31
Aug

Một bài Quốc Ca giá bao nhiêu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một bài quốc ca giá bao nhiêu? Tuấn Khanh 29-08-2015   Câu chuyện đề nghị thu tiền tác quyền của bài Tiến quốc ca ở Việt Nam hiện nay, gợi lên không ít điều phải bàn, liên quan đến danh dự một quốc gia, cũng như của chính tác giả bài hát đó. Tuy chuyện ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nêu ra có vẻ rất lạ thường, như lại là cơ hội để công chúng được một dịp nhìn thấy mọi góc cạnh của ứng xử, của hiện trạng về bài quốc ca tại Việt Nam. Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam cho đến nay, chưa có bài hát nào được sử dụng nhiều bằng bài Tiến Quân Ca, bởi tính khách quan, đó là bài hát được Quốc hội của miền Bắc Việt Nam, năm 1946, lúc đó còn mang tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chọn là bài hát chủ đề giới thiệu một chính thể - một national anthem, mà cho tới nay chưa có sự thay đổi chính thức nào. Mặc dù sau khi Việt Nam không còn chiến tranh và chính thức đổi tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bài hát này vẫn được vang lên với tư cách là một bài quốc ca. Nếu tính thành tiền tác quyền, bằng giá của một ca khúc bình thường mà VCPMC vẫn thu hiện nay, tiền tác quyền của của riêng bài hát này (kể cả truy thu) của nhạc sĩ Văn Cao có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng Việt Nam. Và nếu được như...

26
Aug

Địt mẹ thằng Phạm Vũ Luận

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Học sinh, sinh viên không phải là Chuột Bạch! Chia sẻ nỗi bức xúc của cộng đồng mạng mấy ngày qua về những chính sách gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng 24/8/2015, một Facebooker có tên “Hoàng Thành” đã đăng lên Facebook một bức ảnh của mình, trong đó anh cầm trên tay poster hình con chuột bạch đang bị tiêm thuốc, với dòng chữ: “Học sinh, sinh viên không phải là CHUỘT BẠCH”. Hình ảnh đó thu hút được sự quan tâm của người dùng Facebook. Phóng viên (PV) đã nhanh chóng liên lạc với Hoàng Thành để phỏng vấn. PV: Chào bạn, bạn có thể cho biết vì sao bạn có ý tưởng chụp tấm hình đó? Hoàng Thành: Gần đây tôi thấy trên mạng nhiều người bức xúc về kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học làm một - PV), nhìn thấy cảnh nhiều bạn trẻ và gia đình dở khóc dở cười do đây là lần đầu thử nghiệm cách thi này, họ loay hoay vì lạ lẫm. Tôi liền liên tưởng đến những gì bản thân mình đã trải qua thời còn đi học, tôi cũng là “chuột bạch” của nhiều chính sách giáo dục tương tự. Nào là thay sách giáo khoa, nào là thí điểm chương trình dạy và học mới… đúng là dở khóc dở cười thật. Vì thế mà tôi nảy ra ý định chụp bức ảnh này như một cách để biểu đạt ý kiến. PV: Bạn thực hiện bức ảnh đó như...

