Messi và cái thú hút thuốc lào Tiên Lãng
0 ý kiến, vàLàng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên
0 ý kiến, và
Nguyên Ngọc
“Từ xa xưa, và cho đến tận năm 1975, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại bền vững trên cơ sở một cấu trúc xã hội đặc trưng, lấy làng làm đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Làng tồn tại bền vững trên nền tảng kinh tế, vật chất là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng.
Ở Tây Nguyên, từ xa xưa, hoàn toàn không có rừng vô chủ. Từng tấc rừng đều thuộc về một làng cụ thể. Người ta gọi đó là không gian xã hội, hay không gian tồn tại của làng... Chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng Tây Nguyên từ sau năm 1975, là tước đi mất cái nền tảng vật chất của làng. Làng Tây Nguyên tất yếu đổ sụp. Văn hóa cũng không thể còn, chỉ còn văn hóa diễn và giả.
… Đi đôi với chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng tai hại, là chủ trương đưa dân lên Tây Nguyên với tốc độ và cường độ quá lớn, khiến dân số Tây Nguyên trong thời gian ngắn, tăng lên hơn 5 lần, đặc biệt làm cơ cấu dân cư đảo lộn lớn và đột ngột, hiện nay chỉ còn khoảng 20% người của các dân tộc tại chỗ. 80% đã là người Kinh. Các dân tộc tại chỗ không còn vai trò chủ thể trong đời sống và phát triển của Tây Nguyên.
Theo tôi, đấy là những sai lầm lớn, đến mức khó quay ngược trở lại.
Và hôm nay, ta đang chứng kiến một trong những hậu quả không thể ngờ: Đồng bằng Nam Bộ, vựa lúa sống còn của cả nước, đang khô cháy và mặn chát... vì mất rừng Tây Nguyên!
Một bài học thật lớn, thật cay đắng, về cả tự nhiên lẫn xã hội!”
(Dân Việt) Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng từ hàng chục năm trước, với công luận và với cả các cơ quan Chính phủ, đó là chuyện rừng Tây Nguyên.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước ở sông Mê Kông năm nay hẳn là do nhiều nguyên nhân: có chuyện biến đổi khí hậu toàn cầu, và chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn từ việc Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Mê Kông, con sông nằm một nửa trên đất Trung Quốc, và đấy lại là phần đầu nguồn.
Từ nhiều chục năm nay, nhà văn người Mỹ gốc Việt Ngô Thế Vinh đã liên tục lên tiếng về nguy cơ này. Tâm huyết và quan tâm sâu sắc đến tác động của các đập trên đầu nguồn con sông này đối với các khu vực hạ lưu, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, vựa lúa nổi tiếng của nước ta, ông đã tìm mọi cách để đi đến khảo sát cụ thể tận nơi dù bị phía Trung Quốc ngăn cấm gay gắt.
Kết quả chuyến đi dũng cảm và công phu này của ông là một cuốn sách rất quan trọng,có tên “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”, báo động hai nguy cơ lớn nay đã hành hiện thực: sông Mê Kông thiếu nước gây ra hạn hán và tai họa xâm mặn tàn phá đồng bằng Tây Nam Bộ, và việc Trung Quốc quấy phá ở biển Đông.
