VFF đáng bị như thế!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CĐV vây trụ sở Liên đoàn bóng đá VN đòi mua vé. (Nguồn: 24h)


Chu Mộng Long

VFF ĐÁNG BỊ NHƯ THẾ?

Mấy hôm nay, thương binh và nhiều người liều mạng tấn công trụ sở VFF để đòi được mua vé trận chung kết. VFF đang cầu cứu lực lượng vũ trang can thiệp, trấn áp.

Dư luận đang diễn ra hai chiều. Một chiều nhân danh văn hóa công cộng chỉ trích đám thương binh kia là quân côn đồ. Nhưng ở một chiều khác, người ta cũng chỉ trích VFF về nhiều hoạt động khuất tất: xuất hiện trang bán vé trực tuyến lừa đảo, nhiều người đã trả tiền vé nhưng không được nhận vé, vé chưa bán đã hết để tuồn ra chợ đen ào ạt, giá đội lên 15 triệu đến 20 triệu...

Báo chí chính thống còn công bố lương cho huấn luyện viên Park Hang Seo giá hơn 700 triệu/tháng không do VFF chi trả mà do ông bầu Đoàn Nguyên Đức của Hoàng Anh Gia Lai chi trả. VFF trở thành cơ quan kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ mà không tốn tiền chi lương cho người lao động thực sự?

Nếu những điều đó là có thật thì ắt thượng bất chính hạ tắc loạn. Ở quốc gia nào cũng vậy chứ không chỉ là Việt Nam.

Nếu muốn can thiệp hay trấn áp vào những người nổi loạn trên thì hãy điều tra VFF trước. Một tổ chức to như FIFA cũng từng bị điều tra và truy tố ra tòa. Việt Nam muốn có một nền bóng đá lành mạnh thì hãy truy tố vài tên chóp bu trong VFF. Kể cả những tên Lý Thông không đóng góp gì cho đội bóng nhưng vẫn nghiễm nhiên tranh công và hưởng lợi.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Google phản hồi thông tin của Hà Nội về việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Chúng tôi luôn hào hứng khi thấy cách các doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mở văn phòng đại diện và hiện nay chưa có thông tin để công bố về việc này”, - người phát ngôn của Google trả lời qua email cho Reuters.

Mặc dù “hào hứng” với cách người Việt sử dụng công nghệ nhưng Google cho biết hiện “chưa có thông tin về việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”, bộ phận truyền thông của Google trả lời báo chí hôm 12/12 sau khi trang thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam một ngày trước đó loan tin đại công ty công nghệ này “đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”.

“Chúng tôi luôn hào hứng khi thấy cách các doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mở văn phòng đại diện và hiện nay chưa có thông tin để công bố về việc này”, người phát ngôn của Google trả lời qua email cho Reuters.

Trước đó, bản tin trên trang chinhphu.vn tường thuật về cuộc gặp của Phó Chủ tịch Google, Kent Walker, với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vào chiều 11/12, nói rằng “Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trên nguyên tắc chung của tập đoàn này là bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế”.

Bản tin đã được các hãng thông tấn quốc tế dẫn lại, gây chú ý trong dư luận giữa bối cảnh luật An ninh mạng mới thông qua của Việt Nam đang bị quốc tế chỉ trích. Nhiều chính phủ, trong đó có Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền và các công ty công nghệ lớn trên thế giới đều phản đối luật này vì cho rằng luật vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của người sử dụng.

Luật An ninh mạng mới yêu cầu tất cả các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng xã hội, email, video, tin nhắn, trò chơi, ngân hàng, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử… tại Việt Nam phải đặt văn phòng và lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, các công ty cũng được yêu cầu phải lưu trữ các thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ như họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ, số điện thoại, số thẻ tín dụng, hồ sơ tài chính, sức khỏe, quan điểm chính trị, mối quan hệ xã hội, sinh trắc học… và phải cung cấp cho giới hữu trách khi có yêu cầu.

Cả Google lẫn Facebook, hai nền tảng chính được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt trong giới bất đồng chính kiến, đều không có văn phòng đại diện hay cơ sở lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.

Hai đại công ty này đã hoãn lại yêu cầu nội địa hóa dữ liệu của Việt Nam, theo Reuters.

Top-Ten sáng kiến ấn tượng Việt Nam 2018

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Top Ten sáng kiến ấn tượng năm 2018

Trương Duy Nhất
10-12-2018

Những ý tưởng và phát kiến điên rồ nhất của quan chức Việt.

1- Tù tại gia: Ý tưởng của đại biểu quốc hội, Tổng kiểm toàn nhà nước Hồ Đức Phớc. Theo đó, phạm nhân thay vì tập trung lao động cải tạo tại các trại giam, sẽ được đưa về nhốt trong một “chuồng sắt” tại nhà rồi giao cho gia đình canh giữ, chăm sóc. Chìa khoá “chuồng sắt” đó vẫn được giao cho giám thị để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

2- Tự tạo tình trạng chiến tranh: Là sáng kiến của Bộ trưởng thông tin - truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông gọi cách tự tạo tình trạng chiến tranh, hoặc tình huống giống như chiến tranh để làm “động lực phát triển” cho xã hội.

3- Bay từ New Delhi Ấn Độ đến Thường Châu, Trung Quốc chỉ để chuyển một bức thư: Ngày 28/1/2018, khi đang tháp tùng Thủ tướng trong chuyến công cán tại Ấn Độ, Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh đã nhận lệnh phải bay gấp từ New Delhi đến Thường Châu, chỉ để chuyển một bức thư thăm hỏi động viên của Thủ tướng đến đội U23 Việt Nam trước trận chung kết giải U23 châu Á gặp Uzebekistan.

