Gs. Chu Hảo: Rất nghiêm trọng! Không thể để chìm xuồng!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image002

Có nhiều sự cố “lỗi tại cậu đánh máy”, nhưng lỗi của “cậu ấy” lần này hơi bị to. Nghiêm trọng hơn và thảm hại hơn! Tôi muốn nói đến khúc nhạc đệm rền vang khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên diễn đàn (để đọc diễn văn khai mạc trong buối giao lưu trực tuyến nhân ngày 27 tháng 7 vừa qua tai Hội trường Bộ Quốc phòng) là giai điệu bài hát Ca ngợi Tổ quốc của Trung Quốc, rất nổi tiếng từ những năm 50 thế kỷ trước, và cũng mới được ông Tập Cận Bình cùng hát với dàn đồng ca.

Đây cũng có thể là lỗi kỹ thuật vô tình, như tôi đã từng được chứng kiến tại Lễ đón tiếp Chủ tịch Trần Đức Lương của Tổng thống Ấn Độ vào năm 2001. Khi chào cờ Việt Nam đáng lẽ phải cử bài Quốc ca của ta theo nhạc điệu hành khúc Tiến quân ca của Văn Cao, thì bộ phận kỹ thuật của bạn cho phát bài Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa thời trước 1975 theo nhạc điệu bài Thanh niên hành khúc của Lưu Hữu Phước. Bê bối hết sức! Lúc ấy tôi và anh Phạm Hồng Giang (nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi), đứng ở cuối hàng dọc, cố tình không đứng nghiêm và tìm cách ra hiệu cho cả đoàn biết là đây không phải Quốc ca. Nhưng đáng tiếc là cả đoàn vẫn đứng rất nghiêm cho đến nốt nhạc cuối cùng của bài “Này thanh niên hỡi, quốc gia đến ngày giải phóng…”. Chúng tôi được biết Chủ tịch Trần Đức Lương rất phàn nàn về sự cố và cũng được biết là anh Nguyễn Đình Bin (Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao), người chịu trách nhiệm về lễ tân của đoàn đã nhận tất cả thiếu sót về sự không kiểm tra chu đáo của mình. Ngay sau đó anh Bin cho đoàn biết là bộ thuật kỹ thuật của phía bạn rút đĩa nhạc từ ngăn đánh dấu chữ "Việt Nam" trong rương đựng đĩa Quốc ca các nước mà không kiểm tra lại xem đó là bài nào. Trong bữa tiệc chiêu đãi tối hôm ấy Tổng thống Ấn Độ đã ngỏ lời xin lỗi Chủ tịch nước ta. Phía bạn xử lý vụ này thế nào chúng tôi không được biết. Nhưng về phía ta hình như anh Bin không việc gì. Và như vậy là hợp lý vì, theo chúng tôi, giá mà vị Chủ tịch Nước hoặc là không lơ đãng đến nỗi không nhận ra bài nào là Quốc ca của mình, hoặc nhận ra mà biết xử lý kịp thời, yêu cầu dừng nhạc lại thì hay biết bao nhiêu…

Tuy nhiên, chắc chắn đây là lỗi vô tình vì vào lúc ấy quan hệ giữa hai Nhà nước rất tốt đẹp và không ai có lợi gì trong vụ nhầm lần này. Nhưng lỗi kỹ thuật xẩy ra trong tối giao lưu nhắc đến ở trên thì hoàn toàn khác. Nó xẩy ra vào lúc quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc đang có rất nhiều trục trặc, bất thường và nguy hiểm. Lỗi kỹ thuật dù vô tình hay hữu ý ấy đều là mong muốn của những kẻ muốn ta trở thành chư hầu của bè lũ bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, đều là sự xúc phạm nghiêm trọng đến Chủ tịch Trương Tấn Sang, đến tình cảm dân tộc chính đáng của đồng bào cả nước. Nếu là lỗi vô tình thì người chỉ đạo nghệ thuật của chương trình non yếu quá. Nếu là lỗi cố tình thì vấn đề trở nên hết sức nghiêm trọng, dù nó liên quan trực tiếp đến cấp lãnh đạo cỡ nào, càng cao càng nguy. Sự cố này không thể để “chìm xuồng”.

Địt con mẹ thằng Trần Bình Minh!

