Hôm qua, nhà phát triển hàng đầu về hệ thống bảo mật máy tính, công ty McAfee của Mĩ đã cho biết việc phát hiện ra một loạt các cuộc tấn công lớn nhất so với các cuộc đã từng được ghi nhận từ trước tới nay của hách-cơ, - các cuộc tấn công có tên mã là "Chuột Náu Mình".
Trong số các nạn nhân trong suốt 5 năm vừa qua có 72 cơ cấu, bao gồm các mạng máy tính của Mỹ, Ca-na-đa, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan, của Liên Hiệp Quốc, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, và hàng chục công ty, trong đó có các công ty của quân đội. McAfee tuyên bố rằng đằng sau các cuộc tấn công có một "Thủ phạm Quốc gia".
Các chuyên gia đều tin rằng, McAfee đang nói về Trung Quốc.
Về việc phát hiện ra một loạt các cuộc tấn công mạng, ngày hôm qua Phó Chủ tịch Nghiên cứu Hiểm họa An ninh Đờ-mi-tờ-ri An-pe-rô-vích đã thông báo trên blog của công ty McAfee. Đồng thời, McAfee, một trong những nhà phát triển phần mềm chống vi-rút và các hệ thống bảo mật máy tính hàng đầu thế giới, đã đăng một báo cáo dài 14 trang về việc phát hiện ra chiến dịch, được gọi tên ở trong công ty là "Chuột Náu Mình" (RAT (chuột) cũng là viết tắt của "Công cụ Quản lý Từ xa" - Remote Administration Tool). Theo lời ông An-pe-rô-vích, các dấu vết của chiến dịch tấn công đã được các chuyên gia của McAfee tìm thấy vào tháng Ba năm nay. Những hành động đầu tiên trong khuôn khổ "Chuột Náu Mình" đã được tiến hành vào tháng Bảy năm 2006. Như vậy, chiến dịch này đã diễn ra gần 5 năm.
Các nạn nhân của cuộc tấn công hách-cơ có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại này đã là mạng máy tính của 72 cơ cấu, trong số đó có trang oép của Chi nhánh Giê-nê-va của Liên Hiệp Quốc, các trang oép của các chính phủ Mỹ, Ca-na-đa, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan, của ASEAN, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, Cơ quan Chống sử dụng đô-pinh Toàn cầu, và cả hàng chục công ty, trong đó có 11 chủ thầu của Lầu Năm Góc.
"Chúng tôi thậm chí đã kinh ngạc vì tính đa dạng của các tổ chức bị trở thành nạn nhân và sự xấc xược của những kẻ chủ mưu!" - Ông An-pe-rô-vích cho biết. Theo lời ông, "Chuột Náu Mình" - thuộc loại hiếm, nhưng không phải là một ví dụ đơn lẻ về việc tấn công mạng có tổ chức và việc ăn cắp các dữ liệu bí mật. "Tôi muốn phân chia các công ty trong danh sách của Fortune Global 2000 thành hai loại: những người đã biết có kẻ đột nhập vào mạng của mình, và những người vẫn chưa biết." - Ông nói.
Theo quan điểm của McAfee, đứng sau các cuộc tấn công là một "Thủ phạm Quốc gia", nhưng tên của quốc gia đó, công ty có ý không đề cập đến.
Nhân thể, vào tháng Hai, McAfee đã tuyên bố về việc phát hiện ra một cuộc tấn công tương tự, có tên mã là "Rồng Đêm" - nạn nhân của nó là năm công ty dầu mỏ toàn cầu lớn nhất. Lúc đó, McAfee đã cho biết các vụ tấn công đã được tiến hành từ các máy tính đặt trên lãnh thổ Trung Quốc. Và mặc dù thực tế này vẫn không chứng minh được sự tham gia vào các cuộc tấn công một cách chính thức của Bắc Kinh, hay ngay cả của các hách-cơ Trung Quốc, nhưng phương tiện truyền thông đại chúng thế giới khi đó đã "để bụng" hàng loạt các cuộc tấn công tương tự, mà đằng sau chúng họ đều đoán là có bàn tay của Bắc Kinh.
