Doanh nhân "đố" Bộ trưởng Thăng cấm cán bộ đi nhà hàng
25/10/2011 21:02
Doanh nhân Lê Kiên Thành, Phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt Nam thông qua báo chí gửi tới Bộ trưởng Đinh La Thăng những ý kiến, phản biện về quyết định cấm cán bộ Bộ Giao thông Vận tải chơi golf. Ông Thành cho rằng còn nhiều việc đáng cấm hơn cả chơi golf và "đố" Bộ trưởng Thăng cấm nạn cán bộ đi nhà hàng nhậu nhẹt.
Kính thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi là Lê Kiên Thành, một doanh nhân, hiện cũng là Phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt Nam. Những điều tôi nói dưới đây, không phải với tư cách Phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt Nam, vì không nhiều cán bộ Bộ Giao thông Vận tải chơi golf, dù họ không được chơi golf cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới golf cả. Có chăng, nó có đôi chút tác động tới phong trào golf nói chung. Đây chỉ là ý kiến của một người dân bình thường, đang bị chi phối bởi quyết định của các Bộ ngành, mong ông sẵn sàng lắng nghe.
Nên cách chức cán bộ yếu kém thay vì cấm chơi golf?
Trước hết, tôi xin nhấn mạnh, tôi ủng hộ những quyết định nhằm đẩy mạnh chất lượng lãnh đạo, chất lượng điều hành của bộ ngành, chất lượng làm việc của công chức. Chắc hắn, không chỉ riêng tôi, toàn dân đều mong chờ và ủng hộ những quyết định như vậy. Nhưng tôi e là cấm cán bộ lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chơi golf không nằm trong số đó.
Vấn đề của giao thông Việt Nam hiện nay là gì? Là hạ tầng giao thông thấp kém lạc hậu, đầu tư vào giao thông như muối bỏ bể vì không giải quyết được thực chất của vấn đề, rằng một con đường vốn được quy hoạch cho thành phố 30.000 dân, giờ phải tải cả triệu người... Những vấn đề đó, tồn tại ngót nghét vài ba chục năm nay. Đó có phải tại chơi golf?
Hẳn ông Bộ trưởng cũng biết, golf mới du nhập vào Việt Nam chừng 10 - 15 năm nay. Vậy trước golf, điều gì đã ảnh hưởng tới chất lượng lãnh đạo của cán bộ Bộ Giao thông Vận tải?
Ông Bộ trưởng nói, trong lúc bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp gặp khó khăn thế này thì phải tập trung trí tuệ, thời gian nhiều hơn cho công việc. Tôi cho rằng, với bản lĩnh và trách nhiệm của những người đang giữ những cương vị quan trọng, rất ít (nếu như không nói là không có) cán bộ lãnh đạo của Bộ Giao thông Vận tải dám đi chơi golf trong giờ làm việc (ông có thể cách chức nếu họ làm điều đó).
Và nếu có một Thủ trưởng dám cách chức cấp dưới vì hiệu quả công việc kém, tôi cũng tin rằng, không ai vì mê golf mà quên đi những công việc mình phải hoàn thành. Có lẽ, chất lượng làm việc của cán bộ phụ thuộc vào sự giám sát, đánh giá của cấp trên nhiều hơn là việc họ có chơi golf hay không.
Chưa kể, với lệnh cấm chơi golf ông vừa thông qua, sẽ có những người chuyên đi "giám sát" xem trong Bộ mình có ai chơi golf không? Một ngày 24 giờ, một tuần 7 ngày và một năm 365 ngày, thời gian đó, tập trung cho công việc khác hẳn phải hiệu quả hơn.
Chơi golf không có tội
Có tờ báo ước tính, mỗi năm chơi golf mất chừng 500 triệu đồng. Ông Bộ trưởng cũng từng nói, chi phí, dụng cụ chơi golf đắt tiền có thể làm phát sinh hình thức hối lộ. Nếu như vậy, có thể sẽ phải cấm cán bộ ở nhà mặt đường, mặc đồ hàng hiệu, đi vào những trung tâm mua sắm đắt tiền...
