quốc gia phát triển thì cái nhìn về Trung Quốc con số phần trăm thấy xấu hơn là tích cực.

Đồng Tâm - Chịu thua dân ư, chịu sao thấu!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tương Lai

Nhưng đó là chuyện nhãn tiền.

Chiều 8.11.2017 dân Đồng Tâm tổ chức cuộc họp trực tuyến phản bác lại lời của Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội phát biểu trước Quốc hội hôm 7.11.2011:

“Khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra cái việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân… Không có vấn đề gì liên quan đến quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh gây thương tích ông Kình. Ở đây hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ, và gia đình ông Kình đã xông vào cản trở cơ quan điều tra, dẫn đến việc đáng tiếc như vậy”. Đài BBC đưa ngay tin này và tường thuật tỉ mỉ như sau:

Ông Kình cho biết hôm 15/4 các cán bộ yêu cầu cụ ra chỉ mốc giới ở khu đất tranh chấp với chính quyền, tuy nhiên cán bộ sau đó yêu cầu người dân ra về, chỉ còn lại vài người trong đó có hai ông Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Vệ và bà Hoàng Thị Thăng. Theo lời ông Kình, một cán bộ đã nổ súng bắn chỉ thiên và ngay sau đó ông bị một cán bộ “đá văng” làm gãy xương đùi. “Hai cảnh sát cơ động, mỗi người khiêng tay và chân tôi, quăng lên xe như một con thú”, ông Kình giữ nguyên cáo buộc từng tuyên bố suốt nhiều tháng qua. “Lúc đó chỉ có con tôi là Lê Đình Công đã bị bắt trước cả tôi, còn lại thì ở nhà. Không có chuyện gia đình giằng co làm gẫy chân tôi”. “Vì vậy lời nói của ông Đào Thanh Hải là không đúng. Công an Hà Nội vừa đá bóng, vừa thổi kèn và vu khống cho vợ con tôi”, ông Kình nói. Hai ông Hiểu và Vệ và bà Thăng cũng xuất hiện trong video phát trực tuyến trên Facebook xác nhận lại lời tường thuật của cụ Kình.

Ông Hiểu nói: “Hôm đó tôi đi cuối hàng, đang đi thì nghe phát súng, tôi ngẩng lên thì thấy Trần Thanh Tùng, Phó Giám đốc công an huyện đá cụ Kình ngã, cặp đựng tài liệu của cụ văng lên. Họ cũng bắt tôi, nhưng khi đẩy đến gần xe thì tôi giằng ra và bỏ chạy được”.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội, Phó Giám đốc Công an Hà Nội nói thanh tra đã “kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác… của lực lượng công an TP Hà Nội”. Nhưng trong clip, ông Lê Đình Công, con trai cụ Kình phản bác thông tin này: “Kể từ khi bố tôi bị đánh, chuyển từ bệnh viện về, không có một cán bộ công an nào đến điều tra, thanh tra về việc bố tôi bị đánh gãy chân như thế nào!” ông Công nói “Chúng tôi mong muốn đại biểu Quốc hội, Dương Trung Quốc và các đại biểu khác tiếp tục chất vấn ông Đào Thanh Hải về tuyên bố của người dân trong cuộc họp ngày hôm nay”, ông Công đề nghị.

Chuyện cụ thể về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


VỀ NGÔI NHÀ 34 HOÀNG DIỆU

Dương Đức Quảng

Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ, tiếc thương và cả sự thông cảm với gia đình cụ xung quanh câu chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, nơi cụ đã ra đi. Nhà báo Quốc Phong đã có một bài khá hay trên báo Thanh Niên kể nhiều chuyện về hai cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ, trong đó có chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội này. Một số nhà báo và bạn viết khác, trong đó có người tôi biết khá rõ cũng viết về ngôi nhà này nhưng có những chi tiết chưa thật đúng, thậm chí cho đây là câu chuyện “thâm cung bí sử” ít người biết, "khi nào đó tôi sẽ viết ra"!.

Là một nhà báo có hơn mười năm làm việc tại Văn phòng Chính phủ có điều kiện tiếp cận với các thông tin liên quan đến ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, hôm nay tôi đưa lên fb của tôi một đoạn trong cuốn Hồi ký tôi đang viết dở về cuộc đời làm báo của mình để cung cấp thêm thông tin với bạn đọc về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu này: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất băn khoăn, trăn trở mỗi khi nghĩ đến những người dân đã hiến tài sản của mình cho cách mạng, kháng chiến mà sau ngày hòa bình, thống nhất đất nước Chính phủ vẫn không có chính sách và một khoản vật chất nào để trả ơn bà con, trong khi nhiều bà con hiện nay cuộc sống rất khó khăn. Thủ tướng nói nhiều bà con ngư dân đã giao cả chiếc thuyền là tài sản lớn của mình cho bộ đội dùng chở quân vượt sông, có bà con người dân tộc ở Tây nguyên hiến cả con voi quý của mình cho bộ đội chở gạo, chở đạn ra mặt trận…Thủ tướng trăn trở về chuyện bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ ông Trịnh Văn Bô, nhà tư sản dân tộc lớn ở Hà Nội, người đã hiến 5.147 lạng vàng cho nhà nước trong Tuần lễ vàng năm 1945 và những năm kháng chiến cũng như việc dành ngôi nhà ở 48 Hàng Ngang để đón Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Chính tại ngôi nhà này Bác Hồ đã viết Bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, được Người đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 tuyên bố sự ra đời của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. 

