Tuyển Tập Thơ - Tháng Hai, 2012

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook






TUYỂN TẬP THƠ

Tháng Hai, 2012






TÔI ĐÃ YÊU NÀNG...

(A-lếch-xan-đơ Xéc-gây-ê-vích Pút-skin)

Dịch: dao_hoa_daochu


Tôi đã yêu nàng: tình yêu, có lẽ,

Vẫn còn đang âm ỉ trong lòng;

Nhưng để tình tôi không bất an nàng nữa;

Tôi không muốn nàng buồn, một chút cũng không...



BÌNH THƠ

(Yến Lan)


Trong một chùm các bài báo về Pushkin, Belinsky đã viết: "Luôn có một cái gì đó đặc biệt quý tộc, nhẹ nhàng, lịch thiệp, ngát hương và thanh nhã trong mọi cảm xúc của Pushkin. Vì vậy, đọc những tác phẩm của ông là một cách tuyệt vời để giáo dục trong mỗi chúng ta một con người..."


Những lời này trực tiếp liên quan đến bài thơ "Tôi đã yêu nàng..."



Download "Tuyển Tập Thơ — Tháng Hai, 2012" đầy đủ (61KB):

http://www.mediafire.com/?ut2sd2981ett31p

http://hotfile.com/dl/148094360/b00e636/philong58_-_tuyen_tap_tho_thang_2_2012.lcd.html


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me(): Tủ sách của Chương trình me()




RẰM THÁNG GIÊNG

(Bác Hồ)

Dịch: Phi Long


Trăng vừa tròn đủ, Rằm tháng giêng,

Sông, nước, trời xuân nối nối liền...






LÁ TRÚT RƠI

(Ôn-ga Béc-gôn)

Dịch: dao_hoa_daochu


Vào mùa thu, ở Mátxcơva, trên các đại lộ,

người ta treo những tấm biển nhỏ với dòng chữ

"Cẩn thận, lá trút rơi"


Mùa thu, mùa thu!..

Mátxcơva mơ màng sương mù, khói

Những cánh sếu bay chấp chới mỏi

Trên những khu vườn sẫm chói lá vàng thau.


Những tấm biển con trên đại lộ đan nhau

Nhắc những người đi qua đi lại,

Vui vẻ trong tay, hay một mình chậm rãi:

"Cẩn thận, lá trút rơi!"...






BAO NHIÊU

(dao_hoa_daochu)


Biết bao nhiêu con đường

Một người phải dấn bước

Mới có thể gọi được

Là một người đàn ông?


Chim trắng phải vẫy vùng

Biết bao nhiêu hải lý

Mới ngủ không mộng mị

Trên bờ cát ấm êm?..






DỌC THÁP CANH

(dao_hoa_daochu và Chim Xanh)


Một anh hề bảo chàng ăn cắp:

"Phải có đường nào thoát khỏi đây,

Biết bao là sự bộn bầy,

Làm ta không thể giải khuây chút nào.

Rượu của ta lũ nhà buôn uống,

Đất của ta làm ruộng dân đào,

Suốt đời chả có đứa nào

Hiểu ra chuyện đấy vì sao mà làm"...


...

Lập Trình Viên II (21)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thằng Lu-ka khẽ thở dài, nhìn cô giáo, rồi cứ giữ nguyên mắt nhìn như thế, nó thong thả đứng lên.


Mặc dù chỉ là "bãi phân" trong mắt thằng Phê-đi-a, nhưng giống như thằng Giê-nhi-a, thằng Lu-ka cũng là nhân vật trụ cột của lớp tôi; có khi còn trụ cột hơn.


Vì nếu ví lớp tôi với một cái làng, thì thằng Giê-nhi-a bất quá chỉ là anh giáo làng, — cho dù có là một anh trạng từ quan đi chăng nữa.


Còn thằng Lu-ka là lý trưởng.


Và nó học giỏi cũng ngang hàng thằng Phê-đi-a, mà còn toàn diện — đều các môn — hơn.


Nhưng cùng một việc học, thì đối với thằng Giê-nhi-a, chắc sẽ giống như đọc tiểu thuyết; với thằng Phê-đi-a, sẽ như chơi Súp-pơ Ma-ri-ô; còn thằng Lu-ka, nó học y như đang làm việc cật lực để gây dựng một sự nghiệp, và nó luôn thẳng thắn về chuyện này.