20
Aug

Tiểu luận về nhậu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cái chõng tre (hoặc cái bàn mộc cũ kĩ) giữa lòng Hà nội, trên đó bày mấy lọ kẹo lạc, kẹo vừng, chai rượi trắng, chiếc điếu cày, ống đóm, ngọn đèn dầu... và một cái ủ tích lúc nào cũng sẵn sàng rót ra những cốc nước trà đặc quánh, nghi ngút hương thơm. Tất nhiên không thể thiếu chiếc ghế băng cũ kĩ, đã lên nước nâu bóng nằm hờ hững phía bên ngoài, dăm chiếc ghế nhựa oắt con, cơ động mà kích thước và sức chịu lực được tính toán vừa đủ với kích cỡ và trọng lượng của giống người mũi tẹt, da vàng... Đấy là vật. Còn người thì bên trong cái chõng (hoặc cái bàn) cổ kính ấy, thế nào cũng có hoặc một ông già, hoặc một bà lão răn reo phúc hậu, sẵn sàng lặng thinh trước thời cuộc mà cũng sẵn sàng góp vào đôi ba câu chuyện... Khỏi nói thì ai cũng biết đó là một trong vô vàn quán nước trà ở Thủ đô. Và gần đấy, thế nào cũng có một hàng phở, hàng bánh cuốn hay bún ốc, bún riêu gì đó, đại loại là một hàng quà sáng... Sở dĩ có sự “cộng sinh” muôn đời ấy giữa “ăn” và “uống” bởi quán ăn ở Hà thành thường chỉ phục vụ ăn với lau mồm qua loa bằng những mảnh giấy đủ màu trắng đục, xanh, vàng, tím... (không thể trắng tinh bởi chúng được tái chế bằng giấy loại), cắt vuông vắn mỗi chiều năm xăng ti mét. Còn súc miệng xỉa răng ư? Xin mời bước đi chỗ khác. Người Thủ đô vốn thong thả, đường...

14
Aug

HOA "LẠ" VÀ GIỌNG LƯỠI CỦA QUAN CHỨC HÀ NỘI

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

“Hoa lạ” trồng bên hồ Hoàn Kiếm  có nguồn gốc từ Trung Quốc? Dân trí Thứ Năm, 13/08/2015 - 15:17 Trước thông tin cho rằng một số giống hoa trang trí bên hồ Hoàn Kiếm hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc, đại diện Ban Quản lý Hồ Gươm và công ty cung cấp hoa khẳng định, tất cả hoa trông bên hồ đều có nguồn gốc từ Đà Lạt (Lâm Đồng) và Hà Nội. >> Trồng hàng nghìn chậu hoa bên hồ Hoàn Kiếm mừng Ngày Quốc khánh Những ngày gần đây, Hà Nội gấp rút trang trí lại cảnh quan xung quanh hồ Hoàn Kiếm cũng như một số tuyến phố trung tâm, hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9. Những thảm hoa đủ loại sặc sỡ sắc màu đươc các công nhân tỉa tót, bài trí theo thiết kế bên hồ. Đến nay, mọi công việc “trang điểm” cho Hồ Gươm gần như đã hoàn tất. Bên ngoài các thùng giấy đựng hoa có nhiều dòng chữ Trung Quốc khiến người dân cho rằng các giống hoa trồng bên hồ được nhập về từ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua quan sát có thể thấy các thùng giấy đựng hoa đều in chữ Trung Quốc . Nhiều người dân hoài nghi loài hoa được trang trí bên Hồ Gươm được nhập về từ Trung Quốc? Người dân băn khoăn: Nước ta có biết bao làng hoa, vựa hoa, thành phố hoa nổi...

12
Aug

Phố cổ Hà Nội bóng lồn lộn nhất thế giới

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trước sự quan tâm của bạn đọc về việc lát đá mặt đường một số tuyến phố cổ, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo quận Hoàn Kiếm. — Việc lát đá 11 tuyến phố trong khu phố cổ Hà Nội đã đi đến đâu rồi, thưa ông? — Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình lập dự án, thiết kế, xin tiền để lát loại đá bóng nhất thế giới cho 11 tuyến phố cổ Hà Nội. — Tiền để lát đá phố cổ được lấy từ đâu? — Giờ quận Hoàn Kiếm sẽ xin được lát đá bằng tiền ngân sách quận. — Phố cổ lát loại đá bóng nhất thế giới thực sự thuận tiện cho việc đi lại hay chỉ có giá trị biểu tượng? — Khu vực phố cổ lát loại đá bóng nhất thế giới sau này sẽ là đầu tàu kinh tế của Hà Nội và Việt Nam. Trên thế giới cũng vậy, khu vực nào phố có lát đá bóng lộn thì khu đó sẽ thành đầu tàu kinh tế, trung tâm thương mại rất lớn của địa phương đó. Sau khi phố cổ được lát loại đá bóng nhất thế giới, nơi đây sẽ là điểm đến của khách du lịch, đưa kinh tế phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, phố lát đá bóng lộn cũng có vai trò trong việc đi lại và có cả ý nghĩa với an ninh quốc phòng nữa. — Từ khi có chủ trương đến khi lát loại đá bóng nhất thế giới cho phố cổ sẽ phải mất bao nhiêu thời gian? — Trung bình từ sau khi có sự đồng ý của Chính phủ đến khi lát được đá phải mất năm năm. Riêng khâu chọn đá cũng phải mất...

