Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Ảnh: FB NQT
CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐÃ TRỞ LÊN LÚ LẪN?
(Bài này tôi đã in trên báo và sách cách đây gần 10 năm. Nhưng hiện thực trong bài viết này vẫn không có gì thay đổi )
Khi hơi nóng vừa mới chờm qua thành phố thì chúng ta đã nhận ra chúng ta đang sống trong một “sa mạc”. Những ngôi nhà bê tông bắt đầu được nung nóng bởi nắng trời và thiêu đốt chúng ta. Chúng ta bị nhốt trong một thế giới trùng trùng những bức tường khô nóng và vô cảm.
Vào buổi chiều và buổi sáng, chúng ta, những công dân của một thành phố lớn nhất Việt Nam giống như những con cá sặc bùn lao đến những nơi nào có thể thở được. Các công viên lớn nhỏ và những khoảng không gian còn một chút thoáng đãng của thành phố như mảnh đất cuối cùng chưa bị ngập nước. Và chúng ta giống những con kiến chạy nước dồn hết vào đó.
Hơi nóng và sự ngột ngạt của một không gian đang từng ngày bị hủy hoại làm chúng ta nhiều lúc tưởng hóa điên. Đã nhiều năm nay, chúng ta đã được nghe những lời than thở như một tiếng kêu vô vọng của những người quanh mình: “Ngột ngạt quá, chết mất thôi”.
Nhưng cả những khoảng trống còn lại trong thành phố cũng mù bụi và ngột ngạt. Cảm giác thành phố không đủ oxy để thở luôn luôn ám ảnh chúng ta ngay cả khi ngồi trong nhà mình hay trong công sở sang trọng đầy tiện nghi.
Trước kia, khi đi qua những khu đất rộng ở quanh khu Mỹ Đình và nhiều nơi khác, không ít người mơ về những khu rừng nhỏ trong thành phố. Nhưng sau cơn mơ ấy người ta lại bị nỗi sợ hãi xâm chiếm khi nghĩ đến một lúc nào đó những khu đất ấy lại dựng lên một thế giới bê tông và cướp mất đi một nơi để chúng ta thở. Và nỗi sợ hãi ấy đã và đang từng ngày trở thành hiện thực.
Tại sao lại không giành những khu đất như vậy để biến chúng thành những rừng cây? Đó chính là những lá phổi tối quan trọng giữa những khu đô thị như một khối bê tông đặc. Có phải chúng ta không hiểu biết? Không phải thế. Tất cả đều nhận thức được điều đó. Nhưng có lẽ lòng tham trước mắt và sự vô trách nhiệm đã biến chúng ta thành những “tội đồ” của chính thành phố mà mình sống và chết trong đó.
Tôi có một người bạn thường mang những cơn mộng mị u buồn trong giấc ngủ. Anh thường mơ thấy những hồ nước xanh như ngọc bay lơ lửng trên bầu trời thành phố đêm. Anh gọi đó là linh hồn những hồ nước đã bị bức tử.Thật sự đã có người nghĩ anh bị bệnh tâm thần và khuyên anh đến khám bác sỹ. Nhưng đấy đâu phải là một căn bệnh. Đấy là một giấc mơ đau đớn khi chính chúng ta đã lấn chiếm hoặc san lấp những hồ nước để xây dựng những khối bê tông quỉ quái.
Chúng ta đang đối xử tàn nhẫn với thiên nhiên. Chúng ta lấn chiếm hồ nước và chặt phá cây xanh ngay trong thành phố ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề của mình. Chúng ta không thể trả lời được vì sao những hồ nước, những món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng, lại bị chúng ta xả những nguồn nước ô nhiễm, vứt các loại rác thải.
Khi hơi nóng vừa mới chờm qua thành phố thì chúng ta đã nhận ra chúng ta đang sống trong một “sa mạc”. Những ngôi nhà bê tông bắt đầu được nung nóng bởi nắng trời và thiêu đốt chúng ta. Chúng ta bị nhốt trong một thế giới trùng trùng những bức tường khô nóng và vô cảm.
