Kính gửi vị Quản lý ngành Jáo zục của loài người ở Việt Nam.
Tên tôi là Quách Tuấn Ngọc Hành, hiện là Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin — một cục thuộc ngành Jáo zục của các loài Động Vật chúng tôi.
Tôi viết công thư này để đề đạt một vấn đề vô cùng quan trọng, ngõ hầu giải quyết một khiếm khuyết rõ rành rành đã lâu của Bảng chữ cái Việt Nam, vốn là vẫn được sử dụng theo cuốn "Từ điển An Nam — La-tinh" đã được xuất bản từ năm 1838 ở Xcốt-len, do một ông mục sư tên là Gioan Lu-uýt Te-bẹt đã sống từ thế kỷ trước-trước nữa biên soạn, và suốt từ bấy tới giờ, bảng này vẫn chưa hề từng được bổ sung nâng cấp một lần nào.
Tôi cũng gửi kèm theo công thư này bản thông tư đã được soạn thảo sẵn để ký... à để xin ý kiến các nhà Ngôn ngữ học của loài người, để tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành chính thức, để đưa vào sử dụng chính thức, (và áp chế sử dụng — nếu cần), cho loài người ở Việt Nam.
Nội dung cụ thể tóm tắt mà tôi đề đạt thì thế này:
(1) Theo ý kiến của riêng tôi, và đã được sự thảo luận đồng thuận nhất trí cao của các Nghiên cứu viên loài Chó:
Chúng tôi sẵn sàng đặt một chân trước lên Ngọc Hành trái mà thề: Once upon a time, now, and forever, trước giờ và mãi mãi, khắp trên quy hoạch Hà Nội mới này, khắp trên An nam Đại quốc Họa đồ này, và khắp trên thế gian do Chúa bày đặt ra này, chưa từng, chưa hề, chưa bi giờ, và mãi mãi cũng sẽ không khi nào, không thể mà, có một con chó nào mà lại sủa "Gâu gâu" hết cả!
Âm thanh trung thực mà chúng tôi sủa, tôi thề, phải là "Wâu wâu".
Dùng chữ "G" để thay thế cho chữ "W" như vậy là đã phức tạp hóa và làm méo mó sự thực, là không quá ngọn cỏ, là khiến cho Tiếng Việt khó hòa nhập với Tiếng Chó nói riêng, và khó hòa nhập quốc tế.
(2) Theo ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ Khoa Học, Viện trưởng Viện nghiên cứu cao cấp về Tin, ứng cử viên giải Fields sắp tới, và đã được sự thảo luận đồng thuận nhất trí cao của các Nghiên cứu viên loài Bò:
Họ — các Nghiên cứu viên Bò — sẵn sàng đặt một chân trước lên cà trái mà thề: Once upon a time, now, and forever, trước giờ và mãi mãi, khắp trên quy hoạch Hà Nội mới này, khắp trên An nam Đại quốc Họa đồ này, và khắp trên thế gian do Chúa bày đặt ra này, chưa từng, chưa hề, chưa bi giờ, và mãi mãi cũng sẽ không khi nào, không thể mà, có một con bò nào mà lại kêu "Ò ò" hết cả!
Âm thanh trung thực mà loài bò kêu, họ thề, phải là "Fò fò".
Vì không dùng được loại chữ kép đã bị phức tạp hóa là chữ "Ph" — chắc vì phát âm nặng quá, thiếu chính xác — để ghi âm tiếng, mà đành phải chấp nhận cắt bớt đi, làm như vậy là không quá ngọn cỏ, là thực tế khiến cho loài bò nghe thấy đã phải đỏ sừng vì nhục không biết bao nhiêu lần, là khiến cho Tiếng Việt khó hòa nhập với Tiếng Bò nói riêng, và khó hòa nhập quốc tế.