Ngoài ra, nhậu nhẹt tốn tiền hơn đánh golf rất nhiều, sao lại không cấm? Có một số tiệc nhậu một chai rượu có giá 10 triệu, 20 triệu, có khi còn hơn nữa. Một buổi đó, người ta uống 4 -5 chai là bình thường. Riêng tiền rượu đã mất dăm bảy chục triệu, còn tiền đồ ăn, phục vụ... chi phí có khi tới cả hơn trăm triệu một cuộc nhậu. Ông có dám chắc trong số những bữa rượu đó rất ít khi có sự tham gia của cán bộ Bộ GTVT, cỡ cấp vụ trở lên không?
Về mặt thời gian, một cuộc nhậu kéo dài ít nhất là 3 tiếng đồng hồ, tính trung bình là 9 tiếng/tuần. So với chơi golf, nhậu nhẹt tiêu tốn thời gian hơn. Nó còn hủy hoại sức khỏe, sự sáng suốt, là môi trường cho các tệ nạn, tham nhũng, chạy chọt... Bộ trưởng Đinh La Thăng có muốn thử sau giờ nghỉ, đi kiểm tra các nhà hàng xịn nhất, xem có bao nhiêu cán bộ chức vụ cao ở đó?
Dư luận ghét golf vì lâu nay vẫn nghe nhiều tới chuyện sân golf lấy đất nông nghiệp. Ai mới là người cấp phép cho những dự án sân golf đó. Tôi tin rằng, rất ít trong số đó là những người chơi golf. Mà dù có, họ cũng không làm thế để có chỗ chơi golf.
Dư luận cũng không mấy cảm tình với người chơi golf vì cho rằng người chơi golf hẳn phải là những người nhiều tiền. Trong hoàn cảnh chưa minh bạch thu nhập như hiện nay, họ có lý do để nghi ngờ, tiền chơi golf là tiền không chính đáng.
Nhưng Bộ trưởng thì khác? Ông có thể yêu cầu cấp dưới của ông công khai tài sản. Ông có những hệ thống cảnh báo, phát hiện trong trường hợp cấp dưới của ông làm giàu nhờ hối lộ, tham nhũng. Ông có trách nhiệm và quyền lực để làm những điều đó mà nếu làm tốt, cần gì phải cấm chơi golf.
Tiền đề cho sự tùy tiện?
Đã có những vị lãnh đạo không dám quyết đoán, việc gì cũng chờ tập thể. Tôi nghĩ, chúng ta đang cần lãnh đạo dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm về mỗi hành động của mình. Về điểm này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đang tạo dấu ấn tốt.
Nhưng nếu sự dám nghĩ, dám làm đó không đồng hành với quyết sách đúng đắn thì nó lại là một biểu hiện của độc tài. Tại sao rất nhiều nơi xảy ra thất thoát sai lầm? Ở đó cũng có Đảng ủy, công đoàn, sao không ai nhận ra cái sai mà sửa. Tôi xin nhắc lại vụ Vinashin. Tại sao những người đứng đầu có thể làm sai trái lâu như thế. Phải chăng, vì họ có những thời điểm rất độc đoán. Thực ra, tôi hi vọng là như thế. Vì nếu tất cả cùng sai, bức tranh còn bi quan hơn rất nhiều.
Cấm cán bộ chủ chốt không được chơi golf là một quyết định, đứng về phương diện pháp luật có vấn đề. Ông Đinh La Thăng cho rằng, đây là quy định riêng của ngành giao thông, giống như các ngành y tế, giáo dục... Khi làm lãnh đạo, ngoài quy định của pháp luật thì phải chấp nhận quy định của cơ quan, đơn vị. Nhưng dù có như vậy, không thể bắt cấp dưới sống khác pháp luật.
Đó là tiền đề cho sự tùy tiện
Lãnh đạo trước hết phải thượng tôn pháp luật. Yêu cầu cấp dưới làm điều mình cho là đúng nghĩa là không thượng tôn pháp luật. Theo cách của Bộ trưởng Thăng, tôi lo lắng, dần dần, người ta sẽ cho ý muốn của lãnh đạo cao hơn pháp luật.