Vào buổi chiều và buổi sáng, chúng ta, những công dân của một thành phố lớn nhất Việt Nam giống như những con cá sặc bùn lao đến những nơi nào có thể thở được. Các công viên lớn nhỏ và những khoảng không gian còn một chút thoáng đãng của thành phố như mảnh đất cuối cùng chưa bị ngập nước. Và chúng ta giống những con kiến chạy nước dồn hết vào đó.
Hơi nóng và sự ngột ngạt của một không gian đang từng ngày bị hủy hoại làm chúng ta nhiều lúc tưởng hóa điên. Đã nhiều năm nay, chúng ta đã được nghe những lời than thở như một tiếng kêu vô vọng của những người quanh mình: “Ngột ngạt quá, chết mất thôi”.
Nhưng cả những khoảng trống còn lại trong thành phố cũng mù bụi và ngột ngạt. Cảm giác thành phố không đủ oxy để thở luôn luôn ám ảnh chúng ta ngay cả khi ngồi trong nhà mình hay trong công sở sang trọng đầy tiện nghi.
Trước kia, khi đi qua những khu đất rộng ở quanh khu Mỹ Đình và nhiều nơi khác, không ít người mơ về những khu rừng nhỏ trong thành phố. Nhưng sau cơn mơ ấy người ta lại bị nỗi sợ hãi xâm chiếm khi nghĩ đến một lúc nào đó những khu đất ấy lại dựng lên một thế giới bê tông và cướp mất đi một nơi để chúng ta thở. Và nỗi sợ hãi ấy đã và đang từng ngày trở thành hiện thực.
Tại sao lại không giành những khu đất như vậy để biến chúng thành những rừng cây? Đó chính là những lá phổi tối quan trọng giữa những khu đô thị như một khối bê tông đặc. Có phải chúng ta không hiểu biết? Không phải thế. Tất cả đều nhận thức được điều đó. Nhưng có lẽ lòng tham trước mắt và sự vô trách nhiệm đã biến chúng ta thành những “tội đồ” của chính thành phố mà mình sống và chết trong đó.
Tôi có một người bạn thường mang những cơn mộng mị u buồn trong giấc ngủ. Anh thường mơ thấy những hồ nước xanh như ngọc bay lơ lửng trên bầu trời thành phố đêm. Anh gọi đó là linh hồn những hồ nước đã bị bức tử.Thật sự đã có người nghĩ anh bị bệnh tâm thần và khuyên anh đến khám bác sỹ. Nhưng đấy đâu phải là một căn bệnh. Đấy là một giấc mơ đau đớn khi chính chúng ta đã lấn chiếm hoặc san lấp những hồ nước để xây dựng những khối bê tông quỉ quái.
Chúng ta đang đối xử tàn nhẫn với thiên nhiên. Chúng ta lấn chiếm hồ nước và chặt phá cây xanh ngay trong thành phố ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề của mình. Chúng ta không thể trả lời được vì sao những hồ nước, những món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng, lại bị chúng ta xả những nguồn nước ô nhiễm, vứt các loại rác thải.
Chúng ta tự tin một cách hợm hĩnh khi ngả lưng trên những chiếc ghế hay những chiếc giường đắt tiền trong một căn phòng máy lạnh và cứ ngỡ rằng không một hạt bụi nào dính vào chúng ta và không một làn khói xe nào lọt vào buồng phổi chúng ta.Và khi ra đường, chúng ta tự tin đã có những chiếc xe hơi sang trọng và những chiếc khẩu trang tội nghiệp đang bảo vệ chúng ta khỏi những ô nhiễm chết người. Bởi thế chúng ta tùy tiện phá hoại những bức tường xanh bảo vệ sự sống của mình.