Ống dẫn nước của công ty Xinxing từng bị vỡ
0 ý kiến, và
Công luận ào ào phản đối khi nghe tin công ty Xinxing trúng thầu cung cấp ống dẫn nước sạch sông Đà. Lý do được đưa ra để giải thích tại sao lựa chọn Xinxing là (a) giá thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt và (b) đây là đơn vị có uy tín thế giới, có 20 năm kinh nghiệm về sản xuất các ống kích thước lớn. Chủ đầu tư, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty CP nước sạch Vinaconex, ca ngợi: “Tôi nghĩ sản phẩm này sử dụng cực kỳ tốt, không vấn đề gì”. Ông cũng cho biết đã rất cẩn thận khảo sát ý kiến khách hàng sử dụng dịch vụ của Xinxing ở Việt Nam và hơn thế nữa, đã qua tận nhà máy sản xuất, kiểm tra xác thực các chứng chỉ và năng lực sản xuất của nhà thầu. Cứ cho là chủ đầu tư cẩn thận lắm, nhưng trước khi tốn kém tiền của, cất công qua tận nước bạn “bốn tốt mười sáu chữ vàng” để mục sở thị, sao không cẩn thận cho trót, chịu khó bỏ vài giờ ngồi trước máy tính để tra cứu thông tin? Có bạn đọc của Bauxite Việt Nam làm công việc đó thay cho Vinaconex. Và đây là kết quả ban đầu: Ba năm trước, công ty Xinxing từng bị Vương quốc Ôman cấm tham gia đấu thầu hay cung cấp vật liệu do ống nước của Xinxing bị vỡ vì kém chất lượng, khiến cho việc cung cấp nước bị gián đoạn ba ngày. Bauxite Việt Nam |
Vương quốc Hồi giáo Ôman
Cơ quan Chủ quản Điện Nước Công cộng
Tổng Giám đốc Kế hoạch và Quản lý Tài sản
Số tham chiếu SMAC/13/2013
Ngày 05/02/2013
Gửi Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xingxing Ductile Iron Pipes
Fax: 24597211
Hòm thư: 994 – Azaiba
Mã số Bưu điện 130
Về: Các Vấn đề Chất lượng của Ống dẫn nước bằng sắt của Công ty Xingxing Trung Quốc
(Vỡ ống dẫn đường kính 1000mm hiện đang sử dụng)
Kính gửi: Ông Faisal Al-Balushi
Kính thưa ông,
Có thể bây giờ ông đã biết rõ, chúng tôi muốn thông báo ông về vụ việc xảy ra hôm thứ Bảy 8 -12-2012, một đường ống dẫn chính bằng sắt DN 1000 đã vỡ tại khu vực Al Khuquait thuộc (vùng, tỉnh, thành phố) Muscat gây những thiệt hại bất ngờ và làm gián đoạn việc cung cấp nước trên ba ngày.
Để làm rõ với ông về một biên bản điều tra nội bộ về lịch sử đường ống, chúng tôi thấy rằng đường ống này được đặt năm 2007 và vật liệu được cung cấp từ nhà máy của ông tại Trung Quốc.
Hà Nội: Nhà thầu Trung Quốc lại thắng thầu
0 ý kiến, và
Đất Việt
Khởi công xây dựng đường ống nước Sông Đà–Giai đoạn II
Ống nước sông Đà: Làm rõ trách nhiệm cựu Chủ tịch Vinaconex
"Đúng quy trình đấu thầu quốc tế"
Ngày 22/3, Công ty CP Nước sạch Vinaconex – Viwasupco (đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP Vinaconex) đã có thông cáo báo chí về "Kết quả triển khai công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp ống Gang dẻo - Dự án Nước Sông Đà - Giai đoạn II".
.
Cụ thể, đơn vị này nêu rõ dự án nước sông Đà giai đoạn 2 là một công trình xây dựng quan trọng phục vụ cung cấp nước sạch cho người dân tại thủ đô Hà Nội, đảm bảo yếu tố an ninh dân sinh và ổn định xã hội.
Ý thức được tầm quan trọng của Dự án, Công ty Viwasupco đã cẩn trọng trong các khâu chuẩn bị lựa chọn nhà thầu như: thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật liệu và thi công xây lắp nhằm đảm bảo chất lượng cho tuyến ống tuyến ống số 2, đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện tuyến ống số 1.
Về việc lựa chọn vật liệu và nhà thầu cung cấp ống cho tuyến ống số 2: Công ty Viwasupco đã thận trọng cân nhắc và quyết định lựa chọn vật liệu ống gang dẻo cho tuyến ống số 2 của Giai đoạn II (đây là vật liệu truyền thống, thường được dùng trong ngành nước).
