Bộ trưởng quá giàu - Đất Nước phải nghèo!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn là hai cựu Bộ trưởng đã bị bắt hôm qua. 
 
Bộ trưởng quá giàu (bất minh) 
thì đất nước phải nghèo!

Mạnh Quân
24-2-2019

Mặc dù đã quen mắt, quen tai với mấy vụ bắt bớ, lò củi nhưng hôm nay, tin bắt ông Trương Minh Tuấn, ông Nguyễn Bắc Son - các cựu Bộ trưởng TTTT - những người từng có quyền sinh, sát với báo chí, vẫn thấy có gì đó xốn xang. Cho dù, chuyện này, biết rằng, sớm muộn cũng sẽ đến.

Cả một doanh nghiệp được định giá tài sản còn có hơn 1000 tỷ mà thổi lên 7-8000 tỷ đồng để chia nhau. Quá kinh khủng. Nên có thể hiểu, nếu không bắt 2 ông này, những người đã trực tiếp ký vào các văn bản để thực hiện phi vụ trên, sẽ thật khó có niềm tin đầy đủ về công cuộc đốt lò vĩ đại của cụ Tổng.

Hình ảnh những căn nhà bị khám của 2 ông này trong ảnh cũng không có gì ghê lắm. Nhưng người ta biết rằng, các ông còn có những tài sản lớn khác. Có thông tin cho biết, có ông đã nộp trả lại một số tài sản lớn do việc ký cọt đó mà có cho cơ quan điều tra. Cái này chưa chắc chắn, phải chờ kết luận điều tra công bố mới khẳng định được.

Nhưng nói chung, người ta không dám liều lĩnh làm việc kinh khủng trên để không nhận cái gì. Mà phải nhiều, cực nhiều.

Đã là Bộ trưởng, chắc chẳng có ai nghèo nhỉ?. Có thể có người không quá giàu, nhưng chắc chắn là không ai thiếu thốn cả dù theo thang bảng lương của nhà nước, lương, thưởng có khi chỉ được hơn 10 triệu đ/tháng. Hầu như không ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Có người có thể giàu từ khi là Phó vụ trưởng, Vụ trưởng, rồi Thứ trưởng…đã có biệt thự không chỉ 1 cái, con cái đi du học nước ngoài, nhà chẳng có gì ngoài tiền. Có người gia thế cũng đã vốn giàu có. Khi làm quan chức, lại càng giàu hơn, nhất là ở các Bộ về quản lý kinh tế.

Giới phóng viên, nhà báo chắc nhiều người có thể đọc vanh vách, đằng sau Bộ trưởng nào có những đại gia nào. Những mối quan hệ lợi ích tiền - quyền, anh-em để quyết định, phân chia những nguồn lợi quốc gia khiến có những người đã đứng ở vị trí đầu một ngành, lĩnh vực nào đó, sẽ giàu đến mức đủ để vài thế hệ sau của họ tiêu không hết tiền (trừ khi đàn con, cháu phá lắm). Ngày nay, Bộ trưởng mà ở biệt thự vài chục, thậm chí cả 100 tỷ, hơn trăm tỷ là chuyện “quá nhàm”.

Nhưng Bộ trưởng, Thứ trưởng mà ai cũng giàu quá, thì tất nhiên, đất nước sẽ phải nghèo. Nguồn lực phát triển của một quốc gia dù sao cũng hữu hạn. Nếu nó không được sử dụng đúng chỗ để đầu tư, phát triển…lại bị chia chác, chui vào một vài chỗ như vụ AVG thì nguồn lực đó sẽ teo tóp đi, một số người như mấy ông Bộ trưởng vừa bị bắt đó, giàu lên thôi, DN thì bê bết.

Thằng phản động Phạm Hồng Tung ăn lương tàu?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tên việt gian Phạm Hồng Tung

Phạm Hồng Tung bị cho là ‘ăn lương Tàu’ khi nói về chiến tranh biên giới 1979 

Người Việt

14  -2 -2019

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Trong bối cảnh báo nhà nước năm nay được lệnh nói tương đối thoáng về cuộc chiến biên giới năm 1979 với Trung Quốc, một số blogger bày tỏ bực tức trước phát ngôn của Giáo Sư Sử Học Phạm Hồng Tung, chủ biên sách giáo khoa lịch sử trong chương trình “Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể”, trên báo VietnamNet.

Tờ báo thuộc Bộ Thông Tin Truyền Thông hôm 13 Tháng Hai trích dẫn quan điểm ông Tung: “Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước. Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.”

“Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần ‘giải độc lịch sử’, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác,” theo VietnamNet.