Trong chúng ta, hầu hết mọi người đã từng ngồi trong những quán cơm bụi. Chúng ta gọi những món ăn mà chúng ta tin tưởng rằng sẽ tăng cường sức khỏe. Nhưng nếu chúng ta nhìn sang bên cạnh, chúng ta sẽ thấy những rãnh nước đen ngòm đầy “sát khí” chảy sát ngay chân ghế của một quán cơm bụi hay một quán bia hơi.
Nếu chúng ta thử quên đi một giây khắc mùi của chim quay, gà rán chúng ta sẽ thấy mùi của những rác bẩn trong cống rãnh bên đường và mùi của những con chuột chết chúng ta vừa mới vứt ra đường đêm trước một cách tự nhiên. Nếu chúng ta nhìn xuống chân mình, chúng ta sẽ thấy giấy lau miệng đầy mỡ và xương gia súc được nấu chín tràn ngập bên những đôi giày nhập ngoại.
Nếu chúng ta nhìn thấu qua những bức tường vào tận khu bếp của nhà hàng, chúng ta sẽ nhận ra những túi thực phẩm được tẩm ướp bằng chất hóa học chết người hay những gia súc đã chết hoặc mang bệnh. Chúng ta đang say sưa hưởng lạc những mầm mống của bệnh tật một cách hống hách. Chúng ta đang chết dần chết mòn bởi chính mình mà không hay biết.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy những người già tập dưỡng sinh trên một hè phố còn may mắn đủ rộng và ít hàng quán chưa? Họ tập dưỡng sinh nhưng giống như những chiến binh đang vung gươm ở giữa sa trường. Bởi quanh họ là tiếng xe động cơ gào rú, là mù mịt khói xả từ khí đốt, rồi bụi đường, rồi rác thải. Tôi đã từng dừng lại nhìn những người già tập dưỡng sinh vào một buổi chiều nhưng lại đeo khẩu trang. Một hình ảnh kỳ dị mà thương cảm. Chúng ta sợ hãi bệnh tật và cái chết. Nhưng chính chúng ta là những kẻ nuôi dưỡng bệnh tật và cái chết đó cho chính bản thân mình. Chúng ta đều biết và hiểu những điều này. Nhưng sự tham lam trước mắt đã làm chúng ta trở lên lú lẫn và ác độc với chính mình. Nếu chúng ta công bằng nhìn lại bản thân mình, chúng ta sẽ thấy chúng ta thảm hại đến nhường nào.
Chúng ta cũng đang đối xử tàn nhẫn với những công trình văn hóa vô giá mà tổ tiên, ông bà chúng ta đã xây dựng lên. Rất nhiều công trình văn hóa và lịch sử ở trong chính thành phố của chúng ta đang ngày càng bị xiết chặt như người ta xiết sợi dây vào cổ một con người. Xung quanh những công trình văn hóa và lịch sử vô giá ấy, chúng ta cho phép xây dựng rất nhiều công trình phi văn hóa và phi kiến trúc.
Lẽ ra, xung quanh những công trình vô giá ấy, chúng ta phải có một không gian thiên nhiên và văn hóa khác phù hợp với những công trình văn hóa và lịch sử kia. Tại sao chúng ta lại không làm được điều đó? Nếu chúng ta không làm được điều đó thì chúng ta đang xây dựng một thành phố như thế nào và vì cái gì?
Chúng ta có luật pháp. Chúng ta phải tuyên truyền và cả bắt buộc mọi người sống và làm việc theo pháp luật để cho lợi ích chung và lâu dài của toàn xã hội. Chúng ta không thể hiểu được vì sao một ngôi nhà không chịu chuyển đi đến nơi định cư mới mà chúng ta phải phải dừng lại toàn bộ công trình lớn của đất nước?
Những ngôi nhà siêu mỏng mà báo chí đã nói đến rất nhiều trở thành những câu chuyện bi hài của xã hội chúng ta. Hay phải chăng chúng ta không có một chiến lược? hay phải chăng chúng ta đã không công bằng? Hay phải chăng chúng ta vì một người mà quên đi lợi ích của muôn người? hay phải chăng luật pháp chỉ là một cuốn sách in đẹp nhưng không ai đọc?
