Pentagon Papers: Những bí mật chiến tranh Việt Nam

Nước mỹ không còn giữ bí mật thứ vẫn gọi là "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc". Đấy là 7,000 trang hồ sơ từ bốn mươi năm trước, mở ra những bí mật của cuộc chiến tranh mà mỹ gây ra ở Việt Nam. Trước đây, việc công bố một phần những tài liệu bí mật này trên báo "The New York Times" đã gây ra một hiệu ứng giống như WikiLeaks bây giờ. Vì sao nước mỹ lại gây ra một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong giai đoạn "chiến tranh lạnh"?

Ở Việt Nam trong suốt 10 năm chiến tranh, cả hai bên, cả dân thường Việt Nam, gần 4 triệu người đã thiệt mạng. Người mỹ cho rằng Chủ nghĩa Cộng Sản đang lan rộng theo một hiệu ứng đô-mi-nô - Miến Điện, một phần châu Âu, Trung Quốc, Cu-ba... - và người mỹ muốn làm gián đoạn chuỗi hiệu ứng này và vì vậy đã thò bàn tay bẩn thỉu vào cuộc chiến ở Việt Nam.

Đấy là miền nam Việt Nam, được mỹ và một loạt các nước khác hỗ trợ. Còn Miền Bắc Việt Nam được sự ủng hộ của Liên Xô và các đồng minh anh em. Cựu binh xâm lược Việt Nam Mai-cơn Nây-dê-ri-an, trước đây phục vụ trong không quân mỹ, vẫn còn nhớ rõ những cuộc đánh bom và những giọt nước mắt của những người dân thường Việt Nam: "Chiến tranh. Đấy đã là một cuộc chiến tranh. Chúng tôi đã cho rằng có rất nhiều chuyện đã được làm rất không đúng. Nhưng chúng tôi đã được giao nhiệm vụ, và chúng tôi phải hoàn thành nó."

Cụ thể những chuyện gì đã được làm rất không đúng, - chỉ đến bây giờ mới hoàn toàn không còn bị che dấu. Những tài liệu hiện đang có ở trong kho lưu trữ quốc gia của mỹ.

Tất cả 11 hộp. Trong đó đựng thứ vẫn gọi là "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc". Đó là 7,000 trang nói về việc chính quyền của tổng thống mỹ đã chuẩn bị cho chiến tranh và tiến hành các hoạt động quân sự ở Việt Nam như thế nào.

Trên mỗi trang đều đóng dấu "Tuyệt mật". Những tài liệu này cho thấy các quyết định đã được đưa ra như thế nào vào thời điểm đó, cho thấy những người làm chính trị và chỉ huy quân đội đã nói dối trong những bài phát biểu của minh trước công chúng ra sao.

Ví dụ như dữ liệu về việc chính quyền của tổng thống Giôn-xơn đã đưa các lực lượng chiến đấu vào Việt Nam tại thời điểm trước cuộc bầu cử tổng thống, nhưng lại công khai quả quyết với dân mỹ là nước mỹ đang rút khỏi cuộc chiến. Giôn-xơn, trong những bài phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử đã quả quyết là y không muốn chiến tranh, trong lúc y đã chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch để ném bom Miền Bắc Việt Nam. Tất cả những thông tin này đều có trong những tài liệu nói trên.

Bây giờ chúng đã được số hoá để không bị làm hư hỏng khi "lật trang". Và đây là những chi tiết về cuộc chiến ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng Tám năm 1964. Đối với Oa-sinh-tơn sự kiện này đã được dùng làm lý do để gây chiến, họ đã nói, đấy là một cuộc tấn công vào một con tàu của mỹ. Nhưng theo "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc", cuộc tấn công vào tàu mỹ này đã là một thứ hoàn toàn tù mù.

Dữ liệu chỉ ra rằng đấy đã chỉ là những phát súng cảnh báo, để người mỹ không tiếp cận quá gần tới biên giới của Bắc Việt Nam. Các nhà chức trách mỹ khi đó còn thông báo về một vụ tấn công thứ hai vào một con tàu mỹ, nhưng trong các tài liệu bí mật, tính xác thực của sự việc này đã không được xác nhận.

Lưu trữ viên giám sát tại trung tâm giải mật quốc gia A-lếch Đây-vờ-rít đã cho xem các tài liệu. Báo chí đã viết rằng không phải mọi thứ đều đã không còn được giữ bí mật, họ cho rằng, có 11 từ đã bị xóa - là tên của lũ Việt gian có thể đã làm gián điệp cho CIA. A-lếch đã thuyết phục mọi người về điều ngược lại - thật sự đã không còn có gì là bí mật nữa: "Báo chí đôi khi vẫn sai lầm, không phải thế sao? Đây chỉ là cái đuôi của những tin tức sai về 11 từ bị xóa này. Đã không hề có một ngoại lệ nào cả. Tất cả các tài liệu bây giờ đã hoàn toàn không còn được giữ bí mật."