06
Aug

Mười mấy giây nhạc tàu - Một sơ xuất có hệ thống

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cuối năm 2006, có một ca sĩ từ Hà Nội vào Sài Gòn trong một tâm trạng trầm uất nặng nề, do vướng vào một scandal tình ái ngoài ý muốn, chuyện rất ầm ĩ trên internet. Năm đó, muốn giúp cô quay lại với sân khấu, tôi quyết đưa cô vào danh sách biểu diễn trong một chương trình văn nghệ ngoài trời, diễn ra tại trung tâm thành phố. Dĩ nhiên, đó là một cuộc tranh đấu vật vã muôn phần để vượt qua các hàng rào kiểm duyệt ý thức lẫn thói đạo đức giả của các người có chức phận lúc đó. Ấy vậy mà, khi đến tiết mục của cô, khi chỉ mới hơn 10 giây nhạc dạo của bài hát mà cô vẫn hay trình diễn, một viên chức mặt còn măng sữa của Thành Đoàn TNCS đã lao đến chỗ tôi và hét lên “ai cho loại người này lên sân khấu?”. Thậm chí, dù cô ca sĩ đó đang hát được gần nửa bài, viên chức đó vẫn loay hoay mưu tìm cách đuổi cô ca sĩ ấy xuống. Nói đến vậy, để biết, ở Việt Nam, kiểm duyệt là một bàn tay sắt với mọi loại chương trình, đặc biệt chương trình gọi là trực tiếp với công chúng. Bất chấp nội dung là gì, ý thức chính trị và kiểm duyệt len lỏi vào mọi nơi: từng chữ của một bài hát, từng chiếc áo trong phòng hoá trang của nữ diễn viên, thậm chí động tác trên sân khấu cũng được ràng buộc bởi những quy tắc nào đó, để phù hợp với sân khấu xã hội chủ nghĩa. Thậm chí để bảo đảm tính an...

05
Aug

Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một bài ca tụng và hàm chứa rằng ông thầy của mình là Đại tướng Lê Đức Anh là người đã tạo cú hích thành công trong việc bình thường hóa quan hê Việt Mỹ, Đại tá Khuất Biên Hòa đã hoặc rất mù thông tin, hoặc vì quá trung thành với chủ nên XHCN (xạo hết chỗ nói). Tác phẩm "Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm hỏi ông Boby Muller, cựu binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam" của tác giả Phạm Cao Phong, đạt giải 3 cuộc thi ảnh "Quan hệ Việt-Mỹ và nước Mỹ qua ống kính của các nhà nhiếp ảnh Việt Nam". Ảnh chụp năm 1995, tại New York. Ảnh: VietnamNet . Ngồi không lần đọc các báo điện tử gặp bài “Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh” trên VietNamNet [1] do Đại tá Khuất Biên Hòa (nguyên trợ lý – nói theo kiểu miền Nam là “tà lọt” cho ông Lê Đức Anh) viết, trong đó ông “tà lọt” ca tụng thầy mình là người đã tạo dấu mốc thúc đẩy thành công việc bình thường hóa quan hê Việt-Mỹ thông qua việc giao nhiệm vụ “cơ mật” cho Thiếu tướng, Giáo sư, Bác sỹ Nguyễn Huy Phan (mất năm 1998). Thú thật lâu nay tôi không ưa nếu không muốn nói là căm ghét ông Lê Đức Anh vì hai lý do: Thứ nhất ông là một trong những người đã thúc đẩy ký Hiệp ước Thành Đô năm 1990 [2] đưa dân tộc vào vòng khống chế của Trung Quốc (“Bắc thuộc lần thứ 5”). Thứ hai, theo thông tin mà tôi...