Trong bài phỏng vấn, Giáo Sư Tung cũng thừa nhận việc đưa cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 vào sách giáo khoa “là một vấn đề nhạy cảm trong giáo dục lịch sử”“nếu làm không cẩn thận, những chuyện xung đột, hận thù trong quá khứ sẽ bị đánh thức và sẽ làm sống dậy, châm ngòi cho những hận thù trong tương lai” (!?)

Phát ngôn của ông Tung lập tức bị ông Nguyễn Như Phong, đại tá công an, cựu tổng biên tập báo Petrotimes chỉ trích trên trang cá nhân: “Điều khiến tôi kinh hoàng là ông này lại có quan điểm là ‘các nhà sử học Việt Nam và Trung Quốc nên ngồi lại với nhau bàn bạc thống nhất quan điểm, nội dung rồi hãy đưa vào trường dạy…’ [Ông này] coi đó là việc làm ‘hòa giải’ giữa hai dân tộc! Quả là một luận điệu bậy bạ hết sức, và ông này có lẽ được ăn lương Tàu thì phải!”

“Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc Tháng Hai, 1979 ở biên giới phía Bắc là cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, mặc dù Đặng Tiểu Bình luôn rêu rao là ‘cuộc chiến hạn chế’ nhằm ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Ấy vậy mà giờ đây ông ‘thầy giáo’ này lại muốn ‘bàn bạc thống nhất với giới sử học Trung Quốc’. Đây đích thị là một thằng phản động

Chiến tranh 17/2/1979 và nhà báo

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Mai Quốc Ấn
 
SỰ KIỆN VÀ NHÀ BÁO

Năm nay, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 được nhắc nhiều trên báo chí. Nhưng 10 năm trước, đó chỉ là cuộc "xé rào" bởi khi đó nhà báo Huy Đức (báo Sài Gòn Tiếp Thị bản cũ) viết bài Biên giới tháng Hai là bài báo duy nhất của cả làng báo khi ấy. Cũng là bài báo đầu tiên trong 10 năm nay trước khi cuộc chiến tranh biên giới được "bật đèn xanh" nhắc lại vào 2019.

Nhà báo Tâm Chánh- Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị khi ấy, nói về hiện thực bức bối ở biên giới năm 2009: "10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhang tàn, khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến. Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức."

Đứa em út của tòa soạn như tôi khi ấy còn cảm nhận được những"sức ép vô hình" thì huống gì là đồng nghiệp đàn anh Huy Đức, Tâm Chánh. Dự tính đăng ba kì báo nhưng Biên giới tháng Hai trên SGTT chỉ mới đăng được một kì đã kết thúc. Facebook khi ấy không rầm rộ như bây giờ, hai năm sau (năm 2011), anh Huy Đức mới đưa Biên giới tháng Hai lên Facebook cá nhân.

Nhà báo Tâm Chánh có kể lại: "Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT, ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài “có vấn đề”, nhận xét:

“Chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường...”

"Người ta" là ai? Tôi và nhiều anh chị em Sào Gòn Tiếp Thị cũng thắc mắc như nhà báo Tâm Chánh. Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng...

Gần 40 năm trước, một nhà báo Nhật Bản đã ngã xuống ở biên giới Việt - Trung: Ngày 7/3/1979, nhà báo Takano Isayo sinh năm 1943 ở Kobe đã chết sau tiếng súng phía Bắc sông Kỳ Cùng, Lạng Sơn. Nhạc sĩ Phó Đức Phương sau này có viết bài hát Takano- một nhân chứng quả cảm.

Cũng năm 2009, nhà báo Lê Đức Dục của Tuổi Trẻ đã viết bài thơ Những bông hoa không chờ chỉ thị (xem ảnh). Với những người viết yêu nước, không thể chấp nhận những chỉ thị im lặng để dừng bút về những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập của đất nước. Bằng cách này hay cách khác, một người viết có trách nhiệm phải đưa được thông tin đến bạn đọc một cách có trách nhiệm nhất.

Tên phản động phạm hồng tung - gs sử học???

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước." - tên phản động phạm hồng tung (nguồn: vietnamnet.vn...)
Đặng Tiến

TÔI KHINH BỈ VÀ CĂM PHẪN 
TÊN GIÁO SƯ SỬ HỌC PHẠM HỒNG TUNG 

Cảm ơn VIETNAM.NETđã có bài phỏng vấn để dư công luận biết rằng ở xứ ta rác rưởi cũng có thể trở thành giáo sư!

------

Đọc bài trả lời phỏng vấn VIETNAM.NET của Phạm Hồng Tung tôi không dám tin vào mắt mình! Căm giận! Thấy như muốn ngạt thở! 