Bản thân tôi cũng đang phải rất là cật lực, lại còn trong một tình thế bấp bênh và động lòng, nhưng tôi cũng chưa bao giờ tự thấy mình có cảm giác, hay là ý nghĩ theo kiểu "sự nghiệp" này cả.


Nếu là chuyện "nhao nhao" liên quan đến nội dung bài học, và cần một tiếng nói có trọng lượng, thì lựa chọn đầu tiên của cô Ma-ri-a sẽ là thằng Giê-nhi-a; còn với chuyện như chuyện đang diễn ra này, thì thằng Lu-ka sẽ chính là tiếng nói đó. Hẳn rồi!


Tóc mềm, lửng lơ đâu đó giữa nâu non và vàng, cắt ngắn nhưng đủ để vẫn mượt, đường ngôi rành rọt bên trái; mắt hơi thẫm hơn tóc, và trong; cái gì trên mặt cũng có vẻ vừa vặn, ngoại trừ môi hơi dày, và cằm hơi bầu, nhưng chỉ hơi một chút thôi; quần áo lúc nào cũng như vừa giặt khô là hơi; mọi thứ ở thằng Lu-ka đều ngay ngắn, gọn gàng, chỉn chu, và người lớn.


Lập Trình Viên II (20)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhưng nếu bây giờ "sự may mắn bỗng rơi đâu mất" ngay giữa lúc còn đang học ở trường, thì sẽ phải làm sao?!


Phi Long có lần nói việc học cũng giống như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi.


Rốt cuộc thì tôi đã hiểu là mình vẫn chưa thể học được như thằng Phê-đi-a, và khổ nhất là tôi lại hoàn toàn tin là kết quả như vậy không phải là do khả năng của tôi không bằng nó.


Nếu cái đích tôi đặt ra không phải thằng Phê-đi-a mà là thằng Giê-nhi-a, thì có thể đã đi một nhẽ. Đằng này...


Tôi đã cố thật khách quan để nghĩ về chuyện suy nghĩ của mỗi người đều sẽ thiên vị mình, và lại khổ nhất là sau khi đã nghĩ đi nghĩ lại như vậy, tôi vẫn tiếp tục khẳng định là chẳng có lý nào mà khả năng của tôi lại không bằng được thằng Phê-đi-a.


Tôi cũng biết là Phi Long vẫn gọi kiểu suy nghĩ như vậy là suy nghĩ "đệ quy", và cho rằng cách suy nghĩ ấy thật khó mà chính xác. Nhưng bản thân Phi Long thì lại chính là người tôi thấy hay "đệ quy" nhất.


Và anh thì lại rất ổn.


Hơn nữa kể cả cứ cho là có thiên vị hay đệ quy gì gì đi, thì ở đây vẫn rành rành một hiện thực thật chi tiết: xuất phát điểm tôi là một thằng dốt điển hình giữa một bầy toàn bọn giỏi.


Ngay cả một người lớn mà bị như vậy thì cũng hoàn toàn rõ ràng là sẽ dễ mặc cảm hơn là vẫn sẽ loay hoay tìm cho ra cách nào đó để tự sướng, nữa là một người chưa lớn lắm.


Tôi phải tin ngược lại mới đúng, nếu như thật sự "thiên vị" và "đệ quy".


Còn nếu vẫn tin không ngược lại, thì sẽ dẫn đến thực tế là tôi đang làm theo cách sai; hoặc — tệ hơn (?) — đúng, nhưng phải còn lâu mới biết được là đúng.


Tình trạng vất vả mà không biết là vất vả đúng hay vất vả sai này không chỉ xấu hơn rất nhiều so với sự hào hứng và quyết tâm lúc ban đầu, mà thật sự là thê thảm hơn so với tất cả những sự chán nản mà tôi đã từng trải qua.


Nó gây ra một cảm giác bải hoải từ rất sâu trong lòng, yếu đuối, băn khoăn, bán tín bán nghi, nôn nao, bất ổn, nó buộc người ta phải nghĩ, và càng nghĩ lại càng thấy khó chịu hơn.


Khó chịu đến nỗi, mặc dù vẫn hoàn toàn ý thức được như thế là không thể chấp nhận, là đúng ra trong trường hợp nào cũng không được phép, là kể cả lúc A-nhi-a và Phi Long không ở đây... nhưng lại vẫn không thể mà cưỡng được, tôi bắt đầu chán học.


Chán quá, thì tôi bỏ học.


Điểm tốt vớt vát, là tôi vẫn phải tìm cách để bỏ học.