Australia là một trong những đất nước có thiên nhiên và môi trường tốt nhất thế giới. Tôi được biết, chính quyền thành phố Sidney đã từng quyết định bỏ đi nhiều khu nhà cao tầng để làm những công viên. Họ đã cẩu những cây cổ thụ về trồng trong những công viên đó.Họ có chiến lược làm sạch hóa hay thiên hóa chính những thành phố siêu phát triển của họ. Nếu nghĩ về lợi ích trước mắt và lợi ích của một số cá nhân hay một số tập đoàn thì họ không bao giờ làm được điều đó. Nhưng họ nghĩ đến lợi ích lâu dài cho toàn xã hội mà trong đó có chính bản thân họ và con cháu họ sau này.
Lợi ích của toàn xã hội là mục đích cao nhất mà mọi người phải hành động vì mục đích ấy. Khi người Australia xây dựng thủ đô mới của họ, Canberra, họ dành một diện tích rất lớn để đào một hồ nước. Hồ nước này được mang tên kiến trúc sư người Mỹ, người đã thiết kế thủ đô Canberra.Và xung quanh hồ nước khổng lồ ấy là một thiên nhiên rộng lớn và kỳ diệu. Nếu bạn đến đó, bạn sẽ thấy nơi đó giống như một phần của Thiên đường. Thiên nhiên của Australia rất rộng lớn và phong phú, nhưng họ vẫn muốn làm cho thiên nhiên quanh họ rộng ra và rộng ra mãi bằng cách tạo ra những vùng thiên nhiên.
Trong chúng ta, hầu hết mọi người đã từng ngồi trong những quán cơm bụi. Chúng ta gọi những món ăn mà chúng ta tin tưởng rằng sẽ tăng cường sức khỏe. Nhưng nếu chúng ta nhìn sang bên cạnh, chúng ta sẽ thấy những rãnh nước đen ngòm đầy “sát khí” chảy sát ngay chân ghế của một quán cơm bụi hay một quán bia hơi.
Nếu chúng ta thử quên đi một giây khắc mùi của chim quay, gà rán chúng ta sẽ thấy mùi của những rác bẩn trong cống rãnh bên đường và mùi của những con chuột chết chúng ta vừa mới vứt ra đường đêm trước một cách tự nhiên. Nếu chúng ta nhìn xuống chân mình, chúng ta sẽ thấy giấy lau miệng đầy mỡ và xương gia súc được nấu chín tràn ngập bên những đôi giày nhập ngoại.
Nếu chúng ta nhìn thấu qua những bức tường vào tận khu bếp của nhà hàng, chúng ta sẽ nhận ra những túi thực phẩm được tẩm ướp bằng chất hóa học chết người hay những gia súc đã chết hoặc mang bệnh. Chúng ta đang say sưa hưởng lạc những mầm mống của bệnh tật một cách hống hách. Chúng ta đang chết dần chết mòn bởi chính mình mà không hay biết.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy những người già tập dưỡng sinh trên một hè phố còn may mắn đủ rộng và ít hàng quán chưa? Họ tập dưỡng sinh nhưng giống như những chiến binh đang vung gươm ở giữa sa trường. Bởi quanh họ là tiếng xe động cơ gào rú, là mù mịt khói xả từ khí đốt, rồi bụi đường, rồi rác thải. Tôi đã từng dừng lại nhìn những người già tập dưỡng sinh vào một buổi chiều nhưng lại đeo khẩu trang. Một hình ảnh kỳ dị mà thương cảm. Chúng ta sợ hãi bệnh tật và cái chết. Nhưng chính chúng ta là những kẻ nuôi dưỡng bệnh tật và cái chết đó cho chính bản thân mình. Chúng ta đều biết và hiểu những điều này. Nhưng sự tham lam trước mắt đã làm chúng ta trở lên lú lẫn và ác độc với chính mình. Nếu chúng ta công bằng nhìn lại bản thân mình, chúng ta sẽ thấy chúng ta thảm hại đến nhường nào.