Giật gân nhất trong số chúng - là cuộc đột nhập năm ngoái vào cơ sở hạ tầng của Google, mà kết quả của nó là những hách-cơ ẩn danh đã cướp được quyền truy cập vào hộp thư của một số nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, và chính người khổng lồ Internet đã phải bác bỏ việc kinh doanh ở Trung Quốc.
Các chuyên gia hoạt động độc lập cũng tin rằng chính Chính phủ Trung Quốc đã đứng đằng sau chiến dịch "Chuột Náu Mình" - việc đó là rõ ràng thậm chí theo danh sách các mục tiêu đã rơi vào các cuộc tấn công của hách-cơ. Theo lời một chuyên gia về an ninh mạng ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Gim Lê-uýt, một bằng chứng tương đối rõ chỉ ra sự can dự của Trung Quốc là các cuộc tấn công vào các máy chủ của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, Cơ quan Chống sử dụng đô-pinh Toàn cầu, và một loạt các Ủy ban Ô-lim-pích Quốc gia ở châu Âu và châu Á, ngay trước Ô-lim-pích mùa hè 2008 ở Bắc Kinh.
Các nhà chức trách Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì đối với các cáo buộc chống lại mình.
Dù thế nào, không ai còn nghi ngờ việc Trung Quốc là một trong những nước đang sở hữu những nguồn tài nguyên hùng hậu nhất để tiến hành các cuộc chiến tranh điều khiển học. Trong bản báo cáo "Các khả năng của Trung Quốc để tiến hành chiến tranh điều khiển học và sử dụng các mạng máy tính", được hãng Nót-thờ-rốp Gờ-rum-man chuẩn bị vào tháng 10 năm 2009 cho Quốc hội Mĩ, đã có nhận định, là trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa có tồn tại cả một học thuyết về việc áp dụng những cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng mạng của đối phương. Trong Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Hoa hiện đã có các đơn vị, mà sẽ có nhiệm vụ tiến hành những hành động này trong trường hợp có xung đột. Thành phần về số lượng của các đơn vị này là bí mật, nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia, có thể phải đến không dưới 30 nghìn người. Nhiệm vụ phối hợp hành động trên không gian mạng được giao cho Cục 4 của Bộ Tổng Tham Mưu, là nơi chịu trách nhiệm về chiến tranh điện tử viễn thông. Có khả năng, các chuyên gia của bộ phận này đang thao luyện cả các hoạt động gián điệp trên môi trường điều khiển.
Trong số các nạn nhân trong suốt 5 năm vừa qua có 72 cơ cấu, bao gồm các mạng máy tính của Mỹ, Ca-na-đa, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan, của Liên Hiệp Quốc, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, và hàng chục công ty, trong đó có các công ty của quân đội. McAfee tuyên bố rằng đằng sau các cuộc tấn công có một "Thủ phạm Quốc gia".
Các chuyên gia đều tin rằng, McAfee đang nói về Trung Quốc.
Về việc phát hiện ra một loạt các cuộc tấn công mạng, ngày hôm qua Phó Chủ tịch Nghiên cứu Hiểm họa An ninh Đờ-mi-tờ-ri An-pe-rô-vích đã thông báo trên blog của công ty McAfee. Đồng thời, McAfee, một trong những nhà phát triển phần mềm chống vi-rút và các hệ thống bảo mật máy tính hàng đầu thế giới, đã đăng một báo cáo dài 14 trang về việc phát hiện ra chiến dịch, được gọi tên ở trong công ty là "Chuột Náu Mình" (RAT (chuột) cũng là viết tắt của "Công cụ Quản lý Từ xa" - Remote Administration Tool). Theo lời ông An-pe-rô-vích, các dấu vết của chiến dịch tấn công đã được các chuyên gia của McAfee tìm thấy vào tháng Ba năm nay. Những hành động đầu tiên trong khuôn khổ "Chuột Náu Mình" đã được tiến hành vào tháng Bảy năm 2006. Như vậy, chiến dịch này đã diễn ra gần 5 năm.
Các nạn nhân của cuộc tấn công hách-cơ có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại này đã là mạng máy tính của 72 cơ cấu, trong số đó có trang oép của Chi nhánh Giê-nê-va của Liên Hiệp Quốc, các trang oép của các chính phủ Mỹ, Ca-na-đa, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan, của ASEAN, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, Cơ quan Chống sử dụng đô-pinh Toàn cầu, và cả hàng chục công ty, trong đó có 11 chủ thầu của Lầu Năm Góc.