4- Tiếp dân qua ti vi: Tại buổi tiếp dân của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ngày 7/11/2018, hàng trăm cử tri là dân oan Thủ Thiêm đã phải kê ghế ngồi ngoài sân theo dõi ông Phong đối thoại và trả lời qua màn hình ti vi.

5- Cao hồng sâm cho cán bộ: Dự án chi 311.250.000 đồng từ nguồn kinh phí hoạt động của văn phòng tỉnh uỷ Quảng Ninh, để mua cao hồng sâm phục vụ cán bộ lãnh đạo.

6- Trạm thu giá: Sau làn sóng phản đối BOT giao thông và các cuộc “cách mạng tiền lẻ”, Tổng cục đường bộ và Bộ giao thông vận tải đã chống chế bằng cách đổi tên trạm thu phí thành “thu giá”.

7- Giá dịch vụ đào tạo: Là nội dung chuyển đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” của Bộ giáo dục trong dự thảo sửa đổi luật giáo dục đại học.

8- Đơn rút đơn từ chức: Tháng 1/2018, Phó chủ tịch UBND quận 1 TP HCM Đoàn Ngọc Hải, “người hùng” của chiến dịch dẹp loạn vỉa hè bất ngờ nộp đơn “xin từ chức”. 4 tháng sau, ông gây bất ngờ hơn khi nộp đơn “xin rút đơn từ chức” trước đó.

9- Sinh viên được bán dâm 3 lần: Là qui định trong bộ khung chuẩn để xử lý kỷ luật học sinh sinh viên của Bộ giáo dục đào tạo. Theo đó, học sinh, sinh viên ngành sư phạm nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Vi phạm lần đầu bị khiển trách, lần thứ hai cảnh cáo, lần thứ ba đình chỉ có thời hạn.

10- Chống dột hầm cao tốc bằng băng keo: Là cách nhà thầu dùng băng keo dán lên các khe nứt toác để khắc phục hiện tượng thấm dột trên hệ thống cầu cống, hầm chui thuộc tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Việt Nam - Bán vé bóng đá cũng bưng bít, bất minh!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Vé bóng đá và câu chuyện giấu giếm, 
sợ công khai, minh bạch!

1. Ba tôi quản lý rạp chiếu phim tại một huyện.

Tôi nhớ cứ mỗi lần có phim mới như: Phạm Công Cúc Hoa, Hồng Hải Tặc, Lệnh Truy Nã, Dollar Trắng, Vị đắng Tình yêu, Người đẹp Tây Đô, Vòng vây tội lỗi... thì trước đó cả tuần, rất đông người tới nhà tôi hỏi vé.

Nhiều đơn vị còn có công văn, giấy viết tay chuyển ra cho phía Trung tâm Văn hoá để được ưu tiên.

Một ngày, ba tôi có nói với tôi “Công việc của ba là được giao phó chứ đâu phải quyền hành, ban phát gì cho cam. Thấy người ta cầu cạnh mình vậy thực tâm không vui”.

Thế rồi, ba tôi quyết định mỗi buổi chiếu chỉ dành 15-20 vé cho các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên tổng số mấy trăm chỗ ngồi toàn rạp chiếu, còn đâu người thân, gia đình muốn xem thì ông móc tiền túi mua tặng. Ông nói với tôi “đã là khán giả thì đều phải bình đẳng, con hay họ cũng cần được đối xử ngang nhau”.

2. Trở lại câu chuyện “phân phối” vé xem bóng đá thời gian qua, thấy rõ sự bất hợp lý và cả thiếu công khai, minh bạch.

VFF có vẻ như đang tự cho mình cái đặc quyền về vé bóng đá mà quan chức của tổ chức này lại chưa nghĩ rằng “phận sự của mình là làm sao để người hâm mộ có thể tiếp cận được vé dễ dàng, đơn giản nhất có thể”.

Tôi nhắc ví dụ, trận bán kết Việt Nam - Philippines, ông tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lê Hoài Anh cho báo chí hay, VFF chỉ bán 15.000 vé online cho người hâm mộ.

Ông tổng thư ký Lê Hoài Anh còn giải thích về việc vì sao chỉ có 15.000 vé cho người hâm mộ trong tổng số 40.000 chỗ ngồi, rằng “đó là vấn đề tế nhị”.

Có một lý do chung chung mà phía VFF đưa ra là cần phân bổ vé cho các đơn vị như AFF, nhà tài trợ, đối tác.v.v..

Còn vé trận lượt về chung kết sắp tới giữa Việt Nam - Malaysia thì VFF cũng “không công bố số lượng vé bán ra trong tổng số 40.000 chỗ ngồi của sân Mỹ Đình”.

Nghĩa là vé xem bóng đá vẫn là câu chuyện khiến người hâm mộ đoán già đoán non, thực thực hư hư.

Bán hay phân phối vé ra sao là quyền của VFF còn người dân chỉ cần biết thế.

Không ai chấp nhận được kiểu: Có đâu cặp vé 400-500.000 đồng ra tới cổng lại thành chục triệu, hai chục triệu đồng.

Có đâu số lượng vé bán ra cho người hâm mộ thực tế còn chưa nổi quá bán số ghế ngồi trong sân.

Có đâu cò vé, phe vé lộng hành quanh sân cho tới rầm rộ trên mạng.