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính cẩn trọng, chính xác và tuân thủ theo các quy định pháp luật, Công ty Viwasupco cũng đã thực hiện thuê Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu (thuộc Cục Quản lý Đấu thầu- Bộ Kế hoạch & Đầu tư) để thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật/tài chính và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Chuyện chỉ có ở Việt Nam nên Gs Ngô Bảo Trâu ngơ ngác!
0 ý kiến, và
Chủ tịch Quốc hội
Giáo sư Ngô Bảo Châu (Chau Ngo) Tại sao không chờ Quốc hội mới, mà lại để quốc hội chuẩn bị giải tán bầu ra Chủ tich nước và Thủ tướng mới? Xin lỗi các cụ nếu tôi hiểu sai, hay hỏi hơi ngu. Đợt này chăm làm toán, ít theo dõi chính trị, chẳng hiểu gì cả. Nhờ các cụ chỉ giáo. Để quốc hội cũ bầu chủ tịch quốc hội mới?
Nhân sự chiếm thời lượng lớn tại kỳ họp này là do sau ĐH Đảng 12, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban chấp hành TƯ; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
"Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau ĐH Đảng, và thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng 12.
Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp 11 QH khóa 13 theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước", Phó tổng thư ký QH Lê Minh Thông cho biết tại họp báo trước kỳ họp chiều nay.
Báo VnEconomy đặt câu hỏi trong nội dung nhân sự này có các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch QH và Thủ tướng không, cũng như muốn biết nhân sự cụ thể.
"Tại sao không để nội dung nhân sự đến kỳ họp đầu tiên của QH khóa 14 như thông lệ mọi nhiệm kỳ?".
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết việc kiện toàn nhân sự của kỳ họp này có bao gồm 3 chức danh nêu trên.
"Còn giới thiệu ai thì chờ đến nội dung nhân sự sẽ biết. Công tác nhân sự do Đảng lãng đạo nên Đảng sẽ giới thiệu, khi đó mới là chính thức. QH thay mặt nhân dân tín nhiệm bỏ phiếu cho các chức danh đó", ông Phúc nói.
Mời ông Tổng Thư ký Quốc hội nghe tôi hát và học cách xin lỗi!
0 ý kiến, và
VÀ HỌC CÁCH NÓI XIN LỖI TÔI ĐI!
Ca sĩ Lâm Ngân Mai
Tôi không phải chỉ có hát thôi, mà tiếng hát tôi có thể giúp người nghèo khắp miền đất nước VN, những trẻ em cơ cực mồ côi, tôi không phải chỉ có giọng hát thôi mà tôi còn thông qua tiếng hát lắng nghe bao điều tâm sự đau buồn của nhân dân VN mọi nơi mà các lãnh đạo có biết? Nhờ tiếng hát mà mọi người tìm đến tôi chia sẽ biết bao điều khốn khổ!
Các ông có từng tiếp xúc nhân dân nhiều như tôi không khi phán rằng tôi chỉ hát thôi không thể vào Quốc Hội lên tiếng thay dân VN?
Đại Biểu QH là người có số đông dân chúng ủng hộ, tôi không dừng lại ở địa phương tôi sống mà tiếng nói của tôi vang xa hơn, nhất là tiếng nói lương tri tuy bé nhỏ của tôi nhưng đã lan truyền đến hàng trăm ngàn người bao năm qua tôi sống.
Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc, ông không hiểu gì về người dân VN khi ông phát ngôn "Chỉ hát hay thôi khó vào Quốc Hội ".
Tôi hiện thấy mình không hề gặp khó khăn nào từ phía người dân VN ủng hộ tôi ứng cử vị trí ĐBQH khóa 14, mà tôi cảm thấy rất khó khăn, khó thở khi nghe quy định và phát ngôn của ông!
Là một tổng thư ký Quốc Hội ông nên học cách tôn trọng nhân dân VN dù đó là ai đi nữa, dù làm nghề gì, dù họ có những gì hay không có gì cả, họ cũng đã đóng thuế và chấp pháp, huống chi là người như tôi sẵn sàng lắng nghe người dân VN và lên tiếng thay họ dù cho tôi đã và đang chưa có thẩm quyền bao nhiêu năm qua!
