24
Nov

Lập Trình Viên II (4)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Rầm"... đúng lúc ấy, tôi nghe thấy một tiếng "rầm" rất to ở sau lưng, rồi tiếng nhốn nháo, có cả tiếng thất thanh, — đã có cái gì đấy đổ gãy rất mạnh. Ở tôi đã hình thành thói quen đặt mình vào vị trí của Mai Phương; lúc như thế này chẳng hạn, tự động, rất nhanh, tôi hình dung ngay đến chuyện mình không thể nhìn thấy gì, và đang nghe thấy những âm thanh đầy "biến cố" xung quanh; nếu là tôi, tôi hình dung là mình sẽ rất giật mình, và sẽ hoảng hốt lo lắng lắm. Cho nên xảy ra như vậy, thay vì giật mình ngoái cổ lại một cách tự nhiên theo phản xạ, thì tôi nhìn Mai Phương trước, — khó có thể nói chuyện này đã được luyện tập, vì tôi với nó đâu phải tâm điểm của các biến cố, nhưng nếu nói chuyện này đã được "tự nhủ" rất nhiều thì không sai. Nhưng vẻ mặt nó không hề có biểu hiện hốt hoảng hay lo lắng, mà có vẻ rất cáu giận; tôi thấy nó nhíu mày, quai hàm động đậy, viền bờ môi trên — hai khóe miệng và cái gờ viền lấy bờ môi trên của nó luôn gây cho tôi cảm giác chúng tồn tại độc lập với phần còn lại của cả bờ môi ấy, với cả cái miệng, với cả khuôn mặt, và chúng có một khả năng biểu cảm sinh động rất riêng — hơi nhướng lên. Nhất thời tôi không mường tượng được gì về cơn giận của nó, nhưng yên tâm là nó không bị hốt hoảng, tôi ngoảnh lại phía sau. Đúng là có một chiếc bàn bị đổ, nhưng thế này là phải đổ văng ra, đến nỗi mặt bàn bị giật bung, chỉ còn dính lắt lẻo một chốt vào bộ chân bằng sắt ống không còn bị mặt bàn giữ nên đã tự động xếp lại; tiền giấy tung tóe; ở chỗ...

19
Nov

Lập Trình Viên II (3)

4 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhất Đổ Thiên Sầu lại bụm hai tay quanh mép cái bát tô. Nó nhắm tịt cả hai mắt lại, nhưng động tác mở bát thì vẫn thuần thục như cũ, nhưng nó không đặt bát xuống ngay, mà cứ cầm cái bát úp lửng lơ như thế, chỉ nghiêng đầu tránh cái bát, rồi hé mắt nhìn xuống lòng đĩa. Lúc đấy bọn trẻ mới reo ầm lên, có đứa nhảy tưng tưng. Không hiểu sao chúng đã không reo lên ngay, — rõ ràng chúng đều nhìn thấy lòng đĩa trước khi Nhất Đổ Thiên Sầu mở mắt ra. Đúng là "Ba-a-a trá-á-ái bà-à-àu" thật, nhưng tình cảnh này thì... không phải "cho ta". Tôi chưa kịp thấy phản ứng tiếp theo của Nhất Đổ Thiên Sầu — mà tôi đang chờ một cách rất ái ngại nhưng vẫn tò mò — thì Mai Phương đã đưa bàn tay đặt lên đúng đống tiền ở chỗ bàu rượu; tôi thấy bọn trẻ đã im lặng ngay; miệng Mai Phương cười tươi rói, tay kia, tôi đã lại thấy nó cầm một tập phải hơn chục cái bao lì xì "thằng quan"; tôi vẫn không hiểu nó găm tiền với bao lì xì ở đâu, — nó mặc áo dài. Nó nhoài người, thế là cả hai tay nó đặt lên trên cả đống tiền và tập bao lì xì, nó khẽ nhấn nhấn hai bàn tay, rồi đứng thẳng lại, mặt nó như chưa hề tươi rói, nó cung tay, trịnh trọng: — Cảm phiền Giáo Chủ! Tôi vừa nhíu mày, thì đã thấy Nhất Đổ Thiên Sầu cũng cung tay, nhịp một cái về phía Mai Phương, rồi, vẫn để nguyên tay như thế, — nên trông thái độ có phần lạnh lùng, — nó quay sang bên cạnh: — Đại tỷ hậu ân, Tư Tả Sứ, đem chia đều cho giáo chúng! Tư Tả Sứ — áo phông trắng vằn đỏ — cũng vội vàng cung tay: — Giáo Chủ...

