Lũ chó trung quốc cắn trộm Việt Nam

11 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sự căng thẳng giữa trung quốc và Việt Nam đã gia tăng vào cuối tuần trước khi lũ chó trung quốc vào cắn trộm Việt Nam.


PetroVietnam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đã tuyên bố vào ngày Chủ Nhật là trung quốc đã phá hoại những tàu thăm dò của Việt nam.


"Khi chúng tôi tiến hành những hoạt động khảo sát địa chấn và thăm dò, họ [trung quốc] cho máy bay bay qua để do thám những hoạt động của chúng tôi, họ liên tục quấy rầy chúng tôi bằng những chiếc tàu của họ, và trong trường hợp quá khích họ cắt những sợi cáp thăm dò của chúng tôi." Ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng Giám Đốc PetroVietnam cho biết.


Sự căng thẳng có thêm yếu tố bổ sung khi Liang Guanglie, bộ trưởng quốc phòng trung quốc, chuẩn bị tham gia Shangri-La Dialogue, diễn đàn quốc phòng Châu Á thường niên cấp cao tại Singapore vào cuối tuần tới. Sự xuất hiện của Liang sẽ là sự tham gia lần đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng trung quốc.


Việc trung quốc cắn trộm Việt Nam sẽ đưa vấn đề Biển Đông trở thành tiêu điểm của hội nghị an ninh khu vực, vấn đề mà trong những năm gần đây ngày càng được tập trung chú ý vì những hành vi đầu trộm đuôi cướp trên biển của phía trung quốc. Các quốc gia Đông nam Châu Á đều rất bận tâm về điều họ nhận thấy là cách hành xử có dấu hiệu ăn cắp ăn cướp ngày càng gia tăng của phía trung quốc.


Liên quan đến khu vực biển này, — được tin là có chứa một trữ lượng dầu và khí đốt lớn, là đầu mối chặt chẽ cho những tuyến thông thương, và là những kho cá dư dật, — còn có Miến-điện, Mã-lai, Phi-líp-pin và Đài-loan.




Vào ngày Chủ Nhật, PetroVietnam đã nói rằng những chiếc tàu trung quốc, đã tiếp cận một trong số tàu thăm dò của PetroVietnam vào ngày Thứ Năm, một cách có chủ ý trước đã cắt một dây cáp thăm dò đã được dìm xuống sâu tới 30 mét để bảo vệ khỏi những chiếc tàu trung quốc đang tiến đến.


PetroVietnam làm việc cùng với nhiều công ty dầu quốc tế lớn, trong đó có ExxonMobil và Chevron, để thăm dò và khai thác dầu và khí đốt ở hải phận của Việt Nam. Ông Hậu đã nói là việc bất ngờ xảy ra mới nhất này "sẽ tác động tới thái độ của các nhà đầu tư nước ngoài".


Carl Thayer, một chuyên gia về vùng biển này ở Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, đã nói là việc xảy ra mới nhất này đã tiêu biểu cho một sự leo thang trong chuyện trung quốc gây sự với Việt Nam.


"Trung quốc một cách vô cùng trơ trẽn tìm cách khẳng định quyền của mình bằng những hành động mất dậy như vậy và họ có thể có ưu thế hơn với những tàu lớn để tìm cách áp đặt chuyện này." Carl Thayer nói.


Ngay trước 6 giờ sáng ngày Thứ Năm, ba chiếc tàu tuần tra trung quốc đã xông tới tàu Bình Minh 2, một con tàu nghiên cứu địa chấn sở hữu bởi PetroVietnam, và làm hỏng một số sợi dây cáp thăm dò, — theo Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chiếc tàu thăm dò dầu của Việt Nam đã nhận ra những chiếc tàu trung quốc không hề cảnh báo gì đang tiếp cận, thông qua hệ thống ra-đa khoảng một tiếng trước đó.


Sự chạm trán đã xảy ra ở vị trí 120 hải lý ngoài bờ biển của tỉnh Phú Yên, Việt Nam, trên hải phận Việt Nam.


Trung quốc vẫn thường tìm cách ngăn cản ngư dân Việt Nam khi họ làm việc trên khu vực biển này nhưng đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây những chiếc tàu tuần tra trung quốc va chạm với một tàu thăm dò dầu của Việt Nam.


Một tàu khảo sát dầu hoạt động với giấy phép của Phi-líp-pin cũng đã gặp phải một sự chạm trán tương tự với các tàu tuần tra trung quốc vào Tháng Ba. Vụ va chạm với tàu Phi-líp-pin chỉ đúng một tuần sau khi trung quốc và Phi-líp-pin vừa cam kết "hành xử có trách nhiệm" tại khu vực biển nói trên.


Tổng Thống Phi-líp-pin Benigno Aquino đã nói sau đó là việc "ghé thăm" tương tự tại khu vực biển đã nói có thể châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, và ép buộc Phi-líp-pin phải gia tăng sức mạnh quân sự.


Các chuyên gia về an ninh thì nói là một cuộc chạy đua vũ trang như vậy là đang trên đường đi sẵn rồi. Một số quốc gia Đông nam Châu Á đang tăng cường hệ thống phòng thủ không phận và hải phận của họ — Sinh-ga-po, Mã-lai, Việt Nam đều đang đạt tới hoặc đã có những đơn đặt hàng cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu và tàu ngầm rồi.



Cả bộ ngoại giao và bộ quốc phòng trung quốc đều câm điếc trước báo chí và dư luận.

Cây vĩ cầm của Rốt-sin-đa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CÂY VĨ CẦM CỦA RỐT-SIN-ĐA

(A. P. Trê-khốp)


Đó là một thành phố nhỏ, còn tồi tệ hơn một cái làng, trong đó dân cư hầu như toàn ông già bà lão, chết hiếm tới mức khó chịu. Bệnh viện và nhà tù cần rất ít quan tài. Nói tóm lại, công việc ở đây rất chán. Giá I-a-cốp I-van-nô-vích làm nghề đóng quan tài ở trên tỉnh thì có lẽ lão đã có một ngôi nhà riêng hẳn hoi, và ở đó người ta gọi lão là ông I-a-cốp Mát-vây-ê-vích, chứ không như cái giống dân mách qué ở đây, gọi trống không cái tên I-a-cốp, đã thế còn đặt cho lão cái biệt danh “Lão Đồng”, hoạ có trời mới hiểu là gì. I-a-cốp sống nghèo khổ như một gã nông phu tầm thường, ngôi nhà gỗ cũ kỹ chật chội, trong đó cả lão, Mác-pha, cái bếp lò, cái giường đôi, đống quan tài và các thứ đồ đạc khác đều nhét vào một cái phòng duy nhất.


