29
Jun

Chiến tranh Nga - Mỹ (thơ)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CHIẾN TRANH NGA - MỸ Thằng Mỹ nó đánh con Nga Làm cho cả Việt Nam ta lên đồng Chuyện rằng Nga có cái lồng Mỹ thuê mười sáu tỷ đồng nhốt chim Hợp đồng ký bảy năm liền Chỉ chim Mỹ mới có quyền vào, ra Ngày trôi qua, tháng trôi qua Lồng Nga, chim Mỹ vào ra nhịp nhàng Ban đầu chim Mỹ dịu dàng Sau dùng như phá, tan hoang cả lồng Nga lo, chấm dứt hợp đồng (Sợ rằng tiếp tục thì lồng nát tan) Đang vui bỗng đứt dây đàn Bao nhiêu dự định nhỡ nhàng cả ra Điên lên, Mỹ quyết đòi quà Dựng lên câu chuyện bị Nga lừa tiền Thế là Nga bị bắt liền Tội này, nhẹ cũng chục niên trong tù Ra tòa, một sớm mùa thu Bấy giờ Nga mới từ từ khai ra "Hợp đồng chim Mỹ, lồng Nga" Thế là được dịp dân ta lên đồng: Thương Nga phận gái má hồng Chửi cha thằng Mỹ đàn ông mà hèn Mặn nồng đã bấy nhiêu phen Sao mày lại nỡ đẩy em vào tròng? Than ôi! tình nghĩa chim - lồng Loanh quanh, chỉ mấy tỷ đồng là tan. ---St--- (Fb: N N Ngạn) (Bài viết của tác giả Xuân Nguyên )...

29
Jun

Thật là tởm lợm - Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH TRÀ VINH  KỶ LUẬT, THU GIỮ LÀM TANG VẬT BỨC TRANH "BIỂN CHẾT" CỦA HỌA SĨ NGUYỄN NHÂN Ban thường vụ Hội Văn Học Nghệ Thuật Trà Vinh vừa ra Quyết định Kỷ luật Hội đối với Họa sĩ Nguyễn Nhân. Họa sĩ Nguyễn Nhân là tác giả bức tranh BIỂN CHẾT - nói về thảm họa Biển Miền Trung do Formosa gây ra - bức tranh nay đã bị tịch thu làm tang vật. Quá kinh tởm!  Tễu Blog kêu gọi các họa sĩ, người làm nghệ thuật cả nước lên tiếng và quyên góp tiền để Họa sĩ Nguyễn Nhân nộp phạt cho những thằng đầu đất, mất nhân tính trong Ban lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh.    (Bài viết của tác giả Xuân Nguyên )...

29
Jun

“Vì mình, quên nhân dân!”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Đình Ấm Với người dân mảnh đất nghìn đời ông cha để lại nuôi sống bao thế hệ nhưng khi quan chức, đại gia “khát” thì muốn hay không cũng phải giao nộp, ai cưỡng lại sẽ bị cưỡng chế bằng bạo lực: đánh đập, bắt giam, bỏ tù, khủng bố tinh thần, bị xã hội đen rình rập hành hung, truy sát, bị chính quyền tước đoạt quyền công dân… Thế mà nhóm lợi ích quân đội lấy 157,6 ha đất vàng ở sân bay Tân Nhất, 117ha ở sân bay Gia Lâm, rất nhiều ha ở sân bay Bạch Mai (Hà Nội), Nha Trang,... thuộc đất an ninh quốc phòng kinh doanh kiếm lợi, mặc cho Nhà nước thiếu đất phục vụ quốc kế dân sinh. Ảnh: Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975. Tuy nhiên, đó không phải là những trường hợp lẻ loi mà là “truyền thống” của nhóm lợi ích quân đội. Những năm 1980 ngành hàng không VN (HKVN) vẫn là đơn vị quân đội (Từ năm 1990 HKVN mới thành ngành kinh tế dân sự). Lãnh đạo Tổng cục HK dân dụng (TCHKDD) khi đó là ông thiếu tướng không quân Trần Mạnh đề nghị Nhà nước dân sự hóa ngành HKDD để phát triển ngành kinh tế mới mẻ này. Năm 1985-1986, Bộ Quốc phòng yêu cầu Tổng cục HKDD giao sân bay Gia Lâm, các biệt thự thuộc đất dự trữ trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất quản lý (bao gồm nhiều ha), sân bay và đội trực thăng ở Vũng...

