27
Jan

Lập Trình Viên II (43)

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐIM-MA — Èo, tao thì sẽ chả bao giờ đánh được thế! Giọng thằng Mê-chi-a vừa có vẻ trầm trồ, lại vừa chán nản, — nó đang đỏ lừ khắp toàn thân. Chi tiết, thì cả người nó hiện chỉ có hai màu đen và đỏ: Tóc, lông mày, lông mi, hốc mắt, nửa sống mũi, ria, chỗ hở giữa hai môi, khoảng cổ dưới cằm, khóe cổ áo, thì đen sì; còn những chỗ khác thì đỏ lừ, một sắc đỏ hết sức lợt lạt và u ám, gọi là ma quái cũng được. Vả mọi thứ quanh nó lúc này đều thế cả, kể cả tôi, cả thằng Phê-đi-a, với thằng Giê-nhi-a, lẫn cái khay nước to tướng đang hơi sóng sánh ngay bên cạnh chỗ tôi ngồi, — đây là đang ở trong phòng rửa ảnh của trường tôi. — Chơi được tất! — Lấy một ngữ điệu khẳng định, tôi bảo nó. Tôi vừa chơi một đoạn — từ chỗ "Anh muốn em, anh muốn em, anh muốn em..." — trong bài "Michelle" của ban nhạc "Beatles", bằng cái đàn ghi-ta "mậu dịch" của thằng Mê-chi-a, — tôi chơi theo kiểu "bán cổ điển" học theo táp nhạc cho ghi-ta mà Phi Long đã chép lại. Theo cách thằng Mê-chi-a ngoảnh nhìn hai thằng kia, thì đầy vẻ thiếu tin tưởng, nên tôi thêm: — Tao chỉ học mò theo táp cũng đánh được, giờ mày vừa có táp, vừa có tao... — Táp là gì? — Nó hỏi. — Táp là kiểu na ná như khuông nhạc, — tôi nhìn sang thằng Phê-đi-a, nó không có vẻ băn khoăn, — nhưng theo cách đơn giản là...

17
Jan

Lập Trình Viên II (42)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Di như thế, chủ yếu không phải để tắt thuốc, — anh Ngạn tiễn tôi lên tận đây, hẳn nhiên không chỉ để hút thuốc và búng đầu lọc vào tường. Hơi cuối đã phải là một hơi dài, nên anh Ngạn phì hết khói trong phổi ra thì được một vầng mù mịt; cắn môi, khịt mũi nhẹ một cái, cuối cùng anh — cũng — mới cất lời: — Tất cả những chuyện này... — Anh thở nằng nặng. — Nếu có thể... giá chú Cao không biết, là tốt nhất. — Anh yên tâm, em không... Hơi lạ, là tôi quả thật hoàn toàn chẳng thấy thắc mắc chút nào chuyện sao lại phải "thiếu rõ ràng" như thế, mà chỉ muốn nói gì đó ngay, và thật dễ nghe, để anh Ngạn không bị cảm thấy khó xử; nhưng anh Ngạn đã ngắt lời tôi: — Chú Cao đã cẩn thận dặn anh, là không được để em... phải biết tới những chuyện này. Đây là tự anh. — Anh Ngạn nhìn tôi, rồi lại nhìn xuống khoảng tối bên dưới ở phía ngoài sân thượng. — Tại anh lo lắm. — ... — Trận bài tuần tới, tiếng là hơn thua có vẻ như nặng về danh dự, nhưng muốn nói thế nào, thì không có tiền, thật nhiều tiền, làm sao chơi được canh bạc như vậy. Đánh kiểu đó, thì tiền tố coi là vô hạn định, và không chỉ để thanh toán, mà trực tiếp là một thứ quân bài luôn. Đó là chưa nói, loại người như họ, có nhiều thứ là quan trọng với người khác, nhưng họ thì sẵn sàng bất chấp; sát phạt tới lúc đỉnh điểm...

11
Jan

Lập Trình Viên II (41)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chú Phiên gật đầu, nâng chén rượu nhấp một ngụm nhỏ, mím môi thở sâu một hơi, rồi cố định ánh mắt vào tôi, chú hỏi: — Vậy người khác có thể dạy được không? Tôi thở dài, — mô-đun "dạy — học" vốn trước giờ chỉ là chương trình sử dụng "nội bộ" của mấy đứa chúng tôi, nên hoàn toàn không có mật mã truy cập gì hết; chưa kể cả hệ thống đều là chúng tôi vừa dùng vừa tự phát triển tiếp, nên dù phần này Kốt-xchi-a làm là chính, nhưng đứa nào cũng cũng có thể mở xuộc-cốt ra mày mò nếu tự thấy cần, rồi nói lại với những đứa khác. — Người khác có thể sử dụng chương trình dạy, — tôi bảo chú Phiên, — nhưng còn có dạy được không... Chuyện này thực ra rất phức tạp. Nếu không được hướng dẫn... cháu cũng không hình dung là có ai đó lại có thể tự mày mò mà làm được. Chỉ có điều, — tôi thở dài thêm lần nữa, — trên ổ cứng cũng có tài liệu hướng dẫn, không chi tiết lắm, nhưng tương đối đủ về chức năng. A... mà tài liệu không phải bằng tiếng Việt, là tiếng Nga. Tôi không nói với chú Phiên chuyện có thể sửa trực tiếp xuộc-cốt, — hệ thống này, nói gì thì cũng chi chít những thuật toán đĩnh đạc, có những thứ quả thật không phải ai cũng làm cho chạy ở trên máy tính được, nó không phải chương trình "Chào Thế Giới!", ngay bọn tôi tự đọc lại mã chương trình do chính mình viết, nhiều khi...

