
Đó là những mùa xuân, những cái Tết mà nỗi u buồn sầu thương vẫn còn giăng mắc, bàng bạc trong hầu hết các thi phẩm bởi đất nước chưa được độc lập tự do, vẫn còn nằm trong sự cai trị của thực dân.Thế nhưng cái tình của con người với Tết, với quê hương, với gia đình luôn là một điều chân thành, gây niềm xúc động mạnh mẽ cho người đọc, không chỉ của thời bấy giờ mà còn tiếp tục chinh phục mỗi chúng ta hôm nay. HOÀI NIỆM TẾT TRONG THƠ XƯA ĐỖ ANH VŨ Đời người, trong tất cả những năm tháng đã qua cũng như những năm tháng của tương lai, Tết bao giờ cũng là một khoảng thời gian thiêng liêng, lắng đọng, mang đến cho mỗi chúng ta thật nhiều xúc cảm. Người thì đến với Tết bằng đoàn tụ sum vầy, người thì đến với Tết bằng lạc quan hy vọng, người thì đến với Tết bởi những khắc khoải nhớ thương… Mở lại hợp tuyển "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh - Hoài Chân, thi phẩm đầu tiên gắn với Tết mang lại cho ta bao cảm xúc bùi ngùi, buồn thương của một lớp người đã tàn phai, đã dần xa những con người của thời hiện tại. Đó là bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là ông đồ cho chữ, đại diện cho một lớp người với thú vui tao nhã thanh cao. Tác phẩm gián tiếp phản ánh với chúng ta một biến cố quan trọng trong...
(Đọc tiếp)