Năm 1954, sau ngày giải phóng Thủ đô, ông bà Trịnh Văn Bô cho Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam mượn ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu trong 2 năm để bố trí chỗ ở và làm việc cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng (sau này ông Hoàng Văn Thái là Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng); đến năm 1956 theo như Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sẽ có Tổng tuyển cử thống nhất đất nước thì sẽ trả lại cho gia đình. Năm 1956 cuộc Tổng tuyển cử đó không diễn ra và năm 1957 miền Bắc tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tất cả các ngôi nhà có diện tich trên 100 m2 nếu đang cho thuê hoặc cho mượn đều nằm trong diện cải tạo và đều do nhà nước quản lý. Ngôi biệt thư số 34 Hoàng Diệu của ông bà Trịnh Văn Bô nằm trong khuôn viên rộng gần 3.000m2, xây dựng trên diện tích 300m2, diện tích sử dụng hàng trăm m2 bị đưa vào diện cải tạo, bị nhà nước quản lý. Sau năm 1975, lúc này ông bà Trịnh Văn Bô đều đã già yếu, con cháu lại đông đúc nên đã làm đơn gửi các cấp xin lại ngôi nhà 34 Hoàng Diệu. 

Nhà 34 Hoàng Diệu - Chứng nhân của lịch sử

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu - chứng nhân của lịch sử. (Ảnh: internet)

Lưu Trọng Văn
09-11-2017

Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu chứng nhân của Lịch sử

Sáng qua trước khi ra sân bay về Sài Gòn,gã đi qua phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

Ngôi nhà 34 tầng hai sáng đèn. Gã biết nơi ấy đang có lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ 103 tuổi vợ của cụ Trịnh Văn Bô nhà tư sản dân tộc đã hiến cho chính phủ Hồ Chí Minh 5147 lượng vàng khi mà ngân khố quốc gia trống rỗng.

Gã tính vào để thắp nén nhang cho người đàn bà yêu nước từng tuyên bố: tôi cho chính phủ 1000 lượng vàng để chính phủ đút lót cho mấy tư lệnh của Tưởng Giới Thạch chỉ huy quân Trung Quốc tại VN lúc đó chỉ vì muốn tránh đổ máu cho đồng bào và chiến sĩ của ta.

Nhưng rồi gã nghĩ,thôi mình chỉ là anh dân hãy như bao người dân khác qua đường nhìn vào và lặng lẽ có lời cầu khấn cho một con người giàu có nhưng tử tế và yêu dân, yêu nước ở thời kì quá thiếu vắng những người như thế là được rồi.

Gã từng học cùng lớp với Minh Châu con gái tướng Hoàng Văn Thái. Một cô gái xinh đẹp và trầm tính, học giỏi, nết na nhất lớp. Chả bao giờ nói chuyện với nhau, cũng như trong lớp gã chả bao giờ nói chuyện với Hoà Bình con gái tướng Giáp, Sơn Dương con trai thủ tướng Đồng bởi do gã tính khí kẻ bụi đời trong khi các bạn trên được gã liệt vào con vua quan.

Đi qua ngôi nhà 34, lúc này, gã cảm thấy buồn. Một câu hỏi được đặt ra: vì sao tướng Thái, người cùng tướng Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, người từng nhiếu năm là tổng tham mưu trưởng chỉ huy quân đội đánh các loại giặc lại có thể không áy náy,hơn 30 năm cho đến khi mất, ở trong ngôi nhà của một người yêu nước đã cống hiến hầu hết gia sản cho đất nước, đang khó khăn về nơi ở như thế.

Tướng Thái quá biết cái cam kết của mình với ông bà Bô khi mượn nhà cho gần nhà tướng Giáp và tướng Văn Tiến Dũng đang ở cho tiện việc chỉ huy quân đội chỉ trong hai năm. Tại sao sau cái hạn hai năm ấy lại không chủ động trả nhà?

Và tại sao suốt 30 năm liền ông bà Bô đòi nhà được biết bao vị lãnh đạo cấp cao nhất như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... đồng ý phải trả nhà cho ông bà Bô mà vẫn không trả nhà?

Tướng Thái thừa biết nếu trả nhà thì mình được cấp biệt thự ở những con phố như Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế ngay lập tức,nhưng vẫn không tự thấy không phải về đạo lý mà chủ động ra đi.

Buồn là buồn chỗ đó.

Tướng Thái là anh hùng của các cuộc chiến.