I-a-cốp đóng những chiếc quan tài đẹp và chắc chắn. Đối với đám nông phu và cánh đàn ông thị trấn, lão đóng quan tài theo kích cỡ của bản thân và chưa một lần nhầm lẫn, bởi vì có bói cũng không ra một người cao to, chắc khỏe như lão, kể cả trong nhà tù, mặc dù lão đã bẩy mươi tuổi. Đối với đám người có máu mặt và phụ nữ, những cỗ quan tài được đóng theo kích thước của họ mà lão đo rất kỹ bằng cái thước sắt. Còn quan tài đặt cho con trẻ lão nhận một cách miễn cưỡng, đóng chẳng theo một kích cỡ nào, và lúc nhận tiền công bao giờ cũng nói:


— Thật tình, tôi chả thích làm nhưng việc vặt vãnh thế này.



Truyện "Cây vĩ cầm của Rốt-sin-đa", bộ song ngữ Việt — Nga, dành cho tủ sách của me() (81KB):

http://www.mediafire.com/?74254tnptg1zw8z


Hướng dẫn cách dùng tủ sách của me(): Tủ sách của Chương trình me()


СКРИПКА РОТШИЛЬДА

(А. П. Чехов)


Когда Бронза сидел в оркестре, то у него прежде всего потело и багровело лицо; было жарко, пахло чесноком до духоты, скрипка взвизгивала, у правого уха хрипел контрабас, у левого — плакала флейта, на которой играл рыжий тощий жид с целою сетью красных и синих жилок на лице, носивший фамилию известного богача Ротшильда. И этот проклятый жид даже самое веселое умудрялся играть жалобно. Без всякой видимой причины Яков мало-помалу проникался ненавистью и презрением к жидам, а особенно к Ротшильду; он начинал придираться, бранить его нехорошими словами и раз даже хотел побить его, и Ротшильд обиделся и проговорил, глядя на него свирепо:


— Если бы я не уважал вас за талант, то вы бы давно полетели у меня в окошке.


Потом заплакал...

Ngoài nghề đóng quan tài, lão còn chơi đàn thuê để kiếm thêm chút đỉnh. Ở thị trấn, trên các đám cưới, người ta hay gọi đội nhạc Do Thái tới chơi. Đội nhạc do lão thợ thiếc Môi-xây I-lích Sác-két làm ông bầu và thường thu về cho mình già nửa số thu nhập. Vì I-a-cốp kéo vĩ cầm rất hay, nhất là những bài hát Nga, nên Sác-két thỉnh thoảng vẫn mời lão chơi trong đội nhạc của mình và trả cho lão năm mươi cô-pếch một ngày, không tính những món thưởng của khách. Khi Lão Đồng ngồi vào ban nhạc là bao giờ người lão cũng đẫm mồ hôi và mặt thì đỏ gay đỏ gắt; không khí nóng nực nồng nặc mùi tỏi đến ngạt thở, tiếng vĩ cầm rít lên, tiếng công-tờ-rờ-bát khàn khàn bên tai trái, còn bên tai phải là tiếng sáo nức nở của một thằng Do Thái tóc hung, gầy nhom, mặt chằng chịt những đường gân xanh đỏ, mang cái tên của Rốt-sin-đa, một người giàu nổi tiếng. Và thằng Do Thái đáng nguyền rủa này, kể cả những lúc vui vẻ nhất, vẫn cố tình thổi sáo thật não nùng. Không có một nguyên cớ rõ ràng nào, nhưng trong người I-a-cốp cứ dần dần tích tụ sự ganh ghét và lòng khinh bỉ đối với dân Do Thái, đặc bịêt với Rốt-sin-đa; lão nhiếc móc, chửi mắng nó bằng đủ lời xấu xa, có lần còn định tẩn cả nó nữa. Rốt-sin-đa giận giữ, làu bàu, nhìn lão, rít qua kẽ răng:


— Nếu không trọng cái tài của ông thì tôi đã ném ông qua cửa sổ từ lâu rồi.


Sau đó nó bật khóc. Chính vì thế người ta mời Lão Đồng rất hãn hữu, chỉ trong trường hợp vắng mặt một nhạc công Do Thái nào đó.


I-a-cốp không bao giờ có được tâm trạng sảng khoái bởi lão luôn phải chịu những thất thu ghê gớm. Ví dụ, chủ nhật và những ngày lễ làm việc là có tội, còn thứ hai — húy nhật, chính vì thế trong một năm, muốn hay không, phải có tới gần hai trăm ngày ăn không ngồi rồi. Thiệt hại mới lớn làm sao! Này nhé, có những đám cưới lại không cần nhạc, hay Sác-két không mời I-a-cốp, thế là thiệt rồi. Cảnh sát trưởng hai năm liền ốm đau, tàn tạ và I-a-cốp mong chờ lão chết từng ngày, ấy vậy mà lão lại lên tỉnh chữa bệnh rồi ngoẻo luôn ở đó. Này nhé, thiệt hại có khi lên tới cả mươi rúp, nếu như buộc phải đóng một cái quan tài đắt tiền có hoa văn phủ nhũ. Những tính toán thua lỗ thường dày vò I-a-cốp vào ban đêm; lão đặt chiếc vĩ cầm lên chăn, và khi đủ mọi ý nghĩ vớ vẩn len vào đầu, lão lại bật giây đàn, cây vĩ cầm phát ra những âm thanh trong bóng tối khiến lão nhẹ lòng hơn.


Ngày mùng sáu tháng năm năm ngoái Mác-pha bỗng nhiên lăn ra ốm. Bà thở nặng nhọc, uống nhiều nước và đi đứng loạng choạng, thế mà buổi sáng vẫn tự mình nhóm lò, thậm chí còn đi kín nước. Tới chiều bà nằm một chỗ. I-a-cốp chơi đàn suốt ngày, tối mịt mới xem đến quyển sổ ghi chép những thất thu hàng ngày, và vì buồn chán lão làm bản tổng kết cả năm. Tổng cộng mất tất cả hơn nghìn rúp. Điều đó làm lão sốc tới mức vứt toẹt quyển sổ xuống sàn và di di chân lên. Sau đó lão lại vớ lấy cái bàn tính và tính toán rất lâu, thở dài căng thẳng. Mặt mũi lão đỏ gay và đẫm mồ hôi. Lão nghĩ hơn nghìn rúp thất thu đó nếu đem gửi nhà băng thì mỗi năm lãi suất cũng chẳng được là bao — có 40 rúp. Có nghĩa 40 rúp này cũng là một mất mát nữa. Nói tóm lại, dù có xoay xở như thế nào, thì ở đâu cũng độc thấy mất mát, không hơn.


— I-a-cốp! — Mác-pha bất ngờ gọi lão. — Tôi chết đến nơi rồi.


Lão nhìn bà vợ. Mặt bà đỏ rực vì nóng, sáng rỡ và sung sướng khác thường. Lão Đồng quen nhìn thấy mặt bà nhợt nhạt, len lét thảm hại, giờ đây lão thấy lúng túng. Hình như bà lão đốc chứng chết thật và tỏ ra sung sướng vì cuối cùng đã vĩnh viễn rời khỏi cái nhà này, thoát khỏi đống quan tài và khỏi I-a-cốp... Bà nhìn lên trần, đôi môi động đậy, nét mặt của bà thật hạnh phúc, như thể bà đã nhìn thấy cái chết, người giải thoát cho bà, và đang thầm thì với nó.


