Các vị, trước em không để ý lắm, nhưng hôm nay đọc tin tức, vì hai mục tin này nằm ngay cạnh nhau và đều là tin trên báo, nên em thấy thắc mắc về cách dùng từ, cụ thể là:
Em gú-gồ về chuyện này thì tìm được cách giải thích (có vẻ) đầy đủ nhất như sau:
Câu hỏi: Từ giờ cứ dùng theo cách giải thích như vậy là được phải không?
(Tức là tin trên báo kia phải dùng "Cựu" hiệu trưởng)
Cựu hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn bị phạt tù
Với hành vi bị khép vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Trần Tín Kiệt (cựu hiệu trưởng Đại học Quy Nhơn) vừa phải nhận án 15 tháng tù... Nguồn: Xã luận
Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn lãnh án 15 tháng tù
TT - Ngày 25-8, TAND tỉnh Bình Định đã phạt bị cáo Trần Tín Kiệt (61 tuổi, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn) 15 tháng tù, Trần Xuân Cảnh (53 tuổi, nguyên trưởng phòng bảo vệ nội trú) 15 tháng tù, Lê Văn Phúc (62 tuổi, nguyên phó phòng bảo vệ nội trú) 12 tháng tù... Nguồn: Tuổi trẻ
Em gú-gồ về chuyện này thì tìm được cách giải thích (có vẻ) đầy đủ nhất như sau:
"Nguyên" là từ để chỉ chức vụ của một người được thay đổi chức vụ trong cùng một nơi hoặc đã chuyển nơi công tác.
Ví dụ: khi nói "Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt" thì nghĩa là ông Kiệt vừa làm thủ tướng, giờ đã được chuyển thành chức danh khác.
"Cựu" là từ để chỉ chức danh cũ của một người, khi họ đã nghỉ làm hoàn toàn hoặc bị lấy mất chức danh ấy.
Ví dụ: nói "Cựu vô địch thế giới" nghĩa là người này trước là nhà vô địch, giờ không là gì nữa.
Nguồn: Yahoo! hỏi đáp
Câu hỏi: Từ giờ cứ dùng theo cách giải thích như vậy là được phải không?
(Tức là tin trên báo kia phải dùng "Cựu" hiệu trưởng)
Đã có 3 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
"Anh xxx, cựu/nguyên (?) sinh viên toán, đang học chuyên ngữ ở..."
Đây là thay đổi chức vụ, chuyển công tác, nghỉ hoàn toàn, hay mất chức danh đây?
:^D
Mọi người thường giải thích "nguyên" và "cựu" theo cách nói trên, nhưng đấy chỉ là giải thích "trường hợp sử dụng", chứ không giải thích được bản chất.
Cụ thể, Đào Phò trước là Người Yêu Của Nhật Linh, rồi Đào Phò bỏ Nhật Linh, đi yêu một nữ sinh viên Bun-ga-ri để nhờ dịch phụ đề phim "Trên từng cây số". Trong trường hợp đó, khi viết cho nhiều người đọc hoặc trao đổi với ai về chuyện yêu đương của Đào Phò, thì chúng ta sẽ dùng nguyên để phân biệt cho rõ hai Người Yêu:
"Đào Phò, nguyên Người Yêu Của Nhật Linh, đang yêu một nữ sinh viên Bun-ga-ri."
Dịch được hết tập 3, thì cô gái Bun-ga-ri phát hiện ra tình cảm thiếu chân thật và đầy bản chất lợi dụng của Đào Phò, họ chia tay, và Đào Phò, vì tuổi tác và tai tiếng, từ đó ế chỏng. Trong trường hợp đó, khi viết cho nhiều người đọc hoặc trao đổi với ai về chuyện yêu đương của Đào Phò, thì chúng ta sẽ dùng cựu, vì một Người Ế và một Người Yêu tự thân đã là một sự phân biệt rất rõ ràng:
"Đào Phò, cựu Người Yêu Của Nhật Linh, đang ế chỏng."
Nếu Đào Phò sau này đi làm thay chị Thanh Tâm, nói về sự nghiệp Thanh Tâm của Đào Phò, ta lại dùng "nguyên Người Yêu"; còn nếu Đào Phò mở cửa hàng bán thuốc ngừa thai, thì ta lại dùng "cựu Người Yêu".
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...