Tướng Thái được ghi nhận là tướng gần gũi thân cận với tướng Giáp, người được quân đội tôn vinh.

Đuổi kịp Mông Cổ? - KHÔNG BAO GIỜ!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ? - KHÔNG BAO GIỜ!

Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng


1. Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả?
Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó đã ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa xưa, từ cái thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi rằng:
"Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái... Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa".

Tôi thấy thế nên cũng đã theo, đi Mông Cổ một chuyến.

Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái gì?

Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn)không biết Việt Nam mình cóđuổi kịp Mông Cổhay không?

Mông Cổ diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam,dân số hơn 3 triệu người (bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hãy tưởng tượng hơn 1 triệu người ở rải rác trên lãnh thổ gấp 6 lần Việt Nam..

Mông Cổ có đặc biệt là có biên giới với Nga và Trung Quốc. Họ bị kẹp giữa 2 nước lớn, nên phải chọn 1, lịch sử đã chứng tỏ họ chọn đúng, chọn nước Nga để tránh nước Tàu kẻ thù. Chính chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch khuất phục trước chính phủ Stalin, mà công nhận Mông Cổ độc lập.. Chuyện này chính phủ Mao cay cú ra mặt, công khai gọi Mông Cổ là Ngoại Mông, còn phần lãnh thổ Mông Cổ bị mất từ thời Nguyên triều, thì TQ gọi là Nội Mông (họ vẫn nhận đó là nước họ). Cấp độ cay cú ăn thua và nhòm ngó còn hơn một bậc so với Việt. Người TQ chưa gọi Quảng Đông là Nội Việt, mặc dù vẫn dùng từ Việt gọi Quảng, Việt ngữ là tiếng Quảng, họ chưa gọi Việt Nam là Ngoại Việt. Nói thế để biết mức độ nguy hiểm chênh vênh của con ngựa Mông Cổ trước con sói Trung Quốc.

Ở Mông Cổ, tôi được nghe câu chuyện tiếu lâm.

Một người Mông Cổ gặp một người Nhật. Người Nhật cám ơn người Mông, vì bài học của Nguyên triều, nên nước Nhật quyết định không chiếm Trung Quốc nữa. Nếu chiếm nó, có lẽ nước Nhật đã thành Trung Quốc rồi. Đó là một câu chuyện tiếu lâm cay đắng mà không thể cười.

Dự luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002

7 điểm giống nhau đáng kinh ngạc
giữa dự luật An ninh mạng Việt Nam và
Luật An ninh mạng năm 2016 của Trung Quốc
(Ảnh: Asia Times)

TRỊNH HỮU LONG

Vào đúng những ngày đầu tháng 11 này năm ngoái, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật An ninh mạng, ấn định ngày nó bắt đầu có hiệu lực là 1/6/2017.

Năm ngày sau khi đạo luật trên có hiệu lực, Bộ Công an Việt Nam gửi tờ trình lên Chính phủ, chính thức đề xuất dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam. Đây là kết quả của một quá trình lập pháp kéo dài từ tháng 7/2016, khi Quốc hội đưa luật này vào nghị trình của mình và Bộ Công an cũng thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập dự án Luật An ninh mạng cuối tháng 3 năm nay.

Trải qua quá trình lấy ý kiến và 4 lần dự thảo, dự luật này đang nằm trên bàn Quốc hội. Nó sẽ được Quốc hội thảo luận trong kỳ họp cuối năm 2017 này và dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp tiếp theo vào giữa năm tới.

Dự luật An ninh mạng của Việt Nam, không biết do vô tình hay cố ý, giống Luật An ninh mạng của Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc.

Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Công an cũng nói rõ họ có tham khảo các đạo luật an ninh mạng của Trung Quốc, Nhật, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, và Mỹ.

Cần phải làm rõ rằng tôi không có bằng chứng nào về việc chính phủ Việt Nam sao chép luật của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc hai quốc gia có chế độ chính trị như nhau sử dụng những công cụ lập pháp giống nhau là điều dễ hiểu, nhất là khi Bộ Công an đã thừa nhận họ có tham khảo luật Trung Quốc như đã nói ở trên.

Bên cạnh đó, việc sao chép, học hỏi kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài không phải khi nào cũng mang lại hệ quả xấu.

Ta hãy cùng so sánh dự thảo lần thứ 4 của Luật An ninh mạng đang được trình Quốc hội và bản dịch tiếng Anh của Luật An ninh mạng Trung Quốc để xem chúng giống nhau như thế nào và có thể mang lại hệ quả xấu hay không.

1. Hai văn bản, một thuật ngữ

Có một thuật ngữ mà chúng ta cần để ý trong dự luật của Việt Nam, đó là “hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”, quy định tại Điều 9.

Trong Luật An ninh mạng của Trung Quốc cũng có một thuật ngữ tương tự: “cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng” (critical information infastructure), quy định tại Điều 31.