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tối ngày 27/7/2015, một chương trình nghệ thuật có tên “KHÁT VỌNG ĐOÀN TỤ” đã diễn ra tại Bộ Quốc phòng và được trực tiếp truyền hình trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam, gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam... và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên:

[Xem phút thứ 4:12]

Đây là đoạn nhạc ở trong bài “Ca xướng tổ quốc”, vốn được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950.

[Xem phút 2:17]


ĐỊT CON MẸ THẰNG TRẦN BÌNH MINH!

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vì sao lại nhấp nhô?

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thực sự người dân Hà Nội khám phá nhiều điều lạ lùng dọc đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Sau vụ chặt cây vẫn còn tươi đẹp thì bây giờ đến lượt đường vượt có độ cao “cong mềm mại1.
Trả lời thắc mắc của dư luận, ông Lê Kim Thành ‒ Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) ‒ cho biết đó là “chủ ý quy trình thiết kế để nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tiêu hao năng lượng cho tàu điện. Khi vào ga bắt buộc phải dừng tàu đưa lên trắc dọc, đi lên dốc đỡ phải hãm phanh, đỡ tiêu hao năng lượng. Khi tàu đi ra khỏi ga có gia tốc để tàu tạo ra động lực đỡ phải tiêu hao năng lượng nhiều. Và các nước cũng thiết kế theo quy trình đó2.

Thực vậy, bạn đọc ở vùng Paris có thể thấy những khúc tàu điện trên các trạm ga mới xây đều cao hơn tuyến đường ở ngoài ga. Cao hơn nhiều hay ít là tùy ở trọng lượng và vận tốc các tàu đã được thiêt kế để chạy trên tuyến đường. Thiêt kế như vậy là để tiết kiệm năng lượng. Nhưng chỉ tiết kiệm ít so với tiết kiệm năng lượng nhờ tàu chạy bằng động cơ điện.
Trên một tuyến đường thì đoàn tàu lúc khởi hành, lúc hãm phanh, lúc tăng tốc, lúc giảm tốc, lúc lên dốc, lúc xuống dốc. Khi khởi hành, tăng tốc hay lên dốc thì động cơ điện hút thêm điện từ mạng lưới quốc gia để có thêm năng lượng mà kéo đoàn tàu. Khi giảm tốc độ để chạy chậm hơn hay khi xuống dốc thì đà của đoàn tàu tiếp tục làm quay động cơ biến động cơ thành ổ phát điện. Đông cơ tiếp tục quay tham gia với bộ phanh làm giảm vận tốc, biến động năng của đoàn tàu thành điện năng. Điện năng đó được nhồi vào mạng lưới quốc gia làm giảm nhu cầu năng lượng cuả toàn bộ hệ thống đường sắt.
Nếu đoàn tàu phải chạy lên khi vào trạm ga để ngừng thì phanh sẽ được chiếu cố ít để hãm tàu và nếu đoàn tàu phải chạy xuống khi rời ga và tăng tốc thì bớt phải rú động cơ. Như vậy, sẽ giảm hao mòn của hệ thống phanh và của các động cơ. Các thiết bị này sẽ cần ít bảo trì hơn và đời sống kỹ thuật của chúng sẽ được kéo dài lâu hơn. Đó mới là lý do chính để đoạn đường ray ở ga phải cao hơn trung bình tuyến đường một chút.
Một hệ thống đường sắt đô thị nói chung có các ga cách nhau dưới một cây số nên phương tiện giao thông liên tục phải khởi hành, hãm phanh, tăng tốc và giảm tốc. Tiết kiệm về điện, về bảo trì và hao mòn thiết bị tuy mỗi lần thì rất nhỏ, nhưng nhân lên nhiều lần thì trở nên quan trọng trong khi tổng kết chi phí khai thác của một tuyến đường. Đây cũng là lý do chúng tôi kêu gọi điện hóa các tuyến đường sắt hiện có trước khi xây lại hay xây thêm một tuyến đường theo khổ tiêu chuẩn quốc tế.

Viết thêm để khỏi nhầm về cố TBT Nguyễn Văn Linh

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh cho Nguyễn Văn Linh
Cố TBT
Nguyễn Văn Linh

Mấy hôm nay, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, báo chí lề phải hết lời ca ngợi ông, còn báo chí lề trái có ý muốn nhắc nhở: “Ông Linh có công với Đảng nhưng  đối với dân tộc thì còn chờ phán xét của lịch sử”. Tôi xin góp một tiếng nói vào sự phán xét ấy.


