27
Jan

Ai tư vãn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

AI TƯ VÃN (Ngọc Hân công chúa) Vua Quang Trung yêu quý Ngọc Hân bởi sắc đẹp và tài năng. Vua băng, Ngọc Hân có bài thơ "Ai tư vãn" khóc chồng. Sau, nội bộ lục đục, triều Tây Sơn mất. Ngọc Hân và hai con phải đổi danh tính vào Quảng Nam sống lẫn trong dân, không lâu sau, bị phát hiện bị bắt. Ngọc Hân uống thuốc độc quyên sinh. Hai con bị thắt cổ chết (Kỷ Mùi 1799). — (Các triều đại Việt Nam — 1995) Gió hiu hắt phòng tiêu lạnh lẽo Trước thềm lan, hoa héo ron ron. Cầu Tiên khói tỏa đỉnh non, Xe rồng thăm thẳm, bóng loan dàu dàu. Nỗi lai lịch dễ hầu than thở Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao? Sầu sầu, thảm thảm xiết bao... Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời! Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc, Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương. Rút dây vâng mệnh phụ hoàng, Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy. Trăm ngàn dặm quản chi non nước; Chữ "nghi gia" mừng được phải duyên. Sang yêu muôn đội ơn trên, Rỡ ràng vẻ thúy, nối chen tiếng cầm. Lượng che chở, vụng lầm nào kể. Phận đinh ninh cặn kẽ mọi lời. Dẫu rằng non nước biến dời, Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là. Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội, Khắp tôn thân cùng đội ơn sang. Miếu đường còn dấu chưng thường, Tùng thu còn rậm mấy hàng xanh...

24
Jan

Lập Trình Viên II (18)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tan học, lúc ra đến ngoài vỉa hè phố lớn, trời đẹp, quần áo đang đẹp, lại thấy có vẻ có nhiều cảm xúc lộn xộn trong lòng, tôi định rủ Cla-ra ra bờ sông I-a-u-da dạo chơi, có thể sẽ hôn nhau, — quả thật tôi thấy trong cảm giác của tôi với Cla-ra ngày hôm nay có một số thứ có vẻ là lạ, — thì bỗng có một âm thanh quen thuộc vẳng đến bên tai, làm cho tôi bất giác giật thót cả mình, và chợt bàng hoàng khôn tả. Tôi đưa mắt nhìn thì thấy ngay chiếc xe mẹc-xi-đít màu vàng cát, to, nặng, và khỏe ấy. A-nhi-a thỉnh thoảng vẫn lái nó đến đón tôi như vậy. Hẳn là không phải A-nhi-a rồi, nhưng tôi vẫn giật mình. Tôi hơi cúi người xuống, giơ tay chào cô Ma-ri-na, rồi bảo Cla-ra: — Mẹ chị A-nhi-a. Mai gặp nhá! Tôi hơi lưỡng lự, không biết có nên thơm nó một cái hay không, rồi thôi. Cô Ma-ri-na cứ ngồi im, nhìn tôi bằng ánh mắt sâu thăm thẳm, một lát cười bảo: — Đẹp trai ghê! Rồi mới cho xe chạy. Tôi hỏi: — Chúng ta đi đâu? Cô bảo: — Đến phòng thu. Cái mích-xơ trộn tiếng ở phòng thu phải to gấp mấy lần cái của anh Va-lô-đi-a ở nhà văn hóa. Tôi đứng sau một cái khung to đóng khung hai lượt kính trắng dày cách nhau tương đối xa, xem cô Ma-ri-na đánh đàn cùng với một bác béo tròn đầu hơi hói, chơi một cái đàn côn-tờ-ra-bát phải...

22
Jan

Lập Trình Viên II (17)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

— Tiếng Chuông Đầu đấy, Đim-ma! — Thằng Giê-nhi-a nhìn tôi, mắt sáng lên, nghiêng ngón tay chỉ chỉ về phía cửa sổ. Nó không nhắc, nhưng ở đấy thằng Phê-đi-a đã lấy lại cái ống nhòm từ tay thằng Mê-chi-a, và chìa nó về phía tôi. Tôi đón lấy cái ống nhòm thì nó nói, vẻ rất hài lòng: — Là đại ca, anh Đim-ma đấy! Ở dưới kia, chị Ai-đa đang nói: — Quyền rung Tiếng Chuông Đầu Tiên của năm học mới được trao cho nam sinh lớp Mười Một "A" Đờ-ra-gun-nốp Đờ-mi-tờ-ri và nữ sinh lớp Một "B" Xam-mô-khin-na Na-ta-sa. Anh Đim-ma — cùng tên với tôi — là một thần tượng của học sinh trường tôi. Ngoài chuyện học rất giỏi, anh còn là đội trưởng bóng đá, là một quán quân giải đấu võ xam-bô toàn Nga dành cho thanh thiếu niên, và tôi phải công nhận ở anh đúng là toát lên đầy đủ phong độ của một người anh lớn. Cái ống nhòm này là ống nhòm quân sự hẳn hoi, nên lúc anh Đim-ma bước ra khỏi đội hình lớp Mười Một "A", thì tôi có thể quan sát rất rõ, thấy những ánh mắt ngưỡng mộ — nhất là của các chị lớn — đang hướng về phía anh. Tóc ngắn như tóc bộ đội, người cao, cân đối, thẳng như một ngọn bút, bước đi trầm ổn của một người có võ công, anh Đim-ma mặc quần âu, vải quần hơi bóng, chững chạc, đứng li, màu xám rất sẫm; áo sơ-mi trắng tinh, vải áo bay bay, phẳng...

