|
|
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
…khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.
Và đáng sợ nhất là tiếng ồn, âm thanh ù ù phát ra gần như 24/24h trong ngày, cộng với tiếng mìn phá đá vào canh trưa, từ 11h cho đến 1h, ngay giờ nghỉ trưa của người dân đã khiến cho đời sống nơi đây đảo lộn hoàn toàn. Không khí bị ô nhiễm trầm trọng, người dân hứng chịu hoàn toàn mọi sự khó chịu và mối nguy từ môi trường ô nhiễm nặng.
Thực tế là không phải đền bù không thỏa đáng mà là công ty Núi Pháo chưa bao giờ nói chuyện với chúng tôi, chưa bao giờ họ đến đây để nói chuyện về việc đền bù.
Núi Pháo trong vành đai nội bất xuất ngoại bất nhập.
Sau khi được phát hiện bởi nhóm kĩ sư thăm dò khoáng sản Canada, và qua hai lần đổi chủ, khu mỏ Núi Pháo ở xã Hang Hùm và Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động vào năm 2014. Trong suốt hai năm khai thác, tác hại do công trình này gây ra không nhỏ chút nào. Nhiều gia đình sống trong ô nhiễm không khí, xã Hà Thượng là xã chịu thiệt hại nặng nhất. Và đặc biệt, một cụm dân cư bỗng chốc bị cô lập, mọi việc đi lại khó khăn đến mức họ tự gọi tên đây là cái chuồng chó nhốt họ suốt hai năm nay! Những tiếng kêu từ mười một gia đình trong khu mỏ Núi Pháo nghe ra chừng lọt thỏm giữa sự vô tâm của công ty khai thác và nhà nước.
Giới chức địa phương nói gì?
Một cán bộ chuyên viên môi trường đang làm việc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:
Họ sống trong môi trường ô nhiễm như thế, rồi kế sinh nhai của họ bị ảnh hưởng vì trước đây họ bám trục đường để sống nhưng giờ đã trở thành ốc đảo.
- Công an huyện Đại Từ
“Anh không có giấy tờ gì, không có ai bảo lãnh thì anh không vào được bên trong. Phải có người bảo lãnh thì mới có thể vào được chứ bình thường thì không vào được.”
Vị cán bộ này chia sẻ thêm là khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.
Trần Xuân
Người Kỳ Anh - Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Tại Việt Nam, với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Một kịch bản đau đớn của Campuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.
Formosa từng nhập đổ hàng nghìn tấn chất độc ở Campuchia
Sihanoukville là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Nhưng nó nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương. Vào cuối tháng 11/1998, tàu Chang Shun của tập đoàn Formosa Plastics Group đã “xuất khẩu” 5.000 tấn rác thải độc hại, bao gồm 3.000 tấn có nhiễm thủy ngân đến thị trấn Sihanoukville nằm ở phía Tây Nam Campuchia. Rác thải bao gồm những khối nén được bọc trong bao nhựa khá dày. Chỉ trong vòng 4 ngày, hơn 90 xe tải đã chuyển số rác thải công nghiệp này đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Đây là một khu vực mở, không có ai canh gác cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào và ai cũng có thể vào.
Người dân khu vực Sihanoukville đã đến bãi rác để nhặt lấy những túi nilon mà Formosa đã thải ra (ảnh: BAN)
Điều đặc biệt, cách bãi rác này chỉ 1 km là một khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống. Mỗi ngày, người dân xung quanh đã đổ xô đến nhặt các bao tải nhựa về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo. Một vài ngày sau đó, những người này gặp nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường như sốt cao và tiêu chảy. Đỉnh điểm là một công nhân làm việc tại bến cảng có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.
Nghi ngờ bãi rác có thể chứa chất độc, người dân đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ và yêu cầu chính quyền địa phương tiến hành điều tra tìm hiểu rõ ngọn ngành. Sau đó các quan chức môi trường ở địa phương đã phải hứa sẽ tiến hành kiểm tra về mức độ độc hại trong các bao nhựa nilon tại bãi rác.
Blogger Đỗ Thành Nhân
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn để giáo dục thiếu nhi của nhân loại, có câu chuyện giàu tính nhân văn là “Cậu bé chăn cừu và chó sói”.
Nội dung câu chuyện đại loại:
Có cậu bé chăn cừu cứ la lên “Sói! Sói!”, dân làng nghe tiếng chạy đến giúp chú đuổi chó sói, nhưng chẳng thấy sói đâu. Đến khi có sói đến thật, cậu bé la lên thì không một ai ra giúp cả và thế là sói thỏa sức bắt mồi, giết chết rất nhiều cừu của chú bé.
Bài học giáo dục cho các em bé là: không nên nói dối, nhất là nói dối những chuyện nguy hiểm; đến lúc nguy hiểm xảy ra có kêu lên thì chẳng ai tin và cũng chẳng ai giúp.
