I-VAN BU-NHIN
(Kôn-xtan-chin Ghê-óc-ghi-ê-vích Pau-tốp-xki)
Một nhà văn Nga tuyệt vời đã chết ở Pháp - nhà văn của sức mạnh cổ điển và sự giản dị - I-van A-lếch-xây-ê-vích Bu-nhin.
Ông đã chết dưới bầu trời xa lạ trong một cuộc sống tha hương cay đắng và không cần thiết mà ông đã tự tạo ra cho mình, trong nỗi buồn day dứt về Nước Nga và nhân dân của mình.
Ai biết được, đã có bao nhiêu thất vọng từ sự chia lìa nói trên mà con người với vẻ ngoài bình thản và điềm tĩnh này đã phải tự chịu đựng.
Chúng ta sẽ không phán xét Bu-nhin. Không đáng để hồi tưởng về sai lầm tai hại của ông. Bây giờ chuyện đó không phải là quan trọng.
Quan trọng là ông là của chúng ta, là chúng ta đã trả ông về với nhân dân của mình, với nền văn học Nga của mình, và kể từ nay ông sẽ giữ ở đó một vị trí cao, chỗ mà nó đúng phải thuộc về ông.
Tôi được yêu cầu phát biểu khai mạc trong buổi lễ đầu tiên kỷ niệm Bu-nhin. Tôi đã bắt đầu chuẩn bị bài phát biểu, nhưng tôi mở một cách ngẫu nhiên một trong những cuốn sách của ông - và tất cả đã hỏng bét! Tôi đã đọc mải mê, và đã hầu như không còn thời gian để kịp phác trên giấy những ghi chép về ông.
Tôi đã quên khuấy mọi điều khác. Sức mạnh của tài năng Bu-nhin, của những từ ngữ của ông, sức mạnh của một bút pháp điêu luyện mỹ mãn và đẹp đẽ đến mức không thương xót, đã là như thế.
Ông đã khắt khe, vì tin rằng nghệ thuật đích thực là cao hơn tất cả.
Chúng ta thường hay sai lầm và sai lầm sâu sắc làm sao khi đánh giá các nhà văn, vì một thiên hướng không thể nhổ rễ được muốn "gắn nhãn" cho họ. Trê-khốp hầu như đã sống cả đời với "thương hiệu" một "Kẻ bi quan" và một "Ca sĩ lúc chạng vạng", còn Bu-nhin luôn được nhắc đến như một "Bậc thầy lãnh đạm" và một "Người thơ vô tình".
Những "nhãn mác" này mới tội nghiệp làm sao, khi bạn đọc những cuốn sách của Bu-nhin và dần dần khám phá ra ở đằng sau vẻ bề ngoài hờ hững này một trái tim lớn, trái tim đã thấm đẫm nỗi bất hạnh đen tối cũng chỉ vừa mới đây của nông thôn Nga, của khía cạnh cô đơn và đồng thời ác nghiệt của nó.
Mới đây thôi, tôi đã đọc lại truyện "Cỏ gầy" và truyện "I-li-a Nhà tiên tri" của Bu-nhin.
Mỗi truyện này, nói bằng lời của chính Bu-nhin, đã rạch một lưỡi dao lam băng giá vào tim tôi.
Khó tìm trong văn học của chúng ta những câu chuyện day dứt, đầy tình yêu ẩn chứa đối với con người bình thường tới như vậy. Và không chỉ tình yêu, mà còn là một sự thấu hiểu đầy đủ, một sự thâm nhập hoàn toàn vào những ý nghĩ và tâm hồn anh ta.
Con người phải "người" không chỉ với những niềm vui của mình, mà cả với những nỗi đau khổ. Bu-nhin rất hiểu điều này. Ông có thể lặp lại tiếng thét của nhà văn Anh Ốt-xca Oai, vẳng ra từ nhà tù khổ sai hoàng gia:
"Ở đâu đau khổ - đấy là đất thánh!"
Tôi cũng vừa đọc lại bài thơ "Khóc đêm" của Bu-nhin. Theo tôi, không có nhiều bài thơ trong nền thi ca của thế giới có thể truyền đạt với một sức mạnh nặng nề một mức độ khổ đau tinh thần thuần khiết đến như vậy: (*)
Góa phụ khóc đêm:
Dịu dàng yêu đứa trẻ, nhưng đứa trẻ đã chết.