21
Jun

Hà Nội - Cây và Phố

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

HÀ NỘI — CÂY VÀ PHỐ (Đỗ Phấn) Đã nói đến cây ở phố thì dĩ nhiên là cây trồng có chọn lọc, — cây mọc tự nhiên trong thành phố có lẽ chỉ vài cây si, cây bồ đề ban đầu mọc ký sinh trên những cây khác, sau đó dần tiêu diệt cây chủ để thế chỗ. Hà Nội là nơi trồng khá nhiều loại cây đặc biệt không có mặt trong rừng tự nhiên của Việt Nam, và việc lựa chọn cây trồng cũng biến đổi theo hướng thời thượng trong từng giai đoạn. Kể từ khi người Pháp chọn Hà Nội làm thủ đô Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1902, họ đã có những quy hoạnh cây trồng trên phố một cách khoa học. Đó là những phép tính rất cầu kỳ dựa trên hai dữ kiện chính: đặc tính của cây trồng và việc hòa nhập của nó với cảnh quan, — đơn giản thế thôi nhưng để cùng lúc đạt được cả hai yếu tố này lại chẳng dễ, và không phải lựa chọn nào của người Pháp cũng cho ra kết quả lâu dài. Chính vì thế, nhiều con phố với những hàng cây nổi tiếng từ thời ấy còn lại đến ngày nay khá ít. Người ta vì những lý do nhất thời chạy theo phong trào bí mật nào đó đã điềm nhiên thay đổi dung mạo phố phường bằng những loại cây khác. Những cây sấu già nua u mấu trên những con đường Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng... ngày mới tiếp quản 1954 đã in sâu trong ký ức người Hà Nội cùng thời, — cành lá non tơ...

21
Jun

Bộ TT&TT, một nghị định ngu xuẩn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cái nghị định áp đặt bắt chụp ảnh mới được gọi điện thoại, càng bộc lộ rõ cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Ai chưa hiểu nó thế nào thì chính nó đấy, bà con ạ. Thôi thì chính phủ ngu ban hành nghị định ngu là chuyện của chính phủ, nhưng người tiêu dùng chúng ta phải khôn. Bà cụ già cạnh nhà tôi đã 89 tuổi, hằng ngày con cháu đi làm, mua cho cụ cái điện thoại di động để cụ xài, tiện với tuổi già. Họ ra nghị định bắt chủ thuê bao phải trực tiếp đến chụp ảnh. Vậy họ quyết bắt bà cụ khuôn mặt nhăn nheo già nua kia trình diện thì mới chịu hay sao. Thậm vô lý. Đây chỉ là một ví dụ trong vô vàn sự vô lý. Cần biết rằng, trong bất cứ sự kinh doanh nào, không có khách hàng là tự sát. Doanh nghiệp đã chán sống, đã muốn tự sát thì cứ để nó chết, chúng ta đừng kéo dài sự thoi thóp hấp hối của nó bằng việc chiều ý nó. Kiên quyết không chụp ảnh. Bây giờ, thời đại thông tin, kỹ thuật số, thế giới phẳng, 4.0 hay 5.0 cái con mẹ gì đó, không có bọn di động ấy, chúng ta vẫn còn ối cách để liên lạc với nhau. Hãy tận dụng mọi phương tiện để trừng phạt lại chúng nó. Ngày xưa, mỗi lần lợi dụng sức quần chúng để chống bọn thực dân Pháp hoặc chính quyền Sài Gòn, người cs đều kêu gọi bãi công, bãi thị, bãi khóa, bãi... bãi... Giờ thì chúng ta bắt chước...

