
Chả phải nói ai cũng có thể hình dung rừng Tây Nguyên ngày xưa nó như thế nào. Và bây giờ nó như thế nào ai cũng hình hình dung rồi. Nhưng phải rạch ròi ra, rằng là ai phá rừng nhiều nhất. Không phải dân đâu, dân rất yêu rừng, nhất là những người dân Tây Nguyên bản địa, họ có những quy ước, luật tục rất nghiêm ngặt để giữ rừng, để rừng luôn chở che cho con người, để con người, dẫu rợn ngợp, nhỏ bé, dẫu thấy rừng bí hiểm và âm u, vẫn tin tưởng dựa vào rừng, sống cùng rừng trong mối quan hệ tương hỗ bền chặt và thân thiện. Thời ấy, năm 1981 của thế kỷ trước, tôi là gã sinh viên mới ra trường, xung phong lên Tây Nguyên công tác. Và cả năm trời đã ngơ ngác với cảnh rừng viền quanh thành phố, chỉ bước ra mấy bước chân là đã thấy rừng. Từ Pleiku lên Kon Tum (thời ấy còn chung một tỉnh) 45 cây số, chạy xe ban đêm lổn nhổn thỏ rừng. Lái xe dừng lại, thỏ đóng đèn đứng im, thế là... tóm. Xuống làng thì khỏi nói, rừng bao quanh làng, che chở làng, và bình yên cùng làng. Rồi chúng ta bắt tay xây dựng. Chả nói đâu xa, ngay thành...