Tôi xuống phòng y tế của trường và gặp chị Ga-lin-na, hoặc bác Vác-va-ra, chủ yếu là chị Ga-lin-na, — tùy theo phiên trực; — bác Vác-va-ra là bác sĩ, còn chị Ga-lin-na là y tá, đều từ bệnh viện "187" của thành phố; và tôi biết một cách để cặp nhiệt độ lên hơn ba mươi bảy độ.


Cách này đơn giản mà rất hiệu quả.


Tôi kẹp cái cặp nhiệt độ vào nách bên trái, trèo lên giường, nằm nghiêng cũng về bên trái, đè mạnh một chút và tập trung thở sâu — lúc thở ra thì nén hơi, vận lực một chút — liên tục về phía lồng ngực bên ấy.


Chỉ hơn mười phút, và tôi sẽ là một người ốm chân chính, có xác nhận y tế hẳn hoi.


Độc bộ kỳ chiêu này, vào lúc vui vẻ đem ra khoe, hẳn là anh Xéc-giô tuyệt đối đã không nghĩ là sẽ có lúc tôi đem ra dùng thật, — giống như anh ngày xưa, và còn theo một cách có hệ thống hẳn hơn, đến nỗi có lần chị Ga-lin-na đã xuýt bắt tôi phải ra bệnh viện nằm.


Tôi vừa chực nhổm dậy, chưa kịp nói gì, thì cô Ma-ri-a đã đặt tay lên vai tôi:


— Phải rồi, cuối tuần trước em nghỉ ốm. Em đã khỏi hẳn chưa?


— Dạ... rồi ạ. — Tự nhiên tôi lúng búng, không lưu loát được như mọi khi.


Và tôi lập tức hình dung chuyện đang xảy ra.


Sự vắng mặt vài hôm đúng vào một khoảng thời gian cụ thể nào đó, của một học sinh hay nghỉ ốm và thuộc loại tương đối mờ nhạt trong lớp, xét từ nhiều góc độ, khó phủ nhận là sẽ khó nhớ hơn so với lịch giao bài kiểm tra.


Và đây là cô Ma-ri-a, chứ không phải thày Ra-đi-ôn.


Cô Ma-ri-a lại quay sang dãy bàn bên kia, cô gọi:


— Xu-li-man-nốp-va.


Cái Đi-na Xu-li-man-nốp-va đứng dậy, mũi hơi hếch và môi hơi cong, nên trông nó giống búp-bê, nó rụt rè xo vai, tròn mắt nhìn cô giáo, hơi nghiêng đầu sang bên phải, rồi lắc lắc mái tóc nâu quăn tít và xõa vai. Cô Ma-ri-a nhắc nó:


— Em nói thành lời, để các bạn cùng nghe.


— Dạ, nhưng... — cái Đi-na rụt rè — cô không thông báo ạ, cô Ma-ri-a Va-xi-lép-na.


Cô Ma-ri-a nhìn nó chăm chú, rồi lại bước từng bước chầm chậm về phía bảng viết, bàn tay trái cô đưa lên đẩy gọng kính trên sống mũi, rồi chuyển sang bóp cằm; đến trước bảng viết, cô từ từ quay lại, tay vẫn để ở cằm, ánh mắt phân vân.


Đột ngột, cô hơi giơ tay lên và chém xuống, tay phải đồng thời cũng làm một cử động tương tự, cô nói như nổi cáu, nhưng khó phân biệt là cáu với học trò, với chính mình, hay là — có lẽ thế — với tất cả câu chuyện này:


— Nhưng không thể đột nhiên nhớ sai như thế!!


Nhưng cô lại im lặng ngay — nói là lặng lẽ có khi đúng hơn, — rồi nửa như để chứng minh với chúng tôi, nửa như để tự giúp chính mình, cô cứ vừa cố nhớ, vừa chầm chậm lặp lại — bằng động tác — những gì mà theo trí nhớ của cô thì đã phải diễn ra vào hôm thứ Sáu:


— Tôi còn nhớ rất rõ... đồ thị hàm số trên bảng... rồi tôi đi đến cạnh cửa sổ, đứng ở đây, đúng như thế này...


Cô đứng đấy, nhìn bảng viết, nhìn xuống sàn...


Và bằng một động tác dứt khoát, cô nhìn thẳng vào chúng tôi:


— Rõ ràng tôi đã nói rồi mà!


Lập tức bọn nó lại nhao nhao ngay lên như một cái chợ:


— Chưa đâu ạ...


— Đúng là chưa ạ...