Ông già nhà bên khóc, gí tay áo vào mắt,
Những vì sao chiếu sáng, và chú dê con khóc trong chuồng.
Người mẹ khóc nhiều đêm.
Những giọt nước mắt đêm đánh thức nhau.
Những ngôi sao đổ nước mắt từ vòm trời đêm,
Chúa cũng khóc, gí tay áo vào mắt.
Bu-nhin đã đạt tới, đặc biệt trong cuốn tự truyện "Cuộc đời của A-rxen-nhép-va", tới cái giới hạn trong lĩnh vực văn xuôi, mà Trê-khốp và Lép Tan-xtôi đã nói đến - tới một giới hạn khi văn xuôi đã hòa quyện trong một tổng hòa hữu cơ không thể tách rời với thi ca, khi mà đã không còn có thể phân tách thi ca ra khỏi văn xuôi và mỗi từ ngữ được đặt xuống trên tâm hồn người như một dấu sắt nung.
Chỉ cần đọc vài dòng Bu-nhin viết về mẹ mình, về nấm mồ mãi bị lãng quên của bà, những dòng đã được viết bởi một người, mà những ngày của người đó trên mặt đất thực sự cũng đang cạn kiệt, để hiểu được sức mạnh tình yêu, được tìm thấy như một cách biểu hiện duy nhất có thể và duy nhất cần thiết.
Một cái gì đó gần như thánh kinh về sự súc tích và sức mạnh của từ ngữ đã cô đọng trong những dòng này.
Bu-nhin chủ yếu được biết đến như một người viết văn xuôi.
Nhưng như một nhà thơ ông cũng giá trị không khác gì mức độ văn xuôi của mình. Ông có không ít những thi khúc xuất sắc.
Những thi khúc này, cũng giống như văn xuôi của Bu-nhin, nói lên khả năng đặc biệt của ông để hóa thân, nếu có thể diễn đạt như vậy, vào tất cả những gì mà ông viết.
Hầu như một cách đột ngột ông chộp lấy và khắc họa bằng từ ngữ những đường nét của con người và phong cảnh, những đường nét mà cùng với một độ chính xác đặc biệt sẽ truyền đạt bản chất của cái mà Bu-nhin đang viết.
Đúng thế, Bu-nhin khắt khe, hầu như đến mức tàn nhẫn. Nhưng cùng với sự khắt khe đó ông viết về tình yêu cùng với một sức mạnh to lớn. Đối với ông tình yêu là rộng lớn hơn và phong phú hơn nhiều, so với hình dung thông thường về nó.
Với ông, tình yêu - đấy là sự tiếp xúc với tất cả những gì đẹp đẽ và phức tạp của thế giới. Với ông - đấy là đêm, là ngày, là bầu trời, là âm thanh vô hạn của đại dương, là những cuốn sách và sự suy tư - bằng một từ, đấy là mọi thứ tồn tại quanh ông.
Phong cảnh của Bu-nhin thật chính xác, thật phong phú, thật đa dạng về địa lý và đồng thời, thật đầy đủ sức mạnh trữ tình, đến nỗi chỉ nói sơ qua về nó là điều không thể. Đề tài này đòi hỏi một cuộc nói chuyện đặc biệt.
Bu-nhin am tường Tiếng Nga đến mức tuyệt vời, đến mức hoàn hảo. Ông hiểu nó như chỉ một người có lòng yêu nước vô hạn mới có thể hiểu.
Ngôn ngữ của Bu-nhin đơn giản, nhiều lúc đến mức hà tiện, rất chính xác, nhưng đồng thời lại đẹp như tranh vẽ và phong phú về âm thanh, - từ tiếng chuông đồng trang nghiêm cho đến tiếng nước nguồn chảy trong suốt, từ sự rành rọt như đo được tới những ngữ điệu mềm mại đến ngạc nhiên, từ âm điệu nhẹ nhàng đến những tiếng sấm sét rền vang chậm chạp. Trong lĩnh vực ngôn ngữ Bu-nhin là một bậc thày độc nhất vô nhị.
