Ký ức Tết quê (Đoan Ngọ - 5/5)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


KÝ ỨC TẾT QUÊ (TẾT MÙNG 5 THÁNG 5 - ĐOAN NGỌ) 
 
Nguyễn Văn Trường

Quê tôi, ngoài cái tết nguyên đán còn mấy cái tết theo khí, tiết trong năm. Tết nào cũng có tích dễ nhớ và gắn liền với đời sống con người. Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 đặc trưng và được mọi người nhớ đến bởi những món ngon bánh trôi, bánh chay.

Tết mùng 5 tháng 5 - Tết đoan ngọ cũng nuôi trong tôi bao nỗi nhớ và gợi lại cho tôi bao ký ức tuổi thơ. Nhớ và thích nhất cái tết này là ba chị em tôi được bà nội và mẹ nhuộm móng tay, móng chân bằng một thứ lá có tên là "lá móng". Lá móng thường được bà hoặc mẹ mua ở chợ từ sáng hôm trước (mùng 4 tháng 5), đến chiều bà nhắc các con, các cháu rửa chân tay và móng cho thật sạch. Tối hôm ấy, lá móng cũng được rửa sạch, giã dập trong một cái bát sứ rồi cứ rúm từng rúm nhỏ lá móng đã giã dập đặt gọn trên 10 móng tay, 10 móng chân và gói kín lại bằng một lá khác. Chẳng hiểu sao có năm bà còn kiêng để lại 1 móng. Qua đêm, sáng mùng 5 tháng 5, khi ngủ dậy, mấy chị em có đủ bộ móng tay, chân mang màu nâu đỏ, hoặc nâu sẫm. Mấy chị em làm nail ngày nay gặp các các bà, các mẹ thì thất nghiệp luôn.


Tết mùng 5 tháng năm đến, khiến tôi không sao quên được tục "khảo cây", cây nào không ra quả thì một đứa ôm gốc cây, một đứa cầm dao nói dọa: "Cây! nếu sang năm không ra quả sẽ bị chặt!". Tôi ra oai như vậy cũng được bà và mẹ gọi dậy từ sớm để làm.

Bà và mẹ còn kể, buổi trưa ngày mùng 5 tháng 5, ai mà gặp rắn thằn lằn thì cả năm gặp may, và ai không may bi lẹo mắt (y học gọi là bị chắp mắt) thì lấy hạt cơm giẻo dán lên chỗ bị lẹo và hô thần chú: cái lẹo mày néo hạt cơm, cái lẹo thì mất, hạt cơm thì còn. Con trai hô 7 lần, con gái hô 9 lần rồi ném bỏ hạt cơm đi. Cái lẹo sẽ dần bay mất.

Tết mùng 5 tháng 5, ngày nay vẫn còn phổ biến là tục "giết sâu bọ". Tục này làm tôi nhớ nhất nhưng không thích lắm. Chị em tôi được bà và mẹ gọi dậy từ sớm để ăn một quả chua. Mùa này sẵn có quả mận, muỗm xanh, chanh... Mỗi đứa phải ăn một quả từ lúc dậy. Không hiểu tại sao các cụ gọi thế là "giết sâu bọ". Bên cạnh những quả chua, cả nhà tôi còn giết sâu bọ bằng rượu nếp cái do chính tay bà, hoặc mẹ tôi làm lấy. Rượu nếp cái là kết quả của quá trình ủ men, hạt cơm nếp được thổi từ gạo nếp cái hoa vàng, hoặc nếp cẩm, sau đó ủ men khoảng 3-4 ngày tùy theo thời tiết, cơm nếp ủ men tạo thành rượu ở trạng thái nguyên hạt, mọng nước rượu. Nước rượu nếp sánh đặc, có vị cay của rượu, thơm của nếp cái hoa vàng hay nếp cẩm. Cái rượu nếp được bà ủ trong một cái rá tre, lót lá chuối, hay lá sen (ngày nay lót bằng túi ni-lông), nước rượu đặc sánh vàng (nếp hoa vàng), sánh đỏ thẫm (với nếp cẩm), ăn nếp cái và uống nước này thơm, ngon, bổ và thật thích thú, tuy nhiên chúng tôi không được ăn, uống nhiều vì rất dễ say. Tôi thích giết sâu bọ bằng rượu nếp hơn là ăn quả chua. Có lẽ ngày nay tôi uống được răm, ba chén rượu cũng là do tôi được ăn rượu nếp cái và uống nếm rượu nước của ông bà tôi làm ra thời trước.