— Cô chưa nói thật mà, cô Ma-ri-a Va-xi-lép-na...


Ánh mắt cô Ma-ri-a bất ngờ chậm chạp lại, rồi trĩu xuống. Và cũng chậm chạp như ánh mắt, cô đưa cả hai tay lên gỡ cặp kính trắng ra, mắt cô chớp, lại chớp, rồi cô nhìn xuống cuối lớp, và giọng nói của cô giống như mệt mỏi:


— Lu-ka, em hãy nói xem.


Thằng Lu-ka khẽ thở dài, nhìn cô giáo, rồi cứ giữ nguyên mắt nhìn như thế, nó thong thả đứng lên...


(Còn nữa)


Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Cả bộ đầy đủ)

http://philong58.blogspot.com/2012/02/lap-trinh-vien-ca-bo-ay-u.html

Gái học Yếu Luận: Gái Điếm Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook








GÁI ĐIẾM VIỆT NAM


Chưa kịp nâng ly, thấy Điếm vào,

Chân dài đến nách, toàn Điếm cao!


Nước Việt Nam vui tươi muôn vàn loại Gái khác nhau. Gái nào cũng đẹp, gái nào cũng quý hiếm, nhưng thân thuộc nhất vẫn là Gái Điếm.


Điếm Quảng Ninh, Điếm Lạng Sơn, Điếm ngút ngàn Đồ Sơn, Hải Phòng, Sài Gòn, Hà Nội (tính cả Hà Đông)... đâu đâu cũng có Điếm thân thương làm bạn.


Gái Điếm, gái công chức, gái lao động tự do, gái nội trợ, gái đi học, gái không làm gì cả... mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng là người bạn thân thiết nhất của con người. Vào đâu Điếm cũng sống, ở đâu Điếm cũng béo tốt. Dáng Điếm ngắn, dài, thẳng, cong, đứng, ngồi, ngửa, sấp, lom khom, màu Điếm bự phấn nhũn nhặn. Khi Điếm làm thì cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Lúc Điếm nghỉ thì trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.


Nhà thơ có lần ca ngợi:


Da Điếm ôm mát rượi


Bóng Điếm rộng, hẹp, lớn, bé, âu yếm khắp làng, bản, xóm, thôn. Điếm thấp thoáng dưới những mái chùa cổ kính. Bên Điếm, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Cùng mưu sinh với Điếm, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, tối về chơi Điếm. Điếm ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Gái Điếm, gái công chức, gái lao động tự do, gái nội trợ giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Điếm quen thuộc với bàn tay của người nông dân.


Từ thuở làng ta nhà chứa mở,

Điếm và người vất vả quanh năm.


Điếm với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỷ "văn minh" "khai hóa" của thực dân cũng không làm được Hôn Nhân thay Điếm.


Điếm khăng khít với đời sống hàng ngày. Điếm còn là nguồn vui duy nhất của người nông dân. Các chàng tá điền còn biết chơi gì nữa, ngoài chơi với Điếm?


Tuổi già lấy Điếm làm vui. Nhìn thấy Điếm là khoan khoái. Nhớ lại mùa trước, nghĩ đến những mùa sau, hay mơ mộng một ngày mai biết đâu sẽ tha hồ mà Điếm...


Người xưa có câu: "Điếm càng già, càng thạo." Điếm là thạo nhất!


Người xưa còn có câu: "Dụng nhân như dụng Điếm."


Người xưa còn có câu nữa: "Điếm càng không yêu nghề, càng mơ mộng."


Điếm mơ mộng không chơi được nữa, thì để phần cho bọn chí thú yêu hạnh phúc gia đình.


Gái Điếm Việt Nam! Gái Điếm can đảm, ngay thẳng với đời, thủy chung với nghề. Gái Điếm mang những đức tính của một loại Gái quý.










Em Sẽ Mãi Yêu Anh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Whitney Houston
(August 9, 1963 - February 11, 2012)



The Bodyguard

Xem cả bộ phim: The Bodyguard (1992)

Lập Trình Viên II (19)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thày Ra-đi-ôn dạy chúng tôi môn tiếng Anh.



*
* *



Nếu như cô Ma-ri-a bằng tuổi và đang đi học cùng chúng tôi, thì trong những câu chuyện của đám con trai, cô sẽ "cận thị, tồ, và mồm đầy răng".


Nếu là giữa những người lớn với nhau, như vậy hẳn là nghe sẽ hơi nặng nề; nhưng với chúng tôi, thì đấy chẳng qua là cô luôn đeo kính trắng, có khuôn mặt bầu bầu, lành lành, và không thật duyên dáng mà thôi.