19
Jun

Lại nói chuyện Gái Điếm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Gái Điếm. Chả phải đó là một danh từ xấu tượng hình cho một điều rất tuyệt của nhiều đàn ông hay sao. Nếu chỉ biết đến Gái Điếm Quất Lâm, Đồ Sơn... chưa đủ. Hãy thử một lần đến đảo Bạch Long Vĩ (BLV) đi. Nói thật. Chả bao giờ phải hối hận. BLV là đảo xa đất liền nhất vịnh Bắc bộ. Người ta phải khuyến khích dân ra đảo sinh sống. Các vùng lãnh thổ lãnh hải giáp ranh giữa các quốc gia, nếu không có dân cư sinh sống mà chỉ có căn cứ quân sự rất nhạy cảm trong việc tranh chấp chủ quyền. Vậy nên ở các đảo họ thúc đẩy việc dân đến ở, xây dựng các công trình quân sự, chùa chiền, trường học và có phần nơi lỏng, làm ngơ cho nạn Gái Điếm. Mà cũng đúng thôi. Sống thì phải ăn, hít thở và làm chuyện ấy. Chả có một tài liệu nào đề cập tới vấn đề mại dâm có từ bao giờ. Nhưng trong chúng ta đều tự hiểu, thời tiền cổ đến giờ buôn phấn bán hương thời nào mà chả có. Thiết nghĩ, cũng chả có gì xấu. Đã là nhu cầu thì cái nào chả cần, cái nào chả cấp thiết, ăn, hít thở và... Nói chả ai tin, cách đất liền mấy trăm hải lý, dân cư thưa thớt, chỉ có đồn biên phòng, tàu đánh cá và Gái Điếm. Chẳng nơi đâu Gái Điếm đẹp, rẻ và lành như ở đảo. Khí hậu đảo trong lành, không khói bụi. Gái Điếm cũng thế. Rất lành. Giá phải chăng. Trăm ngàn một cuốc. Gió mùa, biển động. Cả trăm tàu đánh...

17
Jun

Thỏa thuận Đồng Tâm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Tuấn Huy Những điều đạt được giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm ngày 24/02/17 có thể gọi là thỏa thuận Đồng Tâm . Đó không phải là câu chữ bột phát và thiếu ý thức, không phải hành động đơn phương và nhất thời, mà là một giao ước ràng buộc lẫn nhau. Về phía người dân, là giao trả người và trở về đời sống dân sự. Về phía ông Chung, là những gì đã viết trong Bản cam kết. 1. Có ý kiến cho rằng viết cam kết này, ông Chung không có cơ sở pháp lý và đã xâm phạm đến tư pháp. Theo luật định và thực tế thì sao? Khoản 3 Điều 22 Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương quy định Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có quyền: Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng (...) . Khoản 2 Điều 20, cũng của Luật trên, quy định: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở . Cơ quan công an cấp tỉnh hiện nay không còn dùng chữ “Sở” (mà chỉ vỏn vẹn chữ “Công...

14
Jun

Gửi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ Tịch UBND thành phố Hà Nội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mac Văn Trang GỬI ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG  - CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI Hà Nội, ngày 14/6/2017 Thưa ông Nguyễn Đức Chung, Ngày 22/4/2017, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thuộc TP Hà Nội, trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và những người dự họp đối thoại, giữa thanh thiên bạch nhật, ông với tư cách Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký vào “BẢN CAM KẾT” với 03 điều: “1. Trực tiếp kiểm tra Đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao làm đúng sự thực khách quan, đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Xênh rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo quyền lợi của nhân dân Đồng Tâm, đúng pháp luật. 2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm. ”. 3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho Cụ Lê Đình Kình, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.   Dưới BẢN CAM KẾT, Ông không chỉ ký tươi và còn điểm chỉ đỏ cùng ông Dương Trung Quốc (đại biểu QH). Bên dưới đó, UBND xã Đồng Tâm đã xác nhận chữ ký của ông Nguyễn Đức Chung là đúng, và đóng dấu đỏ. BẢN CAM KẾT nói trên đã được chụp, in ra cho mỗi người dân xã Đồng Tâm, từ em bé đến cụ già; đã đăng trên các báo chí, lan truyền trên mạng...

11
Jun

Trần C. - Đơn đề nghị tăng lương

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Kính gửi: Ban Giám Đốc. Tôi là Trần C. Sau một thời gian suy nghĩ đắn đo đủ kiểu và tìm hiểu chính sách phù hợp với pháp luật Việt Nam, nay tôi làm đơn này đề nghị được tăng lương bởi những lý do sau: - Tôi làm công việc cơ bắp, nặng nhọc. - Luôn làm việc dưới sâu u ám, không đèn điện, và rất nhiều cỏ cây mọc xung quanh. - Tư thế làm việc không bình thường, đầu luôn hướng về phía trước. - Thường xuyên không được nghỉ cuối tuần, và làm vào ban đêm. - Môi trường làm việc ẩm ướt. - Không được trả lương làm thêm giờ. - Vị trí làm việc tăm tối, không khí hay có mùi, không được thông gió. - Nhiệt độ nơi làm việc thường xuyên cao. - Rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm khi làm việc. Ký tên Trần C. * *     * Kính gửi: Đồng chí Trần C. Sau một thời gian xem xét và đối chiếu với quy định, nay Ban Giám Đốc quyết định không thể tăng lương theo nguyện vọng của đồng chí vì những lý do sau: - Đồng chí C. không làm việc liên tục 8 tiếng trong ngày. - Đồng chí C. thường làm việc rất ngắn sau đó lại ngủ ngay. - Đồng chí C. không chấp hành đúng sự phân công của ban lãnh đạo, đã nhiều lần làm việc tại nơi không được phân...