09
Jan

Không nên đuổi học em Vy

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sau khi Ban giám hiệu trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ, Quảng Nam) ra quyết định cho nữ sinh lớp 8 Nguyễn Thanh Vy nghỉ học một năm vì đăng bài hỗn, dám gọi thày cô là "bọn thầy cô", ở trên facebook, thì bên cạnh những ý kiến cho rằng không thể chấp nhận được một học sinh đã dám đăng bài thóa mạ thày cô lên facebook, cũng có nhiều ý kiến khác phản đối quyết định đuổi học học sinh 1 năm, cho rằng đó là một thất bại trong giáo dục, làm như vậy là vô tình sẽ đẩy học sinh đến chỗ càng mất dạy thêm, bản thân Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam cũng cho rằng quyết định đuổi học này là quá nặng, hiện tại Sở đã yêu cầu Phòng GDĐT Tam Kỳ báo cáo gấp và gửi toàn bộ hồ sơ kỷ luật em Nguyễn Thanh Vy về Sở để họp xem xét xem làm như vậy có đúng hay không. Em Vy không được đến trường, đang phải cặm cụi tự học lấy ở nhà Xin mạo muội gửi đến lãnh đạo Sở GDĐT Quảng Nam vài ý kiến đóng góp như sau: Không nên đuổi học em Vy. Chỉ còn mấy ngày nữa là em Vy theo học ở trường được 8 năm. Việc em Vy đến học ở trường là do bố mẹ em đưa đến, còn nhà trường tiếp nhận em vào học là làm theo đúng chức năng của mình, bản thân em Vy không tự chạy chọt xin xỏ để được học ở trường, và em cũng không thoái thác nhiệm vụ học tập mà gia đình và nhà trường, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và năng lực của...

08
Jan

Tuyên Ngôn Học Tập

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TUYÊN NGÔN HỌC TẬP Hỡi toàn thể học sinh các trường đã, đang và sắp đ.c pik! Tất cả học sinh đều có quyền học tập. Tạo hóa cho ta những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được học, quyền được học nữa, và quyền được học mãi. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Quyền lợi Học Sinh của hiệu trưởng các trường đọc nhân dịp khai giảng năm học 2011-2012. Suy rộng lớn ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các học sinh của trường đều có quyền học tập, học sinh nào cũng có quyền học, quyền học nữa, và quyền học mãi. Thế mà bao tháng nay, các giáo viên bộ môn lợi dụng quyền học tập của học sinh để đàn áp chúng ta phải thi lại, học lại, và thậm chí là lưu ban. Hành động của họ trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Chúng ta muốn an lành, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, giáo viên của trường ta càng lấn tới, vì họ quyết cho chúng ta thi lại, học lại, lưu ban một lần nữa. Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ học sinh nào, dù nam hay nữ, dù thông minh hay đần độn. Không phân biệt béo gầy hay cao thấp, không lăn tăn giàu có hay nghèo hèn. Hễ là học sinh trong trường thì phải làm tất cả mọi cách để có kết quả thi tốt. Ngày thi đang đến gần, cuộc chiến giữa học sinh và giám thị ngày càng khốc liệt. Chúng ta muốn kết...

04
Jan

Lập Trình Viên II (40)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi nghe thấy anh Ngạn thở ra một hơi, còn chú Phiên thì ngồi yên nhìn tôi, tôi hơi lúng túng, nhưng tôi nghĩ là tôi không để lộ ra ngoài. Cuối cùng chú Phiên cầm cái phong bì bưu kiện lên: — Cậu coi đi. Bức ảnh thứ nhất là một bức ảnh không có nội dung. Thường thì sẽ chẳng có ai nâng máy ảnh lên chụp mà lại chẳng vì một lý do gì cả, — đã bấm máy, đại khái là phải có muốn chụp một cái gì đó. Thế nhưng tôi vẫn thường gặp nhiều bức ảnh không có nội dung, — người chụp chắc vẫn nghĩ là có, nhưng những người khác nếu xem thì không thể cảm nhận được nội dung mà người chụp muốn có ở trong ảnh ấy. Dù môn nhiếp ảnh là môn tôi không chơi, vì không thấy hứng thú lắm, nhưng với những gì tôi có biết về hội họa, thì có lẽ cũng sẽ không có gì là "tự sướng" cả, nếu tôi vẫn nghĩ mình là người biết xem ảnh. Nhìn một bức ảnh không có nội dung thì cũng kiểu như nghe một đoạn nhạc mà toàn nhạc đệm, chẳng phân biệt được thực ra là người ta muốn chơi giai điệu gì. Bức ảnh này là từ hè bên phải một con đường hai chiều chụp chéo cánh sẻ sang phía bên kia vào luồng xe chạy ngược lại, — tương đối đông và toàn xe máy, — trong khi ở luồng xe xuôi bên này không có chiếc nào chạy qua thị trường của máy ảnh cả. Bức thứ hai cũng vậy. Nhưng chéo cánh sẻ từ trái qua phải; và con đường chỉ là...