Cô Ma-ri-a để tóc ngắn, chỉ vừa chấm đến cổ áo, tóc cô màu hung nhạt, quăn nhiều nếp nhỏ, và ít nhiều có ánh kim, nên gây cảm giác cưng cứng — không chỉ là tóc cứng, — tóc mai cô đã có một ít sợi bạc, nhất là mai bên trái. Tuổi cô chắc cũng phải hơn năm mươi, và cô toàn đi dạy ở trường tôi; cô sống độc thân, không lấy chồng, và không có con cái.


Tôi không rõ là bây giờ những người lớn có còn say mê và nhiệt tình mãnh liệt đàm tiếu những chuyện như vậy ở người khác nữa hay không, còn bọn học sinh chúng tôi thì hình như không.


Và thế là phải.


Lúc nào rồi? Bây giờ ở Đức cả đàn ông lẫn đàn bà đều ngại kết hôn, mà kết rồi thì ngại đẻ; còn ở Nhật thì tỷ lệ đàn bà lựa chọn cuộc sống độc thân càng ngày càng cao.


Có cái gì đó đang mang hình dạng xu hướng.


Báo chí thì nói nhiều đến nếp sống công nghiệp, đến nam nữ bình quyền, đến vị trí và tầm quan trọng của sự nghiệp trong chân giá trị đời sống của những nữ nhân giàu nam tính...


Nhưng vì những điển hình ở đây là Đức và Nhật, cho nên tôi lại có một cảm giác khác, là xu hướng này tất phải có một mối liên hệ sâu sắc thế nào đó tới một bản chất phát xít.


Cô Ma-ri-a dạy Toán, là một trong những giáo viên có uy tín chuyên môn cao nhất ở đây, và là chủ nhiệm lớp tôi.


Và ở trường này, đấy là một vấn đề đẳng cấp!


Ngay cả hạng — một thời — đội sổ có số có má như tôi, ra khỏi cửa lớp — lúc ấy, — là vẫn hoàn toàn có quyền ngẩng cao đầu mục hạ vô nhân, nhìn bọn có giáo viên chủ nhiệm thuộc khối xã hội như một thứ công dân hạng hai. Được cái tôi không — và không muốn — lạm dụng cái quyền ấy một tị nào, thậm chí liên quan đến chuyện này, chuyện tôi vào học ở lớp này, tôi vẫn nghĩ là đã có một chút gì đó "tiêu cực" mà A-nhi-a phải dính líu vào, và tôi vẫn luôn có một cảm giác áy náy.


Mùa Đông.


Tuyết đầu mùa đã rơi, và tuyết cứ tiếp tục rơi nhiều hẳn hơn mưa — tháng này là tháng có cả tuyết lẫn mưa, và thường thì lẫn lộn gần như nhau, — nên trên mặt đất đã tạo thành được một lớp vỏ tuyết gần như ổn định.


Như thế thì đẹp và sạch sẽ tinh tươm.


Và trời lạnh cũng nhanh, tháng Mười Một mà đã âm đến gần mười độ; ở ngoài đường, má bọn con gái đã hơi hơi hồng trái táo. Ngày tương đối ngắn và không sáng sủa lắm, nhưng được cái trong trẻo; và trên cửa kính có tinh thể hoa băng.


Thứ Hai.


Giờ Toán.


Cô Ma-ri-a đứng nhìn hoa băng trên kính cửa sổ, hoặc nhìn tuyết ở ngoài sân, hoặc chỉ đơn giản là nhìn. Hôm nay cô vẫn mặc bộ áo váy màu xám nhạt quen thuộc nhưng lúc nào cũng trông như mới — nếu đây là trong phim Mĩ, tôi sẽ hình dung ngay là ở nhà cô có cả một tủ treo toàn một bộ này, — được cắt may rất vừa vặn và giản dị, áo có cổ bẻ trắng tinh, to hơn một chút so với kiểu cổ áo sơ-mi, măng-sết cùng phong cách, cùng màu và chất liệu với cổ áo, váy dài vừa quá đầu gối. Một tay vịn vào cái chốt cửa sổ, cô nói như khi đang bị người khác làm cho buồn cười:


— Tôi chưa báo trước là thế nào?