Sau buổi họp hôm qua và nghe ông phát biểu tôi vô cùng thấy đau buồn cho giới văn nghệ sỹ nhất là ca sỹ!
Mời ông mở rộng trái tim khi nghe tôi hát và học cách xin lỗi tôi đi!
Nguồn: FB Lâm Ngân Mai
Vũ khí nước của Trung Quốc và việc giải lời nguyền sông MeKong
0 ý kiến, và
Facebook Lang Anh
Vũ khí nước của Trung Quốc đã thành hình và lời nguyền sông Mekong đối với Việt Nam cũng đã thành hiện thực. Không thể giao phó số mệnh quốc gia cho lòng thương hại của đối phương, Việt Nam cần và hoàn toàn có thể ứng phó được với thực trạng này bằng chính các giải pháp từ bên trong của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong các nỗ lực của chính quyền…
Tháng 3/2016 trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 - 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong.
Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của bất cứ thay đổi dòng chảy nào trên sông MeKong, Việt Nam còn đồng thời chịu tác động kép của tình trạng môi sinh toàn cầu, cụ thể là tình trạng nóng lên của trái đất và nước biển dâng. Điều đó khiến toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong ở Việt Nam sẽ có những biến động thay đổi tuyệt đối về môi sinh trong khoảng một thập kỷ tới. Tình trạng chung là thiếu nước trên lưu vực sông, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán sẽ ngày càng gia tăng và đó là một xu thế không thể đảo ngược.
Ủy hội sông Mekong (tiền thân là Ủy ban sông Mekong 1957) đã được thành lập từ năm 1995 với sự tham gia của 4 nước tại lưu vực sông, gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Dù là nước kiểm soát dòng chảy trực tiếp tại phần thượng nguồn sông Mekong, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia hiệp hội. Trung Quốc cũng là nước xây dựng những đập thủy điện lớn đầu tiên trên dòng chính của sông Mekong, cũng là nước đang lên kế hoạch và đầu tư xây nhiều đập thủy điện nhất để kiểm soát con sông này. Tính đến nay TQ đã hoàn thành ít nhất 8 đập chính trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và đang xây tối thiểu thêm 4 đập nữa. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư chủ yếu đứng sau xây dựng các đập thủy điện tại dòng chính hạ lưu sông Mekong ở Lào và Campuchia (Việt Nam và Thái Lan cũng đóng góp vào quá trình xây dựng các đập này). Ủy hội sông Mekong đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học và đưa ra nhiều cảnh báo để hạn chế và tạm dừng quá trình xây các đập trên sông Mekong để đảm bảo sự phát triển bền vững của tất cả các nước mà con sông chảy qua. Theo tính toán của Ủy hội này, lợi ích thu được từ việc phát triển thủy điện nhỏ hơn rất nhiều so với các tổn thất mà nó gây ra, cụ thể về biến đổi môi trường, thiệt hại nghề cá, thiệt hại nông nghiệp, sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật... Tuy nhiên, sự cảnh báo và các kiến nghị của Ủy hội sông Mekong bị vô hiệu hóa hoàn toàn với lập luận của Trung Quốc: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”. Thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn này của TQ đã vô hiệu hóa hoàn toàn các nỗ lực bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông quốc tế. Bị thúc đẩy và nêu gương bởi lối tư duy ích kỷ của TQ, tất cả các nước tại hạ lưu sông Mekong gồm Lào, Thái Lan và Campuchia đều lên kế hoạch xây dựng những đập thủy điện cực lớn trên dòng chính con sông. Và Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình này với vai trò là nhà đầu tư cung cấp vốn chính yếu.
Nhiều hộ không dám dùng nước giếng quanh khu bôxít Tân Rai
0 ý kiến, và
Mai Vinh - Chính Thành
Hậu quả đã được tiên đoán từ trước, bất chấp cảnh báo và phản đối của mọi tầng lớp người dân, "chủ trương lớn của Đảng" đang xé toạt [toạc] Tây Nguyên. Rồi sẽ có ngày những kẻ phản quốc bị lôi ra ánh sáng.