(3) Theo ý kiến của Nữ Viện sĩ Hàn lâm, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, và đã được sự thảo luận đồng thuận nhất trí cao của các Nghiên cứu viên loài Lợn:
Họ — các Nghiên cứu viên Lợn — sẵn sàng đặt một chân trước lên cùi trái (vì đại diện là nữ) mà thề: Once upon a time, now, and forever, trước giờ và mãi mãi, khắp trên quy hoạch Hà Nội mới này, khắp trên An nam Đại quốc Họa đồ này, và khắp trên thế gian do Chúa bày đặt ra này, chưa từng, chưa hề, chưa bi giờ, và mãi mãi cũng sẽ không khi nào, không thể mà, có một con lợn nào mà lại kêu "Ụt ịt" hết cả!
Âm thanh trung thực mà loài lợn kêu, họ thề, phải là "Zụt zịt" trong ngữ cảnh thông thường, và "Jụt jịt" vào những lúc mà nứng.
Do thiếu chữ cái phù hợp mà phải ghi âm tiếng Việt theo cách gần đúng như trên là rất là sai, là đáng cười, là không quá ngọn cỏ, là khiến cho Tiếng Việt khó hòa nhập với Tiếng Lợn nói riêng, và khó hòa nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong cộng đồng người sử dụng máy tính thì các ký tự F, J, W, Z đã trở nên quen thuộc. Vì vậy việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt-Chó-Bò-Lợn trên môi trường máy tính và sách giáo khoa.
Nếu thông tư hướng dẫn về tiếng Việt-Chó-Bò-Lợn trên môi trường sách giáo khoa và máy tính được ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 ký tự.
Xin gửi tới quý Quản lý lời chào trân trọng
Wâu wâu!
Quách Tuấn Ngọc Hành
PS: Vì tôi là Đề xuất viên trưởng, nên nếu như mà thông tư được ban hành (mà chắc là ban hành thôi), nếu như không có gì trở ngại (mà có gì đâu?), xin hãy đặt tên cho Bảng chữ cái Tiếng Việt đời mới (Việt-Chó-Bò-Lợn) hoành tráng là:
Thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt
TT - Đó là đề xuất đã được đưa vào dự thảo thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính của Bộ GD-ĐT.
Tối 8-8, ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), người trực tiếp soạn thảo thông tư trên - cho biết dự thảo sẽ công bố trong tháng 8-2011 để xin ý kiến các nhà ngôn ngữ học, tiếp tục hoàn chỉnh và dự kiến ban hành chính thức vào tháng 10-2011.
Giải thích về việc bổ sung các ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt, ông Ngọc cho rằng chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong cộng đồng người sử dụng máy tính thì các ký tự trên đã trở nên quen thuộc, chủ yếu phục vụ việc gõ các ký tự riêng của tiếng Việt là ă, â, ê, ơ, ư. Vì vậy, việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và sách giáo khoa.
Dự thảo thông tư trên còn một nội dung khác là làm rõ xung quanh chữ “y” và “i” trong những trường hợp phát âm giống.
Nếu thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính được ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 ký tự.
(Nguồn: Thêm ký tự F, J, W, Z...)
Đã có 6 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Em mấy hôm rồi cũng đang ngâm cứu cái chuyện này, và thấy hơi là lạ, vì đại khái vẫn có những ý kiến, "chuyên ngành" hẳn hoi, kiểu như thế này:
Trao đổi với TT&VH về vấn đề này, TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình (hiện đang công tác tại Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho biết:
- Tôi tán thành ý tưởng trên. Lý do: các chữ cái f, j, z, w vốn rất phổ biến trong nhiều ngôn ngữ thế giới. Về phương diện âm vị học, chữ quốc ngữ của ta có thể thay thế các chữ cái này bằng những từ khác hoặc bằng nguyên tắc ghép phụ âm (chẳng hạn “f” có thể thay thế bằng “ph”). Tuy nhiên, cách dùng này khiến chúng ta ở tình trạng “một mình một kiểu”. Tạm lấy ví dụ về tên riêng, theo nguyên tắc thì chúng ta không thể viết Gorbachev mà phải là Góc-ba-chốp, thì mới đúng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, qua báo chí, phim ảnh hoặc tài liệu khoa học, người xem sẽ phải tiếp xúc rất nhiều với những từ có nguồn gốc nước ngoài. Việc dùng thêm 4 ký tự này kèm cách phát âm chuẩn sẽ mang lại nhiều tiện lợi cho người đọc: đọc chuẩn hơn, tránh rơi vào tình trạng “tam sao thất bản” về phiên âm, không bị “sốc” khi tiếp xúc với những từ có nguồn gốc quốc tế. (nguồn...)