Trời hửng sáng, từ cửa sổ nhìn thấy rõ bình minh đang cháy rực. Nhìn bà vợ già, I-a-cốp không hiểu sao nhớ ra rằng cả cuộc đời chưa một lần lão vuốt ve bà, chưa từng thương xót bà, chưa bao giờ nghĩ tới việc mua cho bà lấy một tấm khăn choàng nhỏ, mà chỉ la mắng bà, chửi bới vì thua lỗ, nhào tới bà với những nắm đấm. Thật ra thì chưa bao giờ lão đánh vợ cả, nhưng mỗi lần dọa nạt như thế cũng đã đủ làm cho bà sợ rúm cả người. Ngoài ra, lão còn không cho bà uống trà, sợ tốn kém, và bà chỉ uống nước trắng. Chính vì vậy nên lão hiểu được vì sao nét mặt bà giờ đây thật kỳ lạ, sung sướng và lão cảm thấy khiếp hãi.


Chờ cho sáng hẳn, lão mượn ngựa của hàng xóm và chở Mác-pha tới bệnh viện. Ở đó không nhiều bệnh nhân lắm, vì thế lão không phải đợi lâu, chỉ mất có ba tiếng. Và thật quá may cho lão, lần này tiếp bệnh nhân không phải là quan đốc, vì bản thân ngài cũng bị ốm, mà là viên y tá Mắc-xim Nhi-ca-lai-ích, người mà cả thị trấn kháo nhau rằng mặc dù là tay bợm rượu và thích gây gổ, song còn biết việc hơn đốc tờ.


— Xin chào ngài, — I-a-cốp vừa dìu vợ vào phòng khám, vừa chào hỏi. — Xin được thứ lỗi, chúng tôi tới quấy quả ngài, Mắc-xim Nhi-ca-lai-ích, vì việc vặt này. Chả là bà xã chúng tôi vừa mới bị ốm. Nói thế nào nhỉ, bạn đời, như người ta thường gọi, dạ, xin lỗi ngài về cách nói năng...


Cau đôi lông mày bạc và vuốt cái ống nghe, viên y tá bắt đầu khám cho bà già. Mác-pha ngồi trên ghế đẩu người gập xuống, gầy gò, mũi nhọn với cái miệng há ra, nhìn nghiêng trông bà giống như con chim đang khát nước.


— Rồi... Xong rồi. — Viên y tá chậm chạp nói và thở dài. — Bội nhiễm, mà cũng có thể sốt nóng. Hiện đang có dịch thương hàn ở thành phố. Biết làm sao được? Bà già sống thế cũng là đủ rồi, lạy trời... Bà ấy bao nhiêu tuổi vậy?


— Thiếu một tuổi tròn bẩy mươi, thưa ngài Mắc-xim Nhi-ca-lai-ích.


— Biết làm sao? Bà già sống đủ rồi. Đã đến lúc được về với Chúa.


— Dạ, ngài dạy thật chí lý, Mắc-xim Nhi-ca-lai-ích, — I-a-cốp nói, mỉm cười nhũn nhặn, — xin được đa tạ lòng tốt của ngài, nhưng chúng tôi cũng xin phép được trình bầy, mọi loài sâu bọ đều muốn sống cả ạ.


— Chứ lại à! — Viên y tá nói với cái giọng như thể sự sống chết của bà già phụ thuộc cả vào lão. — Thôi, thế này nhé, ông bạn, đắp khăn nhúng nước lạnh lên đầu bà ấy và cho bà ấy uống chỗ thuốc bột này, ngày hai lần. Còn bây giờ xin tạm biệt.


Căn cứ vào nét mặt của viên y tá, I-a-cốp hiểu rằng việc của vợ lão hỏng rồi và chẳng có thuốc bột nào có thể cứu nổi. Lão hiểu rất rõ rằng Mác-pha sẽ chết rất nhanh, chỉ nay mai thôi. Lão khẽ nắm khuỷu tay viên y tá, nháy mắt và nói thầm:


— Mắc-xim Nhi-ca-lai-ích, hay đặt giác hút cho bà ấy?


— Không có thời giờ, không có thời giờ. Làm ơn đưa bà ấy ra ngoài. Đi ngay cho. Tạm biệt.


— Xin ngài làm ơn, làm phúc, — I-a-cốp van nài, — tự ngài cũng biết đấy, nếu như bà ấy bị đau bụng hay đau cái gì bên trong cơ, lúc đó mới dùng đến thuốc bột, thuốc nước, đằng này bà ấy lại bị cảm! Trong trường hợp bị cảm thì việc đầu tiên là phải rút bớt máu, Mắc-xim Nhi-ca-lai-ích.


Viên y tá đã gọi bệnh nhân tiếp theo. Một mụ đàn bà dẫn một đứa trẻ bước vào phòng.


— Ra ngoài đi, đi đi... — Lão cau có nói với I-a-cốp. — Đừng làm vướng tôi.


— Thôi thì ít nhất ông cũng đặt cho bà ấy một con đỉa vậy! Được thế chúng tôi sẽ suốt đời cầu nguyện cho ông!


Viên y tá nổi đóa, gắt lên:


— Cứ lải nhải mãi! Đồ ngu...


I-a-cốp cũng tức điên, mặt đỏ tía, nhưng lão không nói một lời, chỉ đỡ Mác-pha dậy và dìu bà ra khỏi phòng khám. Mãi tới lúc ngồi vào trong xe ngựa lão mới nhìn cái bệnh viện một cách nghiệt ngã và nhạo báng, nói:


— Người ta tống bọn bay vào cả đây, lũ nghệ sĩ! Đám nhà giàu chúng bay đặt giác hút, còn người nghèo thì tới một con đỉa cũng không cho. Quân bạo chúa!


Khi về tới nhà, Mác-pha đứng một lúc, tay vịn vào bếp lò. Bà sợ rằng nếu như đi nằm thì thể nào I-a-cốp cũng sẽ lại than vãn về tiền nong, thua lỗ và chửi mắng bà cứ nằm đấy, chả chịu làm việc. Còn I-a-cốp nhìn bà ngán ngẩm và nhớ ra rằng ngày mai là ngày lễ Thánh I-oan Nhà Tiên Đoán, ngày kia là ngày lễ Thánh Nhi-ca-lai Người Làm Phép Lạ, sau đó là chủ nhật, còn sau nữa, thứ hai — húy nhật. Cả bốn ngày không được làm việc, mà Mác-pha có thể sẽ chết vào một trong những ngày này; nghĩa là quan tài phải đóng ngay ngày hôm nay. Lão cầm lấy cái thước sắt, tiến tới bên vợ để lấy số đo của bà. Sau đó bà đi nằm, còn lão làm dấu thánh rồi bắt tay vào việc.


Khi đóng xong cỗ quan, Lão Đồng đeo kính và ghi vào quyển sổ của mình: “Quan tài cho Mác-pha I-van-nốp-na — giá 2 rúp 40 cô-pếch”.


Và lão thở hắt ra. Trong thời gian đó bà già vẫn nằm, mắt nhắm nghiền. Nhưng tới chiều, lúc chạng vạng, bỗng nhiên bà gọi chồng.