Nhật ký yêu nước
Nguồn: https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/1317941228232621?fref=nf
TT - Nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bôxit Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng bị ô nhiễm. Đó là kết luận trong báo cáo quan trắc môi trường của Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị điều hành tổ hợp bôxit - nhôm).
Người dân sống gần khu vực Nhà máy bôxit Tân Rai phải dùng máy lọc nước giếng để nấu ăn - Ảnh: M.Vinh
Các thông số quan trắc cho thấy nồng độ Fe (sắt) và Mn (mangan) vượt ngưỡng cho phép từ 1,4-2,8 lần. “Nước ngầm trong khu vực hồ bùn đỏ được đánh giá bị ô nhiễm Fe và Mn” - báo cáo kết luận.
Mua nước tinh khiết nấu ăn
Hiện vẫn chưa có đánh giá cụ thể về việc nước ngầm dùng cho sinh hoạt của người dân có bị ảnh hưởng hay không.
Tuy nhiên, hơn 120 hộ dân sống xung quanh nhà máy alumin đang lo lắng, phải đi chở nước từ những nơi khác về. Người dân trong vùng nơm nớp lo rằng nguồn nước bị nhiễm bẩn do hoạt động sản xuất của nhà máy alumin, nhiều hộ dân không dám dùng nước giếng.
Ông Nguyễn Hữu Bồn (Bí thư chi bộ tổ 22, thị trấn Lộc Thắng), nhà cách xa Nhà máy alumin khoảng 500m, cho biết nhà có giếng khoan bơm lên bể lắng nhưng ông không dám dùng nước từ bể lắng để nấu ăn mà phải bơm qua một máy lọc than hoạt tính.
Lọc cho an tâm chứ không biết có đảm bảo sạch hơn không. Máy lọc mua khoảng 4 triệu đồng. Ông Bồn nhẩm tính chỉ khoảng 20 gia đình sống quanh nhà máy có máy lọc nước. Số còn lại cứ đổ nước vào bể lắng rồi nhắm mắt dùng.
Ông Nguyễn Đăng Quý có giếng nhưng cạn nước. Mỗi ngày ông phải dùng can đi xin nước sinh hoạt. Ông bảo nước rất trong nhưng không ai dám nấu uống nếu chưa qua lọc.
Ông Quý kể: “Nấu ăn còn lọc được, chứ tắm thì công đâu mà lọc. Xối gàu nước nghe mùi hăng hắc, da cứ ngứa rần rần. Nước nhớt nhớt nhưng không hiểu tại sao”.
Bà Nguyễn Thị Mai cho biết mỗi ngày bà dùng hết năm bình nước tinh khiết đóng thùng để lo bữa ăn cho cả nhà.
Theo bà Mai, nhà bà có bốn người thì cả bốn đều bị đau dạ dày, đau vòm họng và uống thuốc nhiều nơi nhưng không khỏi.
Bà Nguyễn Thị Bản có nhà cách cổng nhà máy khoảng 50m, nằm cạnh cống thải số 1, kể: “Con tôi mới đi khám về, viêm da, đau họng hai năm nay mà uống thuốc kiểu gì cũng không bớt”.
Tưởng niệm 28 năm sự kiện Gạc Ma
0 ý kiến, và
Ngày 14/3/2016 dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ ven hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội; tượng đài Trần Hưng Đạo bên bến Bạch Đằng, thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm nhân sĩ trí thức và nhân dân đã xuống đường tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong sự kiện Trung Quốc nổ súng thảm sát ở đảo Gạc Ma, chính thức xâm lược quần đảo Trường Sa. Bauxite Việt Nam |
Hà Nội tưởng niệm 28 năm trận thảm sát ở đảo Gạc Ma
08h30 sáng 14/3, đông đảo các nhân sĩ trí thức và các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã tề tựu tại Tượng đài Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội để tham dự lễ tưởng niệm 28 năm sự kiện Hải quân Trung Cộng nổ súng giết hại 64 chiến sĩ Việt Nam tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Vào ngày 14/3/1988, hải quân Trung Cộng đã nổ súng giết hại 64 chiến sĩ Việt Nam tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, xâm lược và chiếm đóng một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam từ đó đến nay.
