Covid-19 - Cái kết của nền văn minh nhân loại?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đạo diễn Nga - Andrei Contsalovsky nêu quan điểm: “Tôi không tin rằng cái đẹp có thể cứu rỗi được thế giới, hoặc nghệ thuật có khả năng làm con người tốt hơn. Nếu như việc đó chỉ thực hiện trong 5 phút. Và sau đó con người ta lại rời khỏi phòng chiếu để hòa vào cuộc sống thực của mình”.

Andrei Contsalovsky- một tên tuổi lớn trong nền Điện ảnh Nga-Xô Viết. Những bộ phim xuất sắc của ông như “Người thy đầu tiên”, “Một tổ quý tộc “, “Ba chị em”, “Tình ca Siberi ”… đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và ở nước ngoài. Năm 1980 Andrei Contsalovsky sang Mỹ làm phim để đến giữa những năm 1990 quay trở lại Nga..
Sinh năm 1937, Andrei Contsalovsky đã là chứng nhân của nhiều sự kiện lớn xẩy ra tại nước Nga. Vì vậy ông còn được xem là một nhà hoạt động văn hóa am tường, sắc sảo.
Vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày nhân dân và quân đội Liên Xô đánh thắng phát xít Đức vừa qua, Hiệp hội những người Nga gốc Do Thái và Câu lạc bộ bàn bạc trực tuyến quốc tế mang tên Valdai  có tổ chức một cuộc hội thảo quanh chủ đề “Làm thế nào và vì sao chiến tranh phải được chuyển tải qua tiếng nói văn hóa?”. Sau đây là bài phát biểu của đạo diễn Andrey Contsalovsky…

Trong cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” văn hào Lev Tostoi đã phân tích rất sâu sắc về chiến tranh. Ông cho rằng chiến tranh thường được tích tụ bằng sự nỗ lực của rất nhiều người khác nhau. Sự tích tụ ấy xẩy ra rất lâu trước khi bản thân hành động chiến tranh bắt đầu. Và sau chót chỉ cần một cú đập cuối cùng của một nhát sẻng khối đá sẽ biến thành một vực sâu. 

Nếu nói tới cuộc Đại chiến Thế giới II thì nó chỉ là sự tiếp nối của Đại chiến Thế giới I. Đại chiến Thế giới II đã được bắt đầu chuẩn bị từ những năm 1920, hầu như ngay sau khi Hòa ước hòa bình Versaills được ký kết. Như theo lập luận thường nghe Đại chiến thế giới 2 vượt trội hơn tất cả các cuộc chiến tranh trước đó ở chỗ, đã hình thành một dân tộc có khả năng tiêu diệt được các dân tộc khác và nhiều dân tộc trong số đó sẽ biến thành những người thợ phụ, nói đúng hơn thành những người nô lệ. Bằng cách ấy chủ nghĩa quốc xã hướng tới việc tạo ra một thế giới lý tưởng và một giống người hoàn thiện. Tính chất độc nhất vô nhị của Chiến tranh Thế giới 2 là ở chỗ cái ác được tuyệt đối hóa, trở thành một quốc sách của nước Đức. Các bạn hiểu không, cái ác thường được che phủ trong những bộ áo quần rất quyến rũ. Nếu ví thử cái ác mà rành rõ và nhận ra được, làm sao chúng có thể dễ dàng chiếm được ý thức, khối óc và trái tim của nhiều người đến vậy? Sức quyến rũ của cái ác -

Lịch sử những đại dịch bắt nguồn từ trung quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Isabelle Lassere (le Figaro)

Phong Uyên chuyển ngữ

Dịch giả gửi tới Dân Luận

Năm 1347, trong trận bao vây cửa khẩu Caffa thuộc thành Gene, Djanibeg, một cháu nội của Thành Cát Tư Hãn đã khai mào cuộc chiến tranh vi trùng đầu tiên trong lịch sử khi bắn xác những người bị chết vì dịch hạch qua tường thành, khiến thủy binh Gene phải bỏ chạy qua Marseille Âu châu và Constantinople Cận Đông, làm lan tỏa khắp Âu châu đại dịch hạch thứ hai trong lịch sử loài người. Cũng có nguồn nói rằng đại dịch đó, kéo dài từ năm 1347 đến năm 1352, giết một phần ba dân số Âu châu, bắt nguồn từ những con chuột bị bệnh, đã đi theo hàng hóa qua Con đường tơ lụa, xâm nhập vào châu Âu.