Mà ở đây có gì đáng để phát minh, sáng tạo, với cải tổ đâu nhỉ?
Bảng chữ cái Tiếng Việt là bảng chữ cái dùng để viết Tiếng Việt.
Đơn giản thế thôi.
Từ nước ngoài thì hoặc là để nguyên (tức là viết bằng chữ cái nước ngoài, không có nghĩa là phải cho chữ cái nước ngoài vào bảng chữ cái Việt Nam), hoặc là phiên âm Tiếng Việt.
Nguyễn Du, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, (nhất là Vũ Trọng Phụng), có thấy bức xúc gì đâu; không hiểu các nhà ngôn ngữ học Việt Nam bây giờ hàng ngày nghiên cứu những vấn đề gì nữa?
Chả nhẽ lại là "Làm thế nào để bảng chữ cái Việt Nam viết được tiếng nước ngoài à?
Tiếng Việt, theo họ, cần phải "hòa nhập quốc tế" như thế nào? Nói lơ lớ đi, bỏ hết dấu đi, đệm nhiều tiếng Nga, Pháp, Anh vào, hay đặt câu định nói trong đầu bằng tiếng Nga, Pháp, Anh trước, rồi dịch ra tiếng Việt để giao tiếp, cho nó có phong cách "quốc tế"?..
Theo cách nghĩ như anh tiến sĩ gì phát biểu ở trên kia, có khi Việt Nam nên giải quyết tổng thể một lần và mãi mãi đi; cứ định nghĩa luôn: Bảng chữ cái Tiếng Việt chính là Bảng ký tự Unicode!
Thế là Tiếng Việt "hòa nhập quốc tế toàn phần", muốn viết gì trên đời thì cứ việc viết thoải mái, hết vấn đề!
Yến Lan, làm thế thì các anh Ngọc Hành đớp một cục xong rồi vêu mồm à?
Phải lần này các anh són ra 4 chữ tiếng Anh, lần khác anh đề nghị thêm ký tự euro "€"; lần khác nữa anh bảo chữ "vú" viết toẹt ra trông nó tục, nên thêm chữ "ύ" vào bảng chữ cái, chuyên để viết chữ "vú"; rồi lần khác nữa-nữa anh lại bảo "ύ" đã vậy, "bướm" thì còn bậy hơn, không thể không thêm thêm chữ "ώ" vào bảng chữ cái để viết chữ "bướm"... Cứ phải sáng tạo són dần dần như thế thì mỗi lần mới xin được tiền ngân sách chủ yếu do nông dân trồng lúa nộp, để chia nhau nghiên cứu chứ?!
Ps: Nghiêm túc thì mấy đ/c làm trong ngành giáo dục với cả ngôn ngữ học viet-nam này, nghe họ nói thì, hóa ra họ chả hiểu quái gì về nguyên tắc lập một bảng chữ cái cho một ngôn ngữ cả. Hình như các vị ấy nghĩ đơn giản là ngày xưa người ta cứ làm bừa đi, rồi dùng lâu thành quen thôi, cho nên bây giờ ai muốn sửa thế nào thì cứ việc sửa vô tư.
Kể cũng rất lạ, nhỉ!
Không biết có vị nào trong số các vị này hiểu tại sao người Tàu ngày xưa mặc dù rất muốn nhưng không thể đổi chữ tượng hình sang thành chữ cái kiểu La-tinh được không?