09
Jun

Hồ sơ khủng khiếp của giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TRƯƠNG QUÝ DƯƠNG - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Thái Văn Đường   GIỌT NƯỚC MẮT GIẾT NGƯỜI Chưa có một vị giám đốc bệnh viện nào mà lại có thể độ hot như Trương Quý Dương - GĐ Bv Đa khoa tỉnh Hòa Bình hiện nay, bạn vào Google chỉ cần nhấp chuột Search "Trương Quý Dương" chỉ cần 0,64s là có thể ra tới hơn 200.000 lượt tìm kiếm. Trương Quý Dương sinh ra và lớn lên vùng đất biển Nghĩa Hưng - Nam Định trong một gia đình có cha làm ông giáo, kể từ đó cả gia đình Dương đã theo bước chân cha rời quê lên Lạc Thủy rồi Kim Bôi - Hòa Bình lập nghiệp. Dương tốt nghiệp Đại học Y khoa Thái Nguyên về quê Hòa Bình phục vụ tâm huyết với nghề, gắn bó với dồng bào miền núi hàng chục năm liền. Do có năng lực chuyên môn, lại có nhiều tâm huyết Dương được giao nhiệm vụ làm giám đốc bệnh viện huyện (ngày đó còn gọi là Trung tâm y tế huyện). Đến cuối năm 1996, Dương được sự điều động làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bà mẹ-trẻ em tỉnh Hòa Bình, tiếp đến năm 2002 về Bệnh viện đa khoa tỉnh trên cương vị Giám đốc. Tại đây cương vị mới, một tầm nhìn mới được mở ra với Dương, bộ mặt Bệnh viện ĐK tỉnh Hòa Bình cũng có nhiều diện mạo đổi mới với các dự án tài trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, cùng vốn ngân sách của Nhà nước, tổng...

06
Jun

Lươn om riềng mẻ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LƯƠN OM RIỀNG MẺ (Vân Đình Hùng) Thời cơ chế mở cửa, các món ăn mang hương vị quê lại là các món “đặc sản”. Một trong các món đó là các món được làm từ con lươn. Thôi thì đủ các món lươn nào lươn xào sả ớt, lẩu lươn, cháo lươn, miến lươn... Nếu có dịp qua Ninh Bình mà không ăn miến lươn ở thị xã thì thật uổng. Vào sâu đến thành Vinh, có món cháo lươn nóng hổi, cay xè. Nhưng xem ra cách chế biến các món về lươn chưa thật tinh xảo lắm. Tôi đã được ăn món lươn om ở quán Hải Lùn gần cầu Gián Khuất. Đó là một bọc to nhân là thịt băm, bên ngoài là một con lươn đã được mổ phanh ra ôm lấy. Vị thật nhạt nhẽo, không có mùi đặc trưng.  Đến khi tôi được ăn món lươn om riềng mẻ của bà lão họ Dương người làng Vân Đình, (nghe đâu là con cháu của cụ Dương Khuê của đất làng Vân) thì thật đã. Làng Vân Đình nằm dọc con sông Đáy, các xóm đều bắt đầu từ chân đê đến bờ sông. Ngõ xóm hẹp, hai bên nhà nối liền nhau, rất ít nhà mở cửa sổ, thường là các bức tường được xây bằng các mảnh nồi ghè vỡ ra rồi được xếp khéo léo thành hình xương cá. Các cây dương xỉ mặc sức leo dọc bờ tường làm sinh động hơn cái tác phẩm “đôi bàn tay khéo léo”của các bác phó nề một thời mà làng Vân đã là một làng nghề gốm nổi tiếng. Gốm Vân Đình xuôi sông Đáy...