Điều chắc chắn mà các nhà sử học và các nhà dịch tễ học đều đồng ý, là “cái chết đen” (sở dĩ gọi như vậy là vì tay và ngón chân người chết đều tím đen), cũng bắt đầu từ Vũ Hán Hồ Bắc Trung Quốc, tràn lan khắp địa cầu, hệt như phần nhiều những đại dịch, dịch hạch, dịch cúm, dịch covid, từ thời Trung cổ đến bây giờ, gây tai họa cho toàn thế giới. Trung Quốc đã cho thế giới cả thẩy hai đại dịch hạch, bốn đại dịch cúm và hai covid “khởi đầu” (SARS, Covid-19) “Một số lớn những đại dịch virus, influenza và covid, đều xuất phát từ Tàu”, nhà virus học Bruno Lina, nhân viên hội đồng khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Lyon, khẳng định như vậy.

Không có Covid-19. Trung Quốc viết lại lịch sử như vậy để làm cho người ta quên là TQ là nguồn gốc một đại dịch đầu tiên đã làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu bỏ những thời gian mới đây để tìm sâu trong quá khứ dịch tễ của TQ, thì người ta sẽ thấy TQ, bất cứ ở thời đại nào, cũng là nơi chốn phát sinh và truyền bá chánh của mọi bệnh tật. Đúng là cơn đại dịch hạch toàn thế giới đầu tiên dưới thời Hoàng đế Justinien thế kỷ thứ VI, bắt đầu từ Ai Cập, đã làm suy nhược đế quốc Bysantin. Nhưng chính TQ đã đẻ ra, sau đại dịch hạch 2, đại dịch 3 và đại dịch 4 năm 1855 ở Vân Nam. Sau khi truyền tới Hồng Kông năm 1894, đại dịch 4 này lan truyền khắp cả mọi cửa khẩu trên thế giới.

Như đa số những dịch tễ trên thế giới (dịch tả, cúm, đau màng óc), dịch hạch lan truyền từ Đông qua Tây. Dịch hạch được truyền từ những con rận của chuột nó theo những lái buôn thuộc tầng lớp thấp nhất trong một nước Tàu quá đông người, súc vật với người ở lẫn lộn với nhau, khi họ vận chuyển trên những nẻo đường buôn bán.

Trung Quốc cũng là lò phát sinh cho thế giới những đại dịch cúm mà một phần lớn gắn bó với một con vi rút đi từ chim tới heo rồi từ heo tới người. Đại dịch Cúm H2N2 đầu tiên xẩy ra năm 1890 ở Thượng Hải trước khi truyền qua Nga rồi Âu châu. Năm 1957, “cúm Á đông” bắt đầu từ Quí Châu (Tây Nam Tàu), lan truyền dần dần khắp châu Á, rồi tới Úc trước khi tới Bắc bán cầu. Dịch cúm này đã làm chết 3 triệu người trên trái đất. Năm 1968, cúm Hồng Kông cũng bắt đầu từ gà vịt, làm chết 1 triệu người, trong số đó có 30 ngàn người Pháp. Số người chết vì đại dịch đó cũng bắng số người chết vì Covid-19. Nhưng thời đó mọi người đều thờ ơ, chả có ai nhắc đến và không gây hậu quả xấu cho kinh tế thế giới. Bruno Lina, chuyên viên virus Bệnh viện Đại học Lyon cũng nghi ngờ là có thể khi làm những thử nghiệm để chế vaccin chống H1N1, các nhà khoa học TQ đã vô tình làm biến đổi con virus đó thành Covid-19, mặc dầu những người này không thừa nhận mình là cha đẻ của con virus này.

Nước đái Ve Sầu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

          Mùa này, nhẽ, ve sầu đang dai.