20
Jan

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa Xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa Xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa Xuân. Ới ời người em gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa Xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa Xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà thiếu phụ ở chân trời góc biển yêu mùa Xuân có phải vì đấy là mùa xanh lên hy vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại? Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng, ước mơ, nhưng yêu nhất mùa Xuân không phải là vì thế. Mùa Xuân của tôi — mùa Xuân Bắc Việt, mùa Xuân của Hà Nội — là mùa Xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xăm có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... Người yêu cảnh, vào...

18
Jan

Lập Trình Viên II (16)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Giê-nhi-a là "Cậu Bé Vàng" ở trường tôi. Cậu Bé Vàng, dù là vàng ở đâu, thì trước hết đều phải đẹp trai. Giê-nhi-a có mái tóc vàng óng mượt mà, xõa đến vai, và một khuôn mặt rất là khả ái, với một lúm đồng tiền xinh xinh bên má phải, khóe miệng có duyên, hay cười, nụ cười hồn nhiên và cuốn hút, — cái này, những sự duyên dáng này, đúng là danh phó kỳ thực, vì "Giê-nhi-a" vốn là một cái tên chung, có thể đặt cho cả con trai và con gái. Gặp một thiếu niên như vậy, quả thật rất khó mà không có thiện cảm. Nhưng nếu chỉ xét về đẹp trai, thì tôi cũng thừa sức có thể là Cậu Bé Vàng ở đây; và đấy chính là điểm khác biệt ở trường này so với nhiều trường khác, nhất là cái trường cũ của tôi. Cậu Bé Vàng ở đây là phải học giỏi, — giỏi nhất hoặc thuộc loại giỏi nhất. Và giỏi ở trường này thì mặc định gần như đồng nghĩa với giỏi Toán. Và Giê-nhi-a là đứa giỏi Toán nhất ở đây. Nhất lớp, nhất khóa, và — hầu như — nhất (nếu so sánh tương đương) trong mọi mối tương quan khác: lịch sử của trường, năm trên, năm dưới... Nhưng nếu chỉ xét về đẹp trai và học giỏi, thì thằng Phê-đi-a hoàn toàn cũng có thể là Cậu Bé Vàng được. Tuy không giỏi "ngắt hẳn ra một quãng" như thằng Giê-nhi-a, nhưng Phê-đi-a cũng là một thằng cứng cựa, — bảo là cứng cựa nhất trong...

15
Jan

Lập Trình Viên II (15)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chắc là bọn lớp một sắp được giáo viên chủ nhiệm dắt ra. Thằng Phê-đi-a đưa tay sờ sờ các túi áo, rồi chỉ chỉ vào cái ba-lô đang nằm cạnh tôi ra hiệu; tôi đẩy cái ba-lô trượt trên sàn qua chỗ nó; nó mở ra lục lọi, móc ra một bao thuốc lá vuông và bẹt, màu đỏ sậm cổ kính, — là thuốc Đân-hin. — Lấy của bố. — Nó nói, giơ bao thuốc lên, nhìn Cla-ra; thấy không bị phản đối, nó xé viền giấy bóng, mở ra, rứt mảnh giấy bạc, vo viên cả giấy bạc và giấy bóng, nhìn quanh, vứt vào trong ba-lô, rồi chìa bao thuốc về phía tôi. Tôi nghiêng bàn tay trái về phía nó, lắc đầu. Thằng Giê-nhi-a thì đã tự động đặt sẵn một ngón tay trỏ trước môi. Thằng Phê-đi-a cắn một điếu, lại lục ba-lô, lần này lấy ra một cái bật lửa màu vàng nhàn nhạt nhưng hắt ra những tia lấp lánh rất trong, phấn khởi khoe: — Díp-pô xịn đấy. Nó bật một cái, có lửa ngay; nó cầm cái bật lửa đang cháy khua loạn lên trong không khí, lại khoe: — Bật quạt cũng không tắt. Rồi mới châm thuốc. Thấy nó gày hẳn đi, và hơi tái, tôi định chờ cho nó hút xong hơi thuốc, rồi sẽ hỏi về "vụ hè" của nó; nhưng có lẽ nó đã đọc được cái cách tôi nhìn, nên nó vừa phun khói mù mịt, vừa nhìn xuống, quẹt quẹt lưng mấy ngón tay trái dọc theo người mình, cười tự trào, rồi nghểnh cổ lên, hơi nghiêng qua phải, ngón trỏ tay trái búng khe khẽ vào bên cổ, chỗ gần dưới quai hàm, rồi bảo: — Đợt rồi uống kinh quá! — Nó nhăn mặt, lắc lắc đầu. — Căn bản về một cái làng. Ở mấy chỗ đấy bây giờ đít-xcô-tếch mọc như nấm, bọn...