"Chúng tôi thậm chí đã kinh ngạc vì tính đa dạng của các tổ chức bị trở thành nạn nhân và sự xấc xược của những kẻ chủ mưu!" - Ông An-pe-rô-vích cho biết. Theo lời ông, "Chuột Náu Mình" - thuộc loại hiếm, nhưng không phải là một ví dụ đơn lẻ về việc tấn công mạng có tổ chức và việc ăn cắp các dữ liệu bí mật. "Tôi muốn phân chia các công ty trong danh sách của Fortune Global 2000 thành hai loại: những người đã biết có kẻ đột nhập vào mạng của mình, và những người vẫn chưa biết." - Ông nói.
Theo quan điểm của McAfee, đứng sau các cuộc tấn công là một "Thủ phạm Quốc gia", nhưng tên của quốc gia đó, công ty có ý không đề cập đến.
Nhân thể, vào tháng Hai, McAfee đã tuyên bố về việc phát hiện ra một cuộc tấn công tương tự, có tên mã là "Rồng Đêm" - nạn nhân của nó là năm công ty dầu mỏ toàn cầu lớn nhất. Lúc đó, McAfee đã cho biết các vụ tấn công đã được tiến hành từ các máy tính đặt trên lãnh thổ Trung Quốc. Và mặc dù thực tế này vẫn không chứng minh được sự tham gia vào các cuộc tấn công một cách chính thức của Bắc Kinh, hay ngay cả của các hách-cơ Trung Quốc, nhưng phương tiện truyền thông đại chúng thế giới khi đó đã "để bụng" hàng loạt các cuộc tấn công tương tự, mà đằng sau chúng họ đều đoán là có bàn tay của Bắc Kinh.
Giật gân nhất trong số chúng - là cuộc đột nhập năm ngoái vào cơ sở hạ tầng của Google, mà kết quả của nó là những hách-cơ ẩn danh đã cướp được quyền truy cập vào hộp thư của một số nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, và chính người khổng lồ Internet đã phải bác bỏ việc kinh doanh ở Trung Quốc.
Các chuyên gia hoạt động độc lập cũng tin rằng chính Chính phủ Trung Quốc đã đứng đằng sau chiến dịch "Chuột Náu Mình" - việc đó là rõ ràng thậm chí theo danh sách các mục tiêu đã rơi vào các cuộc tấn công của hách-cơ. Theo lời một chuyên gia về an ninh mạng ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Gim Lê-uýt, một bằng chứng tương đối rõ chỉ ra sự can dự của Trung Quốc là các cuộc tấn công vào các máy chủ của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, Cơ quan Chống sử dụng đô-pinh Toàn cầu, và một loạt các Ủy ban Ô-lim-pích Quốc gia ở châu Âu và châu Á, ngay trước Ô-lim-pích mùa hè 2008 ở Bắc Kinh.
Các nhà chức trách Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì đối với các cáo buộc chống lại mình.
Dù thế nào, không ai còn nghi ngờ việc Trung Quốc là một trong những nước đang sở hữu những nguồn tài nguyên hùng hậu nhất để tiến hành các cuộc chiến tranh điều khiển học. Trong bản báo cáo "Các khả năng của Trung Quốc để tiến hành chiến tranh điều khiển học và sử dụng các mạng máy tính", được hãng Nót-thờ-rốp Gờ-rum-man chuẩn bị vào tháng 10 năm 2009 cho Quốc hội Mĩ, đã có nhận định, là trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa có tồn tại cả một học thuyết về việc áp dụng những cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng mạng của đối phương. Trong Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Hoa hiện đã có các đơn vị, mà sẽ có nhiệm vụ tiến hành những hành động này trong trường hợp có xung đột. Thành phần về số lượng của các đơn vị này là bí mật, nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia, có thể phải đến không dưới 30 nghìn người. Nhiệm vụ phối hợp hành động trên không gian mạng được giao cho Cục 4 của Bộ Tổng Tham Mưu, là nơi chịu trách nhiệm về chiến tranh điện tử viễn thông. Có khả năng, các chuyên gia của bộ phận này đang thao luyện cả các hoạt động gián điệp trên môi trường điều khiển.
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...