17
Nov

Tấm Cám - (cũng xuyên tạc) (2)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tấm đứng đợi ở bến một lúc thì gặp chiếc xe buýt mang biển số 30K-1550 của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội. Tấm không thạo xe, nên đã cẩn thận bảo là muốn đi xem vua đánh golf, thì được phụ xe cho biết là xe có chạy qua chỗ đó. Nhưng trên đường đi, thì những người cùng đi trên xe đều bảo là nhầm đường, Tấm mới chạy lên thắc mắc và yêu cầu được xuống xe, thì bị lái xe và phụ xe chửi mắng, bắt Tấm phải quỳ xuống xin thì chúng mới mở cửa cho xuống. Tấm nhất định không chịu quỳ xin, nên chúng bảo sẽ đưa Tấm đến tận bến cuối cùng ở một nơi xa lắc tại điểm cực tây của Thủ đô Hà Nội mở rộng. Tuy nhiên, vì có nhiều hành khách trên xe đã phản ứng, tỏ thái độ bất bình, nên lúc xe chạy đến một chỗ lội, tên tài xế đành phải dừng xe và mở cửa cho Tấm xuống. Nhưng tên phụ xe vì tức tối đã dùng sức để đẩy Tấm xuống xe, rất là thô bạo, làm cho Tấm xuýt ngã. Trong lúc loạng choạng, thì một miếng mút bị bắn ra, và rơi xuống nước. Tấm vội vàng lội xuống tìm, nhưng mò mãi mà không thấy. Tấm đã định tháo nốt miếng mút kia ra cho cân, nhưng tháo ra thì ngực áo lại thành ra lùng phà lùng phùng trông rất buồn cười; nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng Tấm đành để cái phồng cái xịt, lại sợ muộn giờ, nên vội vàng ra vẫy tắc-xi. Tấm vẫy được chiếc xe tắc-xi mang biển số 30K-6476 của hãng xe...

14
Nov

Bảng Tổng Sắp Huy Chương Sea Games 26

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

BẢNG TỔNG SẮP HUY CHƯƠNG SEA GAMES 26 Jakarta-Palembang Indonesia 2011...

13
Nov

Lập Trình Viên II (2)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mấy hôm trước thấy Mai Phương với bác Bang ngồi rôm rả nói chuyện dành riêng một phòng ở đây để làm "sòng bạc", tôi đã hơi ngạc nhiên, nhưng lộ ra mặt, nên bác Bang vỗ vai tôi: — Hội, thì phải có bạc chớ?! — Rồi bác bảo Mai Phương. — Phương tết này giữ anh nó ở lại ăn Tết, xem từ con nít đến bà già đánh bạc suốt trong nhà ra tới vỉa hè cho biết. Nhưng vừa thấy mặt tôi có nét hưởng ứng, bác lại lắc đầu ngay: — Dà, không có ba thứ... tốn công đó, không mậu binh, tá lả, chỉ Tiến lên Nam là cùng! — Bàu cua cá cọp! — Mai Phương cười tươi rói, xuýt xoa. Là nó kể với bác Bang chuyện ngày xưa tôi cũng là một tay bài "cự phách". Nó kể, tất nhiên cũng theo cách ít nhiều khoa trương hứng khởi của nó, nhưng cũng không sai, — chuyện bài bạc sinh viên của tôi với Xéc-giô "một thời", hình dung của nó đúng là cũng không đầy đủ được. Theo ý kiến khách quan của Xéc-giô (nhớ mày quá mày ạ!), thì y cũng thích Tiến lên Bắc — tiến lên đồng chất đồng hoa — hơn Tiến lên Nam... — Gì đấy? — Mai Phương lại đang khẽ giật tay áo tôi, nhắc. Bây giờ ngồi kiểu "tâm truyền" này, tôi mải nghĩ gì, hay mải nhìn gì xung quanh, là nó nhận ra ngay; nó sẽ chờ một tí, — một khoảng thời gian mà nó tự tính theo ý nó là vừa đủ, còn nó tính theo kiểu "tâm truyền" như thế nào, tôi cũng không biết, nhưng tôi thấy hình như cũng hợp lý, — rồi sẽ giật nhẹ tay tôi để nhắc. Tôi bảo nó: — Có mấy vị chú bác com-lê cà vạt vừa mới đến, nhưng không tới bàn thượng tọa, đứng chào hỏi ngay ở cửa...