Tôi băn khoăn, liệu có lúc nào Bộ trưởng Đinh La Thăng nhầm vai giữa một ông Bộ trưởng và một người đứng đầu doanh nghiệp. Bộ trưởng phải nghĩ về tổng thể, phải có triết lý lãnh đạo Bộ, và coi đó là xương sống cho một điều cụ thể khác, chứ không phải đi vào những giải pháp quá cụ thể.
Hơn hai tháng làm việc có thể chưa giúp người ta quen với một cách lãnh đạo mới, vì vậy, tôi chờ mong ở Bộ trưởng Đinh La Thăng những quyết định mới đúng đắn và hợp lý. Cũng chúc ông giữ được sự nhiệt huyết và đam mê với công việc dài lâu. Việc có những cán bộ lãnh đạo ngành nhiệt huyết và sáng suốt là cái phúc cho những người dân như chúng tôi!
(Nguồn: http://vtc.vn/1-306916/kinh-te/doanh-nhan-do-bo-truong-thang-cam-can-bo-di-nha-hang.htm)
25/10/2011 21:02
Doanh nhân Lê Kiên Thành, Phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt Nam thông qua báo chí gửi tới Bộ trưởng Đinh La Thăng những ý kiến, phản biện về quyết định cấm cán bộ Bộ Giao thông Vận tải chơi golf. Ông Thành cho rằng còn nhiều việc đáng cấm hơn cả chơi golf và "đố" Bộ trưởng Thăng cấm nạn cán bộ đi nhà hàng nhậu nhẹt.
Kính thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi là Lê Kiên Thành, một doanh nhân, hiện cũng là Phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt Nam. Những điều tôi nói dưới đây, không phải với tư cách Phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt Nam, vì không nhiều cán bộ Bộ Giao thông Vận tải chơi golf, dù họ không được chơi golf cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới golf cả. Có chăng, nó có đôi chút tác động tới phong trào golf nói chung. Đây chỉ là ý kiến của một người dân bình thường, đang bị chi phối bởi quyết định của các Bộ ngành, mong ông sẵn sàng lắng nghe.
Hố hố...
Đã "không ảnh hưởng gì" lại còn "có đôi chút".
"Vợ em bây giờ tự nhiên bị lác thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến nhan sắc cả, có chăng, nó có đôi chút tác động tới ấn tượng chung về ngoại hình của cô ấy."
Mà bây giờ lên báo liên tục thế này, làm gì có chuyện chỉ tác động "đôi chút", nhiều đấy, ai mà chả biết, phỏng ạ?
Nên cách chức cán bộ yếu kém thay vì cấm chơi golf?
Trước hết, tôi xin nhấn mạnh, tôi ủng hộ những quyết định nhằm đẩy mạnh chất lượng lãnh đạo, chất lượng điều hành của bộ ngành, chất lượng làm việc của công chức. Chắc hắn, không chỉ riêng tôi, toàn dân đều mong chờ và ủng hộ những quyết định như vậy. Nhưng tôi e là cấm cán bộ lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chơi golf không nằm trong số đó.
Vấn đề của giao thông Việt Nam hiện nay là gì? Là hạ tầng giao thông thấp kém lạc hậu, đầu tư vào giao thông như muối bỏ bể vì không giải quyết được thực chất của vấn đề, rằng một con đường vốn được quy hoạch cho thành phố 30.000 dân, giờ phải tải cả triệu người... Những vấn đề đó, tồn tại ngót nghét vài ba chục năm nay. Đó có phải tại chơi golf?
Hẳn ông Bộ trưởng cũng biết, golf mới du nhập vào Việt Nam chừng 10 - 15 năm nay. Vậy trước golf, điều gì đã ảnh hưởng tới chất lượng lãnh đạo của cán bộ Bộ Giao thông Vận tải?
Ông Bộ trưởng nói, trong lúc bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp gặp khó khăn thế này thì phải tập trung trí tuệ, thời gian nhiều hơn cho công việc. Tôi cho rằng, với bản lĩnh và trách nhiệm của những người đang giữ những cương vị quan trọng, rất ít (nếu như không nói là không có) cán bộ lãnh đạo của Bộ Giao thông Vận tải dám đi chơi golf trong giờ làm việc (ông có thể cách chức nếu họ làm điều đó).