Đêm 16/06/2020, có kẻ lạ mặt xâm nhập nhà cụ Lê Đình Kình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Trịnh Bá Phương

Kẻ lạ mặt xâm phạm gia cư bất hợp pháp vào nhà cụ Dư Thị Thành vợ cụ Kình và nhà anh Lê Đình Chức con trai cụ Kình. Vậy hành động này có mục đích và âm mưu gì liên quan đến vụ án Đồng Tâm?

Như quý vị đã biết, tôi đã báo cáo ĐSQ Mỹ và trả lời các cơ quan báo chí quốc tế nhiều điểm phi lý trong bản kết luận điều tra 210/ KLĐT- PC01 ( Đ3) của cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Hà Nội, trong đó có nội dung như sau:

Trong bản kết luận điều tra cho thấy là cụ Kình đã bị bắn chết trước khi có bất kỳ viên cảnh sát nào đi vào phòng ngủ của cụ, chỉ duy nhất có con chó nghiệp vụ sau đó lao vào cắn đầu gối trái cụ Kình rồi lôi ra phòng khách. Trong khi vợ cụ Kình là cụ Dư Thị Thành cho biết khi công an vào phòng bịt mồm, khoá tay cụ rồi lôi ra ngoài, lúc đó cụ Thành chứng kiến chồng mình vẫn còn sống trong phòng, trước đó cụ Thành thấy cụ Kình bị sặc hơi cay khó chịu quá nên cụ Thành phải lấy cái mũ len đi nhúng nước rồi đưa cho cụ Kình, đến khi bị bắt lên đồn Miếu Môn cụ Thành vẫn không nghĩ rằng chồng mình đã chết. Như vậy có thể khẳng định một điều là thời điểm cụ Kình bị bắt chết phải là sau khi đưa cụ Thành ra ngoài chứ không phải là bắn chết ngay khi phá cửa ngách bếp, thời điểm đó cảnh sát chưa đột nhập vào phòng đưa cụ Thành đi.



Như vậy cụ Thành là nhân chứng quan trọng trọng vụ án này, ngay khi đưa thông tin này lên tôi đã lo lắng về sự an toàn tính mạng của cụ Thành.
 
Và đêm hôm qua lúc 23h28p có kẻ lạ mặt cầm đèn pin đã đột nhập vào nhà cụ Thành, chưa rõ ý đồ, mục đích của kẻ này, chỉ là trộm cắp vặt? hay còn có âm mưu lớn liên quan đến vụ án Đồng Tâm, nhưng hiện cụ Thành rất cần công luận, các tổ chức nhân quyền và các Đại sứ quán có chương trình hành động bảo vệ nhân chứng trước và sau phiên toà, để vụ việc Đồng Tâm được đưa ra ánh sáng.

Hiện gia đình cụ Kình đang chuẩn bị làm đơn trình báo công an, kể từ thời điểm 23h28p ngày 16/6/2020 bất kỳ đồ vật vi phạm nào có trong nhà cụ Thành và anh Chức đều là do có kẻ đặt vào nhà.
 