Công lao thực sự của đổi mới kinh tế, đặc biệt là về nông nghiệp thuộc về ai?

Nhớ lại,  hồi những năm 1984 - 86, vì kiên trì đường lối XHCN mà nền kinh tế  VN rơi xuống tận đáy cảnh bần cùng. Nhờ sự đổi mới từ ĐH VI của Đảng với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mà toàn dân thoát khỏi cảnh “đói triền miên” và có gạo xuất cảng.  Người ta quy công ấy cho ông Linh, nhờ vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) mà đạt được.

Tôi mong ước những nhà sử học trung thực nghiên cứu kỹ giai đoạn này để xem công lao thực sự của đổi mới kinh tế, đặc biệt là về nông nghiệp thuộc về ai. Theo tôi trước hết phải kể đến ông Kim Ngọc ở Vĩnh Phú, ông  Đoàn Duy Thành ở Hải phòng, và người có tác dụng quyết định là tổng bí thư Trường Chinh (sau khi TBT Lê Duẩn mất). Ông Trường Chinh, ban đầu vì ý thức hệ mà phản đối Kim Ngọc nhưng rồi ông đã thấy được sự thật, đã dũng cảm chấp nhận sự thật để phủ định mình trước đó, để chỉ đạo ĐH VI tiến hành đổi mới về kinh tế.  Đáng ra tại ĐH VI, người xứng đáng được bầu làm Tổng bí thư phải là ông Trường Chinh, nhưng vì một lý do nào đó trong quan hệ mà các ông Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh không tiếp tục làm lãnh đạo mà chỉ làm cố vấn. Trong hoàn cảnh như thế ông Linh được lựa chọn để thực thi quan điểm đổi mới của ĐH. Người ta giải thích đổi mới 

Thượng Tướng, Phó chủ tịch Quốc Hội mà thế này đây

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


“Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không?”

Nguyễn Văn Tuấn
01-07-2015

Tôi đọc trên một website lề dân thấy tác giả trích câu nói của ông Phó chủ tịch Quốc hội làm tôi kinh ngạc. Đại khái ông nói rằng VN mình coi như bó tay, không thể đòi hay lấy lại Hoàng Sa & Trường Sa đã mất vào tay giặc. Ông còn nói như thách thức: “ai có giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không”. Tôi không tin vào mắt mình và không tin tác giả trích dẫn đúng, nên tôi thử google thì quả thật câu nói này trong báophapluat.vn! Nhưng vào trang web thì thấy người ta đã xoá câu nói này.


Báo phapluat.vn có đi bài “Vì sao Quốc hội chưa ra Nghị quyết về biển Đông” mà trong đó ông Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn giải thích tại sao không cần ra nghị quyết về Biển Đông. Theo bản tin lề dân thì nguyên văn câu ông nói là:

“Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau…. Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi”.
Nhưng càng ngạc nhiên hơn, tác giả cũng trích một câu khác của ông: “Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?”

Vào trang phapluat.vn thì thấy người ta đã lược bỏ hai câu “tế nhị” trên. Nhưng trong cache thì hai câu vẫn còn đó (xem hình). 


Như vậy, rõ ràng là ông thượng tướng có nói câu đó, và báo lề dân trích dẫn đúng.

Phải nói rằng khó có một đại biểu QH nào mà nói thẳng như thế. Phong cách rất Nam bộ (và tôi đoán ông này chắc là dân miền Nam). Nhưng cũng chính cách nói “ta như thế này …” giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ của chính quyền trước sự hung hãn của Tàu. Càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng người phát ngôn câu này là một thượng tướng trong quân đội! Không biết các vị khác nghĩ gì về hai câu nói bất hủ này.

_____________

Bài đọc thêm:
Vì sao Quốc hội chưa ra Nghị quyết về biển Đông?

Báo Pháp luật TP HCM
LÊ PHI (lược ghi)
 
(PLO) - Sáng 29-6, các cử tri đã chất vấn nảy lửa về động thái của Quốc hội, Chính phủ về tình hình trên trong cuộc tiếp xúc với đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng.

TIN LIÊN QUAN
Biển Đông: ‘Quốc hội sẽ phản ứng khi cần thiết’
Obama nhắc Trung Quốc về biển Đông