29
Jun

Chuyện cười (20)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHUYỆN CƯỜI (Tập 20) Tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia ở Đáp-lin, có hai vợ chồng đứng nhìn chằm chằm vào một bức tranh đã khiến cho họ bị mụ mị toàn phần. Bức tranh vẽ ba người da đen hoàn toàn trần truồng ngồi trên một băng ghế công viên. Hai người có chim màu đen, nhưng người ở giữa lại có chim màu hồng. Người phụ trách phòng trưng bày, hình dung được là họ gặp phiền toái trong việc hiểu ý nghĩa của bức tranh, nên đã đề nghị với họ sự đánh giá của ông. Rồi liên tục trong nửa giờ đồng hồ, ông đã giải thích với họ về cách mà bức tranh đã diễn tả sự suy nhược tình dục của những người da đen trong một xã hội mà những người da trắng đáng kính chiếm ưu thế. — Trên thực tế, — ông nói thêm, — một số nhà phê bình nghiêm túc còn khẳng định rằng chim màu hồng cũng phản ánh sự áp bức về văn hóa và xã hội mà những người đồng tính nam phải nếm trải trong xã hội đương đại. Sau khi người phụ trách bỏ đi, một người Việt Nam bước lại gần và hỏi: — Ông bà có muốn biết ý nghĩa thực sự của bức tranh này không? — Anh định nói anh là một chuyên gia giỏi hơn người phụ trách phòng tranh? — Người chồng hỏi. — Tôi là người đã vẽ nó. — Người Việt Nam trả lời. — Thực ra thì hoàn toàn không có người da đen nào được mô tả ở đây cả. Họ chỉ là ba người thợ mỏ...

28
Jun

Hai loạt đấu súng 11m, hai quả Panenka

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ý bắn nhau với Anh Download video: Italy vs England Tây Ban Nha bắn nhau với Bồ Đào Nha Download video: Spain vs Portugal...

21
Jun

Lập Trình Viên II (31)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cửa vừa mở, thì cảm giác là ca nhạc không chỉ ập ngay vào tai, mà là ập ngay vào cả người. Chính xác hơn, không phải ca nhạc, mà là ka-ra-ô-kê ập ngay vào người. Tại tôi vẫn không hòa hợp được ka-ra-ô-kê — vì nó có sau — với "ca nhạc" (khái niệm mà tôi vẫn có). Trước đây, đến nhà văn hóa trường tôi tập đàn, thường khi tôi đến, thì đã có những người đến trước tôi; nên lúc tôi lên tầng hai, thì ở đấy cũng đang hay có ca nhạc, khe khẽ, và lộn xộn: thử dây, thử đoạn, học được mẩu nhạc mới, bài mới, đem khoe với nhau... Nhưng mỗi lần bước lên tầng hai nhà văn hóa, tôi có một cảm giác khác, hoàn toàn không giống như khi bước vào phòng ka-ra-ô-kê. Một cô gái, tâm tình với người yêu, và cười. Một người, chợt nhìn thấy một thứ nực cười — ví dụ đang đi ngoài đường thì gặp hai con chó tơ nhau, — và cười. Đều là cười, nhưng không giống nhau. Nếu kể chuyện là có một cô gái, tâm tình với người yêu, và cười, lăn ra, va vào đá rụng mất hàm răng trên, — thì chuyện nghe gượng gạo. Nhưng nếu kể chuyện là có một người, đang đi ngoài đường thì gặp hai con chó tơ nhau, và cười, lăn ra, va vào đá rụng mất hàm răng trên, — thì chuyện có vẻ lại không gây cảm giác thiếu tự nhiên lắm. Khi tự nhiên có những ý nghĩ này, tôi đã suy luận là nếu so sánh, thì ca nhạc ở tầng hai nhà văn hóa và nụ cười của cô gái chắc cùng có chung một đặc điểm, là ở trong đấy có nhiều thứ liên quan đến khía cạnh nội dung tình cảm và tinh thần của người ta hơn. Cũng không hiểu những ý nghĩ so sánh kia tại...

15
Jun

Tuổi Mười Bảy - Phần Một (Cả bộ 3 phần)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TUỔI MƯỜI BẢY (Tiểu thuyết - Ghéc-man Mát-vê-ép) Tiễn đưa bằng mắt những chiếc lá sột soạt trên mặt đường nhựa, Kôn-xtan-chin Xê-mi-ôn-nô-vích thong thả bước đi trên quảng trường. "Tháng mười đã bắt đầu. Bứt những chiếc lá vàng từ những cành cây, nó hào phóng gửi chúng cho đất, một cách chăm chút kéo mền đắp cho thảm cỏ trong mùa đông. Do sai lầm những chiếc lá đã rơi lên đường nhựa, và gió đã đuổi chúng theo đường phố, không biết, làm thế nào để xếp chúng vào chỗ", — anh sáng tác trong đầu. Nhiều cô gái có thể viết như thế: Ác-xen-nốp-va, Xmia-rnốp-va, I-va-nốp-na, A-lếch-xê-ép-na. "Đây đã là những ngày cuối cùng cây cối diện những bộ đồ lộng lẫy. Những chiếc lá theo nhau rời cành và run run rơi xuống. Lần cuối gió chơi đùa với chúng. Nó lật chúng lên, ngưỡng mộ màu sắc rạng rỡ, rồi tóm lấy và tha lôi đi đâu đó trên mặt đường nhựa. Những chiếc lá xào xạc buồn rầu, vĩnh biệt tên gió xỏ lá". Sa-rin-na, E-ra-phê-ép-va, Kô-xin-xkai-a có thể viết như thế. Thế còn, còn Kráp-tren-kô sẽ viết thế nào? "Trận gió tháng mười tức giận lột bỏ những bộ quần áo lởm. Màu sắc sáng sủa của lá chỉ có thể lừa dối những người cả tin. Những chiếc lá chẳng cần gì cả sất: không mặt trời, không không khí, không mưa. Chúng không nuối tiếc rời khỏi cành cây và vô cảm nằm xuống...