Chúng ta cũng đang đối xử tàn nhẫn với những công trình văn hóa vô giá mà tổ tiên, ông bà chúng ta đã xây dựng lên. Rất nhiều công trình văn hóa và lịch sử ở trong chính thành phố của chúng ta đang ngày càng bị xiết chặt như người ta xiết sợi dây vào cổ một con người. Xung quanh những công trình văn hóa và lịch sử vô giá ấy, chúng ta cho phép xây dựng rất nhiều công trình phi văn hóa và phi kiến trúc.
Lẽ ra, xung quanh những công trình vô giá ấy, chúng ta phải có một không gian thiên nhiên và văn hóa khác phù hợp với những công trình văn hóa và lịch sử kia. Tại sao chúng ta lại không làm được điều đó? Nếu chúng ta không làm được điều đó thì chúng ta đang xây dựng một thành phố như thế nào và vì cái gì?
Chúng ta có luật pháp. Chúng ta phải tuyên truyền và cả bắt buộc mọi người sống và làm việc theo pháp luật để cho lợi ích chung và lâu dài của toàn xã hội. Chúng ta không thể hiểu được vì sao một ngôi nhà không chịu chuyển đi đến nơi định cư mới mà chúng ta phải phải dừng lại toàn bộ công trình lớn của đất nước?
Những ngôi nhà siêu mỏng mà báo chí đã nói đến rất nhiều trở thành những câu chuyện bi hài của xã hội chúng ta. Hay phải chăng chúng ta không có một chiến lược? hay phải chăng chúng ta đã không công bằng? Hay phải chăng chúng ta vì một người mà quên đi lợi ích của muôn người? hay phải chăng luật pháp chỉ là một cuốn sách in đẹp nhưng không ai đọc?
Australia là một trong những đất nước có thiên nhiên và môi trường tốt nhất thế giới. Tôi được biết, chính quyền thành phố Sidney đã từng quyết định bỏ đi nhiều khu nhà cao tầng để làm những công viên. Họ đã cẩu những cây cổ thụ về trồng trong những công viên đó.Họ có chiến lược làm sạch hóa hay thiên hóa chính những thành phố siêu phát triển của họ. Nếu nghĩ về lợi ích trước mắt và lợi ích của một số cá nhân hay một số tập đoàn thì họ không bao giờ làm được điều đó. Nhưng họ nghĩ đến lợi ích lâu dài cho toàn xã hội mà trong đó có chính bản thân họ và con cháu họ sau này.
Lợi ích của toàn xã hội là mục đích cao nhất mà mọi người phải hành động vì mục đích ấy. Khi người Australia xây dựng thủ đô mới của họ, Canberra, họ dành một diện tích rất lớn để đào một hồ nước. Hồ nước này được mang tên kiến trúc sư người Mỹ, người đã thiết kế thủ đô Canberra.Và xung quanh hồ nước khổng lồ ấy là một thiên nhiên rộng lớn và kỳ diệu. Nếu bạn đến đó, bạn sẽ thấy nơi đó giống như một phần của Thiên đường. Thiên nhiên của Australia rất rộng lớn và phong phú, nhưng họ vẫn muốn làm cho thiên nhiên quanh họ rộng ra và rộng ra mãi bằng cách tạo ra những vùng thiên nhiên.
Bởi nếu không có thiên nhiên ấy, không có một môi trường trong sạch ấy, bệnh tật sẽ đến với họ.
Nhưng chúng ta đã không nghĩ đến điều đó. Ngay trong chính một mảnh đất chúng ta có thì chúng ta cũng không biết cách làm một khu vườn nhỏ như tạo ra một thiên nhiên cho mình. Chúng ta xây một tòa nhà thô thiển thật to với những căn phòng rộng quá mức và nhét vào đó đủ thứ đồ đạc và tiện nghi của một kẻ trọc phú. Có phải chúng ta không biết những điều tôi vừa nói đến đâu.
