PHIÊN TÒA SƠ THẨM XÉT XỬ VỤ ÁN BA SÀM
DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO
LS. Nguyễn Hà Luân
1. TOÀN CẢNH
Phiên tòa sơ thẩm xét xử anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tại TAND thành phố Hà Nội diễn ra cả một ngày liên tục. Bắt đầu từ lúc 8g30 sáng, kết thúc lúc 16g50 bằng một bản án đọc hết đúng 50 phút.
Ngay từ phút đầu, phiên tòa đã rất căng thẳng và đáng để ghi nhớ khi Hội đồng xét xử giải thích với các Luật sư rằng “ Cơ quan An ninh yêu cầu các Luật sư không mang máy tính vào phòng xử” trong khi đó, phía Viện Kiểm Sát và Tòa có tới 3 cái máy tính để làm việc. Họ nói với các luật sư rằng, nếu cần đến máy tính thì họ sẽ cung cấp cho mượn.
Tất nhiên, chả có LS nào mượn của họ hết, vì toàn bộ tài liệu đều để trong máy tính cá nhân đang bị giữ lại ở ngoài cửa. Không lẽ mượn cái máy của họ để chơi Game.
Bắt đầu bằng Cáo trạng của đại diện Viện Kiểm sát, và như dự đoán, cả Nguyễn Hữu Vinh và cô trợ lý Nguyễn Thị Minh Thúy đều phủ nhận, bác bỏ tất cả các cáo buộc nhằm vào mình.
Dù cách ly từng người để Tòa và Viện Kiểm sát thẩm vấn, nhưng ông Vinh và cô Thúy đều có lời khai thống nhất và dứt khoát.
Nguyễn Hữu Vinh trả lời các câu hỏi một cách điềm tĩnh, khúc triết và tỷ mỉ. Thần thái của anh giống như người đang đứng ở một diễn đàn để tranh biện về vấn đề mình đang quan tâm, chứ không phải ở nơi đầy thù hằn nhắm vào mình.
Đặc biệt phải nói đến Thúy, ngày hôm nay gương mặt cô rất tươi tắn và cứng cỏi, khiến cho những người dự khán phải đặc biệt khâm phục người phụ nữ ấy.
Cả hai thày trò họ, vẫn luôn rõ ràng, chính xác, nhanh gọn…..
Ngay từ lúc mở màn. Để dằn mặt, ông Chủ tọa đã bác gần hết các yêu cầu của LS, trừ một yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng của LS Nguyễn Hà Luân được trả lời nước đôi “ Tòa ghi nhận yêu cầu này, nếu thấy cần thiết sẽ triệu tập” và lời hứa này đã được cố tình lờ đi trong toàn bộ phiên tòa.
Ngay từ đầu, ông chủ tọa đã tìm cách đổ vạ cho người khác “ Việc các LS không được mang máy tính vào phòng xử là yêu cầu từ cơ quan an ninh” cứ như thể Tòa là cấp dưới đang tuân lệnh thượng cấp vậy. Thật xấu hổ cho một HĐXX mang danh độc lập và có thẩm quyền cao nhất trong một phiên tòa.
Câu nói hùng hổ mà thiểu não ấy như muốn phối hợp cùng hàng trăm nhân viên an ninh cả cảnh phục lẫn thường phục dàn trận đông nghẹt từ cổng vào đến phòng xử. Những gương mặt đằng đằng sát khí lẫn lộn với những gương mặt non choẹt ngơ ngác mới vào nghề, hòa vào những gương mặt cô hồn, quần áo giang hồ để sẵn sàng đè bẹp đám dân chúng đang cầm biểu ngữ đã bị ép sát sang bên kia đường..
Hai cửa đi vào phòng xử và vào phòng báo chí, là hai chiếc máy quét đứng lạnh lùng, sẵn sàng lột sạch những gì có thể coi là mối đe dọa cho một phiên tòa được mang danh công khai.
Từ ngoài đường vào tới phòng xử, không khí như thể đang phòng thủ chống đảo chính.
Trong phòng xử, hai vị hội thẩm nhân dân đã có một bữa thiền xả láng hết một ngày không thèm nói câu nào, mặc kệ ông Chủ tọa già nua tự hưởng một ngày làm việc vất vả, một mình ông cố gồng mình lên để liên tục ngắt lời các LS khi họ đề cập tới các vấn đề của vụ án.
2. TRANH LUẬN GIỮA LS VỚI CÁC NHÀ CÔNG TỐ
VÀ CHỨNG MẤT TRÍ NHỚ NGẮN HẠN.