Đây là một trong những thuật ngữ trung tâm của hai luật này, và định nghĩa của hai luật cũng rất giống nhau: chúng đều chỉ những thông tin mà nếu bị xâm hại thì sẽ làm nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

Các thông tin đó trong cả hai luật đều bao gồm các lĩnh vực: năng lượng, tài chính, giao thông, báo chí - xuất bản, và chính phủ điện tử.

Rằm Tháng Chín - Lễ hội Đả Ngư, tiệc cá Đền Và

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Món cá nướng trong tiệc cá Tế Thánh Tản Viên năm Đinh Dậu.

LỄ HỘI ĐẢ NGƯ VÀ TIỆC CÁ ĐỀN VÀ

Nguyễn Xuân Diện


Đền Và (Đông Cung) - thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, ngoại thị Sơn Tây, Hà Nội là nơi thờ phụng Tam Vị Tản Viên Sơn Đại Vương Quốc Chúa Thượng Đẳng Thần, vị thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử và cũng là đứng đầu bách thần, khí thế rừng rực thưở đương thời, anh linh tỏa rạng mãi muôn sau.

Đền do Thánh Tản chọn đất. Đây là nơi Thánh đi tuần du, tắm gội rồi về nghỉ lại, gác lại Gậy tiên, Sách ước nơi đây. Đây là nơi Thánh Tản thiết triều nghe lời tâu bày của bách quan và trăm họ; kiến trúc đường bệ, đăng đối và thâm nghiêm giữa rừng lim già tĩnh mịch, trong không gian độc lập, lại vừa gần gũi với trung tâm huyện lỵ Tùng Thiện và tỉnh lỵ Sơn Tây xưa.

Đền Và chính là một ngôi đền văn học, là nơi danh sĩ các đời bày tỏ tấm lòng sùng kính với Đức Thánh Tản.

Mùa thu, Đền Và mở hội vào ngày Rằm tháng 9. Lễ hội có nghi thức đánh cá thờ, chữ Nho gọi là đả ngư  打魚. Vì vậy lễ hội mùa thu còn gọi là hội đả ngư (đánh cá).

Vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch), dân làng các thôn Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai, Phụ Khang ùa ra đoạn sông Tích từ “Thượng Cầu Vang (thôn Phụ Khang, xã Đường Lâm) đến Hạ Mả Mang (thôn Ái Mỗ, phường Trung Hưng)” cùng đánh bắt cá trên đoạn sông này. Vui hội mọi người mang những công cụ đánh bắt cá như nơm, quạng, xiếc, rập để đánh cá vang động cả một khúc sông quê... Ai bắt được loại cá trắng, to thì nộp cho làng, cá nhỏ mang về nhà. Cuộc đánh bắt cá đến khi nào chọn ra đủ 99 con thì mang số cá đó về làm tiệc cá, thờ Đức Thánh Tản ở đền Và. Lễ hội đả ngư là một lễ hội lấy may với tâm niệm Đức Thánh Tản phù trợ cho làm ăn gặp nhiều may mắn.

Hội đánh cá diễn ra rất vui vẻ, náo nhiệt. Cỗ thờ cần 99 con cá to, vì thế nếu ai bắt được cá to thì sẽ góp vào để làm cỗ. Cá để làm cỗ tế thánh gồm các món:

- Món cá luộc: cá để cả vảy, mổ moi, bỏ ruột ra cho gừng vào bụng đem luộc chín.

- Món cá nướng: cá để cả vẩy, mổ moi, bỏ ruột, cho gừng vào bụng rồi bọc lá nghệ. Chọn nền đất sạch trải lá nghệ xuống, rồi rải cá lên trên. Lại lấy tàu lá nghệ phủ kín cá, sau đó úp nồi gốm lên cá, lấy than hồng phủ kín nồi gốm. Khi than đã rạc thì mở nồi gốm lấy cá ra.

Việt Nam - Nỗi thê thảm của sách!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Số lượng

Thống kê của các cơ quan văn hóa mà báo chí đăng lại 12-4 -2013  cho biết tính ra người Việt một năm chỉ đọc 0,8 một cuốn sách.

Trên mạng thấy có người đã đem con số này ra so sánh với thế giới. Thì thấy ví dụ người Trung Quốc là 4,23 cuốn/người/năm. Thái Lan, Malaysia đều cao hơn so với Việt Nam.

Thói quen khai vống khai liều để lấy thành tích vốn không lạ với xã hội ta.  Trong chuyện kinh tế còn thế nữa là trong văn hóa. Văn hóa là dễ lấp liếm hoặc nói bốc lên nhất.

Thành thử con số 0, 8 ở trên chỉ có thể dùng tạm.

Cái gọi bằng sách trong thống kê này hẳn bao gồm thượng vàng hạ cám đủ loại khác nhau và ở đó chắc chắn có nhiều tập giấy in chứ không thể gọi là sách được. Sách không ra sách, sách bất thành nhân dạng có tỷ lệ lớn. Có những cuốn không hề được lật ra, không hề  được đọc, sau khi in ra chỉ xếp vào các thư viện chờ ngày thanh lý.



