“BẢO VỆ CÁN BỘ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” LÀ BẢO VỆ CÁI CẶT GÌ?
Hoàng Hải Vân
17-10 l-2018
Đọc tin Thành ủy TP.HCM chuẩn bị kế hoạch bảo vệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo trên không gian mạng, tôi nghĩ mãi không biết họ bảo vệ như thế nào và bảo vệ cái gì.
Lâu nay chỉ nghe nói các yếu nhân, do những trọng trách quốc gia họ phải gánh vác nên được bảo vệ, như bảo vệ an ninh (tránh bị ám sát, tránh bị phiền nhiễu, giữ bí mật về hành tung…), bảo vệ sức khỏe. Họ được các cận vệ và bác sĩ theo sát, được hệ thống an ninh và các chuyên gia y tế-ẩm thực phòng ngừa các rủi ro, khi đến nơi có chiến sự họ còn được quân đội hộ tống. Những yếu nhân như vậy trong một đất nước không có nhiều và trên thế giới hầu như không có nước nào bảo vệ họ trên “không gian mạng” cả (trừ những nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Iran… tôi không biết). Trên không gian mạng, không có ai làm hại họ về an ninh và sức khỏe, trừ phi họ tự chuốc lấy.
Trên không gian mạng, chỉ có trẻ em cần được bảo vệ, bằng cách giới hạn thời gian sử dụng internet và hướng dẫn chúng được làm cái này, không được làm cái kia. Một yếu nhân như Tổng thống Trump của nước Mỹ, người ta cũng chỉ thấy ông ấy tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các tài khoản twitter và facebook để tự vệ “dĩ độc trị độc”.
Tôi cũng không nghe nói lãnh đạo cấp cao của nước ta được “bảo vệ trên không gian mạng”. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ai cũng bị một số trang mạng chỉ trích, thậm chí bêu riếu, bôi nhọ. Một số vị bị bêu riếu nhiều đến mức, nếu các vị đó đọc thì sẽ vuốt mặt không kịp, nhưng nói chung hình như chẳng có “xi nhê” gì đối với các vị. Làm chính trị thì phải đối mặt với các chỉ trích, chỉ trích nào đúng thì nên tiếp thu. Còn bị chỉ trích sai hay bị vu khống, bôi nhọ thì cần có bản lĩnh “thiệt vàng không sợ gì lửa”.
Trong một nhà nước pháp quyền, việc ngăn chặn tình trạng vu khống, bôi nhọ là để cho toàn dân không ai trở thành nạn nhân của tình trạng đó, chứ không phải ngăn để bảo vệ riêng lãnh đạo, lãnh đạo chỉ có thể được hưởng một môi trường lành mạnh mà toàn dân cùng được hưởng, nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng đặc quyền đặc lợi. Hy vọng rằng các vị lãnh đạo cấp cao của đất nước biết tránh càng xa càng tốt việc ban hành các chính sách tạo đặc quyền đặc lợi cho thành phần của mình mà đẩy rủi ro cho toàn dân hứng chịu.
Ở tầm quốc gia còn chưa ai dám, thì hà cớ gì lãnh đạo TP.HCM lại muốn sử dụng lực lượng quân đội và công an thiết lập hệ thống đặc quyền đặc lợi để bảo vệ riêng cho họ trên không gian mạng?
Trong tình hình bất kỳ ai cũng có thể bị vu khống, bôi nhọ trên không gian mạng thì thiết lập một hệ thống để bảo vệ riêng cho một nhóm người không những vừa vô cùng tốn kém và không có hiệu quả mà còn đẩy toàn thể dân chúng còn lại vào vòng rủi ro. Sự tốn kém để duy trì hệ thống vô duyên không hiệu quả này có khi còn gấp nhiều lần chi phí dùng để xây … nhà hát giao hưởng.
Nếu lãnh đạo TP.HCM tự cho mình là những đứa trẻ cần được bảo vệ trên không gian mạng thì hãy tự thực hành một số việc sau đây :
1- Không tham nhũng, không hối lộ, không phục vụ cho các nhóm lợi ích, không gái trai đồi trụy. Trong sạch thì chẳng sợ gì bị chỉ trích.
2- Không truy cập vào những trang web khiêu dâm và các địa chỉ đen trên mạng, cái này rất có hại cho sức khỏe tâm thần.
3- Nhờ các chuyên gia công nghệ thông tin hướng dẫn các thủ thuật tự bảo mật để tránh bị hack nhằm khỏi mất tài khoản email, mạng xã hội, mất dữ liệu làm việc và mất tiền trong thẻ tín dụng.
4- Nếu như bị vu khống, bôi nhọ, bị kiểm soát đời tư… thì hãy chờ cho khi nào toàn dân được an toàn các vị sẽ được an toàn.
Một đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, tự do kinh doanh sẽ kéo theo tự do chính trị. Chấp nhận một đất nước như vậy thì phải chấp nhận sống chung với những rủi ro mà quá trình tự do hóa mang lại. Những rủi ro đó là bé hơn rất nhiều so với những thành tựu mà quá trình tự do hóa đem đến. Ai cứ khư khư muốn giữ an toàn cho mình và đẩy rủi ro qua cho dân thì không đủ tư cách làm lãnh đạo.
17-10 l-2018
Đọc tin Thành ủy TP.HCM chuẩn bị kế hoạch bảo vệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo trên không gian mạng, tôi nghĩ mãi không biết họ bảo vệ như thế nào và bảo vệ cái gì.
Lâu nay chỉ nghe nói các yếu nhân, do những trọng trách quốc gia họ phải gánh vác nên được bảo vệ, như bảo vệ an ninh (tránh bị ám sát, tránh bị phiền nhiễu, giữ bí mật về hành tung…), bảo vệ sức khỏe. Họ được các cận vệ và bác sĩ theo sát, được hệ thống an ninh và các chuyên gia y tế-ẩm thực phòng ngừa các rủi ro, khi đến nơi có chiến sự họ còn được quân đội hộ tống. Những yếu nhân như vậy trong một đất nước không có nhiều và trên thế giới hầu như không có nước nào bảo vệ họ trên “không gian mạng” cả (trừ những nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Iran… tôi không biết). Trên không gian mạng, không có ai làm hại họ về an ninh và sức khỏe, trừ phi họ tự chuốc lấy.
Trên không gian mạng, chỉ có trẻ em cần được bảo vệ, bằng cách giới hạn thời gian sử dụng internet và hướng dẫn chúng được làm cái này, không được làm cái kia. Một yếu nhân như Tổng thống Trump của nước Mỹ, người ta cũng chỉ thấy ông ấy tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các tài khoản twitter và facebook để tự vệ “dĩ độc trị độc”.
Tôi cũng không nghe nói lãnh đạo cấp cao của nước ta được “bảo vệ trên không gian mạng”. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ai cũng bị một số trang mạng chỉ trích, thậm chí bêu riếu, bôi nhọ. Một số vị bị bêu riếu nhiều đến mức, nếu các vị đó đọc thì sẽ vuốt mặt không kịp, nhưng nói chung hình như chẳng có “xi nhê” gì đối với các vị. Làm chính trị thì phải đối mặt với các chỉ trích, chỉ trích nào đúng thì nên tiếp thu. Còn bị chỉ trích sai hay bị vu khống, bôi nhọ thì cần có bản lĩnh “thiệt vàng không sợ gì lửa”.
Trong một nhà nước pháp quyền, việc ngăn chặn tình trạng vu khống, bôi nhọ là để cho toàn dân không ai trở thành nạn nhân của tình trạng đó, chứ không phải ngăn để bảo vệ riêng lãnh đạo, lãnh đạo chỉ có thể được hưởng một môi trường lành mạnh mà toàn dân cùng được hưởng, nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng đặc quyền đặc lợi. Hy vọng rằng các vị lãnh đạo cấp cao của đất nước biết tránh càng xa càng tốt việc ban hành các chính sách tạo đặc quyền đặc lợi cho thành phần của mình mà đẩy rủi ro cho toàn dân hứng chịu.
Ở tầm quốc gia còn chưa ai dám, thì hà cớ gì lãnh đạo TP.HCM lại muốn sử dụng lực lượng quân đội và công an thiết lập hệ thống đặc quyền đặc lợi để bảo vệ riêng cho họ trên không gian mạng?
Trong tình hình bất kỳ ai cũng có thể bị vu khống, bôi nhọ trên không gian mạng thì thiết lập một hệ thống để bảo vệ riêng cho một nhóm người không những vừa vô cùng tốn kém và không có hiệu quả mà còn đẩy toàn thể dân chúng còn lại vào vòng rủi ro. Sự tốn kém để duy trì hệ thống vô duyên không hiệu quả này có khi còn gấp nhiều lần chi phí dùng để xây … nhà hát giao hưởng.
Nếu lãnh đạo TP.HCM tự cho mình là những đứa trẻ cần được bảo vệ trên không gian mạng thì hãy tự thực hành một số việc sau đây :
1- Không tham nhũng, không hối lộ, không phục vụ cho các nhóm lợi ích, không gái trai đồi trụy. Trong sạch thì chẳng sợ gì bị chỉ trích.
2- Không truy cập vào những trang web khiêu dâm và các địa chỉ đen trên mạng, cái này rất có hại cho sức khỏe tâm thần.
3- Nhờ các chuyên gia công nghệ thông tin hướng dẫn các thủ thuật tự bảo mật để tránh bị hack nhằm khỏi mất tài khoản email, mạng xã hội, mất dữ liệu làm việc và mất tiền trong thẻ tín dụng.
4- Nếu như bị vu khống, bôi nhọ, bị kiểm soát đời tư… thì hãy chờ cho khi nào toàn dân được an toàn các vị sẽ được an toàn.
Một đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, tự do kinh doanh sẽ kéo theo tự do chính trị. Chấp nhận một đất nước như vậy thì phải chấp nhận sống chung với những rủi ro mà quá trình tự do hóa mang lại. Những rủi ro đó là bé hơn rất nhiều so với những thành tựu mà quá trình tự do hóa đem đến. Ai cứ khư khư muốn giữ an toàn cho mình và đẩy rủi ro qua cho dân thì không đủ tư cách làm lãnh đạo.
(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...