Để tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh, anh em No-U Hà Nội đã ra thông báo về lễ thắp hương tưởng niệm 28 năm Sự kiện Gạc Ma, tại Hà Nội.
08h30, sáng nay, 14/3, đông đảo các nhân sĩ trí thức và các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã tề tựu tại Tượng đài Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội để tham dự lễ tưởng niệm.
Tại buổi lễ, nhà báo Trần Đức Tiến đọc một bài thơ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma. Anh Lã Việt Dũng đọc một bài diễn văn ngắn bày tỏ lòng xót thương và biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh vì Tổ quốc của 64 liệt sĩ quân đội tại quần đảo Trường Sa trong trận thảm sát ngày 14 tháng 3 năm 1988, 28 năm trước.
Sau đó, đoàn người đi viếng đã tuần hành quanh hồ Hoàn Kiếm, đi ngang qua trụ sở Công an quân Hoàn Kiếm và Báo Hà Nội mới hô vang ' Hoàng Sa", "Trường Sa", "Việt Nam", "Đả đảo Trung Quốc xâm lược"....
Đoàn tuần hành khoảng 200 người kết thúc hành trình tại chân tượng đài "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", hồi 10h sáng.
Trước đó, nhà giáo Đào Thu cho biết: "Sáng 14 tháng 3 năm 2016, tưởng niệm 28 năm trận thảm sát Gạc Ma, ngày 64 người con anh dũng của đất Việt ngã xuống khi bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi đã tới thắp hương tại Đài Liệt Sĩ quốc gia trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Khoảng gần hai chục nhân viên an ninh, cảnh sát có mặt tại đó đứng ghi hình và quan sát hoạt động của chúng tôi. Một số nhân viên an ninh theo sát chúng tôi cũng đã cùng người của Ban quản lí khu tưởng niệm vào thắp hương cho các Liệt Sĩ cùng chúng tôi.
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
0 ý kiến, và
Mặc Lâm
(biên tập viên RFA, Bangkok)
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này:
- Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
- Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:
Nỗi đau lớn nhất về Gạc Ma là sự lãng quên!
0 ý kiến, và
Trước giải thích của Cục Xuất bản về việc cuốn sách chưa được cấp phép, Thiếu Tướng Lê Mã Lương - chủ biên sách - bày tỏ: "Ý kiến của Cục xuất bản về việc lập Hội đồng lịch sử của Bộ quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách về Gạc Ma là một điều không tưởng.
Trong hai năm qua, sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử được đơn vị thực hiện bản thảo là công ty sách First News - Trí Việt gửi đến hơn 10 nhà xuất bản đều bị từ chối cấp phép. Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục xuất bản, in và phát hành - cho biết bản thảo sách vẫn còn nhiều sự kiện, chi tiết chưa được thẩm định. Các Nhà xuất bản (NXB) muốn in cuốn này phải có hội đồng lịch sử thẩm định chuyên môn. Khi nhà xuất bản ra quyết định xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ có cơ sở để cấp xác nhận đăng ký đề tài sách.
Hiện First News vẫn tiếp tục tìm kiếm đơn vị xuất bản có thể liên kết thực hiện cuốn sách tri ân các liệt sĩ. "Chúng tôi xem đây là việc làm hết sức thiêng liêng và nghiêm túc. Chúng tôi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung sách. Nếu đơn vị xuất bản thẩm định, trao đổi về mặt nội dung, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ, sẵn sàng biên tập nội dung khi có yêu cầu chính đáng, hy vọng sách sớm ra mắt bạn đọc", ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc công ty First News nói.
Trước những giải thích của Cục về việc cuốn sách chưa được cấp phép, Thiếu Tướng Lê Mã Lương - chủ biên sách - bày tỏ: "Ý kiến của Cục xuất bản về việc lập Hội đồng lịch sử của Bộ quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách về Gạc Ma là một điều không tưởng. Nếu như vậy, chờ vài chục năm nữa hội đồng đó cũng chưa ra đời và cuốn sách cũng không thể xuất bản. Tôi đã phục vụ và làm việc trong quân đội gần 50 năm và biết rất rõ ở Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân không có hội đồng thẩm định đó".