— Mình còn nhớ chứ, I-a-cốp? — Bà vừa hỏi, vừa nhìn lão vui vẻ. — Mình còn nhớ cách đây năm mươi năm Chúa đã cho chúng ta một đứa trẻ tóc vàng? Mình với tôi khi đó thường hay ra ngồi ở bờ sông, cùng hát... dưới một cây liễu, — và bà cười cay đắng, nói thêm, — con gái bé bỏng chết mất rồi.


I-a-cốp căng óc, nhưng không thể nào nhớ nổi, cả đứa bé, lẫn cây liễu.


— Bà nằm mơ đấy thôi, — lão nói.


Ông mục sư tới ban phép Thánh Thể và xức dầu cho bà. Sau đấy Mác-pha bắt đầu lảm nhảm những câu khó hiểu và tới gần sáng thì chết.


Các bà già hàng xóm tới tắm rửa, khâm liệm và đặt bà vào áo quan. Để khỏi phải chi phí cho người trợ tế, I-a-cốp tự đọc lấy Thánh Thi, còn về phần mộ thì lão không phải trả một đồng nào, vì người gác nghĩa địa là cha đỡ đầu của lão. Bốn người nông phu khiêng quan tài tới nghĩa địa cũng không lấy tiền, vì quý trọng Mác-pha. Đi sau quan tài là những bà già, những người hành khất, hai người tàn tật. Những người gặp trên đường đều làm dấu thánh một cách sùng kính. I-a-cốp lấy làm hài lòng vì đã thu xếp công việc ổn thỏa, hết lòng, lại không tốn kém, không làm mất lòng ai. Khi từ biệt Mác-pha lần cuối, lão sờ chiếc quan tài, bụng nghĩ: “Cỗ quan tài tốt thật!”


Nhưng trên đường từ nghĩa địa về nhà bỗng nhiên một nỗi buồn ghê gớm choán lấy lão. I-a-cốp thấy mình không được khoẻ: hơi thở nóng và nặng, hai chân bủn rủn, khát nước. Đã thế đủ mọi ý nghĩ cứ len vào đầu. Lại nghĩ tới việc cả đời chưa một lần thương xót Mác-pha, chưa một lần âu yếm bà. Năm mươi hai năm sống chung dưới một mái nhà, vậy mà chưa một lần lão nghĩ tới vợ, không để ý, như thể bà là con mèo hay con chó. Thế mà chính bà hàng ngày nhóm lò, nấu nướng, kín nước, bổ củi, nằm cùng một giường với lão, khi lão từ những đám cưới trở về say khướt, bao giờ bà cũng sùng kính đỡ lấy cây vĩ cầm, treo lên tường, giúp lão đi ngủ. Bà làm tất cả những việc đó một cách thầm lặng, dáng vẻ rụt rè, lo lắng. Trên đường lão gặp Rốt-sin-đa đang đi tới. Thằng Do Thái vừa cười, vừa cúi chào.


— Thế mà cháu cứ đi tìm bác mãi! — Nó nói. — Ông Môi-xây I-lích gửi lời chào bác và mời bác tới ngay chỗ ông ấy.


I-a-cốp chẳng còn bụng dạ nghĩ tới việc đó. Lão chỉ muốn khóc.


— Để tao yên! — Lão nói và đi tiếp.


— Thế là thế nào? — Rốt-sin-đa lo lắng, chạy lên phía trước. — Ông Môi-xây I-lích giận chết! Ông ấy bảo phải đến ngay!


I-a-cốp khó chịu bởi thằng Do Thái thở hổn hển, mắt hấp háy, mà sao mặt nó lại nhiều tàn nhang màu hung đỏ thế. Nhìn chiếc áo khoác màu xanh lá cây với những mụn vá sẫm màu và cả cái thân hình mảnh khảnh, yếu ớt của nó mà phát tởm.


— Sao mày cứ thọc vào chuyện của tao thế hả, đồ tỏi lép? — I-a-cốp hét lên. — Đừng có bám lấy tao!


Thằng Do Thái cũng nổi xung, quát lại:


— Xin ông bé cái miệng đi cho, kẻo tôi cho ông bay qua bờ giậu bây giờ!


— Xéo ngay cho khuất mắt tao! — I-a-cốp gào lên và nắm tay sấn tới. — Không sao sống nổi với loài sâu bọ này!


Rốt-sin-đa chết lặng vì sợ hãi, ngồi thụp xuống, hai tay quơ quơ trên đầu như thể đỡ đòn, sau đó nó bật dậy, ba chân bốn cẳng chạy mất hút. Trên bờ sông nó nhảy tưng tưng, hai tay vung vẩy, và thấy rõ cái lưng dài, còm nhom của nó cứ giật lên. Đám trẻ con mừng rỡ gặp dịp, chạy theo nó, la hét: “Thằng Do Thái! Thằng Do Thái!” Đàn chó cũng đuổi theo nó, sủa váng lên. Có ai đó cười hô hố, sau đó huýt sáo, đàn chó nhâu nhâu sủa dữ hơn... Sau đó chắc có một con cắn Rốt-sin-đa, bởi vọng lại tiếng thét đau đớn, tuyệt vọng của nó.


I-a-cốp dạo trên bãi chăn gia súc, sau đấy, không mục đích, lão đi ra phía ngoài thị trấn. Đám trẻ con la lên “Lão Đồng kìa! Lão Đồng kìa!” A mà con sông đây rồi. Ở đó những con giẽ giun và những con vịt trời kêu chí chóe. Trời nắng gắt, mặt nước phản chiếu ánh sáng làm chói cả mắt. I-a-cốp men theo con đường hẹp dọc bờ sông và nhìn thấy từ bến tắm một bà béo tốt, má đỏ hây, đi lên, lão thoáng nghĩ: “Rõ thật, một con rái cá!” Cách bến tắm không xa bọn trẻ con đang câu tôm bằng mồi thịt. Nhìn thấy lão chúng gào lên một cách độc địa: “ Lão Đồng! Lão Đồng!” A mà cây liễu to lớn, già nua với cái hốc tướng đây rồi, và trên cây sao mà lắm tổ quạ... Bỗng nhiên trong trí nhớ của lão hiện lên hình ảnh một đứa trẻ tóc vàng, như sống thật, và cả cây liễu mà Mác-pha đã nói tới. Đúng rồi, nó đây rồi, chính là cây liễu đó — nó vẫn còn xanh, nhưng im lặng và buồn bã... Nó đã già quá rồi, cây liễu khốn khổ!


Lão ngồi dưới gốc cây và bắt đầu nhớ lại. Ở bờ bên kia, nơi hiện đang là cánh đồng cỏ ngập nước, trước đây là một cánh rừng bạch dương bạt ngàn, còn trên quả đồi trọc nổi rõ phía chân trời, ngày xưa là một rừng thông già xanh ngăn ngắt. Trên sông xà lan xuôi ngược. Còn bây giờ tất cả bình địa, bằng phẳng, và bên bờ bên kia còn mỗi cây bạch dương non trẻ, cân đối, giống như một cô nương, đứng trơ trọi một mình. Trên sông chỉ thấy ngỗng và vịt, không giống với cảnh xà lan đi lại. Có cảm tưởng khác với ngày xưa, đến ngỗng cũng trở nên ít hơn. I-a-cốp nhắm mắt và trong óc tưởng tượng của lão từng đàn ngỗng lớn nối tiếp nhau bơi qua bơi lại.