Và nếu có một Thủ trưởng dám cách chức cấp dưới vì hiệu quả công việc kém, tôi cũng tin rằng, không ai vì mê golf mà quên đi những công việc mình phải hoàn thành. Có lẽ, chất lượng làm việc của cán bộ phụ thuộc vào sự giám sát, đánh giá của cấp trên nhiều hơn là việc họ có chơi golf hay không.
Chưa kể, với lệnh cấm chơi golf ông vừa thông qua, sẽ có những người chuyên đi "giám sát" xem trong Bộ mình có ai chơi golf không? Một ngày 24 giờ, một tuần 7 ngày và một năm 365 ngày, thời gian đó, tập trung cho công việc khác hẳn phải hiệu quả hơn.
Hố hố, lý luận rất hài!
Một người lấy phải một cô vợ từ gia đình không có nền nếp, rồi cấm vợ không được ngủ với giai.
Có người thắc mắc: "Vợ mày nó không có nền nếp là do suốt từ bé bố mẹ nó không biết dạy nó. Đó có phải tại nó ngủ với giai không? Mày không nên cấm nó ngủ với giai!"
Chơi golf không có tội
Có tờ báo ước tính, mỗi năm chơi golf mất chừng 500 triệu đồng. Ông Bộ trưởng cũng từng nói, chi phí, dụng cụ chơi golf đắt tiền có thể làm phát sinh hình thức hối lộ. Nếu như vậy, có thể sẽ phải cấm cán bộ ở nhà mặt đường, mặc đồ hàng hiệu, đi vào những trung tâm mua sắm đắt tiền...
Ngoài ra, nhậu nhẹt tốn tiền hơn đánh golf rất nhiều, sao lại không cấm? Có một số tiệc nhậu một chai rượu có giá 10 triệu, 20 triệu, có khi còn hơn nữa. Một buổi đó, người ta uống 4 -5 chai là bình thường. Riêng tiền rượu đã mất dăm bảy chục triệu, còn tiền đồ ăn, phục vụ... chi phí có khi tới cả hơn trăm triệu một cuộc nhậu. Ông có dám chắc trong số những bữa rượu đó rất ít khi có sự tham gia của cán bộ Bộ GTVT, cỡ cấp vụ trở lên không?
Về mặt thời gian, một cuộc nhậu kéo dài ít nhất là 3 tiếng đồng hồ, tính trung bình là 9 tiếng/tuần. So với chơi golf, nhậu nhẹt tiêu tốn thời gian hơn. Nó còn hủy hoại sức khỏe, sự sáng suốt, là môi trường cho các tệ nạn, tham nhũng, chạy chọt... Bộ trưởng Đinh La Thăng có muốn thử sau giờ nghỉ, đi kiểm tra các nhà hàng xịn nhất, xem có bao nhiêu cán bộ chức vụ cao ở đó?
Dư luận ghét golf vì lâu nay vẫn nghe nhiều tới chuyện sân golf lấy đất nông nghiệp. Ai mới là người cấp phép cho những dự án sân golf đó. Tôi tin rằng, rất ít trong số đó là những người chơi golf. Mà dù có, họ cũng không làm thế để có chỗ chơi golf.
Dư luận cũng không mấy cảm tình với người chơi golf vì cho rằng người chơi golf hẳn phải là những người nhiều tiền. Trong hoàn cảnh chưa minh bạch thu nhập như hiện nay, họ có lý do để nghi ngờ, tiền chơi golf là tiền không chính đáng.
Nhưng Bộ trưởng thì khác? Ông có thể yêu cầu cấp dưới của ông công khai tài sản. Ông có những hệ thống cảnh báo, phát hiện trong trường hợp cấp dưới của ông làm giàu nhờ hối lộ, tham nhũng. Ông có trách nhiệm và quyền lực để làm những điều đó mà nếu làm tốt, cần gì phải cấm chơi golf.
Hố hố...
Một người lấy phải một cô vợ từ gia đình không có nền nếp, rồi cấm vợ không được ngủ với giai.
Có người thắc mắc: "Vợ mày ham tụ tập buôn dưa lê, nói xấu mẹ chồng, mua sắm bừa phứa, ăn quà ngoài chợ, sang cả Cam-pu-chia đánh bạc... còn đầy những thói xấu khác, sao những thói kia thì mày không cấm, mà lại cấm nó ngủ với giai?"