Đúng 40 năm trước, việc xuất bản một phần những giấy tờ này trên "The New York Times" đã gây tác động tương tự như WikiLeaks bây giờ. Người phân tích thông tin làm việc ở Lầu Năm Góc Đa-ni-en En-xbớc khi đó đã sao chép một phần của hồ sơ bí mật này và gửi cho tờ báo. En-xbớc đã bị buộc tội làm gián điệp và các tội trạng khác, bị đe dọa tới 115 năm tù giam. Nhưng vụ án đã bị khép lại sau khi làm rõ được rằng chính phủ đã sử dụng những phương pháp bất hợp pháp để thu thập những chứng cớ đã bị dàn xếp để chống lại ông En-xbớc.

Ông En-xbớc bây giờ 80 tuổi. Ông chỉ tiếc một điều, là "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc" đã được công khai hóa một cách quá muộn màng, khi mà, như ông nói, vì hậu quả của những âm mưu ngấm ngầm sau hậu trường, nước mỹ đã bị xa lầy vào một cuộc chiến tranh nhục nhã.

Trích từ bài báo của ông Đa-ni-en En-xbớc "Vì sao Những giấy tờ của Lầu Năm Góc cả bây giờ cũng vẫn còn giá trị": "Đừng lặp lại sai lầm của tôi. Đừng đợi đến khi một cuộc chiến tranh mới sẽ bắt đầu ở I-ran, đến khi nhiều quả bom nữa sẽ rơi xuống Áp-ga-nít-xtăng, Pa-kít-xtăng, Li-bi, I-rắc hay I-ê-men. Đừng đợi đến khi có hàng ngàn người sẽ chết trước khi bạn tới gặp báo chí và quốc hội để nói lên sự thật và vạch trần sự dối trá và những tội ác được những giấy tờ chống lưng. Đừng đợi 40 năm, đến khi họ công khai hóa những giấy tờ này."

Văn phòng cựu binh xâm lược Việt Nam của mỹ. Họ nói thẳng: đã chẳng có lý do cần thiết gì trong cuộc chiến tranh này và "Những giấy tờ của Lầu Năm Góc" được công khai hóa đã khẳng định chính trị thường thiếu suy nghĩ như thế nào.


Cảnh trong phim "Apocalypse now":
"Tôi thích mùi bom na-pan..."
Điều này được thể hiện trong một trong những bộ phim được yêu thích nhất của các cựu binh mỹ xâm lược Việt Nam - "Apocalypse Now": "Tôi thích mùi bom na-pan vào buổi sáng. Xem mà xem, những anh bạn này làm việc thế nào: trong 12 giờ đồng hồ họ sẽ đốt hết mọi thứ quanh đây. Khi họ đi qua rồi, thật là đáng sướng để xem. Ngay cả những xác chết cũng không còn lại gì hết. Chỉ còn độc một mùi. Đấy là mùi chiến thắng."

Nhưng nước mỹ chẳng giành được chiến thắng nào hết. Các cựu binh mỹ xâm lược Việt Nam nói: Đã không hề có chiến lược; chỉ có mỗi một chiến thuật "tìm và diệt"; chúng tôi bắn vào các anh, các anh bắn vào chúng tôi.

Bơ-nát Ê-đen-man, cựu binh mỹ xâm lược Việt Nam: "Trong một cuộc chiến tranh bình thường, bạn chiếm lấy lãnh thổ và tiếp tục tiến quân hoặc phòng thủ. Còn ở Việt Nam mọi thứ đều theo một cách khác: chúng tôi làm chủ vào ban ngày, còn Việt Cộng vào ban đêm. Một người quen của tôi đã tham chiến vào năm 1965 và sáu năm sau lại bay đến Việt Nam, nhưng đã là một nhà báo. Và cho đến lúc ấy ở đấy vẫn tiếp tục diễn ra những trận đánh y như cũ để giành nhau cũng một cái làng hồi trước. Làm sao thắng được trong một cuộc chiến như thế? Có ý nghĩa gì chứ?"

Bơ-nát Ê-đen-man đã làm phóng sự từ Việt Nam trong 10 tháng cho đài phát thanh chiến trường, sau đó đã thu thập những bức thư lính và xuất bản chúng trong quyển sách: "Nước mỹ yêu quý".


"Nước mỹ yêu quý" đã chết mất gần 60,000 tên xâm lược. Tên chúng được khắc lên bức tường đá gờ-ra-nít đen đúa ở trung tâm Oa-sinh-tơn. Đa số chúng đều còn trẻ chưa tới 21 tuổi. Người thân của chúng cho đến giờ vẫn hoàn toàn ngơ ngơ ngáo ngáo không thể nào hiểu được chúng đã hiến dâng cuộc sống của mình cho cái gì?

Mới có mỗi một bạn phát biểu (không tính facebook),

Unknown bi bô...

Làm sao thắng được trong một cuộc chiến như thế? Có ý nghĩa gì chứ?

Địt con mẹ nó! Nếu thả thêm bom nguyên tử vào, giết thêm nhiều người nữa, mà thắng được, thì nó sẽ thấy có ý nghĩa à?

Bao nhiêu năm qua rồi, mà đến bây giờ một thằng cựu binh mĩ xâm lược Việt Nam vẫn suy nghĩ như vậy. Mấy thằng mĩ này chắc phải lai giống chó, thì mới đến nỗi thế!

PS: Mà nói như vậy, liệu có làm nhục loài chó không?

Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...

Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...