Bức phù điêu cao 2m, dài 3,5m, có ông hiệu trưởng ở vị trí trung tâm
khiến không ít người... phì cười - Ảnh: L.Q.H.
'Trò lố' ở Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam
Phụ nữ Online
22:35 18/12/2019
Trở thành nhân vật điển hình, ở vị trí trung tâm của bức phù điêu gắn chình ình ngay lối ra vào, phải chăng, Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam đang viết nên một trò lố mang tên mình?
Sáu tháng trước, dư luận sửng sốt khi phát hiện các bức phù điêu quý còn sót lại của Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “bức tử” trong rào chắn, chật hẹp giữa các tòa nhà, công chúng muốn chiêm ngưỡng cũng không được.
Mấy tháng sau, cũng tại ngôi trường đó, giới mỹ thuật được một phen sửng sốt khác; song lần này, bắt nguồn từ tác phẩm tốt nghiệp của một học viên cao học Khoa Điêu khắc. Tác phẩm mô tả một không gian lớp học, thầy giáo đang giảng bài trước sinh viên.
Theo lẽ thường, một bài tốt nghiệp, một bài kiểm tra, một tác phẩm trả bài… không thể nào làm nên một sự vụ ồn ào như thế nếu nhân vật trung tâm của bức phù điêu không phải là ông Hiệu trưởng Lê Văn Sửu.
Gắn phù điêu, tạc tượng để tôn vinh cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, thích gắn gì thì gắn. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, chất lượng nghệ thuật, nhân vật được đề cập cũng phải xứng đáng hoặc có tầm. Thường thì, tượng, phù điêu hay gắn với các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, có đóng góp cũng như ảnh hưởng quan trọng…
Vì thế, việc một tác phẩm tốt nghiệp có chất lượng “thường thường bậc trung”, thậm chí vụng về, có nhân vật trung tâm (được cho) là thầy hiệu trưởng được chấm 9,5 điểm, để rồi được lựa chọn phóng tác lên tường, ngay lối ra vào, lại trở thành chuyện bi hài cho bao người.
Khi câu chuyện trở nên ồn ào, ông Sửu phủ nhận việc chỉ đạo thực hiện bức phù điêu có chân dung của mình. Ông cho biết, dù theo dõi quá trình từ phác thảo ý tưởng đến khi thực hiện, ông không nhìn thấy hình ảnh mình trong đó. Đến khi tác phẩm treo lên, mới nhận ra thì đã lỡ.
Tuy nhiên, phần giải thích của ông hiệu trưởng đã bị chính một giảng viên trong trường phản bác lại: “Ở ngôi trường mà một bông hoa mười giờ được phép trồng hay không trong khuôn viên; hay một cái đinh để làm triển lãm cũng phải có chữ ký phê duyệt của hiệu trưởng, liệu có thể nào có chuyện một bức phù điêu lớn như vậy gắn lên tường, lại ở vị trí đắc địa, đi ra đi vào ai cũng thấy, mà hiệu trưởng lại không biết”.
Được biết, ngay sau khi bức phù điêu được gắn lên, có một vài giảng viên trong trường chạy thẳng lên phòng hiệu trưởng để hỏi cho ra… nhẽ. Trong trường cũng có không ít lời bàn ra tán vào, ồn ào. Song cuối cùng, có lẽ, cái “nhẽ” của ông hiệu trưởng là cái nhẽ lấn át mọi thứ khác, nên bức phù điêu vẫn bám trụ trên tường, ngay lối ra vào.
Có thể tác phẩm này không phải là một tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật, như một số chuyên gia trong nghề đánh giá, nhưng ở một cách hiểu nào đó, đây có lẽ là một “tác phẩm hiện thực phê phán” thành công, khi trưng ra được một lát cắt, một ý nghĩa hiện thực đương thời.
Đắp phù điêu để tưởng nhớ, để ghi ơn, nhưng cũng có người đắp phù điêu tự diễn dịch mình một cách hề hước nhất. Nếu hai nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố mà sống lại, có thể, sẽ có một nhân vật điển hình, đi vào lịch sử văn học Việt Nam đương đại.