Hàng năm, chúng ta có biết bao đoàn đi thăm quan, học tập ở các nước tiên tiến. Nhưng hình như khi trở về, chúng ta lại quên ngay những gì mình đã tận mắt nhìn thấy. Chúng ta đang thu hẹp dần thiên nhiên quanh mình bằng lòng tham đôi khi chỉ là lấn chiếm thêm mấy trăm xăng-ti-mét cho cái móng nhà của chúng ta.Có biết bao lối ngõ ở thành phố càng ngày càng bị thu hẹp lại và trở thành một cái hang chuột khổng lồ. Và hàng ngày, chúng ta chen lấn trong những lối ngõ ẩm thấp, lầy lội và chật chội như thế để tìm về ngôi nhà của mình mà ít khi có tia nắng hay ngọn gió nào vào được.
Chúng ta không thiếu tiền để xây những công viên nhiệt đới cho những công dân tương lai của mình. Bởi chính chúng ta đã và đang tiêu tiền vào quá nhiều những chuyện chưa cần thiết hoặc chỉ làm cho con người thêm mệt mỏi.Ngay cả bản thân những người lớn chúng ta cũng không biết đưa gia đình mình đi đâu vào những ngày nghỉ. Chúng ta chỉ còn biết quanh quẩn trong ngôi nhà chật chội của mình giữa bốn bức tường bê tông vô cảm và u uẩn. Bởi đâu đâu trong thành phố cũng chỉ là xe máy, xe hơi và những ngôi nhà bê tông nặng nề với một kiến trúc rối loạn.
Viết đến đây, tôi lại nhớ câu chuyện thật về đứa con thiểu năng của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburo Oe (giải Nobel văn học). Ông đã viết câu chuyện này và gửi tới bạn đọc toàn thế giới.Đứa con trai của ông lên tám tuổi mà không có khả năng nói cho dù ông đã chưa trị cho con ông ở những bệnh viện tốt nhất của Nhật Bản và thế giới.
Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng. Chiều chiều, ông thường cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng. Từ cánh rừng chiều chiều ấy, tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ.Bỗng một chiều, đứa con trai ông bỗng kêu lên: "Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. Ông đặt đứa con xuống và quay lại nhìn nó.
Phép thiêng nào đã giúp con trai ông biết nói. Cuối cùng ông đã nhận ra chính thiên nhiên kỳ vỹ với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Cái thế giới đô thị nhiều lúc như ngạt thở, như điên loạn cho dù với những phòng thí nghiệm và khám chữa bệnh tối tân cũng không giúp được đứa bé. Nhưng thiên nhiên đã làm được những điều tựa phép thiêng ấy.
Tất cả những gì tôi đã viết ở trên chẳng là những điều gì to tát. Mà đó là những điều hình như ai cũng hiểu. Nhưng chúng ta không sao làm được điều đó. Chúng ta ít nhất một lần đã nổi giận về sự ngột ngạt, về những cuộc tắc nghẽn giao thông trong cái nóng hầm hập, về một ngày nghỉ không biết tìm đâu một nơi yên tĩnh của thiên nhiên, về những ngột ngạt vô cớ trong lòng chúng ta… Nhưng ngay sau sự nổi giận ấy, chúng lại sẵn sàng lấn chiếm hoặc san lấp những hồ nước, những công viên và những khoảng không gian còn lại ít ỏi trong thành phố của mình. Vì sao chúng ta lại rơi vào bi kịch này? Vì chúng ta không hiểu biết hay vì chúng ta đã trở nên lú lẫn?