05
Aug

“Mười mấy giây” từ tiềm thức

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thế là vụ phát thanh bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” trong buổi kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ vừa qua đã có người chịu trách nhiệm. Bài QĐND cho biết sẽ xử lí sai sót trong việc tấu bài ca đó (1). Nhưng điều thú vị là trong bản tin của QĐND, người ta đề cập đến bài nhạc đó là “nhạc nước ngoài” một cách hững hờ. Như các bạn theo dõi thời sự biết, đó là bài Quốc ca thứ hai của Tàu cộng, chứ không chỉ đơn giản là “nhạc nước ngoài”. Người chịu trách nhiệm trong việc dàn dựng chương trình là người nghệ sĩ tên Lê Hùng, có danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. Lần đầu tiên tôi nghe đến tên của nghệ sĩ này. Ông nói với BBC Vietnamese như là một biện minh rằng “Đoạn nhạc đó chỉ có mười mấy giây, và không có lời, dùng làm nhạc hiệu để Chủ tịch nước đi lên bục phát biểu thôi và đã được chỉnh sửa ở những lần phát lại sau đó” (2). Các bạn có cảm thấy thuyết phục? Tôi thì thấy chưa thuyết phục mấy. Khó có thể nói chỉ mười mấy giây là bỏ qua được. Nên nhớ rằng có khi các đài truyền hình như VTV chỉ cần quảng cáo 15 giây mà số tiền có thể lên đến 200 triệu đồng. Đằng này, Tàu cộng chẳng tốn xu nào mà vẫn được đài truyền hình quốc gia Việt Nam quảng cáo... miễn phí! Nhưng vấn đề không chỉ là tiền và thời gian, mà là bối cảnh của bài hát đó, là danh dự quốc gia. Bối cảnh...

01
Aug

Xã hội hóa - Đừng là tống tiền hóa hay hối lộ hóa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôn trọng tác giả nên chúng tôi giữ nguyên cái tiêu đề chua chát trên đây chứ trong thâm tâm chúng tôi chỉ muốn đổi nó thành một tiêu đề đơn giản mà thiết thực hơn: Những câu hỏi dành để hai ông Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo trả lời . Thực thế, trong khoảng thời gian một vài năm nay, hay rộng hơn là kể từ dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lại đây, nhân dân khắp nước hầu như ai cũng thấy hai ông cầm quyền của mảnh đất “ngàn năm văn vật” làm nhiều chuyện tự tung tự tác không ai hiểu ra sao nữa. Các ông bày ra vô khối việc tốn kém rất nhiều tiền của dân, ích lợi đâu chẳng thấy, chỉ thấy hậu quả nhãn tiền “tiền mất tật mang”, và sẽ là tai họa lâu dài cho Hà Nội, từ cái nhà bảo tàng trống huếch và xuống cấp trầm trọng, ngôi chùa danh tiếng Trăm Gian bị phá, những công viên, hồ nước bị thu hẹp, cắt xén, để bán làm nơi kinh doanh, kể cả đắp nổi thành bán đảo giữa hồ hoặc đào xới dưới lòng đất sâu cho xe đỗ... Sao các ông nỡ đối xử với một vùng “đất thiêng” với tầm trí tuệ “phàm phu” đến vậy? Các ông nỡ coi người dân Hà thành - và rộng ra người dân cả nước - như cỏ rác được sao? Ấy thế mà đến khi kiểm điểm, xử lý những việc làm sai làm hỏng khiến khắp nơi bất bình thì các ông lại lẩn đâu mất, chẳng thấy tẻo teo trách...