30
Aug

Vê-rơ-trờ-ka

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VÊ-RƠ-TRỜ-KA (A. P. Trê-khốp) I-van A-lếch-xê-ê-vích A-gờ-nhép còn nhớ chiều tối hôm đó một ngày tháng tám, anh đẩy mạnh cánh cửa kính và bước ra ngoài hiên. Anh khoác một chiếc áo choàng mỏng rộng, đội chiếc mũ rơm rộng vành, chiếc mũ mà giờ đây đang nằm lăn lóc trong đám bụi dưới gầm giường cùng với đôi ủng cao cổ. Một tay anh ôm bọc sách vở lớn, còn tay kia cầm một chiếc gậy to, nhiều mấu. Đứng đằng sau cửa soi đèn cho anh đi là ông chủ nhà Ku-dờ-nhét-xốp, một ông già đầu hói, có bộ râu trắng dài và mặc một chiếc áo vét-xtông vải trắng muốt như tuyết. Ông già cười đôn hậu và gật gật đầu. — Tạm biệt cụ! — A-gờ-nhép nói to với ông già. Ông già Ku-dờ-nhét-xốp đặt chiếc đèn lên cái bàn nhỏ rồi đi ra ngoài hiên. Hai cái bóng dài và hẹp chạy qua mấy bậc thềm tới gần những bồn hoa, chao qua chao lại rồi tựa đầu lên những thân cây già. — Tạm biệt và một lần nữa xin cảm ơn cụ?— I-van A-lếch-xê-ê-vích nói. — Cảm ơn cụ đã đối xử với cháu rất niềm nở, dịu dàng và đầy tình thương... Không bao giờ, mãi mãi không bao giờ cháu quên được lòng mến khách của cụ. Cụ là người rất tốt, con gái cụ cũng là người rất tốt, cả gia đình cụ đều là những người hảo tâm, vui tính, hào hiệp... Toàn là những người tất tuyệt diệu, không còn biết nói thế nào nữa. Do...

23
Aug

Tuổi Mười Bảy - Phần Ba (Cả bộ 3 phần)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TUỔI MƯỜI BẢY (Tiểu thuyết — Ghéc-man Mát-vê-ép) PHẦN BA HAI NỮ ĐỐI THỦ NHỮNG VỊ KHÁCH BẤT NGỜ CÔNG VIỆC NGÀY THỨ BẢY SAU KỲ NGHỈ LỄ KỶ NIỆM SỰ CÔ ĐỘC NHỮNG BỨC THƯ TUỔI TRƯỞNG THÀNH ... — Anh I-go ạ, đây là chiếc bánh ga-tô thứ tư đấy! — Xvét-la-na giải thích. — Ôi, hóa ra là thế! Không sao, cú đấm này của số phận chúng ta sẽ chống đỡ một cách dũng cảm. Và bây giờ thì chúc mừng em, cô gái mười tám tuổi ạ! Anh chúc chân thành mà... Em là một cô em gái tốt nhất trần gian... Còn quà, — thì xin lỗi em: như Khờ-lét-xta-kốp đã nói, — "anh đã tiêu hết tiền trên tàu điện rồi"... — Ôi lại còn thế nữa... Cám ơn anh I-go. I-go bắt đầu chào hỏi các cô gái, trong lúc đó A-li-ô-sa tiến gần đến Xvét-la-na. Trong tay anh cầm một gói nhỏ. Họ đứng đối diện nhau, lòng tràn đầy hạnh phúc, quên hết mọi thứ trên đời, nhìn vào mắt nhau và không có đủ sức nói một lời nào. Xvét-la-na ra hiệu cho A-li-ô-sa. Anh hiểu nên cũng đi về phía chiếc bàn học của cô. — Đây... — A-li-ô-sa thốt lên một cách khó khăn và chìa ra một cái tách được gói kín. — Cái này để làm kỷ niệm. — Anh hít một hơi đầy ngực và nói tiếp. — Chúc mừng em. Chúc em hạnh phúc... — Và bỗng anh thì thầm một cách sôi nổi. — Xvét-ta... Nếu việc làm cho em hạnh phúc dù là chỉ một chút, mà phụ...

20
Aug

Trăn trở về phát triển Viện Bướm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hiệu ứng Bướm To (Một trong những kết quả nghiên cứu đầu tay của Viện Bướm) Ngày 9/8, PTT CP đã tới thăm và làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp về Bướm. Giáo Sư Bướm NBC — Giám đốc Khoa học Viện Bướm — đã có dịp bày tỏ những trăn trở của mình về phát triển Viện Bướm. Viện nghiên cứu cao cấp về Bướm (VIAS-Bướm) hiện đang thuê tại thư viện ĐHBK HN. Tại buổi làm việc, GS NBC cho hay, mặt bằng hiện tại quá nhỏ, không đủ để làm nhà chứa hết Bướm của Viện, nên lãnh đạo Viện đã làm việc với UBND TP về vấn đề cơ sở hạ tầng cho Viện. Lãnh đạo thành phố cho biết sẽ cấp đất cho Viện để tha hồ muốn làm nhà chứa bao nhiêu Bướm thì chứa tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Sau hơn một năm hoạt động, VIAS-Bướm đã thu hút nhiều nhà Bướm học, sinh viên trong và ngoài nước tới đăng ký nghiên cứu Bướm và học tập Bướm. Trong hai tháng Sáu và Bảy năm 2012, Viện thường xuyên có khoảng 50 học viên tới dự các bài giảng Bướm; nhiều hội thảo khoa học chuyên biệt về các chủ đề trong Bướm do Viện tổ chức cũng được nhiều nhà khoa học, sinh viên hì hục tham gia. Trong thời gian thăm và làm việc, PTT và Hội đồng Khoa học Viện Bướm đã cùng nhau thưởng thức màn biểu diễn nghệ thuật "Múa Bướm": Múa Bướm — Thật là tuyệt vời! Tại buổi làm việc, PTT khẳng định: "Đây là cơ sở nghiên...