Xem lời cụ Thành nói về biến cố Đồng Tâm hôm 9/1/2020
https://www.facebook.com/228458913833525/posts/3194858783860175/?vh=e&d=n
 

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Bài hát "Không cánh mà đang bay" (An-bom "Ở Lại" - Nhạc Việt Nam mới 2020)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


KHÔNG CÁNH MÀ ĐANG BAY
Nhạc Anh
Lời Việt: Minh Ca

1.
Mỗi người đang tìm thứ gì đó cho mình, -
Thứ sẽ làm cho mọi thứ trọn vẹn.
Ta tìm thấy nó tại những nơi lạ lùng, -
Những nơi chúng ta không bao giờ nghĩ sẽ tìm.

Người tìm thấy nó trên gương mặt các con mình,
Người tìm thấy nó trong mắt người yêu,..
Chẳng thể không vui niềm vui nó mang lại,
Ta tìm được thứ đặc biệt kia, -
Ta không cánh mà đang bay!

[Bridge]
Và dù vô cùng khó, — dường như nó sẽ như vậy...
Vì mỗi ước mơ ta luôn cần gắng sức.
Vì ai mà biết... chính ước mơ qua đi mất
Sẽ mang theo ý nghĩa một con người.

2.
Với tôi thì đó là đi bên em,
Và ngắm bình minh trên gương mặt em,
Và biết rằng tôi được nói tôi yêu em
Bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Một chút xinh xinh mà riêng mình tôi biết, —
Đấy là những gì làm em yêu tôi.
Và như không cánh mà đang bay được,
Thứ đặc biệt đó là em, -

Phát hiện tàu trung quốc đặt cáp ngầm ở Hoàng Sa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu Tian Yi Hai Gong được cho là đang lắp đặt cáp ngầm 
gần Đảo Cây bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại Hoàng Sa
 
Tàu đặt cáp ngầm Trung Quốc bị phát hiện hoạt động ở Hoàng Sa
 
17:28 - 09/06/2020

Một tàu Trung Quốc có thể đang đặt tuyến cáp ngầm dưới biển giữa các đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. 
 
Theo trang tin BenarNews, tàu Trung Quốc có thể đã bắt đầu hoạt động đặt cáp ngầm phi pháp ở Hoàng Sa cách đây hai tuần sau khi khởi hành từ xưởng đóng tàu ở thành phố Thượng Hải. BenarNews đưa ra thông tin này dựa trên hình ảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải cao. 

Một số chuyên gia hàng hải phân tích hình ảnh vệ tinh và nhất trí rằng tàu Trung Quốc Tian Yi Hai Gong đang tiến hành hoạt động gì đó liên quan đến cáp ngầm, theo BenarNews. Tuy nhiên, họ không thể xác định cụ thể tàu Trung Quốc đang có động thái gì nếu chỉ dựa vào hình ảnh vệ tinh. 
 
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết tàu Trung Quốc lắp đặt cáp ngầm mới hoặc sửa chữa/nâng cấp cáp ngầm hiện hữu. Tuy nhiên, giới chuyên gia không nắm thông tin khu vực mà tàu Tian Yi Hai Gong đang hoạt động có sẵn một mạng lưới cáp ngầm hay không. 
 
Phần mềm theo dõi tàu cho thấy tàu Tian Yi Hai Gong di chuyển đến Hoàng Sa vào ngày 28.5. Còn hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu này dường như có thể đang đặt cáp ngầm giữa ba đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp là Đảo Cây, Đảo Bắc và Đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa. 
 
Tàu Trung Quốc di chuyển về phía tây nam hôm 5.6, ghé vào Đảo Duy Mộng, Đảo Ba Ba, Bãi Xà Cừ tại Hoàng Sa. Đến ngày 8.6, tàu Tian Yi Hai Gong hoạt động ở phía đông bắc Bãi Xà Cừ. 
 
Hiện vẫn chưa rõ chức năng của tuyến cáp ngầm mới, nếu có, ở Hoàng Sa. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định Trung Quốc có nguy cơ dùng cáp ngầm phục vụ mục đích quân sự, giúp tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi hoạt động tàu ngầm. Chuyên gia Bryan Clark tại Viện Hudson (Mỹ) cho rằng Trung Quốc có khả năng dùng cáp ngầm để phục vụ hoạt động giám sát dưới biển. 
 