Lão không sao hiểu nổi, tại sao lại như thế, tại sao có đến bốn, năm mươi năm lão không ra sông lấy một lần, mà giá có ra tới đây thì chắc gì lão đã để ý tới nó? Vậy mà đây là một con sông thật lớn, hoàn toàn không phải loại vớ vẩn; trên sông có thể lập những khu đánh bắt cá để bán cho đám thương gia, cho những công chức và các hàng ăn ở trên bến và sau đó tiền thu được đem gửi vào nhà băng; có thể rong ruổi trên thuyền từ trang ấp này tới trang ấp khác và chơi đàn, mọi người đua nhau mời lão đi biểu diễn và sẽ trả tiền; cũng có thể thử vài chuyến xà lan — làm việc này còn tốt hơn chán vạn nghề đóng quan tài; và cuối cùng, có thể nuôi ngỗng, mổ thịt, tới mùa đông chuyển lên Mát-xcơ-va. Trời đất, mỗi con ngỗng quèn một năm cũng cho tới cả chục rúp. Thế mà lão đã bỏ qua, chẳng làm một việc gì như thế cả. Những tổn thất mới lớn làm sao! Ôi chao là thiệt hại! Mà nếu như làm tất cả cùng một lúc, cả đánh cá, kéo vĩ cầm, chở xà lan và giết ngỗng, thì sẽ kiếm được bội tiền! Nhưng tất cả những việc đó ngay cả trong mơ lão cũng không nghĩ ra, cuộc đời trôi qua chẳng ích lợi, chẳng vui thú gì, trôi qua vô tích sự, chẳng ra đâu vào đâu; phía trước không còn tương lai, mà ngoái lại đằng sau thì chẳng có gì hết, ngoài những mất mát, những mất mát lớn đến nỗi chỉ nghĩ tới thôi đã thấy ớn lạnh cả người. Mà tại sao con người ta lại không có thể sống như thế nào đó, để khỏi phải chịu những thiệt hại, mất mát nhỉ? Thử hỏi, vì sao người ta lại chặt cả cánh rừng bạch dương và đồi thông đi như thế? Vì sao những bãi thả gia súc quý như vậy lại bị bỏ hoang? Tại sao người ta luôn làm những việc chẳng cần thiết? Vì sao I-a-cốp cả đời lúc nào cũng luôn miệng chửi bới, gầm gừ, xấn xổ đấm đá, bắt nạt vợ mình? Thử hỏi, cần gì phải dọa nạt, lăng mạ một thằng Do Thái? Vì sao mọi người lại cứ cản trở nhau, không cho nhau sống? Chính điều này gây biết bao tổn thất! Những tổn thất khủng khiếp! Nếu không có sự ganh ghét, đố kỵ và độc ác, mọi người có thể mang lại cho nhau những lợi ích lớn đến nhường nào.


Cả buổi tối và suốt đêm lão toàn mơ thấy đứa trẻ sơ sinh, cây liễu, cá, những con ngỗng bị đập chết, Mác-pha nhìn nghiêng giống như con chim khát nước, khuôn mặt nhợt nhạt, thảm hại của Rốt-sin-đa, và những bộ mặt các kiểu từ mọi phía kéo đến nói về sự thiệt hại. Lão trở mình hết bên nọ sang bên kia và năm lần tỉnh dậy để kéo đàn.


Đến sáng lão gắng hết sức đứng dậy để tới bệnh viện. Cũng vẫn Mắc-xim Nhi-ca-lai-ích yêu cầu đắp khăn lạnh lên đầu, uống thuốc bột, và qua nét mặt cùng giọng nói của viên y tá, I-a-cốp hiểu rằng việc của lão đã hỏng và không một thứ thuốc bột nào có thể cứu giúp được. Trên đường về nhà lão nghĩ cái chết chỉ mang lại ích lợi mà thôi: khỏi phải ăn, chẳng cần uống, lại không phải đóng thuế, không làm mếch lòng ai, và bởi vì con người nằm dưới đất không phải một, hai năm, mà hàng trăm, hàng nghìn năm, do đó, nếu tính hết, thì cả một nguồn lợi lớn. Cuộc sống đem lại cho con người sự thiệt thòi, còn cái chết lại cho nó những lợi lộc. Ý nghĩ này, tất nhiên, có lý, song dù sao nó cũng xúc phạm và thật cay đắng: vì sao lại tồn tại trên đời một trật tự lạ lùng vậy, cuộc sống mà con người chỉ được hưởng một lần duy nhất, lại trôi qua chẳng chút ích lợi gì?


Chết lão không tiếc, nhưng khi về tới nhà, nhìn thấy cây vĩ cầm, tim lão thắt lại và lão bắt đầu thấy tiếc. Cây đàn này không mang xuống mồ được, giờ đây nó sẽ đơn côi và sẽ không tránh khỏi số phận của những cây bạch dương, của rừng thông già. Mọi thứ trên thế giới này đã mất đi và sẽ còn mất nữa! I-a-cốp bước ra, ngồi trên bậc cửa nhà, ôm riết cây đàn vào ngực. Trong khi vẫn nghĩ tới cuộc sống mất mát, chẳng chút lợi lộc, lão bắt đầu kéo đàn, bản thân cũng không hiểu tại sao, nhưng tiếng đàn của lão vang lên rầu rĩ và cảm động. Những giọt nước mắt lăn trên má lão. Và lão càng nghĩ thì tiếng hát của cây đàn càng buồn thảm.


Thanh chốt cửa kẹt lên vài tiếng và Rốt-sin-đa xuất hiện trong cổng. Nó mạnh bạo đi được nửa sân, nhưng khi nhìn thấy I-a-cốp, đột nhiên nó khựng lại, cả người co quắp, và chắc vì sợ hãi, nó không nói, mà chỉ làm những động tác như thể muốn ra hiệu bằng mấy ngón tay báo giờ cho lão.


— Lại đây, đừng sợ, — I-a-cốp dịu dàng nói và dỗ nó lại gần. — Lại đây nào.


Rốt-sin-đa nhìn lão ngờ vực, tiến thêm mấy bước và dừng lại cách lão một xa-gien [1].


— Xin bác đừng đánh cháu! — Nó nói, hơi chùng người xuống. — Ông Môi-xây I-lích lại phái cháu tới mời bác. Ông bảo đừng có sợ, cứ đến nhà ông I-a-cốp và bảo không có bác là không xong. Thứ năm này có một đám cưới... Vâng, phải! Ngài Sa-pô-va-lốp gả con gái cho một người tử tế. Mà đám cưới to lắm nhé, u-u! — Gã Do Thái nói thêm, hấp háy một bên mắt.