12
Aug

Lập Trình Viên II (34)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ấn vào tay tôi cây đàn ghi-ta lấy của một anh nhạc công đang đứng cười ở bên cạnh, ông anh "trước học cùng trường với tôi ở một nơi rất xa và rất lạnh" vội vàng lùi lại đằng sau, để mặc tôi ôm cây ghi-ta đứng chơ lơ cạnh mi-crô. Đứng chơ lơ cạnh mi-crô ở trên sân khấu thì tôi cũng đứng rồi, vả lại không chỉ một lần. Nhưng kể cả chơ lơ hay không chơ lơ thì bao giờ cũng là tôi chủ ý đứng đó. Nếu có những gì đó mà tôi rất không thích, thì trong chúng nhất định phải kể đến các tình huống bị động, — thậm chí, hình như, đôi lúc, ngay cả khi đấy là những tình huống mà chỉ có hai người, và người kia là A-nhi-a. Nói gì thì nói, trong già một thập kỷ rưỡi, tính tình của tôi đã được định dạng mà hoàn toàn không liên quan gì đến A-nhi-a cả. Nhưng sự bị động lần này không gây khó chịu. Hoàn toàn không gây khó chịu. Thậm chí ngay cả không tính đến chuyện gặp lại người đàn anh rất mực hào sảng là anh Trung Anh, thì tôi biết là nhiệt tình trong tôi vẫn sẽ tự động dâng lên như thế. Đã lâu tôi không đánh đàn. Nói cho đúng... thì tôi mới đánh tuần trước thôi, — lúc đến ăn tối ở nhà Mai Phương. Ở đấy có một cái đàn pi-a-nô mua cho Mai Phương — ngày xưa, — và một cây ghi-ta cũ, của chú Trí để lại, cô Lan bảo là đàn "Nhạc Sơn", chú Trí tự đi đặt làm ngoài Hà Nội, hình như ở Khâm Thiên, mang về. Cô Lan rất yêu văn nghệ, nên những lúc không vội vàng, thế nào cũng bảo tôi đánh đàn và hát cho nghe, — và hát theo, nhất là mấy bài của Phú Quang. Nhưng đánh đàn...

01
Aug

Tuổi Mười Bảy - Phần Hai (Cả bộ 3 phần)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TUỔI MƯỜI BẢY (Tiểu thuyết — Ghéc-man Mát-vê-ép) PHẦN HAI SAU NHỮNG NGÀY HỘI Ở NHÀ ĐIỂM BA ĐẦU TIÊN SỰ BẤT HẠNH MÓN QUÀ BÍ MẬT CỦA TUỔI TRẺ TRÊN SÂN BĂNG ... Những ngày gần đây, một tâm trạng khác thường không rõ đã làm cô xốn xang trong lòng — Một cảm giác lo lắng lẫn chút đề phòng. Trước đây Li-đa chưa hề cảm thấy tâm trạng tương tự bao giờ. Nhỡ ra đây là tình yêu và là một mối tình chân chính thì sao? Cô tự hỏi mình và mỉm cười hạnh phúc đáp: "Ừ, thì càng tốt!.. Thì cứ yêu." Cô thử mường tượng trong óc hình ảnh A-li-ô-sa, đôi môi lẩm bẩm nhắc những lời đã đọc được trong sách: "Anh thân yêu", "Anh yêu thương", "Anh yêu duy nhất của em", nhưng giờ đây tự nhiên cô cảm thấy khó chịu. Đấy là những lời nói của người khác, xa lạ. Những câu nói ấy chẳng ăn khớp với tình cảm của cô. "Không phải như thế, không phải như thế," — Li-đa buồn rầu nghĩ, — "trời ơi, sao mà mình ngu ngốc thế". Li-đa không thể nào hiểu được tại sao lại như thế. Tại sao cô lại không thể tin được những lời lẽ đầm ấm cần thiết mà người ta phải nói trong trường hợp tương tự? Bởi vì các nhà văn có bịa ra những câu nói ấy đâu? Cô muốn được tâm sự với một người nào đó. Nhưng với ai mới được cơ chứ? Chẳng lẽ lại tâm sự với thầy Kôn-xtan-chin Xê-mi-ôn-nô-vích? Ồ, không đời nào...