Hồi năm 2016, hãng tin Reuters từng phản án về việc Trung Quốc đặt cáp ngầm ở Hoàng Sa được cho là nhằm kết nối thành phố, căn cứ quân sự phi pháp trên đảo Phú Lâm với đảo Hải Nam. 
 

13km nhục nhã giữa Hà Nội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đường sắt trên cao ở Etiopia dài 31,1km, vốn đầu tư chỉ 475 triệu USD và hoàn thành sau 38 tháng trong khi Cát Linh- Hà Đông dài 11km, vốn 868 triệu, đắt gấp 4 lần và chưa rõ ngày vận hành.
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông
nói là khúc xương 13km không sai mảy may!

Lao Động
02/06/2020 | 10:51 
 
Một dự án đội từ 552 triệu USD lên 891,92 triệu USD. Chậm tiến độ 10 năm. Đang phải trả lãi mỗi năm 650 tỉ. Đang bị đòi thêm 50 triệu USD, giao tiền ngay. Chưa rõ ngày vận hành. Và biết chắc sẽ lỗ. Nó là gì nếu không phải là một khúc xương 13 km không thể nuốt!

Bức ảnh là đường sắt trên cao ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia từng xuất hiện trên báo Lao Động trong một bài viết của Đại sứ Việt Nam tại các nước Trung Đông Nguyễn Quang Khai.

Dự án này cũng từ Trung Quốc, dài 31,1km, 39 nhà ga. Tốc độ tàu chạy ​​có thể đạt tới 70 km/giờ, vốn đầu tư chỉ 475 triệu USD và hoàn thành sau 38 tháng.

Đại sứ Khai dẫn số liệu Bộ GTVT Ethiopia cho biết, chỉ trong 9 tháng dự án này hoạt động đã tạo ra 13.000 việc làm, lãi 3 triệu USD.

Cũng với tiêu chuẩn tương tự, công nghệ tương tự, nguồn vốn tương tự...Cát Linh- Hà Đông chỉ dài bằng 1/3, nhưng delay cả thập kỷ, vốn đầu tư 868 triệu, tính theo km thì gấp 4 lần.

Con số này khi ấy chưa kể 98,35 triệu USD mà Hà Nội sẽ phải bỏ ra để...vận hành. Chưa tính đến 50 triệu USD mà nhà thầu Trung Quốc vừa yêu cầu chúng ta tiếp tục phải chi.

Còn hiệu quả dự án, tháng 12 năm ngoái, Tổng thầu Trung Quốc cho biết dù chưa hoạt động, song toàn bộ các thiết bị điện trong nhà ga, đường ray phải chi phí với 100 triệu mỗi ngày. Chưa kể khoảng 50 tỉ tiền lương và các chi phí khác cho khoảng 2000 cán bộ Trung Quốc và Việt Nam đang làm dự án.

Chưa kể 14,5 tỉ mỗi năm để kích cầu giá vé.

Và, chưa hề tính khoản lãi mẹ lãi con phải trả mỗi năm lên tới hơn 600 tỉ đồng.

Ngoặc kép dưới đây là kết luận của Kiểm toán nhà nước: “Khi phân tích kinh tế, chủ đầu tư không xem xét đến chi phí vận hành chiếm tỉ trọng lớn trong giai đoạn khai thác, dẫn đến kết luận dự án thiếu hiệu quả về mặt kinh tế là thiếu chính xác. Phương án tài chính ngay từ khi lập dự án đã phải bù lỗ nhưng các bên có liên quan chưa đề xuất khai thác hiệu quả...Cụ thể, lưu lượng hành khách do đơn vị tư vấn lập dự án giả định tính toán phân tích cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo của Viện Chiến lược giao thông vận tải.