Ông Chủ tọa đã có một ngày làm việc thực sự là quá sức với cái tuổi tác già nua của mình, để che đỡ cho các vị Công tố trước nhóm LS của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thuý.
Nhóm LS này, vốn đều là những tay không vừa, đã tự phân công cho nhau từng vấn đề để bảo vệ cho thân chủ của mình. Một mũi là các LS xuất thân đảng viên như cựu Phó giám đốc công an (LS Trần Văn Tạo), cựu Kiểm sát viên (LS Trịnh Minh Tân), hay cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (LS Trần Quốc Thuận) …. đảm trách vấn đề vốn được coi là nhạy cảm trong vụ án này, vấn đề đảng tịch của cựu sỹ quan An ninh - đảng viên cộng sản Nguyễn Hữu Vinh.
Các Luật sư thiếu tính đảng, bao gồm LS Hà Huy Sơn, LS Nguyễn Hà Luân, LS Nguyễn Tiến Dũng đảm trách việc chỉ ra các vi phạm tố tụng, chỉ ra các lỗ hổng nghiêm trọng của hồ sơ để bác bỏ tính hợp pháp của các chứng cứ được dùng để kết tội.
LS Trần Đình Triển, vốn là một đảng viên, giữ chân libero, đá tự do.
Có lẽ, đây cũng là lần đầu tiên tại một phiên tòa vấn đề đảng viên hay không đảng viên, vấn đề quy chế xử lý đảng viên lại được lôi ra để tranh luận và bảo vệ cho một người đang bị kết tội “ làm xấu mặt đảng và nhà nước…” như Nguyễn Hữu Vinh.
Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đảng cộng sản, liên quan đến việc điều tra đảng viên có dấu hiệu phạm tội, vừa gây ồn ào dư luận khi tướng Phan Anh Minh công khai hồi đầu tháng, đã được các LS xuất thân đảng viên đưa ra để bảo vệ cho Nguyễn Hữu Vinh.
Thế nhưng, dù chính Viện Kiểm sát đã từng lấy cớ xác minh Đảng tịch của Nguyễn Hữu Vinh mà trả hồ sơ điều tra, thì cả 2 nhà Công tố đột nhiên không biết, không nghe, không nhớ gì cả, cứ như thể cái Chỉ thị 15 ấy là do một bọn nào đó ( Có thể là bọn LS này ) bịa đặt ra, hoặc có thể, họ cũng đột nhiên rơi vào tình trạng “ Mất trí nhớ ngắn hạn..”
Còn ông Chủ tọa, cứ nhắc đến vấn đề đảng viên với chỉ thị 15 là lại cuống cuồng tìm cách ngăn lại với lý do “Cái đó chả liên quan gì, yêu cầu LS chuyển qua vấn đề khác”.
Muốn vấn đề khác thì có ngay vấn đề khác, đến lượt các LS không đảng chỉ ra các vấn đề vi phạm nghiêm trọng các quy định tố tụng, yêu cầu 2 ông công tố phải tranh luận nghiêm túc các vấn đề vi phạm trong điều tra, giám định và tính hợp pháp của các chứng cứ kết tội bị cáo thì tình hình ngày càng trở nên thê thảm.
Ngay từ khi bắt đầu phần bào chữa của mình, các LS yêu cầu cả Hội đồng xét xử lẫn Viện kiểm sát 2 việc:
Thứ nhất: HĐXX hãy cho biết rằng, họ có thấy cần phải triệu tập thêm nhân chứng như LS đã yêu cầu và họ đã hứa ngay từ đầu phiên toà hay không?
Hội đồng xét xử im lặng, nuốt luôn lời hứa của mình.
Thứ hai: Vì HĐXX đã công bố họ làm theo yêu cầu của An ninh, nên các LS không được mang máy tính của mình vào phòng xử, như vậy là có sự tác động rõ ràng từ một cơ quan không có thẩm quyền xét xử, vậy tính độc lập của phiên tòa này ra sao? Các LS yêu cầu VKS phải thực hiện thẩm quyền và nhiệm vụ “ kiểm sát quá trình xét xử” của mình để phát biểu về tính độc lập khách quan của chính phiên tòa này.
Viện Kiểm sát im lặng nốt.
Sự lúng túng trong chiến thuật phòng thủ, bằng cách lảng tránh nhiệm vụ và thẩm quyền của các nhà tiến hành tố tụng khiến cho người ta thật sự thấy ngán ngẩm.
Sau khi nắm tay nhau để lảng tránh trót lọt các vấn đề mà LS yêu cầu, HĐXX và Công tố thở phào nhẹ nhõm để tiến hành công việc của mình.