Hồi mới bung ra trong làm ăn, đã thấy có tình trạng một số  sách  bán chạy phải khai ít đi để trốn quản lý phí. Nhưng cái thời đó qua đi rất nhanh.  Mà số lượng sách được đọc nhiều theo kiểu đó cũng chẳng phải là dấu hiệu tốt đẹp gì. Làm sao có thể coi cái sự chạy theo thời thượng ở một xã hội tiểu nông là tốt đẹp được?

Nay là một thời khác. Nhiều tập thơ  thì tuy ở ngoài ghi cũng là in 1000, thực ra chỉ in một vài trăm, vì thơ có bán được đâu. Nhưng các nhà thơ thích làm thế để cho thiên hạ biết là mình được đọc nhiều lắm.

Một số sách dịch ở ta được in ra là do tài trợ nước ngoài. Muốn xin được nhiều tài trợ người ta phải giả dối khai cao lên để nhận tiền, ví dụ sách in chỉ một ngàn nhưng đề hẳn ở sau là ba ngàn. Nói dối người nước ngoài ở ta không bao giờ bị lên án cả.



Hình thức bên ngoài cũng là dấu hiệu chất lượng

Có những điều chúng ta đã quen mắt nên thấy bình thường. Nhưng đặt vào một khung cảnh xa rộng sẽ thấy rõ thực chất hơn.

Có lần trên TV giới thiệu sách VN mang bày tại Đại sứ quán Pháp để khách quốc tế tới xem. Trên màn ảnh chỉ thấy những cuốn sách mỏng dính nhưng lại lố lăng lòe loẹt.

Có người sẽ cãi đó chỉ là cái hình thức bên ngoài? Không, tình trạng của  nội dung cũng là tương tự.

Kỹ thuật biên soạn ở ta chỉ ở vào trình độ làm sách của những nước lạc hậu nhất trên thế giới.

Nội dung đầu ngô mình sở lam nham, cách trình bầy sắp xếp luộm thuộm.

 

Trong các báo cáo thường cũng nhấn mạnh là có nhiều sách phục vụ đại chúng bao gồm từ nông thôn đến biên giới hải đảo. Nhưng trong giới người ta đều hiểu ngầm với nhau các loại sách phục vụ nhiệm vụ chính trị này được làm rất cẩu thả.

Sách giáo khoa cũng thế. Cẩn thận trong chi tiết lặt vặt nhưng lại cũ kỹ xơ cứng trong những vấn đề  lớn. Chỉ oai hơn ở chỗ được coi là sách chuẩn.

Gs. Nguyễn Văn Huyên: Tết Trung Thu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tết Trung thu

Lời dẫn: Trung thu không chỉ là tết dành cho trẻ em như chúng ta thường thấy trong xã hội hiện đại. Từ xa xưa, nó được coi là ngày lễ của những người làm nông nghiệp và dần được gắn những quan niệm mới, ước vọng mới của xã hội khiến nó trở nên sinh động và gần gũi với mọi tầng lớp. Quan trọng hơn, mặt trăng, biểu tượng của khả năng sinh sản và người bảo trợ của đời sống vợ chồng, khiến cho Tết Trung thu cũng là dịp để nam nữ tìm hiểu nhau qua những câu hát đối, hoạt động vui chơi trong đêm trăng rằm. Nhân dịp Tết Trung thu sắp đến, chúng ta cùng đọc lại trích đoạn bài "Tết Trung thu" của GS. Nguyễn Văn Huyên đăng trên tạp chí Indochine năm 1942 để cùng thưởng thức sự phức tạp và thú vị của ngày Tết dân gian này.


Nguyễn Văn Huyên
Indochine, Hebdomadaire, Illustré, số 108, 24/7/1942
(bản dịch của Đỗ Trọng Quang)

(…) Mặt trăng, được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản, trở thành người bảo trợ của phụ nữ và đời sống vợ chồng. Trên mặt trăng có cung của ông Nguyệt lão và bà Nguyệt, cả hai đều quyết định việc hôn nhân của mọi người trên trái đất. (…) Chính bằng những sợi chỉ tơ hồng mà ông tơ rằng buộc các cặp vợ chồng tương lai. Ông tơ càng buộc chặt, họ càng xích gần nhau, càng yêu nhau. Trai gái chỉ chắc chắn về tình yêu của họ và được gắn bó với nhau trong tương lai bằng hôn nhân nếu sợi được se để thành chỉ. Họ còn ngập ngừng khi chỉ bị rối. Có trường hợp Nguyệt lão se sẵn chỉ trước, buộc cặp vợ chồng tương lai. Chính vì vậy mà một số cuộc cưới xin được dễ dàng: người ta không cần phải đợi cho đến khi chỉ được se xong.