10
Nov

Tấm Cám - (cũng xuyên tạc) (1)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hay gì mà hay? Truyện sửa tùy tay, Có gì hay nữa? Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Vài năm sau, người cha cũng chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày, còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài hết ngày này qua ngày khác. Nhưng Tấm học hành giỏi giang, còn Cám chểnh mảng dốt nát. Khoa thi năm ấy Tấm đậu thủ khoa trường Đại Học Y Hà Nội, còn Cám thi vào Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, nhưng không đủ điểm sàn. Nhưng dì ghẻ không muốn cho Tấm đi học; một hôm, mụ đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ, bảo ra đồng hớt tôm tép, ai đầy giỏ thì sẽ được cho tiền đi học. Tấm ra đồng, không quản trời nắng, mải miết hớt được đầy một giỏ vừa tôm vừa tép. Còn Cám nhởn nhơ hết bờ này bụi nọ, hái hoa, bắt bướm; trời đã về chiều mà giỏ của Cám vẫn chưa có gì. Thấy giỏ Tấm đầy, Cám bảo chị: — Chị Tấm ơi, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng! Tấm tin là thật, mới xuống ao, ra tận chỗ sâu tắm rửa. Tắm xong, Tấm lên bờ, sờ đến giỏ tép thì ôi thôi, chỉ còn giỏ không. Cám đã trút hết tôm tép sang giỏ mình và bỏ về mất rồi. Tấm ngồi xuống bờ ruộng, bưng mặt khóc nức nở. Thốt nhiên, Tấm thấy sáng ngời trước mắt... Bụt hiện lên hỏi...

08
Nov

Lập Trình Viên II (1)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LẬP TRÌNH VIÊN Phần II EM VÀ ANH PHI LONG "Nàng sắp xếp vài thứ tùy thân đi, ta sắp đốt nhà đây!" — Thế giới của chung, mà hóa ra riêng hẳn, anh nhỉ? — Ừ, riêng lắm. Nhưng em với anh thì chung. — Anh, không cần phải... — Thì gần như chung, em giống anh nhiều mà. Tất nhiên, mỗi người đi qua thế giới này trong một thế giới riêng, và thế giới ấy thế nào là tùy thuộc vào khả năng nhận thức. Mai Phương lúc ấy vừa nghĩ xong chuyện này, nó chắc chắn không đồng ý với tôi ở ý cuối, nhưng nó không nói nữa, chỉ cười, nụ cười "khăn quàng đỏ" của nó. Nhiều người khác trong bối cảnh tương đối cụ thể như vậy sẽ thấy nụ cười ấy thật buồn, một số người có thể thấy nó mỉa mai và chua chát. Nhưng khả năng nhận thức của tôi về Mai Phương khác so với nhiều người khác, nên trong thế giới của tôi, nụ cười của nó là nụ cười vui, — tôi biết nó sẽ vui lắm nếu hình dung được rõ ràng rành mạch một điều mà nó đã phải mất công băn khoăn nghĩ ngợi và suy tư nhiều. Nhưng trong bối cảnh cụ thế ấy, rốt cuộc vẫn phải có người buồn. Người ấy là tôi. Tôi thương Mai Phương lắm. Bây giờ tình cảm này rất rõ. Lúc đầu đã không như thế, mặc dù chắc là tôi đã nghĩ như thế. Lúc ấy tôi vừa học hết năm thứ hai và trong đầu tôi có nhiều gạch đầu dòng, nhưng toàn gạch ngắn; đống gạch này chồng chéo, rối rắm và lộn xộn, nhưng tựu chung thì đơn giản, thêm hay bớt một gạch đều đơn giản. Mai Phương lúc ấy mảnh mai, xinh...