
Vì sao Bác Hồ lại đề ra khẩu hiệu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính? Có phải là vì: Quan Chức có bốn tài: Uống bia, Hát vịn, Chém gió, Đánh gôn. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một tài, thì không thành Quan Chức. Thiếu một đức, thì không thành Người. Xin mạn bàn một chữ Cần. Vậy Cần là gì? Cần, tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Các cụ dạy: "Nước chảy đá mòn. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Gần mực thì đen." Nghĩa là Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Quan chức siêng đánh gôn thì sẽ sắc bén trong công cuộc vác gậy đi lại nghênh ngang, vung vẩy ở chỗ rộng rãi, hít thở khí trời thoáng đãng. Tức là không liên quan đến ách tắc chen chúc hít bụi khói. Điều đó rất dễ hiểu. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng đánh gôn thì nhất định sẽ đánh được bóng vào lỗ, tức là sẽ luyện được thành thục kỹ năng lùa những thứ chạy bon bon vào một chỗ tắc tị. Quan chức siêng đánh gôn thì đánh mau tiến bộ. Cả cơ quan siêng đánh gôn thì đội gôn cơ quan chóng thành. Cả bộ siêng đánh gôn thì chẳng mấy chốc sẽ được nổi danh là một bộ gôn phồn thịnh. Cả nước siêng đánh gôn thì...
(Đọc tiếp)