Tiền đề cho sự tùy tiện?
Đã có những vị lãnh đạo không dám quyết đoán, việc gì cũng chờ tập thể. Tôi nghĩ, chúng ta đang cần lãnh đạo dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm về mỗi hành động của mình. Về điểm này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đang tạo dấu ấn tốt.
Nhưng nếu sự dám nghĩ, dám làm đó không đồng hành với quyết sách đúng đắn thì nó lại là một biểu hiện của độc tài. Tại sao rất nhiều nơi xảy ra thất thoát sai lầm? Ở đó cũng có Đảng ủy, công đoàn, sao không ai nhận ra cái sai mà sửa. Tôi xin nhắc lại vụ Vinashin. Tại sao những người đứng đầu có thể làm sai trái lâu như thế. Phải chăng, vì họ có những thời điểm rất độc đoán. Thực ra, tôi hi vọng là như thế. Vì nếu tất cả cùng sai, bức tranh còn bi quan hơn rất nhiều.
Cấm cán bộ chủ chốt không được chơi golf là một quyết định, đứng về phương diện pháp luật có vấn đề. Ông Đinh La Thăng cho rằng, đây là quy định riêng của ngành giao thông, giống như các ngành y tế, giáo dục... Khi làm lãnh đạo, ngoài quy định của pháp luật thì phải chấp nhận quy định của cơ quan, đơn vị. Nhưng dù có như vậy, không thể bắt cấp dưới sống khác pháp luật.
Hố hố...
(1) Độc tài hay không độc tài thì nó liên quan đến quyết sách có độc tài hay không độc tài, chứ hoàn toàn không nhất thiết phải liên quan đến quyết sách đúng đắn hay không đúng đắn nói chung. Quyết sách đúng mà độc tài thì là biểu hiện độc tài, còn quyết sách sai mà không độc tài thì cũng chả phải biểu hiện gì của độc tài hết.
(2) Từ bao giờ mà "không đánh golf" lại là sống khác pháp luật thế? Pháp luật Việt Nam bắt cấp dưới phải đánh Golf à?
Đó là tiền đề cho sự tùy tiện
Lãnh đạo trước hết phải thượng tôn pháp luật. Yêu cầu cấp dưới làm điều mình cho là đúng nghĩa là không thượng tôn pháp luật. Theo cách của Bộ trưởng Thăng, tôi lo lắng, dần dần, người ta sẽ cho ý muốn của lãnh đạo cao hơn pháp luật.
Tôi băn khoăn, liệu có lúc nào Bộ trưởng Đinh La Thăng nhầm vai giữa một ông Bộ trưởng và một người đứng đầu doanh nghiệp. Bộ trưởng phải nghĩ về tổng thể, phải có triết lý lãnh đạo Bộ, và coi đó là xương sống cho một điều cụ thể khác, chứ không phải đi vào những giải pháp quá cụ thể.
Hơn hai tháng làm việc có thể chưa giúp người ta quen với một cách lãnh đạo mới, vì vậy, tôi chờ mong ở Bộ trưởng Đinh La Thăng những quyết định mới đúng đắn và hợp lý. Cũng chúc ông giữ được sự nhiệt huyết và đam mê với công việc dài lâu. Việc có những cán bộ lãnh đạo ngành nhiệt huyết và sáng suốt là cái phúc cho những người dân như chúng tôi!
Hố hố...
(1) Một người cho rằng gái có chồng ngủ với giai là sai, nên yêu cầu vợ không ngủ với giai.
Có người thắc mắc: "Mày yêu cầu vợ làm điều mày cho là đúng nghĩa là không thượng tôn pháp luật."
(2) Tôi băn khoăn, liệu có lúc nào doanh nhân Lê Kiên Thành nhầm vai giữa một doanh nhân và một ông còn to hơn cả ông Bộ trưởng không? Hố hố...
(Nguồn: http://vtc.vn/1-306916/kinh-te/doanh-nhan-do-bo-truong-thang-cam-can-bo-di-nha-hang.htm)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...