Lập luận của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án để kết tội Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đều dựa trên việc “ Thu thập các dữ liệu điện tử trên máy tính” thì tất cả các máy tính đó không được đưa ra tòa mà chỉ có các tờ giấy in lại.
Điều này khiến cho người ta bật cười mà nhớ lại cảnh học sinh thực hành môn Tin học bằng giấy và bút, để rồi khi học xong thì không phân biệt nổi cái màn tính máy tính với cái tivi.
Khi LS lôi quy định của chính Bộ Công an ban hành về việc chuyển hóa dữ liệu điện tử thành chứng cứ trong vụ án phải thực hiện như thế nào, thì cả HĐXX lẫn Công tố ớ ra, như thể chưa bao giờ có sự tồn tại của cái của nợ đó.
Còn Kết luận Giám định của Bộ Thông tin truyền thông (Bộ TTTT), là văn bản kết luận rằng, những bài viết đăng tải đã “gây mất uy tín, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước..” đã bị các LS chỉ ra rằng, chính nhóm giám định của Bộ này vi phạm quy định trong Thông tư của Bộ TTTT thì các vị Công tố lẫn HĐXX coi như mình không nghe thấy bọn LS nói gì nữa…..
Chứng mất trí nhớ ngắn hạn có vẻ đã lan rộng ra khắp các bàn xét xử một cách không thể nào kiểm soát.
Dù sao thì 2 vị công tố cũng đã tỏ ra chăm chú ghi chép lại các vấn đề mà các LS yêu cầu tranh luận để làm rõ. Rồi bằng một sự cố gắng phi thường, họ trả lời sang vấn đề khác. Khi các LS nhắc rằng họ đã nhầm lẫn thì chỉ nhận được câu đáp lễ cực kỳ nhã nhặn: “Chúng tôi đã tranh luận xong”.
Trong suốt cuộc tranh luận đó, Nguyễn Hữu Vinh tủm tỉm cười.
Như thường lệ, bọn LS nói chán thì cũng phải dừng. Chứng mất trí nhớ ngắn hạn đã biến mất khi bản án được mang ra đọc. Ông Thẩm phán già không quên tuyên bố trịnh trọng “Các bị cáo có quyền kháng cáo và nhớ là phải nộp án phí đấy nhé”.
Chấm hết. Kết quả thế nào mọi người đã biết.
Ông Chủ tọa đã có một ngày làm việc thực sự là quá sức với cái tuổi tác già nua của mình, để che đỡ cho các vị Công tố trước nhóm LS của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thuý.
Nhóm LS này, vốn đều là những tay không vừa, đã tự phân công cho nhau từng vấn đề để bảo vệ cho thân chủ của mình. Một mũi là các LS xuất thân đảng viên như cựu Phó giám đốc công an (LS Trần Văn Tạo), cựu Kiểm sát viên (LS Trịnh Minh Tân), hay cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (LS Trần Quốc Thuận) …. đảm trách vấn đề vốn được coi là nhạy cảm trong vụ án này, vấn đề đảng tịch của cựu sỹ quan An ninh - đảng viên cộng sản Nguyễn Hữu Vinh.
Các Luật sư thiếu tính đảng, bao gồm LS Hà Huy Sơn, LS Nguyễn Hà Luân, LS Nguyễn Tiến Dũng đảm trách việc chỉ ra các vi phạm tố tụng, chỉ ra các lỗ hổng nghiêm trọng của hồ sơ để bác bỏ tính hợp pháp của các chứng cứ được dùng để kết tội.
LS Trần Đình Triển, vốn là một đảng viên, giữ chân libero, đá tự do.
Có lẽ, đây cũng là lần đầu tiên tại một phiên tòa vấn đề đảng viên hay không đảng viên, vấn đề quy chế xử lý đảng viên lại được lôi ra để tranh luận và bảo vệ cho một người đang bị kết tội “ làm xấu mặt đảng và nhà nước…” như Nguyễn Hữu Vinh.
Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đảng cộng sản, liên quan đến việc điều tra đảng viên có dấu hiệu phạm tội, vừa gây ồn ào dư luận khi tướng Phan Anh Minh công khai hồi đầu tháng, đã được các LS xuất thân đảng viên đưa ra để bảo vệ cho Nguyễn Hữu Vinh.
Thế nhưng, dù chính Viện Kiểm sát đã từng lấy cớ xác minh Đảng tịch của Nguyễn Hữu Vinh mà trả hồ sơ điều tra, thì cả 2 nhà Công tố đột nhiên không biết, không nghe, không nhớ gì cả, cứ như thể cái Chỉ thị 15 ấy là do một bọn nào đó ( Có thể là bọn LS này ) bịa đặt ra, hoặc có thể, họ cũng đột nhiên rơi vào tình trạng “ Mất trí nhớ ngắn hạn..”