— Bác không thể... — I-a-cốp phều phào, thở nặng nhọc. — Bác không được khỏe, anh bạn ạ.


Rồi lão tiếp tục kéo đàn, những giọt nước mắt rỏ xuống cây vĩ cầm. Rốt-sin-đa nghe chăm chú, đứng nghiêng người về phía lão, hai tay khoanh trước ngực. Nỗi sợ hãi, nghi ngại trên nét mặt nó dần dần biến thành nỗi sầu muộn, đau khổ. Nó trợn ngược mắt, dường như đang chịu đựng một niềm hân hoan đau khổ, thì thào: “Va-kh-kh-kh!..”. Và những giọt nước mắt từ từ chảy dài trên má nó, nhỏ xuống chiếc áo khoác màu xanh lá cây.


Sau đó I-a-cốp nằm cả ngày, buồn bã. Đến tối, lúc ông mục sư tới làm lễ rửa tội, hỏi lão có nhớ một tội lỗi nào nào thật đặc biệt mà lão đã mắc phải lúc sinh thời. I-a-cốp cố căng cái trí não đã trở nên yếu ớt, chợt nhớ lại khuôn mặt bất hạnh của Mác-pha, tiếng thét tuyệt vọng của thằng Do Thái bị chó cắn, lão thều thào:


— Hãy đưa cây vĩ cầm cho cậu Rốt-sin-đa.


— Được rồi, — Ông mục sư đáp.


Hiện cả thành phố đều thắc mắc không biết Rốt-sin-đa kiếm đâu ra cây vĩ cầm tốt thế? Nó mua hay đánh cắp được, cũng có thể nó kiếm được từ hiệu cầm đồ? Nó đã bỏ ống sáo từ lâu, và hiện giờ chỉ kéo vĩ cầm. Dưới cần đàn tuôn chảy những âm thanh não nùng giống như những âm thanh của cây sáo trước đây, nhưng khi nó thử chơi lại những gì mà I-a-cốp đã chơi lúc ngồi ở bậc cửa, thì tiếng đàn của nó u sầu, thê lương tới mức khiến tất cả những người nghe đều phải khóc. Cả bản thân nó, cuối cùng thể nào nó cũng trợn ngược mắt và thều thào: “Va-kh-kh-kh!” Bài hát mới đó được người ta ưa thích đến nỗi những thương gia và các viên chức giành giật nhau mời Rốt-sin-đa về nhà và bắt nó chơi đi chơi lại cả chục lần liền.






[1] xa-gien = 2,134m

I-u-li-a (2)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nắng không có màu, lá cây màu vàng và màu đỏ, và vì ở đây — không biết có phải được trồng theo thiết kế hay không, nhưng trông có vẻ cân xứng — có những cây thông đứng xen giữa những cây khác, — đa phần đều là những cây thấp hơn, — cho nên vẫn có màu xanh.


Có những người đi lại, — cả thong thả, cả tất tả, — và ngồi — chủ yếu là từng đôi một, nhưng hình như đều không phải là đôi trai gái — trên những băng ghế sơn màu xanh da trời lác đác viền quanh khoảng trống rộng rãi hình tròn chung quanh tượng đài Lô-mô-nô-xốp.


Nhưng trong cả khoảng này thì chỉ có mình tôi là người.


Người đút một tay vào túi quần, đi vòng vòng chung quanh Lô-mô-nô-xốp. Ở hơi chếch về bên phải, phía trước mặt ông, trên nền gạch đỏ nâu, có những chữ màu trắng được viết to tướng và nguệch ngoạc:


“Дима + Таня = На всяком километре”


(“Đim-ma + Ta-nhi-a = Trên từng cây số”)


Đim-ma thì đúng là tên tôi, còn Ta-nhi-a, trong ngữ cảnh này thì hà huống lại có một mối liên hệ lô-gích nào đó, cho nên tôi dừng lại đọc, có cảm giác vui vui vì được trùng tên, nên nhoẻn cười, rồi bước một bước qua phải, tránh dòng chữ, rồi lại đi như cũ. Nhưng không biết có phải vì dòng chữ kia không, mà từ đầu tới giờ, bây giờ tôi mới nhận thấy trong lòng có một cảm giác giống như sốt ruột.


Nhưng bước vài bước thì cảm giác đó lại hết ngay, có thể vì lúc đó tôi bắt đầu nghĩ về chuyện những người chăm sóc khu “vườn — công viên” này hình như có phần hơi mẫn cán quá thì phải, vì tôi vừa đi vừa nhìn xuống mặt sân lát gạch, và trên cả vệt vòng vòng tôi vừa đi qua, — không giống như lúc ở trong lối đi thẳng, — tôi chả nhìn thấy một chiếc lá vàng nào cả... mà cũng có thể là...


Tôi vừa ngước mắt lên để ước lượng khoảng cách từ đây đến chỗ những thân cây thì thấy ngực bên trái khẽ rung... rồi có tiếng điện thoại kêu.


— Anh đi đến đâu rồi?


— Anh đang ngắm Lô-mô-nô-xốp, đã đến được một lúc...


— Hả?.. Lô-mô-nô-xốp nào?


— Lô-mô-nô-xốp mà... đứng trước trường ấy...


— Hi hi... không phải Lô-mô-nô-xốp ấy, Lô-mô-nô-xốp ngồi cơ, anh nhanh lên nhá.


— Lô-m... — Tôi chưa kịp hỏi lại thì cô đã cúp máy.


Lô-mô-nô-xốp ngồi?


Xuýt nữa tôi đã gọi lại thì có một ý nghĩ đã tự đến trong đầu...


Đào Phò, một lần về Hà Nội chơi, sang kể với tôi là lúc y kể cho Phi Long — một anh bạn chung của chúng tôi — nghe về tòa nhà thư viện mới của Trường Đại Học Tổng Hợp thì...


— Lão đại (Phi Long hồi đó còn là lão đại, đến lúc chúng tôi biết thêm một người nữa là Lãn Ông, thì y mới thành lão nhị) đã gần như ngất đi. Đến lúc hoàn hồn mới phều phào bảo: “Cái chợ! Ở đó từng có một cái chợ tuyệt vời, bán bia rất là ngon!..”


Cả Đào Phò, rồi đến tôi, đều đã vô cùng sửng sốt, vì cho đến giờ tôi — và có lẽ cả y — chưa từng gặp một ai mà lại thích sách đến như Phi Long. Đào Phò bảo ở nhà Phi Long có “cả một thư viện hùng tráng ngồn ngộn những sách”, “sách nhiều như gái thanh lâu”, “Kim Dung thì toàn bản chụp lại đóng quyển, dịch từ thời ngụy”, “cứ trốn ở trong đấy mà đọc, không chừng có thể cực khoái được đấy”, “Có cả mấy quyển da dê... Thêm ít “cảo thơm” nữa, có khi hết mẹ sách thiên hạ!”


Ở trước mặt tòa nhà thư viện mới này cũng có một pho tượng.