Như mọi nhà văn lớn, Bu-nhin nghĩ nhiều về hạnh phúc. Ông đã chờ đợi nó, đã tìm kiếm và khi đã tìm thấy, thì rộng rãi chia sẻ nó cùng với mọi người.
Về ý này, rất tiêu biểu có hai khổ thơ của ông, và bằng hai khổ thơ đó tôi sẽ kết thúc những điều mà mình đang nói về Bu-nhin:
Về hạnh phúc chúng ta chỉ toàn hoài niệm
Mà hạnh phúc có ở khắp nơi. Có thể, nó
Đấy, khu vườn mùa thu đằng sau kho củi
Và không khí sạch lâng, tràn qua khung cửa sổ.
Trên bầu trời cao thẳm viền trắng nhẹ nhàng
Đám mây tỉnh dậy, tỏa sáng. Đã lâu
Tôi dõi theo nó... Chúng ta nhìn ít, biết ít,
Mà hạnh phúc chỉ dành cho ai biết.
1956
(*) Rất tiếc em chỉ biết dịch nghĩa, chứ không biết dịch thơ.
Dịch tặng Đào Phò.
Đã có 29 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
(Иван Бунин)
О счастье мы всегда лишь вспоминаем.
А счастье всюду. Может быть, оно
Вот этот сад осенний за сараем
И чистый воздух, льющийся в окно.
В бездонном небе легким белым краем
Встает, сияет облако. Давно
Слежу за ним... Мы мало видим, знаем,
А счастье только знающим дано.
Окно открыто. Пискнула и села
На подоконник птичка. И от книг
Усталый взгляд я отвожу на миг.
День вечереет, небо опустело.
Гул молотилки слышен на гумне...
Я вижу, слышу, счастлив. Все во мне.
Отчего гармонь поет?
Оттого, что кто-то любит гармониста
Lan làm anh tự dưng đâm nghĩ ngợi quá nàng ơi.
Nhỉ Linh nhỉ.
(2) Phi Long khát khao học làm thơ quá, lại không muốn chuyển giao công nghệ theo kiểu bình thường, bèn nằng nặc đòi nhận anh làm sư phụ. Đành cho bái sư. Bái rồi thì phải theo môn quy. Thơ y giờ cũng tàm tạm, nóng lòng được ra thể hiện với đời lắm, mà sư phụ chưa cho xuất sơn. =))
Nghĩ cũng tội. Nhân thể đây, anh tạo điều kiện, để cho y qua "ải" cuối cùng luôn:
(1) Làm (1) cho Nhật Linh
(2) Dịch đoạn гармонь поет ở trên kia thành thơ
Ổn thì cho xuất sơn.
Thanks Đào Phò.
Giờ anh phải out đây.
Ông đã chết dưới bầu trời xa lạ trong một cuộc sống tha hương cay đắng và không cần thiết mà ông đã tự tạo ra cho mình, trong nỗi buồn day dứt về Nước Nga và nhân dân của mình.
Ai biết được, đã có bao nhiêu thất vọng từ sự chia lìa nói trên mà con người với vẻ ngoài bình thản và điềm tĩnh này đã phải tự chịu đựng.
Chúng ta sẽ không phán xét Bu-nhin. Không đáng để hồi tưởng về sai lầm tai hại của ông. Bây giờ chuyện đó không phải là quan trọng.
Pau-tốp-xki thì cũng đáng kể đấy, nhưng tuổi nào mà đi bi bô về Bu-nhin như thế?
Anh nhớ Pau-tốp-xki có viết cái gì đấy hay hơn liên quan đến Bu-nhin. Để anh tìm xem. Cái (1), (2) của Đào Phò mai kia có thời gian anh làm.
Ps: Nhớ thêm là một thế hệ người đọc CCCP không được biết gì về Bu-nhin.
Em thấy hài hài.
Trê-khốp xuất thân bình dân (cụ Trê-khốp còn là nông nô), nhưng cũng lên được tầm "Quý Tộc". Còn như A-lếch-xây Tôn-xtôi, thì thế thôi.
Chú Đim đi tu nghiệp ở đâu về, kiến văn lên kinh nhở! Anh quý.
coming out of retirement
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...