Tướng Lê Mã Lương là tác giả của hơn 30 cuốn sách về đề tài chiến tranh. Theo ông, các nhà báo đóng góp bài viết cho cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử đã lặn lội đi gặp trực tiếp các gia đình liệt sĩ Gạc Ma và các chiến sĩ bị Trung Quốc bắt giữ thời đó để ghi lại sự việc. Theo người chủ biên, tất cả chi tiết và hình ảnh trong sách đều có trích nguồn, chính ông đã đọc và tìm hiểu rất kỹ về tính xác thực. Trong phần phụ lục có những bài phân tích Luật Biển quốc tế và chiến lược quân sự của những nhà học giả, khoa học nước ngoài, cùng những tấm ảnh chụp đảo Gạc Ma năm 2014 được Trung Quốc bồi đắp, xây dựng đường băng, căn cứ quân sự chụp từ vệ tinh của Kyodo (Nhật Bản) và Philippines. Các thông tin, hình ảnh này đã được công bố trên các tờ báo uy tín của họ.
37 năm: Tổng động viên chống quân trung quốc xâm lược
0 ý kiến, và
VNE
Thứ bảy, 5/3/2016 | 00:00 GMT+7
Ngày 5/3/1979, trong tình thế cấp bách chống lại hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến.
Tháng 5/1975, quân Khmer Đỏ đánh chiếm các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát dân thường và đứng đằng sau là Trung Quốc tài trợ khí tài, cố vấn quân sự. Tháng 11/1978, Hiệp ước hữu nghị Việt - Xô được ký chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô.
Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
"Phải dạy cho Việt Nam một bài học", Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy tuyên bố.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra giữa lúc các quân đoàn chủ lực của Việt Nam đang chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Dọc tuyến biên giới chỉ có lực lượng chủ lực của các quân khu, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 50.000 quân. Trong khi Trung Quốc ước tính 600.000 với 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Có nơi, quân Trung Quốc thọc sâu vào đất liền đến hơn 40 km.
Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định điều động các sư đoàn bộ binh của các quân khu từ tuyến sau lên. Quân dân 6 tỉnh biên giới chủ động tổ chức lực lượng chiến đấu tại chỗ, cầm chân và đẩy lùi từng đợt tiến côngcủa quân Trung Quốc trong khi chờ quân chủ lực lên ứng chiến. Cùng thời điểm, một cuộc chuyển quân thần tốc lên biên giới phía Bắc của 3 quân đoàn chủ lực Việt Nam diễn ra bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không. Liên Xô tương trợ cho Việt Nam bằng cách lập cầu hàng không lớn cơ động các đơn vị tại mặt trận Campuchia ra thẳng miền Bắc.
"Toàn thể già, trẻ, gái, trai đứng lên nhất tề bảo vệ tổ quốc'
Trước tình thế cấp bách, ngày 4/3/1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc.
Sáng 5/3, chương trình phát thanh 90 phút thường ngày của Đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin đặc biệt kêu gọi: "Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ... Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc".
Ngay sau lời kêu gọi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trường Chinh. Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định tổng động viên trong cả nước. Mọi công dân trong lứa tuổi do luật định đều phải gia nhập lực lượng vũ trang theo kế hoạch của Hội đồng Chính phủ; huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để đảm bảo nhu cầu của cuộc kháng chiến cứu nước.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 - LCT ra lệnh tổng động viên trong cả nước. Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định về việc thực hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân. Trong đó, yêu cầu nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi có đủ điều kiện, đều gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ. Ngoài ra, ai tự nguyện đều được đưa vào tổ chức vũ trang quần chúng. Khi xảy ra chiến sự ở địa phương, trừ những người được phép sơ tán đi nơi khác, còn tất cả mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Bài xã luận trên báo Nhân dân ra ngày 5/3/1979 nêu rõ "Lời kêu gọi của trung ương là lời hịch quyết chiến quyết thắng của tổ quốc. Tất cả con em đất nước Việt Nam đang đi vào cuộc chiến đấu mới: cả nước đánh giặc, toàn dân là lính"… 50 triệu người Việt Nam khi ấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình thế chuyển từ thời bình sang thời chiến.