Còn ông Chủ tọa, cứ nhắc đến vấn đề đảng viên với chỉ thị 15 là lại cuống cuồng tìm cách ngăn lại với lý do “Cái đó chả liên quan gì, yêu cầu LS chuyển qua vấn đề khác”.
Muốn vấn đề khác thì có ngay vấn đề khác, đến lượt các LS không đảng chỉ ra các vấn đề vi phạm nghiêm trọng các quy định tố tụng, yêu cầu 2 ông công tố phải tranh luận nghiêm túc các vấn đề vi phạm trong điều tra, giám định và tính hợp pháp của các chứng cứ kết tội bị cáo thì tình hình ngày càng trở nên thê thảm.
Ngay từ khi bắt đầu phần bào chữa của mình, các LS yêu cầu cả Hội đồng xét xử lẫn Viện kiểm sát 2 việc:
Thứ nhất: HĐXX hãy cho biết rằng, họ có thấy cần phải triệu tập thêm nhân chứng như LS đã yêu cầu và họ đã hứa ngay từ đầu phiên toà hay không?
Hội đồng xét xử im lặng, nuốt luôn lời hứa của mình.
Thứ hai: Vì HĐXX đã công bố họ làm theo yêu cầu của An ninh, nên các LS không được mang máy tính của mình vào phòng xử, như vậy là có sự tác động rõ ràng từ một cơ quan không có thẩm quyền xét xử, vậy tính độc lập của phiên tòa này ra sao? Các LS yêu cầu VKS phải thực hiện thẩm quyền và nhiệm vụ “ kiểm sát quá trình xét xử” của mình để phát biểu về tính độc lập khách quan của chính phiên tòa này.
Viện Kiểm sát im lặng nốt.
Sự lúng túng trong chiến thuật phòng thủ, bằng cách lảng tránh nhiệm vụ và thẩm quyền của các nhà tiến hành tố tụng khiến cho người ta thật sự thấy ngán ngẩm.
Sau khi nắm tay nhau để lảng tránh trót lọt các vấn đề mà LS yêu cầu, HĐXX và Công tố thở phào nhẹ nhõm để tiến hành công việc của mình.
Lập luận của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án để kết tội Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đều dựa trên việc “ Thu thập các dữ liệu điện tử trên máy tính” thì tất cả các máy tính đó không được đưa ra tòa mà chỉ có các tờ giấy in lại.
Điều này khiến cho người ta bật cười mà nhớ lại cảnh học sinh thực hành môn Tin học bằng giấy và bút, để rồi khi học xong thì không phân biệt nổi cái màn tính máy tính với cái tivi.
Khi LS lôi quy định của chính Bộ Công an ban hành về việc chuyển hóa dữ liệu điện tử thành chứng cứ trong vụ án phải thực hiện như thế nào, thì cả HĐXX lẫn Công tố ớ ra, như thể chưa bao giờ có sự tồn tại của cái của nợ đó.
Còn Kết luận Giám định của Bộ Thông tin truyền thông (Bộ TTTT), là văn bản kết luận rằng, những bài viết đăng tải đã “gây mất uy tín, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước..” đã bị các LS chỉ ra rằng, chính nhóm giám định của Bộ này vi phạm quy định trong Thông tư của Bộ TTTT thì các vị Công tố lẫn HĐXX coi như mình không nghe thấy bọn LS nói gì nữa…..
Chứng mất trí nhớ ngắn hạn có vẻ đã lan rộng ra khắp các bàn xét xử một cách không thể nào kiểm soát.
Dù sao thì 2 vị công tố cũng đã tỏ ra chăm chú ghi chép lại các vấn đề mà các LS yêu cầu tranh luận để làm rõ. Rồi bằng một sự cố gắng phi thường, họ trả lời sang vấn đề khác. Khi các LS nhắc rằng họ đã nhầm lẫn thì chỉ nhận được câu đáp lễ cực kỳ nhã nhặn: “Chúng tôi đã tranh luận xong”.
Trong suốt cuộc tranh luận đó, Nguyễn Hữu Vinh tủm tỉm cười.
Như thường lệ, bọn LS nói chán thì cũng phải dừng. Chứng mất trí nhớ ngắn hạn đã biến mất khi bản án được mang ra đọc. Ông Thẩm phán già không quên tuyên bố trịnh trọng “Các bị cáo có quyền kháng cáo và nhớ là phải nộp án phí đấy nhé”.
Chấm hết. Kết quả thế nào mọi người đã biết.
(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...