“Khi chúng ta rời khỏi sân trường
Trong âm thanh của điệu Van-xơ không có tuổi...”
Lúc đấy là mùa hè, tôi đang đi qua một lối hè phố hẹp ở sát phía trước mặt, phía bên trái cổng một ngôi trường phổ thông. Phía trước một đoạn, bắt đầu đến gần cổng trường là hè phố rộng rãi, và tường trường ở đấy là tường xây quét vôi trắng trắng hồng hồng; còn chỗ tôi đang đi thì hè hẹp, và bên phải có hàng rào sắt cao, “trong suốt”, làm “tường” của nhà để xe lợp tôn, ở sát hàng rào đấy luôn, còn bên trái hè thì không hiểu để làm chức năng gì lại có một hàng rào lửng bằng mấy thanh gỗ dài nằm ngang song song gần đất, cao chưa đến đầu gối.
Vậy là tôi đi và trong đầu lúc đó lẫn lộn hai thứ: điệu Van-xơ ở trên là một, còn thứ hai là những suy luận tìm cách liên kết một số tình tiết trong cuốn truyện “Thiên tượng” với hệ thống tư duy thuộc loại phức tạp - ngay cả đối với một cái đầu toán tốt như của tôi - của anh Phi Long, người viết truyện này. Lúc đọc truyện, tôi vẫn hay làm như vậy...
- Ôi...
Tiếng kêu khẽ lắm, gần như một tiếng thở to và có chạm vào thanh quản một chút thôi, nhưng làm tôi giật mình - vì tâm trạng mất tập trung đến xung quanh của tôi lúc đó.
Nắng chói chang, tôi sắp bước vào bóng râm của một cây nhãn to; ở bên kia con đường đất rộng một làn rưỡi ô-tô, có một cây, cũng nhãn, nhỏ hơn, dưới gốc có hai cái xe đạp và ba đứa học sinh quần xanh áo trắng đeo khăn quàng đỏ. Còn... lúc tôi kịp đứng im lại thì đã gần sát ngay trước mặt, là một cô gái, chắc là cô giáo, mặt nàng bây giờ tôi không còn nhớ, hoặc có thể sẽ nhớ nhầm thành mặt nàng khác; y phục cũng vậy; duy chỉ có một chi tiết là tôi không quên.
Lối đi hẹp, trời nắng nên người vội, cũng rất hoàn toàn có thể là do người đi ngược lại ở phía trước đẹp trai quá... Nên nàng chắc đã mất tập trung, có thể bối rối. Mà trên đời thì lúc nào cũng có những việc luôn núp sẵn ở đâu đó, chỉ chờ đợi lúc người ta mất tập trung, hay bối rối, để xảy ra. Nhảy lầu, vỗ tay hoan hô ở đám ma, trở thành bố, mất trinh... đều là kiểu này. Còn nàng, trong một lúc như vậy đã loạng quạng giẫm ngập cả chiếc giày cao gót bên trái vào một bãi cứt trâu to, không hiểu sao lại nằm chềnh ềnh ở ngay giữa lối. Con trâu này chắc phải ăn vụng khoai lang của hợp tác. Đống này thuộc loại đáng kính trọng. Nó to tới mức nếu có nhuộm vàng hết đi thì cũng không có một người có đầu óc bình thường nào lại nghĩ nó là đống cứt người.
Tôi vốn nhanh trí, đặc biệt là trong những trường hợp phát sinh giàu ngẫu hứng thế này; có thể là do trong thâm tâm, khi sống tôi vẫn luôn háo hức chờ đợi những chuyện bất ngờ kiểu như vậy, cho nên mặc dù bất ngờ, nhưng thế nào đó, vẫn dường như có sẵn một sự chuẩn bị trước. Cho nên lúc đấy, một cách hoàn toàn không lúng túng chút nào, tôi đã đứng sát thêm vào, tươi tỉnh trêu chọc một cách vui vẻ, buồn cười, và không ác ý, rồi đưa ra một đề xuất cũng rất vui, hấp dẫn, và quan trọng là khả thi trong lợi thế so sánh của hoàn cảnh:
- Bây giờ hoặc là cô giáo vác giày dính đầy cứt này đi rửa. Khó rửa phết đấy. - Tôi cười khoan khoái. - Hoặc là nhún nhẹ chân một chút để lắc ra khỏi giày, anh sẽ bứng cô giáo, cả cụm, về tận nhà, cho khỏi bẩn chân. À... mai anh sẽ tặng cô giáo một đôi giày mới, mà... sau đi thì tránh cứt ra...
Trên đời lúc nào cũng có những việc luôn núp sẵn ở đâu đó, chỉ chờ đợi lúc người ta mất tập trung, hay bối rối, để xảy ra. Và một số việc như thế hoàn toàn có thể có nguồn gốc nhân tạo. Nhà cô giáo không xa lắm. Cô mảnh mai, còn tôi cứng cáp. Trên đường đi, chúng tôi tán chuyện và cười rất vui; lúc đầu cô giống như một quả khế xanh; quá nửa đường thì khế chín; về đến cửa nhà thì khế đã ngọt ngào chín nẫu. Chắc cô cũng đã có cảm giác tương tự về tôi - chỉ thay quả khế bằng quả chuối; cho nên ai thực sự đã là người bắt đầu, thì tôi, cả lúc đó và lúc này, đều không biết xác định như thế nào.
Hôm sau y hẹn, tôi đem giày mới đến.
Và ở lại luôn.
(Còn tiếp)
Đã có 4 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
=))((=
Lan Cải đi chơi rồi. Bảo là đang tập làm thơ.
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...