Dù sao, Trung thu, tết của mặt trăng, đồng thời cũng là tết dạm hỏi, lúc cả nam và nữ đều tìm cách làm vừa ý người khác và tìm thấy trong đám đông người bạn đời tương lai của mình. Họ tụ tập từng nhóm từ sáu đến tám người, ngay lúc sẩm tối, trước cửa hay trong sân nhà mình. Họ đứng thành hai phe, một phe nữ, một phe nam. Và họ vừa hát đối vừa ngắm trăng. Người con trai (hay người con gái) có thể bị loại vì hát tồi, hay vì không tìm được câu thơ đáp lại đối phương. Cuộc thi hát đối đáp này chỉ kết thúc khi tất cả những người hát của một phe đều bị loại, chỉ trừ một. Lúc mỗi bên chỉ còn một người hát, thì ai thắng được giải nhất, còn người kia được giải nhì. Phần thưởng này là tiền, lụa, chè hay cái quạt.


Tiếp theo những cảnh hát đối đáp này thường là lễ dạm hỏi và cưới xin: người con gái vừa có sắc vừa có tài được đối phương mình lấy làm vợ, hoặc được một chàng trai đã dự hội dạm hỏi. Nếu những cuộc hát đối đáp này không được kết thúc bằng dạm hỏi thì ít nhất đây cũng là cơ hội để trai gái làm quen nhau.

Bao cao su nổi trắng Hồ Tây

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Bao cao su nổi trắng một góc hồ Tây hôm 22-9 - Ảnh: NGUYỄN QUANG
 
Ai đã ném hàng loạt bao cao su đã dùng ra hồ Tây? 

Tuổi trẻ
26/09/2017 17:03 GMT+7
 
TTO - Chuyện không đơn giản khi hình ảnh này đã được nêu ra trong buổi giao ban báo chí chiều 26-9 của Ban tuyên giáo Hà Nội. Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) sẽ vào cuộc truy tìm thủ phạm gây ô nhiễm và phản cảm này.

Trước đó, trưa 22-9, sau trận mưa dông lớn, một góc hồ Tây khu vực từ số 223-235 phố Trích Sài đột nhiên xuất hiện hàng trăm bao cao su đã qua sử dụng dạt vào trắng một góc hồ.

Tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay 26-9, ông Nguyễn Lê Hoàng - phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ - cho biết nghi vấn cao là có người cố ý vứt xuống.

Lý do, hiện các cống thoát nước thải xung quanh hồ Tây đều đã được gom lại theo hệ thống nước thải chung để đưa về nhà máy xử lý nên không thể có việc số bao cao su này chảy theo các đường cống ra hồ.

Sau khi phát hiện, để tránh tình trạng tái diễn gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới hình ảnh của hồ Tây, lãnh đạo quận Tây Hồ đã giao công an quận vào cuộc điều tra.

Chiều cùng ngày, ban quản lý hồ Tây cũng đã huy động công nhân ra vớt sạch số bao cao su nói trên.

Liên quan tới hồ Tây, tại buổi họp, ông Trần Xuân Hà - phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - khẳng định hồ Tây có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp cho ngành du lịch quận Tây Hồ và thành phố.

Ông lưu ý quận Tây Hồ cần siết chặt việc quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường... cho hồ Tây.

LÂM HOÀI 
--------------------
 
Thái Văn Đường: Mực ống Hồ Tây mới nổi trời thu rất đẹp
P/s: ảnh Chi Trần chụp góc gần Phủ Tây Hồ
 





 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Dế rang mùa lụt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Dế rang mùa lụt
Nguyễn Hoàng Thân
.
Thời trân hay mùa nào thức nấy là một trong những đặc điểm của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đồng thời trong từng mùa ấy mới có từng món ăn đặc sản khiến cho người ta rạo rực, thích thú, tìm mọi cách thỏa mãn cái “tứ khoái” đầu tiên của trần tục và mong mỏi đến thời gian năm sau, cũng lại tiếp tục thuởng thức món ngon nhớ đời. Những người dân sinh sống ở lưu vực sông Vu Gia quê tôi hẳn trong đời đã đôi ba lần có dịp mãn khẩu món dế rang từ thiên nhiên ban tặng trong mùa lụt khi không còn món mặn nào đưa cơm. Tôi thầm nhủ, nhiều nơi khác chắc dễ gì có được!