Cũng là tượng người, áo quần, tóc tai rất na ná như cái tượng đang đứng ngay trước mặt tôi đây, cả khuôn mặt cũng bầu bầu tròn trĩnh như vậy... và căn bản: ông này ngồi.


Nhưng ông này tuyệt đối không phải một nhà bác học, mà là một ông quan rất to, từng làm thống chế, chủ tịch hội đồng bộ trưởng... gì đó, đại khái thế, từ thời Ê-li-da-vét.


Đấy là Bá tước Pi-ốt I-van-nô-vích Su-van-lốp. — “Lô-mô-nô-xốp ngồi”.


Cũng có thể tôi đoán sai, nhưng chỗ đấy cũng ở ngay đây: chỉ cần đi bộ một chút về hướng Lô-mô-nô-xốp đứng đã đứng nhìn mãi từ bao nhiêu năm nay, đến hết khoảnh “vườn — công viên”, rồi chui xuống một lối đi ngầm bên dưới đại lộ Lô-mô-nô-xốp, là sẽ ngoi lên khoảnh sân lát đá gần giống như hình bát quái ở ngay trước mặt Bá tước Su-van-lốp. Cả tôi và Đào Phò đều rất quen thuộc khu này.


Nên tôi đi ngay, — cảm giác giống như sốt ruột hình như đã lại quay trở lại.


Khoảnh sân hình bát quái nằm trũng xuống, cho nên cách quãng — hai cái ở hai cạnh hai bên Bá tước (ông ngồi ở giữa một cạnh, quay lưng vào tòa nhà, đối diện với những bậc thang đi lên từ dưới lối đi ngầm, cũng là đối diện với tôi), thêm hai cái nữa ở hai cạnh kế tiếp bên trái và bên phải — có những lối bậc thang để đi lên khỏi nó.


Giờ này — vả lại thư viện mới — ở đây vắng ngắt.


Gió thổi thốc mạnh và mát.


Xa xa theo hướng lối bậc thang lên bên tay trái tôi có một đôi sinh viên trai gái nhưng chắc không phải yêu nhau đang vừa đi xa dần vừa trao đổi gì đó, — tôi nhìn thấy những động tác diễn đạt bằng tay nhưng không thấy các cử chỉ thân mật.


Còn ở chính giữa bậc thang trên cùng ở lối đi lên bên tay phải tôi, cao vút, là I-u-li-a.


Nhìn hai gót đôi guốc quai hậu ở dưới chân cô, tôi biết trong trường hợp này nếu leo lên đến đấy tôi cũng sẽ chỉ đứng đến thái dương cô là cùng. Huống hồ tôi đang đứng ở dưới này, còn cô đứng ở trên ấy. Nên cao vút.


Bộ quần áo bò bó sát lấy thân thể khỏe mạnh của cô. Nhìn kỹ thì không đồng bộ. Đều là xanh mực học trò, nhưng màu quần “chì” hơn màu áo, và bạc hơn, bạc phếch.


Cạp quần thấp, nên trông như không hề có cạp quần: vì con gái mà đôi chân như chân cô, theo phân loại của Đào Phò, thì y sẽ xếp cô vào “loại gái có chân mọc từ hông”. Đấy là cách y dùng để tả những cô gái có cặp đùi thẳng và mạnh khỏe, nên trông như liền lạc với mông “thành một thỏi thống nhất”.


Cạp áo bo vừa chạm cạp quần. Áo phanh ngực, còn bị vầng ngực mạnh mẽ bên trong đẩy căng cúc cài ra, cổ áo nếp nhỏ, màu áo mới và tươi hơn màu quần, tươi rói, tay áo dài, cũng bó lấy cánh tay, các móng tay đỏ thắm.


Tôi đứng tần ngần nhìn những mảng tóc dài — phải đến giữa lưng nếu nằm im — mượt mà màu gốc rạ đang mềm mại bồng bềnh trong gió; tôi biết, đôi guốc cao gót, chiếc quần bò bạc, và chiếc áo bò xanh mực tươi tắn, — đấy là ba thứ duy nhất bám trên người cô.


Cô là gái điếm, tôi ngủ với cô hai lần, cách nhau hai năm ba tháng, lần sau cách bây giờ một năm năm tháng.


Đấy là tất cả những gì tôi biết về cô.


Nếu cố bổ sung, thì lần sau cô béo hơn lần trước một chút, còn bây giờ, trực quan, thì cô không béo bằng lần sau, nhưng vẫn béo hơn lần trước.


(Còn nữa)

Obama - Rambo mới

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Obama gửi lời cảnh báo sắc lạnh đến Gaddafi

Một số nhà lập pháp thuộc cả hai đảng vào ngày Thứ Tư đã kết tội tổng thống Obama vi phạm Nghị quyết Quyền hạn Chiến tranh với việc tiếp tục sự tham gia của Mĩ trong cuộc chiến tranh bằng không quân của Na-tô ở Li-bi mà không được sự cho phép của Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện, nhưng họ đã chật vật với câu hỏi về cái mà Quốc Hội có thể, hay là phải làm đối với chuyện này.


Tại một buổi điều trần của uỷ ban thuộc bộ ngoại giao, một số thành viên đã tấn công ông Obama về thất bại trong việc rút lực lượng quân đội ra khỏi cuộc xung đột sau thời hạn 60 ngày vì tình trạng chiến tranh đã không được Quốc Hội chấp thuận. Hành động ở Li-bi đã hết thời hạn được áp đặt bởi luật quyền hạn chiến tranh từ thời chiến tranh Việt Nam, vào ngày Thứ Sáu.


"Tổng Thống không phải một ông vua, và ông ấy không được hành động như một ông vua," Nghị viên Dan Burton, Đảng viên Cộng hòa của Indiana. Nghị viên Brad Sherman, Đảng viên Dân chủ của California, đã nói rằng chính phủ đã cư xử với những người lập pháp như "không liên quan", với việc "quên" không thừa nhận là thời hạn cho phép đã trôi qua, hoặc "quên" không chịu giải thích về việc này.


"Giờ chính là lúc để Quốc Hội tiến lên," ông Sherman nói. "Đã đến lúc phải ngừng việc xé nhỏ Hiến Pháp Mĩ ra trong một nỗ lực được coi như là để mang chế độ dân chủ và luật pháp tới cho Li-bi."


Chính quyền Obama đã nói là họ tin rằng đấy là hành động phù hợp để giải quyết vấn đề, mặc dù họ không hề giải thích vì sao họ lại nghĩ như vậy.


Quốc Hội Mĩ đã ban hành Nghị quyết Quyền hạn Chiến tranh vào năm 1973, bất chấp quyền phủ quyết của Tổng Thống Ních-xơn, trong một nỗ lực để phục hồi lại vai trò đang bị teo tóp của nó trong việc quyết định đất nước có dính líu vào những cuộc xung đột vũ trang quan trọng hay không.