          Tuổi thơ một thời, chả ai không gắn với ve sầu. Ấy là những cái que dài ngất nghểu, đầu được vo một cục nhựa mít. Thế là xuyên trưa đi dính ve sầu. Mà cũng chả có loại nào ngốc đến thế, cứ ra rả kêu dù màu thân đã gần trùng với màu cái cây nó đang bám. Thế là cái que nhựa mít vươn lên, xòe một phát, một tia nước đái mát lạnh phọt vào ha hả tiếng cười khoái trá. Chú ve sầu tiếp tục kêu khi cánh dính cứng vào que nhựa mít.

          Mà phượng là hay được ve sầu "chiếu cố" nhất. Phượng lại nhiều ở các sân trường. Thế nên nghỉ hè nhưng sân trường vẫn luôn là "điểm hẹn" của những thằng học trò quần đùi trễ rốn, xương sườn xương ống khoe hết ra, ngất nghểu cái cần nhựa mít rảo khắp sân.

          Lại còn đồn nhau, đứa nào hay đái dầm nướng ve sầu ăn sẽ hết. Chả đứa nào nhận là mình đái dầm, nhất là con gái, nhưng cứ nhìn đứa nào dấm dúi mang ve sầu về nướng ăn là láng máng biết. Ơ mà cũng chả hiểu sao hồi nhỏ ấy, trẻ con nông thôn ấy, lại hay đái dầm nhỉ, giờ thấy rất ít, nhất là trẻ con thành phố, đái dầm. Hay chúng có phòng riêng, có gì chỉ chúng tự biết. Ngày xưa nhà chật, anh chị em, thậm chí cả bố mẹ, ngủ chung giường, đứa nào "dấm đài" là bị phát hiện ngay, dù có đứa nửa đêm phát hiện mình đái dầm đã tự dậy tụt quần ra phơi, truổng cời ngủ. Mà phía bắc, mùa đông lạnh thấu xương, chăn chiếu thời ấy lại hiếm. Mà mùa đông mới hay đái dầm, vì mồ hôi không có. Cơ khổ cho những ai bị thế, và vì thế mà nghe ve sầu chữa đái dầm phát là thun thút nghe. Thấy bảo có đứa ăn hết cả mùa hè ve sầu mà vẫn... đái dầm.

          Giờ, hàng ngày có hàng trăm thứ âm thanh hỗn hợp ập vào ta, nên cái tiếng kêu ve sầu nó cũng bị lẫn vào đấy. Hầu như trẻ con không để ý lắm tới ve sầu. Cũng có thể chúng có nhiều thú chơi rồi. Ngày xưa hè chỉ có "2 việc lớn" là đi bắt ve sầu và tập bơi, ngoài việc thường trực là giúp bố mẹ làm đồng. Giờ, vẽ ư, nhạc ư, tiếng Anh ư, học thêm kiến thức ư, du lịch ư, ở nhà thì cũng hàng đống đồ chơi, toàn loại xịn, loại hấp dẫn, chưa chán đã có thứ khác... nên tiếng ve cứ như thừa ra.

          Và ngay người lớn cũng khó chịu. Chả hiểu sao ve sầu lại không chịu... ngủ trưa. Không những thế, cứ giữa trưa là chúng kết bè để kêu. Rền rĩ, âm ỉ, liên miên... rất dễ khiến các quý ông cần nghỉ trưa một chút để chiều đi làm nổi khùng. Nhưng làm gì chúng. Việc của ve sầu là kêu, là làm cho mùa hè tưng bừng lên. Nhưng ít ai để ý là, chỉ ve sầu đực biết kêu, còn cái thì không, con cái chỉ nghe. Chim cũng thế, chỉ chim đực là hót hay. Công hoặc gà cũng chỉ con trống có bộ lông sặc sỡ. Thế tức là, con ve sầu ấy, nó kêu là để làm mỗi việc là... dụ con cái, khoe với con cái cái giọng tuyệt vời của mình. Và vì thế mà, nó hay bị dính nhựa mít, rồi những con cái lại đi nghe tiếng kêu của những con đực khác.

Người đưa văn học Nga sang Âu - Mỹ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Là con trai của nữ điền chủ Varvara Lutovinova, nhà văn Ivan Turgenev đã có công tôn nước Nga làm thủ lĩnh văn học ở châu Âu và thế giới, góp phần làm cho đất nước mình được xếp vào hàng ngũ những cường quốc vĩ đại.