Trong mùa lụt đầu, độ trung tuần tháng 8 âm lịch trở về sau, dòng nước đục ngầu vàng màu phù sa cuồn cuộn dâng cao lên đến hơn 10 m bắt đầu tràn bờ và chảy lấp đầy những vùng trũng thấp của cánh đồng đất biền mênh mông như một quy luật giản đơn của tạo hóa mà Lão Tử đã khái quát thành triết lý nhân sinh trong Đạo đức kinh. Người dân địa phương gọi đó là “nước băng bàu”. Nước chảy lênh láng trên mặt đất, len lỏi qua từng khóm cây bụi cỏ, chui tọt xuống các hang cùng hốc. Chỉ mươi phút sau, trên mặt nước bạc sóng sánh ánh vàng ấy, biết bao lũ dế đeo bám đầy trên các ngọn ớt cuối mùa đã trụi lá hay những cây bắp đang đến mùa thu hoạch để mong tìm sự sống sót. Đấy cũng là thời điểm mà mọi người bắt đầu đổ ra lội nước để bắt dế. Người thì đeo bầu vịt, kẻ thì mang xô, xách giỏ; thậm chí ai đó đang đi “thăm lụt” về cũng vội ghé vào bứt vài cộng cỏ trâu, buộc gút một đầu làm dụng cụ “đựng” dế. Người người hối hả, vì ai cũng biết rằng(,) phải khẩn trương để kịp quay về nhà khi nước lụt còn ngang người và đám dế kia chưa nhảy bám lên cao. Việc bắt dế như vậy vừa “cải thiện” bữa ăn mùa mưa lụt vừa là “thuốc sinh học” hiệu quả tiêu diệt loài dế phá hoại cây trồng ở vụ đông xuân tiếp theo.

Dế mang về đem vặt râu, cánh, phần cẳng chân răng cưa rồi nặn ruột cho sạch chất bẩn. Xong đem rửa sạch và để cho ráo nước. Từng con dế cơm nhìn càng béo tròn hơn khi vặt bỏ những phần phụ ấy. Váng mỡ từ trong ruột dế hòa vào thau nước rửa tạo thành từng mảng màu tươi sắc và bắt mắt. Chỉ mới nhìn vậy thôi mà trong đầu đã hình dung ra vị béo trơn tuột nơi đầu lưỡi, nước bọt đã tiết ra thấm ướt hai mép tự bao giờ. Không tài nào cưỡng nỗi, tụi nhỏ chúng tôi, mỗi đứa vội vàng bốc lấy một con, xiên vào que tre và đưa vào bếp củi đang đun để nướng. Con dế nhanh chóng teo quắt lại kèm theo tiếng “nổ” li ti mà lắng lòng lắm mới nghe được. Màu nâu vàng nguyên thủy từ từ chuyển sang màu nâu đậm. Một mùi thơm đặc trưng của côn trùng nướng nơi hỏa cung dần theo làn khói lan tỏa, chạm vào mũi làm ta sực tỉnh. Thị giác và thính giác nhường chỗ cho khứu giác ngất ngây cảm nhận. Tay vội vàng rút que xiên ra khỏi bếp lửa như sợ Táo quân tranh mất. Tất cả đều chạy tót lên trước hiên nhà, lấy đôi dép làm ghế ngồi, thả hai chân xuống chao chao trong biển nước bạc và bắt đầu chậm rãi nhâm nhi con dế nướng theo kiểu bò tùng xẻo. Đầu tiên từ cái đầu vuông vuông như một cỗ máy điện tử, rồi đến hai bắp đùi tròn chắc có vẻ “đá được xe” và cuối cùng là cái mình mềm nuột đến mát mịn chân răng. Nào mùi thơm, nào vị ngọt hòa lẫn cùng cái béo hơi hơi mà nguyên chất trọn vẹn với những thanh âm giòn tan trong vòm miệng làm cho ta không dám nuốt vội, chỉ từ từ thưởng thức và cảm nhận về sự kì diệu của phương pháp làm chín thức ăn đầu tiên trong lịch sử loài người.

Nguyễn Xuân Anh: bi kịch "đồng chí" và đốt đuốc tìm nhân sự của Đảng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mẫn Nhi

"Nhân sự trẻ đang bị nhân sự già lũng hóa còn nhân sự già lại đang khiến nhà nước bị lũng hóa bằng quan niệm giáo điều hay chủ nghĩa cơ cấu con cái vào bộ máy nhà nước" quả thực là bi kịch song chỉ là một trong vô số bi kịch nhỏ, cùng xuất phát từ một bi kịch bao trùm, đó là sự độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội của một tổ chức chẳng do dân bầu nên hay cử ra.

Bauxite Việt Nam

Bài viết này không đi vào con đường "phanh phui sự thật về sai phạm" của ông Nguyễn Xuân Anh vì có lẽ nó được được đăng tải quá nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong - ngoài, trái - phải rồi. Bài viết muốn chia sẻ một quan điểm về tính "đồng chí" và sự khó khăn trong tìm kiếm nhân sự kế thừa của Đảng.

imageVũ Minh Hoàng và Nguyễn Xuân Anh

Bi kịch đồng chí

Báo chí tràn ngập tin bài về ông Nguyễn Xuân Anh, phần đông là theo lối "kết tội" hoặc bày tỏ sự đồng tình về kết tội đó. Ông Hồ Duy Diệm, nguyên Phó chủ tịch Hội quy hoạch TP Đà Nẵng khẳng định với báo giới, Đà Nẵng thời ông Nguyễn Xuân Anh "tụt hậu" so với Quảng Nam. Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên đại biểu HĐND, nguyên Chủ tịch Hội nghề cá TP Đà Nẵng khẳng định thời kì ông Nguyễn Xuân Anh nắm quyền là thời kì "mất đoàn kết nội bộ". Còn ông Hồ Việt, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cho rằng sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ là "những người có thể nói vô tài, vô lối lại đưa về quản lí địa phương".