Ông bạn vong niên của tôi là Ngô Vưu, nhà giáo đã nghỉ hưu, người Huế, luôn điềm tĩnh có phần dịu dàng nữa cũng phải thốt lên rằng anh bị sốc trước bài trả lời của Phạm Hồng Tung!

Thú thật, tôi muốn đập phá một cái gì đó cho bõ tức.

Xách xe đạp và tôi lao ra đường, liền một mạch đến 50 km để giải tỏa bớt nỗi bức xúc. 

Suốt chặng đường 50 km lại cứ vang lên hai tiếng Nà Sác. Nà Sác. Nà Sác.

Chắc hầu hết mọi người không biết địa danh này đâu.

Tháng Hai năm 1979, chiến tranh biên giới bùng nổ. Phương tiện truyền thông lúc đó rất hạn chế. Một tờ báo, một bản tin qua loa truyền thanh đã là rất quý rồi. Cuộc chiến diễn ra chớp nhoáng....Cuộc sống thì ngập đầy lo toan, vất vả, cực nhọc Nhưng tôi không tài nào quên được hai tiếng Nà Sác.

Nà Sác một bản nhỏ gần như vô danh thuộc huyện Hà Quảng - Tỉnh Cao Bằng. Xa vời vợi. Không rõ tôi đã đọc trên báo hay nghe qua loa truyền thanh mà biết rằng mờ sáng ngày 17 tháng Hai năm 1979 cả bản vẫn yên giấc sau Tết Nguyên Đán chưa lâu và đang vào độ Tết Xuân với đủ các lễ Tết của người Tày thì bất ngờ pháo gầm lên. Từng chùm đạn đổ xuống. Trong chớp mắt xóa sổ gần như hoàn toàn Nà Sác! Những người dân vô tội chết gần hết trong chớp mắt. Họ chết mà không biết chết vì lí do gì. Một thảm họa. Một cơn ác mộng. Một điều gì đó cực kì phi lí, cực kì tàn khốc...

Cho mãi đến tận cuối năm 1986, khi đi lính nhân đạp xe ra biên tôi mới ghé vào thăm Nà Sác được. Cái tên bản đặt theo tiếng Tày kia tôi cũng chỉ hiểu được một nửa Nà hay Na nghĩa là ruộng còn Sác nghĩa là gì đến nay tôi vẫn không biết....Bảy năm đã qua nhưng Nà Sác vẫn hầu như vắng bóng người. Giữa đám lau lách um tùm tôi vẫn thấy chơ vơ vài ba cái cột nhà cháy dở. Vẫn thấy bơ vơ một vài cái cối đá. Bơ vơ. Hoang vắng. Lạnh rợn người.

Diễn cảnh "Lao Công"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Luân Lê

DIỄN CẢNH LAO CÔNG

Ông Tổng bí thư đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước đang lì xì cho hai cô “diễn viên đóng thế” những cô lao công đêm đông quét rác đích thực rồi.

Hiện tại, một trong hai cô gái mặc quần áo mới tinh không vết bẩn hay bị nhàu nhĩ, nhem nhuốc với da dẻ, mái tóc, phong thái rất tiểu thư này được cư dân mạng tìm ra là đang làm việc tại một cửa hàng bán điện thoại di động (tên Hương, 20 tuổi) ở Hà Đông.


Những người lao công thực sự thì cực nhọc và vất vả dọn sạch môi trường với điều kiện thiếu thốn, mất vệ sinh, đáng ra là bộ mặt của xã hội thì lại bị đưa ra làm trò hề cho bọn làm trò lố bịch để lừa cả ông Tổng bí thư.





Chợt lại nhớ đến truyện ngắn Bên Kia Bờ Ảo Vọng của Dương Thu Hương, khi dân ở một vùng gặp thiên tai đói khổ, mất mùa do hạn hán, thì tay nhà báo được giao viết về vùng này bắt buộc phải bỏ qua những tình trạng khốn khổ đó của người dân mà phải mô tả cảnh sống sung túc, được mùa để báo cáo lãnh đạo về tình hình sản xuất nơi đây nhằm lãnh thưởng và thăng tiến.

Ông Tổng nên cho kiểm tra lý lịch của hai cô gái mặc áo trong hình mà Ông đã gặp mặt và lì xì cho họ để biết sự thực của những con người này và những kẻ bày trò để che mắt, gian trá với Ông.

Một chuyện nhỏ chúng có thể diễn cảnh với Ông thì những chuyện lớn chúng sẽ thế nào?
__________

Luân Lê

VI HÀNH CÓ KẾ HOẠCH

Nếu mà ông Tổng bí thư có một chút thời gian nữa đề nghị ba lao công như tiểu thư kia làm việc như đẩy xe rác, quét dọn, gom rác và chất lên xe rồi dong tới chỗ tập kết thì thấy ngay rác thật trước mắt Ông ngay lập tức.