NGƯỜI ĐƯA VĂN HỌC NGA SANG ÂU- MỸ
Ivan Turgenev sinh ngày 9-12- 1818. Bà mẹ của nhà văn đã ghi lại giờ phút xuất hiện của con trai bà trên thế gian này như sau: “ Ivan sinh vào thứ hai, có chiều dài 12 vecsoc (đơn vị đo lường cũ của Nga áng chừng hơn nửa mét), tại Orle, sinh tại nhà. Cha đỡ đầu là Fedor Semionovst Uvarov, cùng với cô em gái là Fedosia Nikolaievna Teplova”.

Thời con gái nữ diền chủ này mang họ Lutovinova. Đấy là một người phụ nữ nghiệt ngã và gia trưởng đến độ chỉ sự nghiêm ngặt của luật pháp đế chế Nga mới buộc người đàn bà này bỏ họ của mình trong tên đức ông chồng và tên những đứa con. Nhưng luật lệ là luật lệ, nếp sống gia đình lại là một việc khác. Và chính vì vậy, nhà kinh điển văn học Nga sau này vẫn luôn luôn phải nghe lời răn dạy của bà mẹ: “Nhớ đấy nhé! Con là Lutovinov!.  

Hãy mong sao những luật lệ thời Nga Hoàng giảm nhẹ đi một chút, chắc bây giờ trong nhà trường các em học sinh sẽ viết luận văn theo chủ đề Bazarov (nhân vật trong tiểu thuyết “Một ổ quý tộc”) và những dị bản khác trong việc miêu tả của Ivan Lutovinov, và hẳn người nước ngoài sẽ phát điên để khảo sát những quy định của “các cô gái mang họ Lutovinova  

CÁI LỚN LAO BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Cũng nói ngay cái họ Turgenev và công thức “những cô gái của Turgenev” đối với lỗ tai người châu Âu xem ra hơi khó lọt. Nhưng những người châu Âu hiền lành, lịch sự cũng buộc phải chấp nhận điều này, điều kia. Bởi lẽ chính Ivan Turgenev đã biết cách làm cho xứ sở mình thành thủ lĩnh tuyệt đối của châu Âu và thế giới.

Có thể có ai đó cảm thấy bực bội, thậm chí bị xúc phạm, nhưng khoảng nửa trước thế kỷ 19, xét về nhiều phương diện nước Nga quả đã đạt được mức là một trong số các quốc gia vĩ đại.Thuộc nước Nga đã có một đạo quân mạnh, vào thời điểm ấy đã xua đuổi được bọn xâm lược Ba Lan, kịp thời liên kết với đế chế Osman và đập tan được sự hùng hậu của Napoleon. Đúng, nước Nga khi đó không đơn giản chỉ xứng với vai trò của của một trọng tài chính trị mà còn như một “quan tòa của châu Âu. Nhưng tất cả chỉ là chứng cớ của một sức mạnh. Trong sức mạnh này còn phải tính tới vai trò của trí tuệ và văn hóa đã bị nước Pháp thâu tóm. Và nước Nga thậm chí không phải ở hàng thứ hai. Đâu đó như tít ở sân sau. Nói gọn lại, trong thụ cảm của người châu Âu, một xứ sở không sáng tạo ra nền văn hóa riêng, không biết kết hợp những truyền thống văn hóa của mình với các nền văn hóa khác, xứ sở ấy không thể nào được coi là người bạn hàng và người đối thoại ngang đồng cân đồng lạng được. 

Bài hát "Nếu như mà" (An-bom "Ở Lại" - Nhạc Việt Nam mới 2020)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


NẾU NHƯ MÀ
Nhạc và lời: Minh Ca

1.
Nếu như mà có một ngày cô ấy quên, em hãy nhắc giùm anh.
Nếu như mà cô ấy có niềm vui rồi... nhắc không tiện nữa đâu, em tự đến thăm anh được không?
Nếu như trò chơi khó khăn, chỉ được mang một thứ theo mình;
Giúp anh chọn thứ gì đi, — tự anh anh không biết.
Nếu như mà có một ngày cô ấy quên... em hãy đến trò chuyện với anh.

2.
Nếu như mà trí nhớ vẫn còn, — chắc còn thôi, không thì đi đâu chứ?
Có lẽ là anh sẽ nhớ rất nhiều, nhưng nhớ nào nhiều hơn... chắc anh không biết đâu.
Nếu như trò chơi khó khăn, chỉ được mang một thứ theo mình;
Giúp anh chọn thứ gì đi, — tự anh anh không biết.
Có lẽ là anh sẽ nhớ rất nhiều, nhưng nhớ nào nhiều hơn... em hãy chọn giúp anh, được không?

Nếu như mà có một ngày cô ấy quên... em hãy đến chuyện trò với anh...


An-bom Ở LẠI

1. Chiều Mát-xcơ-va

2. Một triệu bông hồng

Nỗi thất vọng của đạo diễn Nga lừng danh tại Hollywood

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Vào những năm 1970 đạo diễn Andrei  Contsalovsky đã trở thành một tên tuổi ở Liên Bang Xô Viết. Những bộ phim do ông dàn dựng như “Người thầy đầu tiên”, “Một tổ quý tộc”, “Ba chị em”, “Tình ca Siberi” được trao giải thưởng danh giá tại các LHP trong nước và thế giới. Đầu năm 1980, tiếp theo một đạo diễn tên tuổi khác là Angrei Tarkovsky tìm cách ra nước ngoài để thực hiện những dự định của mình, Andrei Contsalocsky bay sang Hollywood. Nhưng ông đã không gặp may...

“Ông nói gì về Hollywood?” 
...Đó là một nơi rất dễ chịu. Thiên nhiên ở đây hầu như lúc nào cũng tuyệt đẹp để có thể chạy dọc bờ biển suốt ngày được. Khi tôi tới đây, lẽ đương nhiên trong tôi nuôi một ảo tưởng rằng tôi đã tới đúng nơi tôi muốn sống. Thêm vào đó John Voit cũng đã xem bộ phim “Bản tình ca Siberi” của tôi. Bà ta rất thích bộ phim này. Nói gọn lại, trong tôi nuôi sẵn một ảo tưởng là tôi sẽ xây dựng được sự nghiệp của mình tại Hollywood.
Nhưng trên thực tế trong 2 năm rưỡi tôi không tìm được việc làm về phương diện điện ảnh, mà chỉ tham gia giảng dạy ở trường đại học. Tuy rằng tôi đã có 3 tập “Bản tình ca Siberi” - phim được trao Giải thưởng Lớn ở Liên hoan phim Cannes.
Tôi tìm đến một nơi - mà trước tiên là tôi cần phải biết bán mình. Và tôi bỗng nhiên hiểu rằng tôi hoàn toàn chưa được dạy dỗ làm việc này. Vì tôi là người từ Liên Bang Xô Viết sang đây. Dưới chính quyền Xô Viết không cần phải rao bán, không cần phải tìm tới một nhà sản xuất với một cốt chuyện nào đó, kể một cách sinh động, hấp dẫn về cốt chuyện đó và giải thích làm thế nào để cốt chuyện đó kiếm ra tiền.
Tôi rất may mắn vì tôi đã quen Natassia Kinsky. Chúng tôi biết nhau khi cô ấy tới LHP Cannes cùng với đạo diễn Roman Polansky xem phim “Bản tình ca Siberi. Tôi còn nhớ, tôi mời nữ diễn viên tới khách sạn. Trong túi tôi lúc đó chỉ có 100 dollar và không có gì hơn thế. Hai chúng tôi gặp nhau và tôi luôn luôn lo lắng không đủ tiền để thanh toán bữa ăn. Bỗng nhiên Natassia Kinsky hỏi tôi: “Anh không có bộ phim nào mời tôi sắm vai sao?. Tôi nói: “Không có phim nào để trao vai cho bạn cả, nhưng tôi có một kịch bản tầm trung tôi viết dành cho Ijabel Adjani. Natassia xù lên, giận dữ: “Tôi không thể đóng nổi phim của anh sao?. Thế là tôi chợt hiểu ra: “Tại sao không chứ?. Tôi kể cho cô bạn nghe một cốt chuyện. Natassia Kinsky nói: “Tôi thích sắm vai trong cốt chuyện này đây”. Vào thời điểm đó tại Hollywood Natassia  Kinsky đang rất được chào đón. Tạp chí Time số mới vừa đăng ảnh cô ấy trên trang bìa. Natassia Kinsky đang là một ngôi sao. Chỉ cần một lần thôi, một ngôi sao sắm vai chính trong phim của mình, tôi sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn.