Kể từ đó, nhiều Tổng Thống đã phớt lờ phần nội dung nói rằng họ cần được sự cho phép trước của Quốc Hội để được đưa quân đội vào một cuộc chiến tranh, trừ phi chính nước Mĩ đang bị tấn công. Nhưng ở đây lại có phần nội dung khác hạn chế quyền hạn của các Tổng Thống, nói rằng họ phải kết thúc bất kỳ hành động nào vẫn chưa được Quốc Hội cho phép sau 60 ngày. Vào năm 1980, Bộ Tư Pháp đã kết luận là thời hạn 60 ngày này là đúng theo Hiến Pháp.

LẬP TRÌNH VIÊN (27)

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (27)" đầy đủ (741KB):

http://www.mediafire.com/?lqhyrw627htd2mc

http://www.megaupload.com/?d=3D3R7BIP


Hướng dẫn cách dùng sách "LẬP TRÌNH VIÊN":

Sách "Lập Trình Viên"

— Đặt cược chống lại các bạn... chị Nhi-na Ka-li-nhin-na, thành phố Ka-táp I-van-nốp-xcờ, phụ cận Trê-li-a-ben-xki. Bây giờ tôi sẽ đọc thơ, hãy chú ý nghe:


“Đẫm sương đêm trong cái lạnh bạc đầu,

Tắm súp rau, giữa đông đảo, những đâu.

Lăn trên cỏ ướt, nhảy vào suối trong,

Lẫn trong tất rách, trên lò đang hong.

Đi khắp đó đây — xa, chẳng bận lòng -

Một thứ lấp lánh, phong phú, lạ lùng.


“Chú ý, câu hỏi: Nhà thơ của những năm chiến tranh Ép-ghê-nhi Vi-na-ku-rốp đã nói đến cái gì trong bài thơ của mình?"


"Tút".


— Bật lửa...


— Thìa...


— Thuốc lá, thuốc lá...


— Ướt trong cỏ, cái gì ướt trong cỏ?..


— Nông dân, cái gì đấy nông dân...


— Súng lục!..


A-nhi-a sắp vảy ngón tay út gõ "Enter" thì đã nghe tiếng chuông reo, vẫn to và chói tai.


— Đội khách. Vậy... ai sẽ trả lời? — Ông Vô-rô-si-lốp hỏi.


— Sinh viên Kốt-xchi-a, thưa ngài. — Thày Đét-lam trịnh trọng.


— Mời ngài Kốt-xchi-a.


Kốt-xchi-a hơi xoay chếch chếch chiếc ghế, ngồi thoải mái ngả người ra phía sau, mắt liếc liếc vào màn hình, hai tay dang ra, mấy ngón tay phải làm động tác vỗ vỗ, nhe răng cười:


— Ắc-coóc-đê-ông, thưa ngài dẫn chương trình.


"Phong phú, lạ lùng..." — Ông Vô-rô-si-lốp lẩm bẩm — Bài thơ này của nhà thơ Ép-ghê-nhi Vi-na-ku-rốp đã bắt đầu như thế này... Anh Đét-lam, anh mà cũng chưa đọc cái này?


— Chưa, chưa đọc. — Thày Đét-lam lắc đầu.


— Ép-ghê-nhi Vi-na-ku-rốp... những năm chiến tranh...


“Mạ vàng lấp lánh, nâu sậm cà phê,

Viền theo các cạnh, màu cà dái dê,

Chiến lợi phẩm mới: Ắc-coóc-đê-ông,

Chúng tôi vớ được, sau cuộc tấn công...






— Pê-tờ-rô-da-vốt-xcờ, nữ nghiên cứu sinh Ê-lê-na Ben-kin-na đặt cược câu hỏi... các ngài, ai đó ở hai đội chơi đã từng đến Xa-ra-tốp?.. Ga-ríc đã đến... lúc nào trong năm, Ga-ríc?


— Mùa xuân.


— Mùa xuân. Còn ai nữa? À, Ôn-ga, lúc nào?


— Là... mùa hè.


— Mùa hè. Bên này... Xéc-giô...


— Mùa hè.


— Cũng mùa hè. Phi Long, sao?.. Tất cả các mùa?!.


— ...


— Còn bây giờ, chú ý lên màn hình.


Màn hình chuyển từ hình chị Ê-lê-na đang bế con, tươi cười nhìn vào ống kính, sang hình một chiếc ghế tựa hẹp hẹp bằng sắt, không có bành để tay, chỉ có một chiếc chân hình khối vuông, to, chắc là được gắn cố định xuống sàn.


Chiếc ghế đặt ở trong một cái ca-bin nhỏ, chắc là không có cửa, còn nếu có thì phải là cửa lùa ở phía bên trong và đã mở hết cỡ; hình chụp từ ngoài cửa vào, chiếc ghế quay sang bên trái khung hình, tựa sát vào tường ca-bin phía bên phải; trên tường ca bin bên tay phải chiếc ghế có một phần phía dưới bên trái của một ô cửa sổ kính to mờ mờ, góc vuông được uốn bầu bầu, viền một viền mỏng màu đen; một viền như vậy chạy song song theo chiều dọc cách một tí hở ra nhìn thấy được trên ảnh ở ngay bên trái khung này, chắc là bắt đầu một khung cửa y hệt kế tiếp.


Trên sàn có một khối nhỏ sẫm màu nằm ở khoảng chỗ chân người ngồi, hơi lệch sang bên chân trái một chút.


— Bức ảnh này Ê-lê-na chụp ở Xa-ra-tốp vào mùa đông năm ngoái. “Người Xem” khẳng định là ở dưới chỗ ngồi của người lái phương tiện giao thông này luôn có thể tìm thấy một hòn gạch... các bạn có nhìn thấy nó không? Chú ý, câu hỏi: Những người lái phương tiện này ở Xa-ra-tốp cần hòn gạch để làm gì?


"Tút".


— Đập vỡ kính lúc cần...


— Trợ phanh...


— Tàu gì, tàu hỏa?..


— Cái này là tàu điện ngoại ô.


— Mùa đông, hòn gạch... — Phi Long giơ ngón tay cái.


"Rư rư..."


— Trả lời, sinh viên Phi Long.


— Lại đội khách, xin mời.


— Tiếc quá, chúng tôi đều sống ở nội thành cả, — Phi Long xoa xoa hai bàn tay, có tiếng cười trong gian, — cho nên không hay đi xe điện ngoại ô.


— Ờ, không đi xe điện ngoại ô, có thể đấy là xe điện bánh hơi, tàu điện...


— Vậy có thể... cho biết chính xác loại phương tiện giao thông?


— Ờ... trông giống tàu điện nhất.


— Vâng... nếu nung hòn gạch ở trong lò, thì nó giữ nhiệt tương đối lâu. Mùa đông, ở trong phương tiện giao thông công cộng nói chung lạnh. Người lái tàu, khác với lái xe, chắc là không có lò sưởi, nên phải sưởi ấm chân bằng hòn gạch nung mang theo từ trước.


— Câu trả lời đã rõ. Mùa đông, hòn gạch...

Kama Sutra: 34 tư thế làm tình

6 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Lưu ý: Nếu như không thấy hình ảnh động đậy thì phải xem bằng
trình duyệt loại tốt hơn, ví dụ như Firefox.

Victoria's Secret

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook