Chính trị Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đoan Trang & Trịnh Hữu Long

Chúng ta đang tiến đến những khoảnh khắc cuối cùng của năm 2019, khép lại một năm đầy sự kiện và không chỉ thế, khép lại nguyên một thập kỷ. Luật Khoa nhìn lại và đánh giá những sự kiện, biến động và khuynh hướng lớn nhất của nền chính trị ở Việt Nam trong những năm từ 2010 đến hết 2019.
*

Đồ họa: Luật khoa - Ảnh: VOA

Mười năm trước,“xã hội dân sự” còn là một khái niệm hết sức xa lạ và nhạy cảm. Mười năm đủ để bình thường hóa và đưa khái niệm này vào cuộc sống hàng ngày.
“Xã hội dân sự” xa lạ và nhạy cảm bởi hầu hết người Việt Nam đang sống ngày nay đều không có cơ hội được học và được trải nghiệm một xã hội bình thường với ba thành tố chính: chính quyền, thị trường và xã hội dân sự. Từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam thi hành chính sách kiểm soát xã hội một cách toàn diện và không cho phép thị trường lẫn xã hội dân sự tồn tại. Cuộc cải cách kinh tế mang tên “Đổi Mới”, bắt đầu từ năm 1986, đã bình thường hóa khái niệm “thị trường”, nhưng “xã hội dân sự” thì phải chờ đến cuối những năm 2000 mới bắt đầu được nói đến. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) dần đóng vai trò chính trị lớn hơn trong đời sống xã hội, tuy vậy, gần như chỉ mang tính chất phụ họa và tư vấn cho chính quyền nhiều hơn là gây được sức ép.
Bước ngoặt đến vào năm 2011, sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 26/5. Một làn sóng phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (một trang facebook thành lập ngày 12/4/2010, chính thức hoạt động ngày 16/4/2010) phát lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc.
Và ngày Chủ nhật, 5/6/2011, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra cả ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút hàng nghìn người tham dự. Phong trào biểu tình này sau cùng kéo dài tới 11 tuần lễ, kết thúc vào ngày 21/8. Đây không phải là phong trào biểu tình đầu tiên ở Việt Nam kể từ sau năm 1975, nhưng nó là một bước ngoặt lịch sử: Lần đầu tiên có một phong trào xã hội chấp nhận những rủi ro cao nhất để công khai thách thức sự kiểm soát của chính quyền đối với các sinh hoạt chính trị của người dân, vốn trước đó bị coi là cấm kỵ.
Phong trào biểu tình năm 2011 tạo đà cho sự ra đời của hàng loạt hội, nhóm độc lập, công khai đấu tranh đòi các quyền chính trị “nhạy cảm” như tự do ngôn luận, lập hội, tụ tập ôn hòa, bầu cử công bằng, v.v. Kể từ đây, các thiết chế phi chính phủ không còn thuần túy đóng vai phụ họa và tư vấn cho chính quyền nữa, mà trực tiếp huy động quần chúng gây sức ép buộc chính quyền phải thay đổi thái độ, hành vi và thể chế.
Không ai hiểu điều này hơn đảng Cộng sản Việt Nam, bởi họ đã thành công bằng chính phương pháp này trong suốt lịch sử đấu tranh của mình.

Phạm Nhật Vũ - Tấn trò đời!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mạc Văn Trang

Trong những phiên tòa xét xử vụ án MobiFone mua AVG, nổi lên một bị cáo đặc biệt khiến dư luận xôn xao, đó là ông PHẠM NHẬT VŨ (PNV). Trước đó mình chả biết gì về ông này, nay mới biết ông là em ruột của đại gia Phạm Nhật Vượng và 2 ông đều vô cùng nhiều tiền và nhiều mối quan hệ thân thiết đặc biệt với các nhân vật có thế lực ở trong và ngoài nước. PNV lộ diện là một nhân vật trên sân khấu đời nay với nhiều bộ mặt đối nghịch, gây tương phản hấp dẫn người xem.

1. PNV một chiến binh trên Thương trường

Wikipedia ghi tiểu sử PNV như sau: “Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, quê tại Hà Tĩnh. Ông là em của Phạm Nhật Vượng và đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại”…

Tháng 1/2016, MobiFone công bố mua 95% cổ phần của AVG. Thanh tra Chính phủ sau đó xác định việc mua bán này là vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng. Dự án có tổng mức đầu tư là 8.900 tỷ đồng, tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng”(1)…

Qua vụ đạo diễn bán AVG cho MobiFone của Nhà nước, được lời hơn 7.000 tỉ đồng và mua được cả một dàn quan chức cấp cao, chứng tỏ óc kinh doanh và tài buôn quan của PNV quá siêu, xứng đáng một chiến binh siêu thiện chiến trên Thương trường!

Hải Phòng - Chết đuối vớ được kặc!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Chết đuối vớ được cọc
Lí Học

Nhiều năm qua, việc Hải Phòng làm PR, truyền thông rất tốt để cố ý nhận di tích Bạch Đằng Giang, nơi trận chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của quân và dân nhà Trần là bên đất Hải Phòng là có thật. Việc li kì đến nỗi báo chí Quảng Ninh phải lên tiếng và ngành thông tin Quảng Ninh cũng phải lên tiếng để xác định lại trên bảng chỉ dẫn của Google. Mặc dù bị “lấn sân di tích” như vậy nhưng nhiều ban ngành chức năng của Quảng Ninh còn khiêm tốn đòi lại tính chính danh di tích của mình, theo người dân Quảng Yên, một phần là vị Chủ tịch đương nhiệm Quảng Ninh lúc đó (nay đã về hưu) là người Hải Phòng. Thôi thì đành chờ bác ấy về hưu, làm gì rồi mới tính.

Không rõ, di tích và những hiện vật gắn với những tên tuổi lẫy lừng có làm cho Hải Phòng phát triển hơn không, nhưng nhiều người đã hoài nghi là nơi này đang trong cơn khát di tích. Hồi năm ngoái, một người dân Hải Phòng “bỗng dưng” đào được một tấm bia được cho là bia thời Mạc ở dưới ao. Nhiều nhà nghiên cứu Hải Phòng xuýt xoa: Bia mộ cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thế là mấy cụ ngành di tích Hán Nôm lại long sòng sọc lên đọc đọc, chép chép. Người thì muốn cho nó là bia xịn, bia gắn với cụ Trạng, nhưng Trời lại không muốn. Một vị giáo sư ngành Hán Nôm không phải họ Nguyễn đã dành thời gian và chỉ ra: Bia ngụy tạo. Người ta đã lấy một tấm bia cũ thời Mạc, mài mặt bia đi và khắc vào đó những nội dung mới với nhiều sai sót, sơ hở khi ngụy tạo. Thế là toi công. Ngành văn hóa cho bia đá vào kho cất kĩ.

Đùng một cái, báo chí lại rùm beng lên khi đưa tin Hải Phòng phát hiện ra bãi cọc gắn với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ở Cao Quỳ, Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ngay lập tức, giáo sư Vũ Minh Giang, một người quê Hải Phòng đã có những phát biểu rất hoành tráng, như: “Khi xem bản đồ cho thấy, khu vực khai quật mới cũng nằm cạnh lạch triều gần sông Bạch Đằng, rất có thể đây là bãi cọc trong trận đánh Bạch Đằng. Đây là một phát hiện cực kì lớn, tạo ra nhận thức mới có thể làm đảo lộn nhận thức của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay về trận đánh này” và nhận định: “Việc phát hiện bãi cọc mới tại Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, với tư cách là nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ phải hình dung, sắp xếp lại về chiến thắng Bạch Đằng”. Phát biểu của giáo sư Vũ Minh Giang hay đến mức làm báo chí cách mạng phải giật tít “Bãi cọc cổ Hải Phòng có thể thay đổi nhận thức về trận đánh Bạch Đằng".

Đã là giáo sư thì nói gì cũng hay, cũng đúng, ai dám cãi. Chỉ có điều băn khoăn, tại sao không thấy người đại diện của Viện Khảo cổ trong nhóm đã khảo sát, đánh giá ban đầu những cọc mới tìm thấy này phát biểu, trả lời báo chí mà lại phải là giáo sư Vũ Minh Giang. Điều này nếu xem lai lịch ở trên thì dễ hiểu. 

Sự thật qua mạng xã hội - Nỗi lo của Đảng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP

RFA Tiếng Việt

Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hôm 23/12/2019, Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam đưa ra cảnh báo rằng kể từ sang năm 2020 mạng xã hội tiếp tục bị sử dụng bởi giới mà những vị phụ trách tư tưởng - văn hóa của Hà Nội gọi là ‘thế lực thù địch’. Mục tiêu cũng được nêu rõ là để ‘gia tăng chống phá trong thời gian diễn ra đại hội đảng bộ các cấp và dịp Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII.’

Ông Võ Văn Phuông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khi phát biểu tại Hội nghị cho biết, Ban Tuyên giáo đang triển khai Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Ban Tuyên giáo cũng nhận định, trong năm 2020, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để gia tăng các hoạt động chống phá, nói xấu, chia rẽ Đảng với dân…

Trả lời RFA hôm 23/12, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, nhận định:

“Hiện nay Đảng đang ngày một xấu đi, đấy là một sự thật, nó xấu cả về lý thuyết, nó xấu cả về chủ trương đường lối, chính sách… đặc biệt nó xấu về hệ thống tổ chức, nhất là cán bộ cầm quyền của Đảng càng ngày càng xấu, càng thoái hóa, đồi trụy… Đảng không nên cấm người ta nói xấu mà nên vạch ra cái xấu để Đảng thấy mà sửa. Ông Hồ nói như thế, Đảng nói học theo Hồ Chí Minh, nhưng chỉ là nói phét, có học hành gì đâu. Tham nhũng, cậy quyền áp bức dân là chính, cướp bóc của dân, cái đó phải sửa chứ còn gì? Mà ai vào tù, Ủy viên Bộ Chính trị vào tù, Ủy viên Trung ương Đảng vào tù, Bộ trưởng đảng viên vào tù… phải sửa chứ còn sợ người ta nói xấu gì?”

Đây không phải lần đầu tiên Chính quyền Việt Nam kêu gọi đấu tranh chống âm mưu chống phá Đảng trên mạng xã hội. Vào đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên tiếng kêu gọi đánh bại cái mà người đứng đầu Chính phủ Hà Nội cũng như lãnh đạo Việt Nam lâu nay gọi là ‘âm mưu chống phá Đảng, nhà nước’: “Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước”.

Hay tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm ngoái, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cũng từng lên tiếng cảnh báo cần phải đấu tranh hiệu quả, quyết liệt, mạnh mẽ với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ đảng viên, nhất là tình trạng viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng.

Bài hát "Chuyện thành phố" (An-bom "Trong Gió Trời" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


CHUYỆN THÀNH PHỐ
Nhạc và lời: Minh Ca

1.
Chiếc xe đạp gày giơ xương
Đi đến đèn xanh
Thì đèn xanh đã thay màu rồi.
Chiếc xe đạp xuýt thì đâm
Vào một chiếc ô-tô màu trắng...
May mà chưa quệt trúng.

Chiếc xe đạp ngày hôm nay
Lại đi nhặt về
Toàn những thứ đã vứt đi rồi.
Chiếc xe đạp cũng đã bị vứt đi,
Rồi lại bị nhặt lên chạy tiếp...
Rác lại đi nhặt rác.

Điệp khúc:
Quán cóc tôi ngồi nép bên hè phố đông,
Mọi người ai ai cũng vội đi.
Nước chè, kẹo lạc,..
Bắn xong bi thuốc là tôi cũng xông vào đám đông.

Chiếc xe đạp gày giơ xương
Đi đến đèn xanh
Thì đèn xanh đã thay màu rồi...

2.
Bà cụ hàng rong ngồi nghỉ chân
Trước tiệm thời trang,
Cô bán hàng chạy ra mua hàng.
Cô mua gì, tôi nhìn không ra,
Lót giày hay dây đeo chìa khóa?
Nhưng cô chuyện trò vồn vã.

Lúc bà cụ dừng chân,
Tôi đã vội lo
Là người ta sẽ xua đuổi cụ.
Cái chuyện này tôi không muốn nhìn đâu,
May mà cô bán hàng lại ngoan thế,
Chỉ sợ không làm được lâu...

Điệp khúc...

Bà cụ hàng rong ngồi nghỉ chân
Trước tiệm thời trang,
Cô bán hàng chạy ra mua hàng...


An-bom TRONG GIÓ TRỜI

1. Trong gió trời

2. Mùa Thu Kia

3. Hà Nội Trong Lòng Tôi

4. Bang Bang!

5. Chuyện Thành Phố

6. Bài Hát Cho Em
7. Bài Hát Không Lời Hát
8. Chơi Trong Thành Phố

Đại học mỹ thuật Việt Nam - Một trò nhố nhăng trơ tráo!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 Bức phù điêu cao 2m, dài 3,5m, có ông hiệu trưởng ở vị trí trung tâm 
khiến không ít người... phì cười - Ảnh: L.Q.H. 

'Trò lố' ở Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam

Phụ nữ Online
22:35 18/12/2019


Trở thành nhân vật điển hình, ở vị trí trung tâm của bức phù điêu gắn chình ình ngay lối ra vào, phải chăng, Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam đang viết nên một trò lố mang tên mình?


Sáu tháng trước, dư luận sửng sốt khi phát hiện các bức phù điêu quý còn sót lại của Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “bức tử” trong rào chắn, chật hẹp giữa các tòa nhà, công chúng muốn chiêm ngưỡng cũng không được.

Mấy tháng sau, cũng tại ngôi trường đó, giới mỹ thuật được một phen sửng sốt khác; song lần này, bắt nguồn từ tác phẩm tốt nghiệp của một học viên cao học Khoa Điêu khắc. Tác phẩm mô tả một không gian lớp học, thầy giáo đang giảng bài trước sinh viên.

Theo lẽ thường, một bài tốt nghiệp, một bài kiểm tra, một tác phẩm trả bài… không thể nào làm nên một sự vụ ồn ào như thế nếu nhân vật trung tâm của bức phù điêu không phải là ông Hiệu trưởng Lê Văn Sửu.

Gắn phù điêu, tạc tượng để tôn vinh cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, thích gắn gì thì gắn. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, chất lượng nghệ thuật, nhân vật được đề cập cũng phải xứng đáng hoặc có tầm. Thường thì, tượng, phù điêu hay gắn với các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, có đóng góp cũng như ảnh hưởng quan trọng…

Vì thế, việc một tác phẩm tốt nghiệp có chất lượng “thường thường bậc trung”, thậm chí vụng về, có nhân vật trung tâm (được cho) là thầy hiệu trưởng được chấm 9,5 điểm, để rồi được lựa chọn phóng tác lên tường, ngay lối ra vào, lại trở thành chuyện bi hài cho bao người.

Khi câu chuyện trở nên ồn ào, ông Sửu phủ nhận việc chỉ đạo thực hiện bức phù điêu có chân dung của mình. Ông cho biết, dù theo dõi quá trình từ phác thảo ý tưởng đến khi thực hiện, ông không nhìn thấy hình ảnh mình trong đó. Đến khi tác phẩm treo lên, mới nhận ra thì đã lỡ.

Tuy nhiên, phần giải thích của ông hiệu trưởng đã bị chính một giảng viên trong trường phản bác lại: “Ở ngôi trường mà một bông hoa mười giờ được phép trồng hay không trong khuôn viên; hay một cái đinh để làm triển lãm cũng phải có chữ ký phê duyệt của hiệu trưởng, liệu có thể nào có chuyện một bức phù điêu lớn như vậy gắn lên tường, lại ở vị trí đắc địa, đi ra đi vào ai cũng thấy, mà hiệu trưởng lại không biết”.

Xe mẹc 2 biển số của chị Nhung, vợ anh Rứa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ô tô Mercedes mang BKS 30F-462.75 được đăng kí vào tháng 11-2018,
người có tên trong giấy đăng kí xe là Trương Tuyết Nhung (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội).

Cục CSGT xác minh xe ô tô Mercedes 
bất ngờ thay đổi biển số

Công an Nhân dân
09:25 18/12/2019

Sau khi nắm bắt được thông tin về việc xe ô tô bất ngờ thay đổi biển số khi đang di chuyển, Cục CSGT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh làm rõ.

Liên quan đến việc chiếc xe ô tô hiệu Mercedes đang di chuyển trên đường phố Hà Nội đã bất ngờ thay đổi biển số từ biển trắng 30F-462.75 thành biển xanh 80B-4329, sáng 18-12, Cục CSGT cho biết đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội tổ chức xác minh, làm rõ thông tin báo nêu. Khi có kết quả xác minh, Cục CSGT sẽ thông tin cho các cơ quan truyền thông, báo chí.


Trước đó, chiều 17-12, mạng xã hội Facebook chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một chiếc ô tô Mercedes E250 màu đen, đang lưu thông trên đường Phùng Hưng (Hà Đông, Hà Nội) thì bất ngờ tự thay đổi biển số từ màu trắng 30F-462.75 sang màu xanh 80B-4329.

/>
Hình ảnh chiếc xe bất ngờ đổi BKS từ màu trắng sang BKS màu xanh

Theo nguồn tin của Báo CAND thì ô tô Mercedes mang BKS 30F-462.75 được đăng kí vào tháng 11-2018, người có tên trong giấy đăng kí xe là Trương Tuyết Nhung (địa chỉ thường trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội). Biển kiểm soát 30F-462.75 được đăng ký cho xe chiếc Mercedes Benz sản xuất năm 2018.

Còn biển kiểm soát màu xanh 80B-4329 đăng kí vào tháng 7/2009, chủ phương tiện là một cơ quan chức năng Trung ương có địa chỉ ở Hà Nội. Biển kiểm soát màu xanh 80B-4329 được đăng ký cho xe Mercedes Benz sản xuất năm 2008.

Qua hình ảnh ghi lại được, chiếc xe biến đổi biển "kỳ diệu" này là Mercedes E250 đời 2018. Như vậy, có khả năng chiếc xe dùng biển kiểm soát giả màu xanh.

P. Thuỷ

____________

Tễu Blog:
 
Cho đến 10h30 ngày 18.12.2019, hầu hết các báo đã gỡ tin bài về vụ này. Hai báo điện tử gỡ cuối cùng là VTC và PLO. Cho đến lúc này, chỉ có báo Công an Nhân dân điện tử là còn để bài và lại còn tiết lộ danh tính chủ xe là bà Trương Tuyết Nhung, vợ ông Tô Huy Rứa (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Trương ban Tuyên giáo trung ương, Nguyên Trương ban Tổ chức trung ương).

Vài hình ảnh bà Trương Tuyết Nhung trên báo chí nhà nước:

.

Chán án lẹo kế toán tại cơ quan - từng là tấm gương sáng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 
Thẩm phán Đinh Lâm Xướng và bà C., nhân vật chính trong câu chuyện. Ảnh ghép từ 2 hình thật của ông Xướng và bà C. Nguồn: FB Nguyễn Tấn Thành

Chánh án ‘mây mưa’ với kế toán từng là tấm gương sáng của ngành tòa án

Tiếng Dân
13-12-2019

Cư dân mạng ồn ào với vụ ông Đinh Lâm Xướng, Chánh án Toà án huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, quan hệ “mây mưa” với cô kế toán của tòa án này là bà Đ.T.K.C. ngay tại phòng làm việc, đã bị người trong cơ quan quay clip và gửi cho ông Đoàn Ngọc Lâm, Bí thư Huyện ủy Minh Hoá.

Theo bản tin trên báo Tiền Phong, “Chánh án bị quay lén khi đang quan hệ tình dục với nữ kế toán ngay tại trụ sở“, cách đây khoảng 3 tháng, Bí thư Huyện uỷ Minh Hoá là ông Đoàn Ngọc Lâm, bất ngờ nhận được video clip, nội dung clip cho thấy, ông Đinh Lâm Xướng đang quan hệ tình dục với bà Đ.T.K.C. tại phòng làm việc của tòa, trong giờ hành chính. Huyện uỷ Minh Hoá đã tiến hành xác minh, kết luận đó là clip thật. Và ông Xướng, bà C cũng thừa nhận hành vi của mình.

Báo Người Lao Động có bài: Chánh án nói gì sau khi lộ clip “mây mưa” với nữ kế toán tại trụ sở? Theo đó, vị Chánh án TAND huyện Minh Hóa biện minh rằng, do ông ta say rượu, không làm chủ được bản thân, nên đã xảy ra sự việc đáng tiếc này. Như vậy, Chánh án Đinh Lâm Xướng đã phạm 2 tội: Vừa “mây mưa” với nhân viên tại phòng làm việc, vừa uống rượu trong giờ làm việc.

Chánh án Đinh Lâm Xướng, “tấm gương sáng” của ngành tòa án

Được biết Chánh án Đinh Lâm Xướng từng là một trong những tấm gương sáng của ngành toà án, báo Nhân Dân đưa tin. Trong một bài báo đăng trên báo Nhân Dân gần 10 năm trước, cho biết, khi còn là Phó Chánh án TAND huyện Tuyên Hóa, ông Đinh Lâm Xướng là một trong những tấm gương sáng của ngành tòa án, bởi ông “luôn đạt danh hiệu lao động tiên tiến, hai năm liền là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Chánh án toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình nâng lương trước thời hạn, là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ“.

Còn bài viết: Người thẩm phán giỏi công tác dân vận, đăng trên báo Pháp luật Việt Nam ngày 28/12/2010, cho biết, thẩm phán Đinh Lâm Xướng luôn “ghi nhớ lời dạy của bác Hồ”, dùng lời dạy đó làm kim chỉ nam cho công việc của mình, đó là: “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư, phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”.

Việt Nam bắt chước Trung Quốc kiểm soát Internet?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Justin Sherman

Khánh Anh dịch

Luật an ninh mạng cho thấy chính phủ của Việt Nam đang làm theo mô hình kiểm soát internet của Trung Quốc.

Vào ngày 1 tháng 1 năm nay, Luật an ninh mạng (ANM) có hiệu lực tại Việt Nam sau khi được thông qua tại Quốc hội Việt Nam vào tháng 6 năm 2018. Luật có một số yếu tố đáng lo ngại là cho phép chính phủ được xóa hoặc chặn quyền truy cập dữ liệu vi phạm luật ANM, và được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân”, cho phép chính phủ kiểm tra các hệ thống máy tính trên cơ sở cải thiện ANM; và hình sự hóa việc tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói chung, luật ANM là nhằm tăng cường quyền giám sát hệ thống thông tin và truyền thông của chính phủ ở Việt Nam, chặn và xóa nội dung cũng như dữ liệu trực tuyến.

Không chỉ có một mình Việt Nam mà một số các quốc gia Đông Nam Á khác hiện đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát và điều chỉnh lĩnh vực này.

Trên thực tế, một số nhà phân tích đã so sánh luật ANM của Việt Nam với chế độ quản trị internet của Trung Quốc, thông qua kiểm soát, kiểm duyệt và giám sát internet. Freedom House xếp loại Trung Quốc là quốc gia có internet tệ nhất thế giới trong bốn năm liên tiếp. Việt Nam cũng ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng có vẻ như Việt Nam đang bắt chước Trung Quốc kiểm soát internet.

Việt Nam có bắt chước Bắc Kinh không?

Chính phủ Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc kiểm soát chặt không gian mạng trong nước. Họ lên danh sách địa chỉ IP đen. Họ bắt buộc xóa nội dung internet đe dọa về chính trị, buộc một số loại dữ liệu phải được lưu trữ ở Trung Quốc. Bắc Kinh cũng khá tích cực trong các diễn đàn quốc tế để thúc đẩy mô hình quản trị internet này như một thứ chuẩn mực được chấp nhận trên toàn cầu.

Tất cả những đặc điểm này có thể được so sánh chung với một số quốc gia khác, chẳng hạn như Nga hoặc Iran. Ngoài ra, cách tiếp cận của Trung Quốc ít nhất có thể được coi là mục tiêu mà nhiều quốc gia khác nhắm tới.

Tuy nhiên, với tiềm lực, nhân lực và khả năng công nghệ trong việc phân loại nội dung thủ công, hay kiểm tra sâu và các ứng dụng học máy là những điều làm cho hệ thống quản trị internet của Trung trở nên độc đáo và cực kỳ tinh vi dù những công nghệ đó không hoàn hảo và luôn được cải tiến. Chính phủ Trung Quốc cũng phát triển các hoạt động kiểm soát internet tương đối nhanh chóng trong bối cảnh thay đổi công nghệ và giải pháp kiểm duyệt.

Hơn nữa, Bắc Kinh bơm tài nguyên vào quản lý và kiểm soát internet theo những cách mà các quốc gia khác lại không thể làm được. Chưa kể rằng dân số lớn và ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc tăng thêm sức mạnh trong việc thúc đẩy và thực thi mô hình quản trị internet của họ, bằng chứng là những tranh cãi gần đây xung quanh Apple và NBA. Mô hình kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đang phát triển song song với việc kiểm soát chặt chẽ của các luồng thông tin khá hấp dẫn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Ericsson - 17 năm đưa hối lộ ở Việt Nam!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tài Trịnh

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang tự cho rằng ông dẫn đầu nỗ lực “chống tham nhũng” suốt ba năm qua. Nhưng suốt quá trình đó, ngoài việc nhấn mạnh phạm trù đạo đức cách mạng, thấm nhuần tư tưởng Mác - Lê-nin và Hồ Chí Minh, ông Trọng đã không hề chỉ đạo cải cách luật pháp về phòng chống tham nhũng.

Với tư cách là một nhà lý luận gạo cội của đảng, ông Trọng biết tham nhũng đã trở thành phương thức duy nhất để quản trị quốc gia, là cách để ban phát bổng lộc và đem đến sự sung túc cho quan chức dưới quyền.

Bởi vậy, tình trạng hối lộ của các tập đoàn nước ngoài nhằm lũng đoạn thị trường Việt Nam, kiếm hợp đồng từ các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ còn diễn ra cho đến ngày một thể chế minh bạch và dân chủ ra đời.

Ảnh: Reuters.

Một vụ việc vừa gây chấn động sàn chứng khoán phố Wall khi gã khổng lồ viễn thông Ericsson bị cáo buộc hối lộ suốt 17 năm ở ít nhất năm quốc gia gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Kuwait và Djibouti (một nước ở phía Đông châu Phi).

Tập đoàn viễn thông nổi tiếng của Thụy Điển sẽ phải nộp phạt hơn một tỷ đô-la trong một nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền Mỹ do cổ phiếu công ty này được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ ở New York. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam dính líu đến các vụ hối lộ của các tập đoàn nước ngoài.

Ericsson bị cáo buộc đưa hối lộ như thế nào

Theo tờ Financial Times của Anh, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2016, Ericsson đã hối lộ trực tiếp cho quan chức chính phủ hoặc các công ty tư vấn để nhằm trúng thầu các dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoặc đầu tư công về dịch vụ mạng viễn thông.

Ví dụ như tại Djibouti, chỉ trong bốn năm từ 2010 đến 2014, công ty con của Ericsson đã hối lộ 2,1 triệu đô-la cho các quan chức cấp cao trong chính phủ nước này nhằm giành được hợp đồng với công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước.

Ở Kuwait, công ty con của Ericsson đã giành được hợp đồng trị giá 182 triệu đô-la bởi hành vi thông thầu. Khoản tiền mà tập đoàn 143 năm tuổi được ghi nhận hối lộ cho công ty tư vấn đấu thầu là 450.000 đô-la.

Với doanh thu gần 90 tỷ đô-la mỗi năm và tổng tài sản lên đến 286 tỷ USD, mức độ bạo chi của Ericsson cũng tăng lên tại Trung Quốc, nơi họ đã tài trợ hàng chục triệu đô-la để mua quà tặng, các gói du lịch và dịch vụ giải trí cho các quan chức.

Còn ở Việt Nam và Indonesia, thông qua các công ty tư vấn sân sau, Ericsson đã chi hàng triệu đô-la để có được các hợp đồng béo bở.

Để hợp thức hóa các khoản hối lộ này, Ericsson lập các hợp đồng khống, các quỹ đầu tư ngoài sổ sách nhằm qua mắt cơ quan thuế vụ và thanh tra.

Bài hát "Hà Nội trong lòng tôi" (An-bom "Trong Gió Trời" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


HÀ NỘI TRONG LÒNG TÔI
Nhạc Mỹ
Lời Việt: Minh Ca

Hà Nội ơi... Hà nội ơi...
Suốt ngày dài, bài hát ấy, hát từ lâu rồi,
Cứ ngân nga trong lòng tôi.

Hà Nội ơi... Hà nội ơi...
Bài hát về nơi ấy, thật trong sáng, thật ngọt ngào,
Như ánh trăng qua vòm cây, hè phố xưa.

Hà Nội ơi... Hà Nội ơi...
Cho tôi tìm được phút yên bình, bài hát ấy, hát từ lâu rồi,
Giữ vẹn nguyên Hà Nội trong tôi...

Vẹn nguyên trong lòng tôi.


An-bom TRONG GIÓ TRỜI

1. Trong gió trời

2. Vũ Hội

3. Hà Nội trong lòng tôi

4. Bang Bang!

5. Chuyện thành phố
6. Bài hát cho em
7. Bài hát không lời hát
8. Sáng Sao

Cựu thẩm tra viên China Mobile tiết lộ hoạt động kiểm duyệt của ĐCSTQ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Huệ Anh

Tạp chí Bitter Winter đưa tin hôm 4/12, một nhân viên họ Lý làm việc cho “Công ty dịch vụ trực tuyến di động Trung Quốc” tiết lộ hoạt động kiểm duyệt chặt chẽ của nhà chức trách với mọi hoạt động của người dân qua mạng Internet.


Nhà chức trách ĐCSTQ giám sát mọi động thái của mạng internet và dân chúng (Ảnh minh họa: Wit Olszewski / Shutterstock)

Trong bài phát biểu tại Washington hồi tháng 10 năm nay,  Phó Tổng thống Mỹ Pence cũng đã nhấn mạnh: “Ngày nay, ĐCSTQ đang xây dựng một quốc gia giám sát chưa từng thấy trên thế giới”. Điều này hoàn toàn chính xác. Từ ngày 1/12 vừa qua, khi người dân Đại Lục đăng ký điện thoại mới thì họ phải quét khuôn mặt, vì chính quyền cần kiểm soát nhất cử nhất động mạng internet và người dân. Có nhân viên làm việc cho nhà khai thác viễn thông lớn nhất Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước cho biết, hiện nay:“chỉ cần phát ngôn ĐCSTQ xấu xa cũng sẽ bị chỉnh đốn.”
Công ty Dịch vụ Trực tuyến Di động Trung Quốc là công ty con của “Công ty Di động Trung Quốc” (China Mobile), nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của nhà nước Trung Quốc. Trước đây ông Lý đã từng làm thanh tra tại công ty này, họ nhân danh “xử lý thông tin tiêu cực” để theo dõi các cuộc gọi và tin nhắn của khách hàng công ty. Ngoại trừ Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao nằm ngoài vòng phủ sóng thì phạm vi giám sát của nó bao gồm 31 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc Đại Lục.
Ông cũng chỉ ra rằng hệ thống của công ty sẽ tự động phát hiện thông tin liên quan đến niềm tin chính trị và tôn giáo, một khi nhà cầm quyền thấy thông tin “nhạy cảm” thì họ phải xem xét lại, bắt xóa bỏ, nếu sơ ý để lọt thông tin “nhạy cảm” thì nhân viên sẽ phải đối mặt hình phạt khấu trừ vào lương, hoặc mất tiền thưởng cuối năm.
Người đàn ông họ Lý cho biết, ông đã cùng với ít nhất 500 đồng nghiệp theo dõi các cuộc gọi và tin nhắn văn bản, hàng tháng phải xử lý hàng chục nghìn tin nhắn. Các từ được gọi là nhạy cảm bao gồm: Pháp Luân Công, tin nhắn hoặc cuộc gọi có từ “Đảng” hoặc “thoái Đảng” cũng nằm trong phạm vi theo dõi chặt chẽ. “Chỉ cần thông tin bị xem là bất lợi cho ĐCSTQ là phân loại thuộc về chính trị”. Ông giải thích:“Chẳng hạn, ĐCSTQ phát hiện mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, sẽ trực tiếp xử lý không để cho lọt ra ngoài.”
Thông tin cũng đề cập, một nhân viên của một công ty kiểm duyệt mạng internet thuộc Văn phòng Thông tin mạng internet Trung ương cũng tiết lộ, để thuận tiện cho việc kiểm duyệt một số chủ đề mà Chính phủ không muốn dân chúng xem thấy, họ phải trải qua “đào tạo” nghiêm ngặt của Chính phủ trước khi nhận nhiệm vụ, ví dụ thông điệp tiêu cực liên quan đến chính phủ hoặc nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đều bị cấm xuất hiện trên các nền tảng xã hội tại Đại Lục, người đăng tải có thể bị kết án vi phạm luật pháp.

Bộ tài liệu bị rò rỉ và những bí mật ở Tân Cương

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Thảo Chi

Hơn 400 trang tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc vừa bị rò rỉ. Cộng đồng quốc tế dậy sóng. Dưới đây là những điều bạn cần biết.


Trung Quốc công bố họ đã bắt giữ 13 nghìn "phần tử khủng bố" ở Tân Cương, nhưng chưa từng tiết lộ số người bị giữ trong các trung tâm mà họ gọi là trường đào tạo và dạy nghề. Ảnh: Reuters.

Diễn biến mới nhất

Hai tuần trước, The New York Times công bố hơn 400 trang tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc liên quan đến việc Bắc Kinh bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ (Uighur), người Kazakhstan và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở vùng viễn Tây của Tân Cương.
Bộ tài liệu bao gồm gần 200 trang diễn văn nội bộ của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó hơn một nửa là của chính Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình.
Ngoài ra còn có các chỉ thị và báo cáo về việc kiểm soát các trại tập trung (161 trang) và 44 trang tường thuật những cuộc điều tra nội bộ đối với các cán bộ địa phương.
Người cung cấp tài liệu là một thành viên trong Đảng Cộng sản TQ, yêu cầu giấu tên. Người này hy vọng rằng các nhà lãnh đạo đảng, bao gồm cả ông Tập, sẽ phải chịu trách nhiệm cho tội ác của họ.
Báo chí và các nhà hoạt động quốc tế tăng cường sức ép lên chính quyền khi các tài liệu này xác nhận nhiều phân tích trước đây về cái gọi là “Hệ thống cải tạo dành cho người Duy Ngô Nhĩ”. Đáng chú ý hơn, các tài liệu này cho thấy Tập Cận Bình tham gia ở mức độ cao trong việc thúc đẩy chiến dịch đàn áp ở Tân Cương.
Chính quyền Trung Quốc phản đối các cáo buộc. Họ khẳng định: không có trại tập trung và chỉ có các trung tâm giáo dục và dạy nghề; quyền con người trong các trung tâm này được bảo vệ; và cái gọi là “tài liệu rò rỉ” đó chỉ là giả mạo.

Những tiết lộ quan trọng

Bộ tài liệu này cung cấp những thông tin quan trọng về cuộc đàn áp ở Tân Cương. Thứ nhất, quan điểm rõ ràng của Trung Quốc và chính ông Tập Cận Bình rằng người Duy Ngô Nhĩ có liên hệ với các lực lượng khủng bố.
Thứ hai, các trại tập trung được lập nên để giáo dục những người bị cho là có tiếp xúc với tư tưởng xấu, với quan điểm “bắt nhầm còn hơn bỏ sót”.
Thứ ba, có những bất đồng trong nội bộ đảng về chính sách này, nhưng những người này sẽ bị cho là chống đối và có nguy cơ bị trừng phạt.
Trung Quốc bắt đầu gia tăng đàn áp tại Tân Cương sau các vụ bạo động nghiêm trọng xảy ra vào tháng Tư năm 2014. Điển hình là vụ tấn công bằng dao tại một ga tàu ở Côn Minh (Vân Nam) làm 31 người chết và vụ đánh bom tại một khu chợ ở Urumqi, thủ đô Tân Cương.
Một trong số bài phát biểu bị lộ là của Chủ tịch Tập khi ông này đến thăm một đơn vị cảnh sát tại Tân Cương ngay sau biến cố này. Ông nói rằng họ phải thể hiện thái độ “tuyệt đối không khoan nhượng” trong việc tiêu diệt “những kẻ cực đoan”, sử dụng các “công cụ của chế độ độc tài”.

Tiết lộ đặc biệt: trung cộng đã đến đường cùng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Arthur Waldon - Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania (Ảnh cắt từ video)

Chia sẻ từ nội bộ ĐCSTQ:
“Chúng tôi đã đến đường cùng”


Tri thức VN
Thứ hai, 02/12/2019 

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, chuyên gia Arthur Waldron về vấn đề quan hệ Mỹ - Trung tiết lộ, một nhân viên trợ tá cấp cao thân cận với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã chia sẻ rằng: Chúng tôi đã đi đến đường cùng. Ông Arthur Waldron kiến nghị Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và đội ngũ của ông ấy cần xem xét chuẩn bị cách ứng phó với vấn đề ĐCSTQ sụp đổ cùng việc quy hàng của những thế lực nội bộ ĐCSTQ.

Hôm 29/11, trang Twitter GlobalHimalaya đã tweet một video phỏng vấn của “Kênh lãnh đạo tư tưởng Mỹ” (American Thought Leaders). Theo đó trong bài phỏng vấn chuyên gia Arthur Waldron - Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đã nhận định tình hình hiện tại của Trung Quốc: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang bước vào thời kỳ tương tự như sự tan rã của Liên Xô trước đây. Vấn đề không phải một khi chế độ ĐCSTQ sụp đổ là đồng nghĩa sụp đổ của Trung Quốc, mà ĐCSTQ sụp đổ thì nước Trung Quốc vẫn còn đó, nhưng hệ thống chính trị thay đổi mà thôi.”

Chuyên gia Arthur Waldron cho rằng, vì thiếu hiểu biết đúng đắn thực tế, về cơ bản không biết gì về tình hình thực tế của người dân nên Chính phủ ĐCSTQ làm việc theo kiểu nghĩ đâu làm đó, rất tùy tiện và vô lối.

Ông nhận định rằng Chính phủ của ĐCSTQ hiểu rất rõ rằng ngày hấp hối đã cận kề. Ông tiết lộ thông tin một trợ tá cấp cao thân cận của ông Tập Cận Bình đã thẳng thắn chia sẻ với ông: “Arthur Waldron, chúng tôi đã đi đến đường cùng. Mọi người đều biết rằng thể chế này đã kết thúc. Những bước đi tiếp theo chúng tôi không biết phải đi như thế nào, vì giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt.”

Ông chỉ ra vấn đề đau đầu thực sự là làm thế nào để thoát ra khỏi vũng lầy của chủ nghĩa cộng sản, qua đó đề nghị Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và đội ngũ của ông ấy nên nghiên cứu cách đối phó khi ĐCSTQ sụp đổ, vấn đề quy hàng của các thế lực trong ĐCSTQ và chuyện chuyển đổi thể chế chính trị tại Trung Quốc.
Trong phần kết phỏng vấn, chuyên gia Arthur Waldron cho biết, ông từng nghĩ chuyến đi lần trước đến Trung Quốc là chuyến cuối cùng, nhưng giờ đây những thay đổi về thế cuộc đã khiến ông thay đổi suy nghĩ. Ông mong muốn sau khi hoàn thành công việc sẽ có thể cùng người vợ trở về Trung Quốc, để nhìn thấy một “Trung Quốc mới”.

19 viện Khổng Tử tại Đức - Tất cả đang bị xem xét!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Viện Khổng Tử tại Đại học Tự do Berlin (FU) là viện được thành lập đầu tiên ở Đức 
hồi năm 2006. Phot Courtesy 

Viện Khổng Tử tuyên truyền ở các trường đại học Đức

Hiếu Bá Linh, tổng hợp
1-12-2019
 
Hôm 29/11/2019 báo Frankfurter Allgemeine, nhật báo lớn nhất nước Đức, đưa tin, lần đầu tiên Chính phủ Liên bang Đức xác nhận, đảng và nhà nước Trung Quốc có tác động đến các Viện Khổng Tử ở Đức.

Các buổi tổ chức và nội dung giảng dạy cũng như tài liệu giảng dạy tại các Viện Khổng Tử ở Đức được chỉ đạo bởi Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.

Sự việc nêu trên đã được Chính phủ Liên bang Đức xác nhận khi trả lời chất vấn của đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP). Và Đảng này yêu cầu chính phủ Đức phải có biện pháp.

Như trong văn bản trả lời chất vấn được công bố hôm thứ Sáu 28/11/2019, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức trình bày rằng, sự tác động của đảng và nhà nước có thể được suy ra từ sự liên kết chặt chẽ về tổ chức và tài chính của các Viện Khổng Tử với các cơ quan nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là Tổ chức văn hóa Hán Biện, trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tổng cộng có 19 Viện Khổng Tử ở Đức, hầu hết được đặt tại các trường đại học. Nó được lập ra để giới thiệu cho sinh viên Đức về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Các viện đầu tiên được thành lập vào năm 2006 tại Đại học Tự do Berlin (FU) và Đại học ở Erlangen-Nürnberg.
  
Một buổi thuyết trình tại Viện Khổng Tử ở TP Frankfurt am Main. Photo Courtesy

“Đằng sau những nghi thức uống trà và các khóa học ngôn ngữ, tưởng chừng như vô hại, là ẩn nắp sự tuyên truyền lạnh lùng của một chế độ độc tài. Cái đó không được phép tồn tại trong các trường đại học của chúng ta“, chuyên gia giáo dục Jens Brandenburg của khối đảng FDP phát biểu hôm thứ Sáu.

Nghị sĩ Brandenburg (33 tuổi) yêu cầu: “Các trường đại học, các bang và các địa phương của Đức nên cắt nguồn cung cấp tiền cho các Viện Khổng Tử và chấm dứt hợp tác với nó.”

Thay vào đó, nghị sĩ Brandenburg đề xuất yểm trợ mạnh mẽ hơn so với hiện nay cho các nhà khoa học, nghệ sĩ và nhà hoạt động nhân quyền, mà họ đang bị truy bức tại Trung Quốc.

Nghị sĩ Kai Gehring, Phát ngôn viên của đảng Xanh về chính sách đại học, cũng lên tiếng hôm thứ Sáu yêu cầu “quan sát nghiêm trọng” các viện Khổng Tử này.

Hôm thứ Sáu, tờ Bild, nhật báo có nhiều độc giả nhất nước Đức, đã giật hàng tít “Trung Quốc do thám sinh viên Đức?” Và đảng Dân chủ tự do Đức (FDP) cảnh báo: “Viện Khổng Tử, cánh tay nối dài của chế độ Trung Quốc vươn tới các trường đại học ở Đức“. Bởi vì: “Các viện này được quản lý bởi bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản TQ“.

Những người trym ngắn... ngồi học Piano (7)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LES MISÉRABLES... NGỒI HỌC PIANO
(Phần 07)

Có thể 4c cũng thích — và biết cách — để cho quần chúng phải chèo kéo một chút, — cái này hay, giống anh, anh thích!

Lẽ ra thì anh cứ kệ cha 4c với cái của nợ 01 năm "Méthode Rose" của 4c, cơ mà như vừa nói: "anh thích!", mới cả như 4c từng có cơ hội quán triệt sâu sắc: anh hay nặng lời, nhưng trái tim anh nhân hậu, nên anh sẽ giúp 4c có được một chút "tân cổ giao cbn duyên" ở đây.

4c hãy tươi tỉnh — có thể ưỡn bụng ra một chút, chân đi lê lê một cách cẩu thả (đi giày cũng cứ theo kiểu đang đi dép), cái này sẽ tạo cảm giác 4c vốn rất là "tự nhiên" (như ở nhà mình) với cái việc này — đi về phía con (cứ tạm cho là) Kawai có đuôi ấy: tùy theo thực địa, 4c hãy xác định một lộ trình để tiếp cận con ấy theo hướng mà nó sẽ ở một bên, còn "quần chúng" ở bên kia, — cái ấy một là sẽ hệt như đi ra sân khấu, hai là trong lúc đi xiên khe như vậy, 4c có thể, và hãy, quay mặt về phía "quần chúng", cười cười, và gật gật đầu với chúng mấy cái một cách khiêm nhường, — chúng thảy sẽ đều nghĩ là trong đám đông hẳn có những người đã "biết tài" 4c, và 4c đang gật đầu với "fan hâm mộ" của mình... có điều 4c nhớ không được quá cao hứng đến mức vô thức mà cúi gập người hay giơ tay chào hay vẫy gì cả, — lố vừa thôi, lố quá đé0 ai chịu được đâu!

Ngồi vốn là một động tác tự nhiên của loài động vật có vú không có đuôi, nhưng đấy là những lúc "tự nhiên" khác, còn lần này, 4c nhớ hãy vịn nhẹ bàn tay trái vào cái gờ nắp đàn phía trên cùng để ngồi xuống, — chỉ có bạn bè thân thiết mới bá vai bá cổ nhau kiểu ấy mà thôi!

Ngồi xuống rồi, hãy thò ngay chân phải đặt lên cái pê-đan ngoài cùng bên phải, khẽ giậm giậm; rồi rụt chân lại (cho bằng chân kia), buông thõng hai cánh tay, cựa quậy vai mấy cái (sốc áo), nhổm nhổm đít mấy cái (sốc quần); lắc đầu khe khẽ (không hài lòng), cúi mình qua một bên, nhòm nhòm, thò tay sờ sờ dưới gầm ghế (đé0 quan trọng là sờ phải cái gì, cứ đếm khoảng đến 5 là được), rồi ngồi lại như cũ; "sốc áo" phát nữa, "sốc quần" phát nữa, (lại) thò chân phải ra (lần này thì thò hẳn, không rụt lại cho đến khi chơi xong, bất kể là có sử dụng hay không[*]), hai tay vịn nhanh lên nắp đàn một cái, nếu đeo kính thì sửa nhanh kính một cái (chả hề hấn đé0 gì cũng cứ sửa), lại thõng hai tay, rồi thu về trên đùi (chỗ gần bẹn), ngửa mặt nhìn lên trời phát, nhìn phím đàn, và... chiến luôn!

Quốc hội đã thông qua đặc khu không mang tên đặc khu

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


ĐẶC KHU KHÔNG MANG TÊN ĐẶC KHU 
DÀNH CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC

1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang dán mắt vào màn hình TV, say sưa với những bàn thắng của các tuyển thủ Việt Nam ghi vào lưới thủ môn Brunei, thì trong phòng lạnh Diên Hồng 404 trên tổng số 446 ĐBQH đã bỏ phiếu thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển.

“Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế).

“Nội dung này đã được Quốc hội thống nhất trong phiên biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 25/11”.

“Cụ thể, đây là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam”.

“Theo đó, ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này mở rộng diện miễn thị thực với những người nước ngoài khi “vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam” ( Dantri.com.vn, 25/11/2019).

2. Có bao nhiêu khách nước ngoài đến Vân Đồn mà không đến lục địa Việt Nam ngoài người Trung Quốc?

3. Như vậy, với quy định này người Trung Quốc sẽ tự do ra vào Vân Đồn và Phú Quốc mà không phải xin thị thực.

Vân Đồn và Phú Quốc nghiễm nhiên biến thành đặc khu cho người Trung Quốc mà không cần phải thông qua luật đặc khu.

4. Các nhóm lợi ích cuối cùng đã đạt được lợi ích của mình bất chấp phải thí đi lợi ích của Tổ Quốc.

5. Nhưng Quốc Hội này cũng không tồn tại được bao lâu nữa. Sẽ có một Quốc Hội khác, đến lượt mình, sẽ hủy bỏ Quy định vô cùng bất lợi cho Tổ Quốc mà Quốc hội hôm nay (25/11/2019) đã thông qua. 404 ĐBQH bỏ phiếu thuận hôm nay (25/11/2019) không bao giờ tiên lượng được tai họa từ lá phiếu của họ mang lại (con số 404 là điềm gở mà cả người Tàu lẫn người Nhật đều không ưa thích). Đến lúc sám hối thì đã quá muộn!

Bài hát "Bang Bang" (An-bom "Trong Gió Trời" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


BANG BANG
Nhạc Mỹ
Lời Việt: Minh Ca

1.
Em lên năm, tôi lên sáu lớn hơn em.
Đôi ta phi ngựa gỗ như bay;
Em mặc đồ trắng, tôi mặc đồ đen.
Em luôn chiến thắng trong những cuộc bắn nhau.

Điệp khúc 1:
Bang Bang!
Em bắn tôi ngã, — Bang Bang!
Tôi lăn xuống đất, — Bang Bang!
Tiếng súng oai phong, — Bang Bang!
Em tôi bắn tôi ngã nhào.

2.
Xuân, Hạ, Thu, Đông, cứ đến rồi đi...
Khi lớn lên em bảo tôi là của em.
Em hay cười và nói với tôi:
"Có nhớ khi chúng ta cùng chơi?"

Điệp khúc 2:
"Bang Bang!
Em bắn anh ngã, — Bang Bang!
Anh lăn xuống đất, — Bang Bang!
Tiếng súng oai phong, — Bang Bang!
Em đã quen bắn anh ngã nhào."

Bridge:
Âm nhạc vang lên, và dàn đồng ca;
Riêng cho em chuông nhà thờ ngân nga...
[Instrument...]

3.
Giờ em đã ra đi, — tôi không biết tại sao?
Cho đến hôm nay tôi vẫn khóc, đôi khi.
Em thậm chí không nói lời chia tay,
Không dành chút thời gian để nói dối tôi.

Điệp khúc 1...


An-bom TRONG GIÓ TRỜI

1. Trong gió trời

2. Vũ Hội
3. Chúa Tể Muôn Loài

4. Bang Bang!

5. Nhạc Không Lời
6. Bài Hát Cho Em
7. Bài Hát Không Lời Hát
8. 30'

Ẩn khuất đằng sau việc đưa thi thể 39 người Việt về nước

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bàn thờ Bùi Thị Nhung, một trong 39 người chết trong xe tải ở Essex tại nhà ở VN 
 
Vụ 39 người chết: Bảy gia đình Hà Tĩnh chỉ muốn đưa thi thể thân nhân về

12 tháng 11 2019 

Nhiều gia đình ở Hà Tĩnh của các nạn nhân Việt Nam qua đời trên chiếc xe container đông lạnh ở Essex tháng trước mong được đưa thi hài người thân về an táng tại Việt Nam, mặc dù được chính quyền địa phương 'vận động nhận tro cốt'. 

Ba gia đình cho BBC biết họ đều có nguyện vọng được nhận thi hài của người thân để nhìn mặt con em mình lần cuối. 

Cũng theo họ, hôm thứ Bảy ngày 9/11, chính quyền có tới 'vận động' họ ký vào đơn đã soạn sẵn xin được đưa di hài (tro cốt) người thân, về quê. 

Không muốn làm điều 'trái ngược với lương tâm'

Sau khi đã làm đơn xin nhận thi hài theo hướng dẫn của Sở Ngoại vụ hồi đầu tuần trước, tới hôm 9/11, chính quyền và công an địa phương lại tới vận động gia đình nhận hài cốt, ông Phạm Văn Thìn, cha của Phạm Thị Trà My, cô gái 26 tuổi, nói với BBC hôm 12/11.

Ông cho biết họ đưa một mẫu đơn đã viết sẵn đến và vận động gia đình bằng miệng, "chứ không có một văn bản nào, không có thông tư nghị định của ai cả".

"Họ nói giờ gia đình vui lòng nhận hài cốt về. Tôi cũng thấy một điều hơi vô lý ở chỗ trước đây tôi đã làm đơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại vụ, đã nộp cách đó khoảng 4-5 ngày rồi. Có nghĩa là đã đầy đủ và hoàn tất thủ tục rồi." 

Phạm Thị Trà My, nạn nhân 26 tuổi, quê Hà Tĩnh 
 
"Nhưng tự nhiên hôm thứ Bảy (9/11), có đoàn công an huyện [Can Lộc] và thị trấn [Nghèn] đến nhà vận động như thế. "

Ông Thìn nói lúc đầu ông ký đơn nhưng sau đó vài giờ ông nghĩ lại và xin rút đơn. 

"Mình là một người bố. Từ trước đến nay mình có nguyện vọng là được đưa thi thể của con về. Bây giờ tự nhiên họ lại vận động như thế, nếu mình làm đơn như thế thì cảm thấy nó trái ngược với lương tâm."

Máu CÔN ĐỒ trong huyết quản CÔNG AN!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Cặp đôi Nguyễn Xô Việt - Lê Thị Hiền
MÁU ‘CÔN ĐỒ’ TRONG HUYẾT QUẢN CÔNG AN!

Diễm Thi,
RFA 2019-11-12

Gần đây liên tiếp xuất hiện những video clips cho thấy hành xử xem thường người khác của những cán bộ công an khi mặc thường phục như việc nữ đại úy Lê Thị Hiền “đại náo” sân bay Tân Sơn Nhất đến việc Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt tát người khi bị nhắc nhở…Vì sao những cán bộ công an phải mẫu mực khi mặc sắc phục lại hành xử một cách ngang ngược, bạo lực như thế trong đời thường?

Hành xử côn đồ 

Mấy hôm nay báo chí chính thống cũng như mạng xã hội lan truyền video clip một người đàn ông ném đồ ăn và tát vào mặt một nhân viên tại quầy tính tiền. Nhân vật này sau đó bị truyền thông phanh phui nêu đích danh là Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt, mới được điều chuyển công tác từ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Thái Nguyên về Công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Vụ việc này khiến nhiều người nhớ lại trường hợp tương tự cách đây cũng không bao lâu.

Hồi tháng 8 vừa qua, Đại úy công an Lê Thị Hiền đồng thời là cán bộ xử lý hành chính của Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh thuộc Công an quận Đống Đa, Hà Nội, đã la hét, xô đẩy lực lượng chức năng ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngành công an thì côn đồ hung hăng hơn bởi họ có quyền lực, ỷ vào quyền lực. Cái thói côn đồ hung hăng ăn hiếp dân - là những người yếu thế - được tấm áo ngành che chắn nên họ ngang nhiên, tự do lắm. - Blogger Nguyễn Thị Bích Ngà
Những hành xử như thế đối với blogger Nguyễn Thị Bích Ngà là cách hành xử côn đồ. Blogger này nhận định  ngày càng nhiều người Việt hành xử mang tính côn đồ như vậy chứ không riêng ngành công an. Bà nhấn mạnh:

“Ngành công an thì côn đồ hung hăng hơn bởi họ có quyền lực, ỷ vào quyền lực. Cái thói côn đồ hung hăng ăn hiếp dân - là những người yếu thế - được tấm áo ngành che chắn nên họ ngang nhiên, tự do lắm.”

Chính phủ Việt Nam có kiểm soát được mạng xã hội?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nguyễn Mạnh Hùng - thánh chiến chống lại facebook!
Chính phủ VN có kiểm soát được mạng xã hội?

Diễm Thi, 
RFA 2019-11-08

Từ khi mạng xã hội phát triển mạnh ở Việt Nam, rất nhiều những phát ngôn ngớ ngẩn của các quan chức, những hành xử sai trái của cơ quan chức năng bị phơi bày lên mạng xã hội khiến chính quyền nhiều lần muốn quản lý mạng xã hội nhưng dường chưa họ vẫn chưa làm được. 

Gài “an ninh quốc gia” để kiểm soát?

Tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội sáng 8 tháng 11 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu rằng: “Hiện nay rất nhiều người nghĩ gì, nói gì, mua gì, thậm chí yêu ai đều thông qua mạng xã hội. Nếu như tất cả các thông tin đó ở trên một mạng xã hội nước ngoài có nghĩa là não người Việt Nam chỉ tập trung vào một chỗ và không nằm ở Việt Nam. Điều này là rất nguy hiểm đến an ninh quốc gia”.

Theo dư luận trên mạng xã hội, việc ông Hùng nêu vấn đề an ninh quốc gia là để mở đường cho việc quản lý chặt chẽ hơn các mạng xã hội không “Made in Vietnam” hiện nay. Ông Nguyễn Kế Quang, một cư dân mạng có lời “nhắn gửi” tới ông Hùng:

Đã là con người nói chung, người Việt nói riêng thì chẳng có bộ não nào giống bộ não nào vì họ không phải là là những robot được sản xuất trong cùng một hãng! Vấn đề là những người đang có nhiệm vụ, chức năng như ông cần phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý tương xứng với sự phát triển của xã hội chứ không phải kéo sự phát triển của xã hội lùi lại cho phù hợp với trình độ quản lý của mình, ông Nguyễn Mạnh Hùng ạ!”

Ngoài những mạng xã hội nước ngoài nổi tiếng và thông dụng hiện nay như Facebook, Twitter, Instagram, Flickr …, Việt Nam có một số mạng xã hội “nội địa” như Zalo, Mocha, Gapo, Hahalolo, Lotus…

Tại buổi lễ ra mắt mạng xã hội Lotus hôm 16 tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng hơn chục năm rồi ông mới được nghe mọi người nói về một cách tiếp cận mới, và ông có một niềm tin là người Việt Nam có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm.

Rỗng ngân hàng, trung cộng đứng trước nguy cơ sụp đổ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trung Quốc Đại Lục liên tiếp xảy ra vụ việc đột biến rút tiền gửi ngân hàng, vụ mới nhất
liên quan đến Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu (Ảnh chụp màn hình video)

Người TQ đổ xô đi rút tiền ngân hàng: 
Đêm tối trước khủng hoảng?

 

Ngân hàng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thí điểm hạn chế rút tiền mặt số lượng lớn ở ba tỉnh và thành phố. Ở Trung Quốc Đại Lục đã liên tục xảy ra vụ việc đột biến rút tiền gửi ngân hàng, bất chấp ĐCSTQ nhanh chóng vào cuộc bác tin đồn cũng như cho an ninh bắt người, đông đảo cư dân mạng vẫn tấp nập bình luận. Chuyên gia chỉ ra các ngân hàng của ĐCSTQ đang gặp vấn đề thiếu tiền mặt nghiêm trọng, đang đứng trước hàng loạt nguy cơ sắp bùng nổ. 

Nhiều hãng truyền thông đồng loạt loan tin, ngày 6/11 Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu (Yingkou Coastal Bank) tại tỉnh Liêu Ninh vì bị tin đồn gặp khủng hoảng tài chính nghiêm trọng khiến số lượng lớn người gửi tiền đồng loạt rút tiền. Trước đó một tuần cũng xảy ra cảnh tương tự tại Ngân hàng Thương mại nông thôn Y Xuyên ở Lạc Dương tỉnh Hà Nam, một cư dân mạng đã bị bắt giam vì tung tin ngân hàng này phá sản.

Nguồn tin cho biết, chính quyền thành phố Dinh Khẩu sau đó đã ra thông báo rằng, “Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu có nguồn tiền dồi dào”, “Mọi người không tin vào tin đồn”, “Tất cả các dịch vụ đang hoạt động bình thường”. Văn phòng Công an thành phố Dinh Khẩu cũng công bố thông tin đã bắt giữ 9 người vì tung tin thất thiệt trên mạng internet gây kích động mọi người. 

Đột biến rút tiền gửi tại Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu ở Liêu Ninh. Đã bắt vài người tung tin đồn. Hiện nhiều vụ việc tương tự xảy ra trên khắp nước. Toàn là do có người tung tin thất thiệt? 

Nhận định về thông tin này, trên tờ Epoch Times, G​iáo sư Tạ Điền tại Trường Kinh doanh Aiken Đại học Nam Carolina chia sẻ, “Liên tiếp xảy ra đột biến rút tiền gửi ngân hàng tại Lạc Dương tỉnh Hà Nam và Dinh Khẩu tỉnh Liêu Ninh, thời điểm này ĐCSTQ lại ra kế hoạch thí điểm hạn chế rút tiền mặt số lượng lớn ở Hà Bắc và Chiết Giang, rõ ràng có vấn đề rút tiền nên ĐCSTQ bắt đầu chuẩn bị ứng phó, cho thấy đã báo hiệu làn sóng sụp đổ quy mô lớn của ngân hàng”, “Khủng hoảng tài chính của Trung Quốc có thể đã cận kề thời điểm bùng phát”.

Châu Nhuận Phát

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Châu Nhuận Phát

Không con, hai vợ chồng sống đơn giản dùng chiếc điện thoại cũ Nokia suốt 17 năm. Nhưng Châu Nhuận Phát đã cho khối tài sản 714 triệu Dola cho công tác từ thiện những trẻ em và người nghèo khó. Nhân cách mà các nghệ sĩ tầng lớp quí tộc tinh hoa Diva rởm, các ông hoàng tự phong bệnh hoạn vô cảm ở Việt Nam nên ngước mắt nhìn Châu Nhuận Phát!

“- Tiền cũng không phải là của tôi. Tôi chỉ là người giữ chúng và tìm ai đó thích hợp để chuyển giao mà thôi. Giấc mơ từ nhỏ của tôi là một cuộc sống có ý nghĩa thực sự và hạnh phúc”.
 
“- Trong cuộc sống chẳng dài và cũng chẳng ngắn này - điều khó khăn nhất không phải là việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền - Điều khó nhất là câu hỏi làm thế nào có thể bình thản trước mọi sóng gió cuộc đời và có những người bạn tri kỷ. Tôi mong mình có thể sống đơn giản, không buồn lo suốt quãng đời còn lại thay vì đau đáu vật vã mưu tính chỉ nghĩ đến tiền”.
 
Một cách nghĩ giản dị khiêm nhường, một lẽ sống khác biệt đám đông, một nhân cách nhân văn thật sự đáng mến, đáng ngưỡng mộ cả Tài lẫn Đức.
 
Phan Phúc

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Hai Nữ Hiệp và bộ trưởng nhạ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


HAI NỮ HIỆP VÀ BỘ TRƯỞNG NHẠ

Nguyễn Tiến Tường

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói thẳng với báo chí "bộ trưởng Nhạ nên suy nghĩ xem mình có đủ sức làm bộ trưởng không". Đây là suy nghĩ của nhân dân mà tôi phải đợi mãi mới có một đại biểu thẳng thắn như vậy.

Để bộc trực như vậy, không đơn giản là một tiếng nói bừa. Mà chị Lan đã nhìn thấy điều mà nhân dân mong muốn chính quyền nhìn thấy. Có một điểm chị đã rất sắc khi so sánh ông Nhạ với hai người tiền nhiệm. Vì rõ ràng, bản thân ông Nhạ đã không còn giữ được hình ảnh người thầy trong mắt nhân dân.


Tôi luôn thấy hình bóng của ông Nhạ trong các bê bối giáo dục. Quy định bốn lần bán dâm thậm tệ mà chị Lan nói rằng sv cảm thấy vô cùng xúc phạm. Giáo viên tịch thu điện thoại học sinh, xâm phạm quyền cơ bản của con người. Rất thô bạo và độc ác!

Một bộ trưởng mà chưa bao giờ nhận trách nhiệm về bất cứ điều gì. Nói sao cũng được. Thi tốt nghiệp gian lận lại bảo nhẹ nhàng, giáo viên tiếp khách phải xem lại mình, giữa tiêu cực đi khánh thành trường tư... Tư lệnh như vậy thì cấp dưới kém cỏi và độc ác là đương nhiên.

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền lại đặt một góc nhìn cực hay. Đó là năng lượng tiêu cực ông Nhạ gieo vào xã hội. Ở cương vị đại diện nhân dân, chị nói trúng ý dân. Bởi vì không có lý do gì nhân dân phải đóng thuế để nuôi một bộ trưởng gieo rắc nỗi chán chường và sợ hãi cho họ.

Không thể có một quốc gia chi thường xuyên cho giáo dục đến 20% để đổi lại sự bể nát, thê lương như vậy.

Bởi vì một cá nhân yếu kém và tiểu khí như ông Nhạ mà làm đến thượng thư, không ai còn năng lượng tận hiến phụng sự xã hội cả.

Chị Hiền rút ruột ra nói, như tư cách một phụ huynh. Tôi chắc các đại biểu không ai dám để ông Nhạ làm thầy con mình. Thế nhưng cả xã hội phải gồng mình chịu trận.

Trong một gia đình, chúng ta có thể hy sinh tất cả để dồn hy vọng vào con cái. Trong một quốc gia cũng vậy, chúng ta có thể chấp nhận hy sinh một vài thế hệ để có tương lai.


Thế nhưng, với bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tôi cứ một cảm giác là đất nước dân tộc đâm đầu vào tuyệt lộ.

Cám ơn hai nữ hiệp đã thấu tỏ lòng dân. Cho dù khen ngợi nhau giữa nghịch cảnh cũng không được mấy phần vui vẻ.
 

Ít ra, vẫn có những cá nhân dám nhìn thế sự bằng con mắt cử tri, cũng là thật đáng trân trọng lắm rồi.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Bài hát "Trong Gió Trời" (An-bom "Trong Gió Trời" - Nhạc Việt Nam mới 2019)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


TRONG GIÓ TRỜI
Nhạc Mỹ
Lời Việt: Minh Ca

1.
Bao nhiêu con đường nữa một người sẽ phải đi trên đời,
Trước khi gọi được đúng là người đây?
Bao nhiêu đại dương nữa bồ cầu trắng phải bay vượt trùng,
Trước khi ngủ yên trên bờ cát ấm êm?
Bao nhiêu lần nữa đạn đại bác phải bay qua bay lại,
Trước khi bị cấm vĩnh viễn không được bay?

Điệp khúc:
Câu trả lời, bạn tôi ơi, thổi bay vào trong gió trời,
Câu trả lời, thổi bay vào gió trên trời.

2.
Bao nhiêu năm nữa ngọn núi kia sẽ tồn tại được,
Trước khi bị nuốt vào lòng đại dương?
Bao nhiêu năm nữa những người kia sẽ tồn tại được,
Trước khi được phép là người tự do?
Bao nhiêu lần nữa một người sẽ quay đầu được, -
Làm như anh ta đã không nhận ra?

Điệp khúc...

3.
Bao nhiêu lần nữa một người sẽ phải ngước nhìn,
Trước khi anh ta trông thấy được trời xanh?
Bao nhiêu vành tai nữa một người sẽ phải có được,
Trước khi anh ta nghe thấy con người khóc than?
Bao nhiêu cái chết sẽ diễn ra anh ta mới biết rằng
Rất nhiều người đang bị chết quanh đây?

Điệp khúc...


An-bom TRONG GIÓ TRỜI

1. Trong gió trời

2. Vũ Hội
3. Chúa Tể Muôn Loài
4. Bang Bang!
5. Nhạc Không Lời
6. Bài Hát Cho Em
7. Bài Hát Không Lời Hát
8. 30'