Nhạc nhẹ xa rời thi ca, - hệ lụy thẩm mỹ giới trẻ hôm nay

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sẽ còn xuất hiện nhiều ca khúc nhạc nhẹ tân thời Việt Nam với lối ca từ mất hoàn toàn thi tính. Cơ bản, chúng ta không thể chống lại sức mạnh của một thời đại được quyết định bởi số đông là người trẻ.

KHI NHẠC NHẸ XA RỜI THI CA
(Văn Đoàn)

Với sự ra đời của các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, các nền tảng chia sẻ video tự quản, các hãng đĩa truyền thống và lừng lẫy đã lui dần vào hậu trường khi các nghệ sỹ có thể tiếp cận khán giả trực tiếp hơn, chủ động hơn. Và sự giao thoa mạnh mẽ, tốc độ của các vùng văn hoá cũng đã tạo nên một thời đại mà âm nhạc đại chúng ít đặc trưng riêng hơn bởi sự ảnh hưởng lẫn nhau theo thiên hướng xu thời.

Thế hệ sáng tác mới của V-pop (vốn dĩ ra đời từ khoảng thập niên 90 trở lại đây) đã chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các vùng văn hoá lấn át như Bắc Mỹ hay Hàn Quốc. Họ lớn lên trong tràn ngập thông tin, nội dung giải trí nhập khẩu từ các khu vực đó và dần dần thấm đẫm nó.

Khi sáng tác, họ không thoát khỏi những ảnh hưởng quá lớn kia, tạo ra cả một sự thay đổi rất lớn về diện mạo của nhạc nhẹ Việt Nam hiện đại. Điển hình chính là sự dịch chuyển về cách sử dụng ca từ. Nếu các thế hệ đi trước mạnh về những ca từ nên thơ hơn thì thế hệ hôm nay lại sử dụng ca từ trực diện hơn, nhiều khi tạo cảm giác khó nghe với những ai bảo thủ.

“Đến khi nào anh mới bớt suy nghĩ nhở? Đến khi nào em mới biết bỏ thuốc nhở? Người mà em yêu em còn chia tay được theo anh thuốc lá đã là gì? Thì chẳng qua em đang chưa muốn thôi anh, anh đâu cần quan tâm làm gì?”. Đó chính là đoạn đối đáp trong ca khúc “Em bỏ hút thuốc chưa?”. Nó lập tức trở thành “từ khoá thời thượng” trong một khoảng thời gian không dài.

Ngày xưa, thế hệ trước cũng không hiếm lần đưa hình ảnh điếu thuốc lá vào ca khúc như một minh họa cho sự cô đơn, những phút suy tư. Ví dụ như câu “Hãy chiều anh lần cuối/ Hút chung điếu thuốc đây/ Rồi mai ta cách xa/ Nhớ em trong khói bay” (Phạm Hoàng Dũng) hay câu “Bài hát, tìm trong khói thuốc từng giờ bình yên/ Bài hát, tìm trong lá biếc từng chiều hoàng hôn” (Thanh Tùng). Rõ ràng, thi tính trong lời bài hát Việt ngày trước mạnh mẽ hơn thời nay rất nhiều.

Có người cho rằng thế hệ V-pop đương đại ảnh hưởng nhiều không khí âm nhạc Bắc Mỹ, trong khi thế hệ đi trước lại ảnh hưởng nhiều từ châu Âu lục địa và âm nhạc châu Âu lục địa vẫn giàu thi tính hơn. Điều này không sai nhưng không hẳn các bản hits của Bắc Mỹ là không có thi ảnh mặc cho cách dùng ngôn ngữ quá thẳng thắn. Bản “Darkness” của Eminem, một rapper ngôi sao lừng danh của Mỹ cũng có những câu rất giàu tưởng tượng và thi ảnh:  “Và anh lại đơn độc nơi đây/ Chẳng thoát khỏi cái hố vực này/ Như thể ngàn bức tường cứ bủa vây/ Em chẳng cứu chuộc được anh đâu...”.