Lệnh tổng động viên được ban bố, cũng trong ngày 5/3/1979 Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân, và rêu rao hoàn thành mục tiêu "dạy cho Việt Nam một bài học". Ngày 7/3/1979, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân.
Ngày 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân. Trước khi rút, chúng còn tàn phá một số làng mạc, phá hoại công trình di tích, bệnh viện, trường học, giết hại nhiều người dân vô tội.
Lệnh tổng động viên duy nhất từ 1975 cho đến nay
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, Chính ủy Sư đoàn 308 nhớ lại, thời điểm ra lệnh tổng động viên, ông đang công tác ở Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Nghe lệnh, cả Hà Nội sục sôi bởi "không người dân nào có thể khoanh tay khi đất nước lâm nguy". "Trước khi quân Trung Quốc đánh sang, chúng tôi đã được huy động đi đào chiến hào trên các ngọn đồi, khu vực Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Phòng tuyến ấy được kéo dài đến tận các tỉnh biên giới phía Bắc. Tức là, chúng ta đã có sự chủ động phòng thủ", ông kể.
Từ khắp các công, nông trường, xí nghiệp, thôn xóm có hàng nghìn lá đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Trong phòng truyền thống của Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn ngày nay vẫn còn lá đơn viết bằng máu của thầy giáo Nguyễn Chiều, khi đó là giáo viên khoa Sử, Đại học Tổng hợp với quyết tâm: "Cho tôi trở lại quân đội bảo vệ tổ quốc".
Ông Hà phân tích, thời điểm tổng động viên, Hà Nội và cả nước đã sẵn sàng để bước vào một cuộc kháng chiến. Tính từ năm 1975 đến nay, đó là lệnh tổng động viên duy nhất được ban hành. Trước đó năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ký Sắc lệnh Tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân để phục vụ cho nhu cầu kháng chiến chống Pháp đang đến giai đoạn tổng phản công. Trong kháng chiến chống Mỹ, lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước năm 1966 của Hồ Chủ tịch và những đợt huy động lực lượng dồn sức cho chiến trường miền Nam vào các năm 1972, 1974 chưa được gọi là tổng động viên.
"Từ khi lệnh tổng động viên được ban bố đến khi quán triệt đến toàn quân, toàn dân thì phải cần một quãng thời gian nhất định. Lệnh mới được ban ra, Trung Quốc rút quân nên lệnh tổng động viên chưa kịp thực hiện. Dù chúng ta không mong muốn, nhưng nếu quân Trung Quốc còn ở lại thì chắc chắn lệnh tổng động viên sẽ được thực hiện rất nhanh", ông đánh giá.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc chính thức diễn ra từ ngày 17/2 đến ngày 5/3/1979 nhưng xung đột biên giới kéo dài dai dẳng đến tận năm 1988. Sau khi tuyên bố rút quân, Trung Quốc vẫn duy trì thường xuyên nhiều sư đoàn, trung đoàn độc lập áp sát biên giới Việt Nam gây căng thẳng nhằm lấn chiếm lãnh thổ. Có thời điểm 1984-1986, chiến sự diễn ra ác liệt ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) khi quân đội Việt Nam tổ chức phản công giành lại các điểm cao biên giới bị quân Trung Quốc lấn chiếm trái phép.
Nhiều đợt nhập ngũ vẫn diễn ra, các đơn vị chủ lực của quân đội Việt Nam thay phiên nhau đưa quân lên bổ sung cho chiến trường phía Bắc. Hàng chục nghìn thanh niên Việt Nam lứa tuổi 18-20 đã mãi mãi nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược.
Tháng 11/1991 Việt Nam - Trung Quốc tuyên bố bình thường hoá quan hệ.
Video lời kêu gọi Tổng động viên toàn quốc kháng chiến