Nhưng trước đó là gì? Khi ông Nguyễn Xuân Anh nhậm chức Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng, đã không ngớt những lời ca tụng. Nó đến từ ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, khi ông đánh giá: Ông Xuân Anh là một người có kiến thức, được đào tạo bài bản và từng trải qua nhiều vị trí làm việc từ thấp đến cao nên có kinh nghiệm quản lí. ĐBQH Trần Khắc Tâm cho hay: Ông Nguyễn Xuân Anh có lí lịch học hành rất đàng hoàng và quy trình bổ nhiệm cũng không gây điều tiếng gì. PGS-TS Nguyễn Ngọc Chinh (Trường ĐH Đà Nẵng) nhấn mạnh: Ông Nguyễn Xuân Anh có thể nói là "tuổi trẻ tài cao", sẽ làm được và đạt kết quả tốt trong quá trình công tác.

Rõ ràng là những luồng ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau trong những bối cảnh ngược trái nhau. Nó thể hiện tính "bầy đàn", hay nói đúng hơn là "tát nước theo mưa". "Đồng chí" giờ đây được hiểu là im lặng khi đồng chí A lên ngôi và sẵn sàng đập hạ, nhục mạ khi đồng chí A thất thế. Ấy là tính "đồng chí cơ hội" trong hệ thống những người làm nhà nước hiện nay.

Đâu là lỗi của Nguyễn Xuân Anh?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Nguyễn Xuân Anh, sắp trở thành “cựu” Bí thư Thành ủy Đà Nẵng? Ảnh: internet 

Đâu là lỗi của Nguyễn Xuân Anh?

Hiệu Minh
18-9-2017 

Truyền thông ầm ỹ ông Nguyễn Xuân Anh dùng bằng giả để tiến thân. Thật ra, lý do ông bị kỷ luật thì có nhiều.

Không phải là bằng cấp chưa được Bộ GD ĐT công nhận vì Bộ này chưa bao giờ công bố danh sách các trường đại học trên thế giới được VN thừa nhận.


Không phải vì lên chức bí thư Đà Nẵng hay vào TW khi còn quá trẻ (39 tuổi năm 2015) vì các ông Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú lên TBT còn trẻ hơn nhiều.

Nhận xe pháo, quà cáp chỉ là chuyện nhỏ. Cứ xem các đại gia ngân hàng hay PVN đi biếu các quan là đủ hiểu xe hơn 1 tỷ chỉ là cái móng tay thúi của ông Trần Văn Truyền.

Đó là gì nhỉ? Quản lý tp Đà Nẵng quá kém? Sơn Trà bị xẻ thịt? Qui trình đưa lên chức cao có vấn đề? Có lẽ là tất cả công hưởng đúng lúc lò của TBT Trọng đang đốt cả củi tươi lẫn khô.



Mao Tôn Cua cho rằng, đó là do ông Xuân Anh là con trai của UV BCT Nguyễn Văn Chi.

Kịch bản là trước khi cụ Chi về vườn nói với các anh bên trên “cho cháu cơ hội”. Và “cháu” vào TW rồi bí thư Đà Nẵng ngon ơ, chả cần tài cán gì.

Nếu có tranh cử dân chủ thì các cháu làm chủ tịch nước chẳng ai kêu. Rất tiếc nước mình toàn dùng qui trình … nhờ vả, cài cắm, qui hoạch. Chính điều nảy làm khổ các cháu.

Làm cha mẹ nổi tiếng thì tốt nhất là đừng cho các con núp bóng. Dù tài giỏi nhưng thành công do bố mẹ nhờ vả vẫn mang tiếng. Đứa con khổ suốt đời vì lo ra khỏi cái bóng của cha mẹ.

Chưa kể thất thế, không cùng cánh hẩu, thì người ta lôi cả bằng giả ra làm cái cớ đuổi việc.


Bản thân sinh ra trong gia đình quan to đã là một lợi thế do điều kiện gia đình, được học hành, được ưu ái hơn người, nếu không tự vượt lên chứng tỏ có vấn đề. Có nhét ghế vào đít cũng khó giữ được, suốt đời đi phải kiễng chân.

Nếu là Cua Times sẽ bảo các con một câu cho vuông “Bố mày làm y tá vẫn lên được thủ tướng, tại sao tao phải giúp mày, một đứa trẻ ra đời đã hơn mấy chục triệu đứa trẻ khác.” Sốc nhưng chắc được việc.

Hãy để cho các con đi trên đôi chân của mình. Mọi sắp đặt của cha mẹ sẽ làm hỏng tương lai và sự nghiệp của các con.