Cứ tưởng “Cậu bé chăn cừu” chỉ là câu chuyện ngụ ngôn cho mục đích giáo dục trẻ em, nhưng mấy hôm nay lại thêm một “Cậu bé chăn cừu và chó sói” khác, hiện đại hơn.
Trên mạng xuất hiện hình ảnh Thông báo số 487/TB-CAH, ngày 2/8/2016 của Công an huyện Si Ma Ca tỉnh Lào Cai có nội dung:
“Ngày 27/7/2016, Công an huyện Si Ma Cai nhận được công văn số 1177/CAT-PV11 của Công an tỉnh Lào Cai thông báo:
Tại địa phận giáp ranh Việt Nam - Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt...). Qua xác minh, nắm được các đối tượng là người Trung Quốc, tổ chức thành từng nhóm từ 3 đến 5 đối tượng, sử dụng xe ô tô (không có biển kiểm soát), đối tượng tập trung vào những gia đình có người già, trẻ em ở, học sinh các trường tổ chức đi học ngoại khóa, trẻ em đi chăn thả gia súc, làm nương rẫy một mình...Các đối tượng bắt cóc đưa lên ô tô, đến khu vực vắng rồi mổ lấy nội tạng.
Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả loại tội phạm này, Lãnh đạo Công an huyện yêu cầu Công an các xã, các trường học trên địa bàn huyện thông báo đến toàn thể nhân dân và học sinh các phương thức thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này, tuyên truyền cho mọi người khi đi đến gần khu vực biên giới không nên đi một mình mà đi theo nhóm 3 người đến 5 người để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn có các hành vi hoạt động như đã nêu ở trên,báo cáo kịp thời về Công an huyện để phối hợp bắt giữ đối tượng./.”.
Thông báo của Công an huyện Si Ma Ca đã cảnh báo một mối nguy hiểm thực sự đã và đang đe dọa đến nhiều người dân và cũng hướng dẫn người dân địa phương phòng ngừa tội phạm này theo đúng trách nhiệm của cơ quan công an.
Cộng đồng mạng xã hội, báo mạng tiếp nhận thông tin từ Thông báo này và đã phổ biến, chia sẻ rộng rãi với niềm tin có cơ sở vào tính xác thực của Thông báo:
GS.TS. Nguyễn Đức Dân
Phải nói, theo dõi cả một hành trình dài 7 năm nay nhân dân Việt Nam liên tục lên tiếng đấu tranh không mệt mỏi với các cơ quan công quyền nhằm dẹp bỏ Dự án bauxite ở Tây Nguyên, thì chặng khởi đầu - xây dựng ý thức thường trực trong mọi người về mối nguy hiểm nhiều mặt luôn luôn rình rập trong các bước tiến hành cái dự án do ông cựu TBT Đảng CS rước từ TQ về cho dân - là chặng đường gian nan bậc nhất. Đầu tiên là 2 lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào hai ngày 14/01/2009 và 9/04/2009, đều gửi lên Bộ chính trị Đảng CSVN, phân tích các phương diện bất lợi về chính trị, kinh tế, môi trường, quốc phòng, kỹ thuật của dự án này, dẫn tới đề nghị hoãn vô thời hạn việc triển khai dự án, bắt đầu gây được một tiếng vang trong công luận. Nhưng vì người viết “đứng trong tổ chức để phát ngôn”, ngoài ra không lên tiếng ở đâu cả, nên âm hưởng không dễ dàng lọt được ra ngoài. Dù sao, 2 lá thư của Đại tướng cũng đã có tác dụng kích hoạt, gợi cảm hứng cho một số kiến nghị dừng dự án bauxite ra đời tiếp liền theo, của các nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Thành Sơn, nhà văn Phạm Đình Trọng, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, TS Nguyễn Đức Hiệp... đều ít hay nhiều đánh động đến suy nghĩ của những ai tâm huyết với đất nước. Tuy vậy, đây cũng vẫn là tiếng nói của những cá nhân, hướng tới các cơ quan hoặc người đứng đầu quyền lực mà đối thoại, thuyết phục, hoặc được đăng trên một vài trang mạng đây đó, nên trước sau vẫn chưa thấu được đến tai nhiều người. |
Phải đến bước thứ ba là 5 bản kiến nghị xuất hiện liên tiếp trong hai tháng 4 và 5 năm 2009, của một nhóm 3 người: Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng, mở đầu bằng bản Kiến nghị đề ngày 12-4-2009 với tiêu đề: KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN, một mặt gửi đến 3 vị đứng đầu Chính phủ và Quốc hội là Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác được đăng đồng loạt và công khai trên rất nhiều trang mạng, có kèm theo cả Thông báo và Thư mời ký tên vào Kiến nghị này, thì mới thật sự tạo nên một chuyển động mạnh mẽ, rộng rãi và sôi nổi trong dự luận. Và sự sôi nổi sẽ còn được nhân lên, giữ được cường độ liên tục, kéo dài cho đến hết năm 2009 - đến khi bị CA đánh sập - nhờ việc ra đời trang blog rồi sau đó là trang web |