Phụ nữ Online
22:35 18/12/2019
Trở thành nhân vật điển hình, ở vị trí trung tâm của bức phù điêu gắn chình ình ngay lối ra vào, phải chăng, Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam đang viết nên một trò lố mang tên mình?
Sáu tháng trước, dư luận sửng sốt khi phát hiện các bức phù điêu quý còn sót lại của Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “bức tử” trong rào chắn, chật hẹp giữa các tòa nhà, công chúng muốn chiêm ngưỡng cũng không được.
Mấy tháng sau, cũng tại ngôi trường đó, giới mỹ thuật được một phen sửng sốt khác; song lần này, bắt nguồn từ tác phẩm tốt nghiệp của một học viên cao học Khoa Điêu khắc. Tác phẩm mô tả một không gian lớp học, thầy giáo đang giảng bài trước sinh viên.
Theo lẽ thường, một bài tốt nghiệp, một bài kiểm tra, một tác phẩm trả bài… không thể nào làm nên một sự vụ ồn ào như thế nếu nhân vật trung tâm của bức phù điêu không phải là ông Hiệu trưởng Lê Văn Sửu.
Gắn phù điêu, tạc tượng để tôn vinh cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, thích gắn gì thì gắn. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, chất lượng nghệ thuật, nhân vật được đề cập cũng phải xứng đáng hoặc có tầm. Thường thì, tượng, phù điêu hay gắn với các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, có đóng góp cũng như ảnh hưởng quan trọng…
Vì thế, việc một tác phẩm tốt nghiệp có chất lượng “thường thường bậc trung”, thậm chí vụng về, có nhân vật trung tâm (được cho) là thầy hiệu trưởng được chấm 9,5 điểm, để rồi được lựa chọn phóng tác lên tường, ngay lối ra vào, lại trở thành chuyện bi hài cho bao người.
Khi câu chuyện trở nên ồn ào, ông Sửu phủ nhận việc chỉ đạo thực hiện bức phù điêu có chân dung của mình. Ông cho biết, dù theo dõi quá trình từ phác thảo ý tưởng đến khi thực hiện, ông không nhìn thấy hình ảnh mình trong đó. Đến khi tác phẩm treo lên, mới nhận ra thì đã lỡ.
Tuy nhiên, phần giải thích của ông hiệu trưởng đã bị chính một giảng viên trong trường phản bác lại: “Ở ngôi trường mà một bông hoa mười giờ được phép trồng hay không trong khuôn viên; hay một cái đinh để làm triển lãm cũng phải có chữ ký phê duyệt của hiệu trưởng, liệu có thể nào có chuyện một bức phù điêu lớn như vậy gắn lên tường, lại ở vị trí đắc địa, đi ra đi vào ai cũng thấy, mà hiệu trưởng lại không biết”.
Được biết, ngay sau khi bức phù điêu được gắn lên, có một vài giảng viên trong trường chạy thẳng lên phòng hiệu trưởng để hỏi cho ra… nhẽ. Trong trường cũng có không ít lời bàn ra tán vào, ồn ào. Song cuối cùng, có lẽ, cái “nhẽ” của ông hiệu trưởng là cái nhẽ lấn át mọi thứ khác, nên bức phù điêu vẫn bám trụ trên tường, ngay lối ra vào.
Hiệu trưởng Lê Văn Sửu - Ảnh: Internet
Có thể tác phẩm này không phải là một tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật, như một số chuyên gia trong nghề đánh giá, nhưng ở một cách hiểu nào đó, đây có lẽ là một “tác phẩm hiện thực phê phán” thành công, khi trưng ra được một lát cắt, một ý nghĩa hiện thực đương thời.
Đắp phù điêu để tưởng nhớ, để ghi ơn, nhưng cũng có người đắp phù điêu tự diễn dịch mình một cách hề hước nhất. Nếu hai nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố mà sống lại, có thể, sẽ có một nhân vật điển hình, đi vào lịch sử văn học Việt Nam đương đại.
Đậu Dung
(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...