Nhưng chúng ta đã không nghĩ đến điều đó. Ngay trong chính một mảnh đất chúng ta có thì chúng ta cũng không biết cách làm một khu vườn nhỏ như tạo ra một thiên nhiên cho mình. Chúng ta xây một tòa nhà thô thiển thật to với những căn phòng rộng quá mức và nhét vào đó đủ thứ đồ đạc và tiện nghi của một kẻ trọc phú. Có phải chúng ta không biết những điều tôi vừa nói đến đâu.
Hàng năm, chúng ta có biết bao đoàn đi thăm quan, học tập ở các nước tiên tiến. Nhưng hình như khi trở về, chúng ta lại quên ngay những gì mình đã tận mắt nhìn thấy. Chúng ta đang thu hẹp dần thiên nhiên quanh mình bằng lòng tham đôi khi chỉ là lấn chiếm thêm mấy trăm xăng-ti-mét cho cái móng nhà của chúng ta.Có biết bao lối ngõ ở thành phố càng ngày càng bị thu hẹp lại và trở thành một cái hang chuột khổng lồ. Và hàng ngày, chúng ta chen lấn trong những lối ngõ ẩm thấp, lầy lội và chật chội như thế để tìm về ngôi nhà của mình mà ít khi có tia nắng hay ngọn gió nào vào được.
Chúng ta không thiếu tiền để xây những công viên nhiệt đới cho những công dân tương lai của mình. Bởi chính chúng ta đã và đang tiêu tiền vào quá nhiều những chuyện chưa cần thiết hoặc chỉ làm cho con người thêm mệt mỏi.Ngay cả bản thân những người lớn chúng ta cũng không biết đưa gia đình mình đi đâu vào những ngày nghỉ. Chúng ta chỉ còn biết quanh quẩn trong ngôi nhà chật chội của mình giữa bốn bức tường bê tông vô cảm và u uẩn. Bởi đâu đâu trong thành phố cũng chỉ là xe máy, xe hơi và những ngôi nhà bê tông nặng nề với một kiến trúc rối loạn.
Viết đến đây, tôi lại nhớ câu chuyện thật về đứa con thiểu năng của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburo Oe (giải Nobel văn học). Ông đã viết câu chuyện này và gửi tới bạn đọc toàn thế giới.Đứa con trai của ông lên tám tuổi mà không có khả năng nói cho dù ông đã chưa trị cho con ông ở những bệnh viện tốt nhất của Nhật Bản và thế giới.
Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng. Chiều chiều, ông thường cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng. Từ cánh rừng chiều chiều ấy, tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ.Bỗng một chiều, đứa con trai ông bỗng kêu lên: "Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. Ông đặt đứa con xuống và quay lại nhìn nó.
Phép thiêng nào đã giúp con trai ông biết nói. Cuối cùng ông đã nhận ra chính thiên nhiên kỳ vỹ với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Cái thế giới đô thị nhiều lúc như ngạt thở, như điên loạn cho dù với những phòng thí nghiệm và khám chữa bệnh tối tân cũng không giúp được đứa bé. Nhưng thiên nhiên đã làm được những điều tựa phép thiêng ấy.
Tất cả những gì tôi đã viết ở trên chẳng là những điều gì to tát. Mà đó là những điều hình như ai cũng hiểu. Nhưng chúng ta không sao làm được điều đó. Chúng ta ít nhất một lần đã nổi giận về sự ngột ngạt, về những cuộc tắc nghẽn giao thông trong cái nóng hầm hập, về một ngày nghỉ không biết tìm đâu một nơi yên tĩnh của thiên nhiên, về những ngột ngạt vô cớ trong lòng chúng ta… Nhưng ngay sau sự nổi giận ấy, chúng lại sẵn sàng lấn chiếm hoặc san lấp những hồ nước, những công viên và những khoảng không gian còn lại ít ỏi trong thành phố của mình. Vì sao chúng ta lại rơi vào bi kịch này? Vì chúng ta không hiểu biết hay vì chúng ta đã trở nên lú lẫn?
Ảnh dưới : Một góc Hồ Tây.
Nguồn internet
(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...