Thay đổi bảng chữ cái của cả một ngôn ngữ, ngôn ngữ của cả một dân tộc, mà một anh tin học quèn, hiểu biết lơ mơ phiến diện bập bõm ấu trí về ngôn ngữ, tự ngồi soạn bậy một cái dự thảo, đem ra trưng cầu dân ý trong hơn một tháng, rồi đem ban hành chính thức. Hãi thật! Cái này mà Hô-li-út nó làm thành phim thì phải xếp vào hạng siêu kinh dị!
Sao dốt nát đến như thế mà đi làm nghề giáo dục được?!
Hay lại, nói như Bộ trưởng Jáo Zục viet-nam: "Đổi bảng chữ cái, cũng như học dốt môn Lịch Sử, là vấn đề thời đại!"?
@Bác Đào: Thanks a lot! Bài này của bác làm em nhớ đến một thời Internet hay ngày xưa. Có lẽ em sẽ bỏ thời gian hệ thống lại một ít Internet hay thuở ấy. Dân Nét ta phải biết sử Nét ta, có phỏng?
Dư luận rất quan tâm đến việc ban soạn thảo dự định đưa nhóm ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt. Họ cho rằng việc này không cần thiết và sẽ làm xáo trộn việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, xáo trộn cách viết, phát âm tiếng Việt. Xin ông giải thích kỹ hơn về việc này?
- Về điều này, tôi cần khẳng định ngay là sẽ không có chuyện xáo trộn việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, việc phát âm và chữ viết. Việc bổ sung nhóm ký tự trên là để quy định bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ sử dụng trong công nghệ thông tin và hệ thống giáo dục. Vì trên thực tế, ở một số môn học trong nhà trường, nhóm ký tự trên cũng được sử dụng, nhất là môn toán. Trong nhiều văn bản, sách báo đều có sử dụng các ký tự trên. Ví dụ chữ viết tắt của từ “trung ương” (TW). Như vậy, không thể để nhóm ký tự đó nằm ngoài bảng chữ cái tiếng Việt và học sinh không biết gì về chúng.
Địt mẹ nó, trực tiếp soạn cả cái dự thảo đòi thay đổi cả bảng chữ cái của một dân tộc, mà đến cái từ "Trung Ương" tại sao lại viết tắt là "TW" nó cũng đéo hiểu.
Còn môn toán, nó định đưa cả Bảng chữ cái Hy Lạp vào Bảng chữ cái Việt Nam chắc?
Thằng này nói ngu tới mức có thể hiểu là nó không thể ngu đến thế, - cái đấy vượt ra ngoài mọi giới hạn ngu xuẩn của con người; chú Đim-ma anh tưởng là kiều nữ trong Tháp Ngà, thế mà cũng "thực tế" đấy; anh xuya là trong túi mấy thằng Ngọc Hành này đang sắp sẵn mấy cái chương trình con-vớt, đang phấp phổng nằm chờ thông tư ban hành.
@Yến Lan:
Không nghe phò kể chuyện,
Không nghe nghiện trình bày,
Không lăng nhục và đọa đày Giai Chuyên Ngữ.
CẤM SỬ DỤNG CÁC CHỮ CÁI "F, J, W, Z" ĐỂ VIẾT TIẾNG VIỆT NAM
Bộ GDĐT chỉ giải thích "đấy chỉ là ý kiến cá nhân một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ Thông tin".
Cán bộ nghiên cứu của cục, nhất là đ/c cục trưởng, mà ý kiến kém cỏi quá thế, đúng ra nên đuổi việc đi.
@Bác Đào Phò: Học toán rất giỏi, rồi lại quan tâm nghiên cứu ngôn ngữ, thì không phải "chuyên ngữ".
Cái mà em đang bênh chằm chặp í nếu mà tính là "chuyên ngữ" thì anh đây cũng muốn được làm "chuyên ngữ" lắm lắm... anyway, I love how you say it!
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...