“Nhìn nhau ôi cũng như mọi người,
Có một dòng sông đã qua đời.”
Dòng sông có qua đời được không?
Về lý thì có. Cái này liên quan đến những biến động địa lý có thể là thiên tạo có thể là nhân tạo, nhưng dù thế nào, thì chuyện này cũng luôn là cực hiếm.
Ở Đà Lạt trước giờ có động đất hay là thủy điện gì lấp sông hay không?
Dường như là không.
Thế sao người nhạc sĩ này lại bảo là sông đã qua đời?
Đương nhiên, đối với anh và đối với đa phần mọi người, ở Đà Lạt chả có dòng sông nào qua đời cả. Nhưng hẳn là đã phải có một dòng gì đấy, nhiều khả năng là “suối to” hơn là sông quả thực là đã “qua đời” đối với người nhạc sĩ ở trên kia.
Ở trên dòng suối to ấy chắc là đã phải có một cây cầu. Ở trên cây cầu ấy chắc là đã từng phải có một người con trai và một người con gái. Ở trên cây cầu ấy sau này chắc là đã chỉ có một người con trai thẫn thờ hút thuốc con mèo vịn lan can nhìn nước chảy “to jump or not to jump”. Khi người này “not to jump” và bỏ đi, thì kể từ đấy với anh ta, cả cây cầu, cả dòng suối to đều đã qua đời.
Đấy không phải là cái chết vật lý mà là cái chết tâm lý.
Nhưng thật sự thì có cái chết tâm lý như vậy hay không?
Người nhạc sĩ nói trên, cả nhiều người nhạc sĩ khác, rồi cả nhiều họa sĩ, nhiều văn sĩ, nhiều thi sĩ, nhiều et cetera sĩ khác nữa đã nghĩ là có. Và vì họ là “sĩ” và trong rất nhiều “sĩ” họ thì cũng có các “sĩ” tốt (ví dụ như người nhạc sĩ ở trên), và những “sĩ” tốt thì gây được nhiều ảnh hưởng đến tư duy của nhiều người khác. Có lẽ một phần là do sĩ tốt, một phần là do nhiều thứ khác nữa, mà anh cũng chưa từng bao giờ nghi ngờ những thứ blah blah kiểu như “thời gian là liều thuốc tốt” cái gì “chữa lành mọi vết thương”, “gặp người tình xưa” cái gì “thấy xa vời”...
Tóm lại cũng nghĩ là “Nhìn nhau ôi cũng như mọi người”.
Anh đã sống yên ả tin tưởng như vậy cho đến hôm nọ anh phải đi một cái hội thảo khoa học và ở đấy anh đã gặp cô.
Hội thảo mê say suốt cả ngày, đêm về khách sạn, anh đang định ngâm nước nóng, bật HBO xem phim đánh nhau rồi sẽ ngủ trong lúc đánh nhau thì điện thoại đổ chuông náo nức “Em đang ở dưới quầy bar”.
Quả thực là anh đã ngó lại tủ rượu, dọn bộ vét cà vạt đang bừa bộn trên giường tống vào tủ, vuốt lại trải giường, mở cặp đếm lại mấy cái... tóm lại là đầu óc toàn những thứ đen tối, rồi mới thong thả nới bớt một cúc hơi phanh ngực sơ mi trắng, tay đút túi quần, miệng huýt sáo khe khẽ “ngoài kia có cô bé nhìn qua khe...”, hùng dũng tiến về thang máy.
Có một dòng sông đã qua đời.”
Dòng sông có qua đời được không?
Về lý thì có. Cái này liên quan đến những biến động địa lý có thể là thiên tạo có thể là nhân tạo, nhưng dù thế nào, thì chuyện này cũng luôn là cực hiếm.
Ở Đà Lạt trước giờ có động đất hay là thủy điện gì lấp sông hay không?
Dường như là không.
Thế sao người nhạc sĩ này lại bảo là sông đã qua đời?
Đương nhiên, đối với anh và đối với đa phần mọi người, ở Đà Lạt chả có dòng sông nào qua đời cả. Nhưng hẳn là đã phải có một dòng gì đấy, nhiều khả năng là “suối to” hơn là sông quả thực là đã “qua đời” đối với người nhạc sĩ ở trên kia.
Ở trên dòng suối to ấy chắc là đã phải có một cây cầu. Ở trên cây cầu ấy chắc là đã từng phải có một người con trai và một người con gái. Ở trên cây cầu ấy sau này chắc là đã chỉ có một người con trai thẫn thờ hút thuốc con mèo vịn lan can nhìn nước chảy “to jump or not to jump”. Khi người này “not to jump” và bỏ đi, thì kể từ đấy với anh ta, cả cây cầu, cả dòng suối to đều đã qua đời.
Đấy không phải là cái chết vật lý mà là cái chết tâm lý.
Nhưng thật sự thì có cái chết tâm lý như vậy hay không?
Người nhạc sĩ nói trên, cả nhiều người nhạc sĩ khác, rồi cả nhiều họa sĩ, nhiều văn sĩ, nhiều thi sĩ, nhiều et cetera sĩ khác nữa đã nghĩ là có. Và vì họ là “sĩ” và trong rất nhiều “sĩ” họ thì cũng có các “sĩ” tốt (ví dụ như người nhạc sĩ ở trên), và những “sĩ” tốt thì gây được nhiều ảnh hưởng đến tư duy của nhiều người khác. Có lẽ một phần là do sĩ tốt, một phần là do nhiều thứ khác nữa, mà anh cũng chưa từng bao giờ nghi ngờ những thứ blah blah kiểu như “thời gian là liều thuốc tốt” cái gì “chữa lành mọi vết thương”, “gặp người tình xưa” cái gì “thấy xa vời”...
Tóm lại cũng nghĩ là “Nhìn nhau ôi cũng như mọi người”.
Anh đã sống yên ả tin tưởng như vậy cho đến hôm nọ anh phải đi một cái hội thảo khoa học và ở đấy anh đã gặp cô.
Hội thảo mê say suốt cả ngày, đêm về khách sạn, anh đang định ngâm nước nóng, bật HBO xem phim đánh nhau rồi sẽ ngủ trong lúc đánh nhau thì điện thoại đổ chuông náo nức “Em đang ở dưới quầy bar”.
Quả thực là anh đã ngó lại tủ rượu, dọn bộ vét cà vạt đang bừa bộn trên giường tống vào tủ, vuốt lại trải giường, mở cặp đếm lại mấy cái... tóm lại là đầu óc toàn những thứ đen tối, rồi mới thong thả nới bớt một cúc hơi phanh ngực sơ mi trắng, tay đút túi quần, miệng huýt sáo khe khẽ “ngoài kia có cô bé nhìn qua khe...”, hùng dũng tiến về thang máy.
Đã có 6 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Anh có nhời khen.
Nickname: Người chỉ gặp 01 lần
Bác luận về cái chết tâm lý của dòng sông hay quá, đúng là văn của kẻ khác thường. Em trót liên tưởng tới tuyệt phẩm A Horse With No Name (America) có câu hát dư lày "I was looking at a river bed/ And the story it told of a river that flowed/ Made me sad to think it was dead..."
Hội thảo khoa học 3 (hết)
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...