Yên tâm là cửa sổ được đóng cẩn thận, cô đi dọc theo tường lớp màu "cam — va-ni", đi ngang qua Léc-man-tốp — chân dung mặc quân phục sĩ quan cận vệ, treo trên tường, — tới chiếc cửa sổ tiếp theo, vừa đi cô vừa nói:


— Hôm Thứ Sáu, trước khi có chuông báo hết giờ, tôi đã dặn, tất cả đều nghe rõ, là hôm nay sẽ có bài kiểm tra...


Bọn lớp tôi nhao nhao lên, cô vội quay lại:


— Trật tự, trật tự nào... Tôi còn nhớ rất rõ. Giê-nhi-a, — chỗ thằng Giê-nhi-a ngồi nhìn ngay ra chiếc cửa sổ ấy, — cô nhớ lúc ấy cô đã vẽ đồ thị hàm ngược, đúng không.


— Dạ đúng ạ. — Thằng Giê-nhi-a hơi nhổm người dậy, xác nhận.


— Đúng rồi. — Cô Ma-ri-a nói, vẻ hài lòng. — Rồi ngay sau đó cô đã dặn là — cô nhấn mạnh từng tiếng — hôm nay sẽ có bài kiểm tra.


Nhưng bọn nó lại nhao nhao lên tiếp; cô Ma-ri-a đã cầm một tập giáo án ở trên bàn giáo viên lên và đang nhìn vào đấy — chắc là đề bài kiểm tra, — thì dừng lại; rồi hơi cúi đầu nhìn xuống, tay cầm tập giáo án, cô bước từng bước theo khoảng trống giữa hai dãy bàn học sinh, xuống giữa lớp, vừa đi cô vừa nói, chầm chậm theo từng bước chân:


— Nói một cách khác, tôi đã bị mất trí nhớ?


Bọn nó không nhao lên nữa, nhưng vẫn lào xào khe khẽ; cô Ma-ri-a gọi:


— Da-kha-rép.


Gô-sa Da-kha-rép là một thằng có mái tóc màu vàng nhạt, — nhạt đến mức nhợt nhạt, — to cao, xuề xòa và bốc đồng, học khá nhưng nếu bị điểm kém thì cũng không hề vì thế mà kém vui, có máu nghệ sĩ, thích làm thơ, nhưng cộng tất cả lại thì vẫn nhạt nhạt. Nó nhanh nhảu đứng lên, nụ cười tươi tỉnh và ít nhiều vô duyên thường trực trên môi; cô Ma-ri-a hỏi:


— Tôi đã dặn có bài kiểm tra, đúng không?


Nó nhún vai, hớn hở:


— Với cá nhân em thì không ạ.


— Sao cá nhân em lại ăn mặc một mình một kiểu như thế?


Thằng Gô-sa mặc một cái áo len thô, tuyềnh toàng, xù và hơi xơ xác, màu vàng bí ngô.


— Dạ, tư chất của em đúng là không đại chúng ạ.


Cô Ma-ri-a khẽ gật đầu cho phép nó ngồi xuống, nhưng vẫn nói thêm:


— Dù sao em vẫn phải đến trường học cùng các bạn khác. Va-rva-rin.


Thằng Mê-chi-a vội đứng lên ngay:


— Dạ.


— Tôi đã nói về bài kiểm tra, đúng không?


— Em nghĩ là không, cô Ma-ri-a Va-xi-lép-na.


— Tôi nghĩ là có...


— Vậy là không trùng hợp ạ.


Thằng Mê-chi-a vừa nói vừa nhăn nhó vẻ như đang gặp phải một vấn đề rất phức tạp, và ngồi xuống; xung quanh có mấy đứa cười khúc khích; giọng cô Ma-ri-a hơi gắt:


— Trật tự, trật tự đi, các em thấy vui lắm hay sao?


Rồi cô quay người lại, bước tới một bước, và nhìn tôi:


— Grút-skốp.


Một người sẽ phải làm gì nếu như mọi chuyện vì sao đó bỗng xảy ra hoàn toàn không như mình muốn?


"Và nếu như sự may mắn bỗng rơi đâu mất,

Thì hãy trở về và hãy đi theo những tầng gác yên tĩnh của trường cũ..."


Đấy là lời nhắn nhủ (ở trong một bài hát, bài ca của học đường, mà ai cũng biết, và đều thân thiết) dành cho quãng đời tiếp theo, — quãng đời sau "Tiếng Chuông Cuối Cùng".


Nhưng nếu bây giờ "sự may mắn bỗng rơi đâu mất" ngay giữa lúc còn đang học ở trường, thì sẽ phải làm sao?!


(Còn nữa)