Một khi đã muốn thăm ngó chuyện dân sinh như vua chúa khi xưa đã làm, hoặc như thời của ông Hồ Chủ tịch thuở mới lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, thì chỉ cần giả làm dân thường đói rách và tự mình (bí mật) xuống tận từng nơi, gặp gỡ từng người để tìm hiểu và chứng kiến mới thấy được sự thật cần phải thấy trong đời sống.

Hoặc một lúc nào đó Ông có thời gian thì cất công đến cổng trụ sở Ban tiếp dân trung ương hoặc cổng trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thấy rõ hàng người dân oan khiếu kiện hàng chục năm ròng rất đông đảo và họ sống vật vờ như những bóng ma khổ hạnh.

Nghệ thuật sống sót

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Địa phủ phát hành cho những linh hồn lỡ lấy vé đầu thai làm người Kỳ Cục)

1. Nói chuyện ăn trước, bởi có thực mới giựt được tùm lum. Ở Kỳ Cục, không ăn thì chết đói, ăn thì bạn sẽ ăn hải sản ướp phân u rê, phở nhồi phộc môn, cá khô tưới thuốc sâu, gạo tẩm thuốc chống mọt, thịt heo thấm đượm chất tạo nạc, rau xanh tưới dầu nhớt siêu mướt, xưởng tương ớt làm ở chuồng gà, khô bò sản xuất trong nhà máy nhựa, rượu chỉ từ nước lã hòa với cục men nước Lọa. Chỉ còn cách sắm miếng đất, tự trồng mà ăn, nhưng nhiều khả năng sống không yên với hàng xóm, họ nghĩ bạn đang nuôi sâu bọ phá vườn ruộng họ. Nói chung, đằng nào thì bạn cũng quay lại địa phủ sớm, không nên mang hành lý chi nhiều.

2. Giờ tới chuyện học. Không đi học bạn dốt là cái chắc, mà đi học thì nhiều khả năng bị cô giáo mẫu giáo giẫm đạp như thiên hạ giặt mùng mền đón Tết, không thì bị buộc dây vô góc phòng để khỏi chạy lung tung xèng ảnh hưởng việc lướt fây búc của các cô. Nói chung, ở tuổi đó bạn không có đường đỡ, hên/xui thôi. Lên cấp một, bạn cứ chơi trong lớp, đừng ra sân trường chạy nhảy tránh xe hơi hiệu trưởng tông vô. Ngồi trong lớp tốt nhất ngồi im như tượng, bởi lỡ gây lỗi vặt, cô giáo bạn có thể hoặc đích thân hoặc lệnh cho bạn học tát bạn xéo mỏ rớt răng mắt sụt xuống hai mi li mét so với vị trí ban đầu. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Nọ cũng còn nhiều thầy cô giáo lương tâm tốt ròng tấm lòng tốt mịt, và một lần nữa phải nhắc lại, mọi thứ nằm trong hai chữ: hên/xui.

3. Tai nạn, nó có thể ở khắp mọi nơi ở cái xứ sở bạn sắp đầu thai. Tai nạn vì xe cộ là bèo quá rồi, ngày nào không có một đoàn sứt đầu mẻ trán kéo xuống địa phủ. Giờ người ta còn đuối nước trên những con đường nội thành sau mưa, té hàng rào rì sọt trong lúc leo qua đó ra bãi biển vớt rong về nấu canh, thậm chí ngồi trong nhà gạch trùm mền với vợ (hoặc chồng), bạn cũng gặp nguy vì đập nhân tạo trên núi vỡ gây lũ quét cùng đá lở. À, nhắc tới đập, bạn đừng quên đập thủy điện lủ khủ ở Kỳ Cục, tốt nhất đừng sống ở hạ nguồn. Nhưng thượng nguồn thì toàn núi đá, bạn nên học khỉ cách trèo cây hái trái mà sống. Và sống được hay không tùy vào lâm tặc. Nói chung cũng hên xui.

4. Làm dân cày thì nghèo, nhưng làm quan khổ lắm, phải nuôi heo, chăn bò, bán chuối chiên để xây biệt phủ dát vàng. Để kiếm khoản tiền ngoài lương cho vợ ăn sáng bên Sing, con đi Dubai làm tóc, quan phải làm lụng sút móng chớ không phải vừa, nhưng đây là vinh hạnh lớn, bạn nếu mắc kiếp dân cày thì muốn cũng không được.