31
Mar

Messi và cái thú hút thuốc lào Tiên Lãng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Choách, choét, choách... chích! Xì!.. Xooooooooét! Từ tư thế ngồi xổm, Lionel Messi ngồi bệt mông xuống, ngửa cổ lên, mắt lim dim, một làn khói mờ ảo, vần vũ như lưỡng long chầu nguyệt, lan tỏa khắp không gian. Người Tây gọi như thế là chơi cỏ Nicotiana Rustica. Messi thì cứ tiện mồm gọi đúng theo nguyên bản Việt Nam là... ăn điếu thuốc lào. Messi rít thuốc lào giỏi nhất Vịnh Bắc Bộ Hút điếu thuốc lào đã trở thành thú vui tao nhã của ngôi sao Barcelona mỗi sớm mai thức giấc. Chẳng ai hay Messi hút thuốc lào tự bao giờ nhưng cứ nom bộ sưu tập điếu, từ điếu bát, điếu cày cho tới điếu ống cùng cái cách ôm điếu, dí lửa, rít thuốc, xì bã, nhả khói thì các cụ lớn tuổi nhất ở các làng, xã thuộc An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An, Quảng Xương... cũng phải chịu rằng, anh Messi tuy trẻ tuổi nhưng về thuốc lào thì có thể xét vào hàng... nhất Vịnh Bắc Bộ chứ chẳng bỡn. Nhưng Messi có lẽ cũng là anh chơi thuốc lào khó tính nhất... Vịnh Bắc Bộ. Vì lẽ, anh chỉ hút loại thuốc có xuất xứ từ làng Nam Tử, huyện Tiên Lãng ở Hải Phòng. Thuốc ở chỗ khác ngon tới mấy anh cũng chê. Lại nữa, Messi kén điếu, không hút điếu lạ, bởi anh đã quen với âm thanh tuyệt vời phát ra từ điếu của mình. Tâm sự với phóng viên chuyên mục “Thư giãn cuối tuần”, số 10 của Barca bảo: “Khi mình rít...

30
Mar

Làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyên Ngọc “Từ xa xưa, và cho đến tận năm 1975, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại bền vững trên cơ sở một cấu trúc xã hội đặc trưng, lấy làng làm đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Làng tồn tại bền vững trên nền tảng kinh tế, vật chất là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng. Ở Tây Nguyên, từ xa xưa, hoàn toàn không có rừng vô chủ. Từng tấc rừng đều thuộc về một làng cụ thể. Người ta gọi đó là không gian xã hội, hay không gian tồn tại của làng... Chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng Tây Nguyên từ sau năm 1975, là tước đi mất cái nền tảng  vật chất của làng. Làng Tây Nguyên tất yếu đổ sụp. Văn hóa cũng không thể còn, chỉ còn văn hóa diễn và giả. … Đi đôi với chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng tai hại, là chủ trương đưa dân lên Tây Nguyên với tốc độ và cường độ quá lớn, khiến dân số Tây Nguyên trong thời gian ngắn, tăng lên hơn 5 lần, đặc biệt làm cơ cấu dân cư đảo lộn lớn và đột ngột, hiện nay chỉ còn khoảng 20%  người của các dân tộc tại chỗ. 80% đã là người Kinh. Các dân tộc tại chỗ không còn vai trò chủ thể trong đời sống và phát triển của Tây Nguyên. Theo tôi, đấy là những sai lầm lớn, đến mức khó quay ngược trở lại. Và hôm  nay, ta đang chứng kiến một trong những hậu quả không thể ngờ: Đồng bằng Nam Bộ, vựa lúa sống còn của cả nước, đang khô cháy và mặn chát... vì mất rừng Tây Nguyên! Một bài học thật lớn, thật cay đắng, về cả tự nhiên lẫn xã hội!” (Dân Việt) Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng từ hàng chục...

28
Mar

Ống dẫn nước của công ty Xinxing từng bị vỡ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Công luận ào ào phản đối khi nghe tin công ty Xinxing trúng thầu cung cấp ống dẫn nước sạch sông Đà. Lý do được đưa ra để giải thích tại sao lựa chọn Xinxing là (a) giá thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt và (b) đây là đơn vị có uy tín thế giới, có 20 năm kinh nghiệm về sản xuất các ống kích thước lớn. Chủ đầu tư, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty CP nước sạch Vinaconex , ca ngợi: “ Tôi nghĩ sản phẩm này sử dụng cực kỳ tốt, không vấn đề gì ”. Ông cũng cho biết đã rất cẩn thận khảo sát ý kiến khách hàng sử dụng dịch vụ của Xinxing ở Việt Nam và hơn thế nữa, đã qua tận nhà máy sản xuất, kiểm tra xác thực các chứng chỉ và năng lực sản xuất của nhà thầu. Cứ cho là chủ đầu tư cẩn thận lắm, nhưng trước khi tốn kém tiền của, cất công qua tận nước bạn “bốn tốt mười sáu chữ vàng” để mục sở thị, sao không cẩn thận cho trót, chịu khó bỏ vài giờ ngồi trước máy tính để tra cứu thông tin? Có bạn đọc của Bauxite Việt Nam làm công việc đó thay cho Vinaconex. Và đây là kết quả ban đầu: Ba năm trước, công ty Xinxing từng bị Vương quốc Ôman cấm tham gia đấu thầu hay cung cấp vật liệu do ống nước của Xinxing bị vỡ vì kém chất lượng, khiến cho việc cung cấp nước bị gián đoạn ba ngày. Bauxite Việt Nam Vương quốc Hồi giáo Ôman Cơ quan Chủ quản Điện Nước Công cộng Tổng Giám đốc Kế hoạch và Quản lý Tài sản Số tham chiếu SMAC/13/2013 Ngày 05/02/2013 Gửi...

23
Mar

Hà Nội: Nhà thầu Trung Quốc lại thắng thầu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đường ống nước sông Đà số 2:  Nhà thầu Trung Quốc thắng  Đất Việt Thứ Ba, 22/03/2016 16:29 Công ty CP Nước sạch Vinaconex – Viwasupco đã công bố nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu cung cấp ống dẻo giai đoạn 2 đường ống sông Đà.  Khởi công xây dựng đường ống nước Sông Đà–Giai đoạn II Ống nước sông Đà: Làm rõ trách nhiệm cựu Chủ tịch Vinaconex "Đúng quy trình đấu thầu quốc tế" Ngày 22/3, Công ty CP Nước sạch Vinaconex – Viwasupco (đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP Vinaconex) đã có thông cáo báo chí về "Kết quả triển khai công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp ống Gang dẻo - Dự án Nước Sông Đà - Giai đoạn II". . Sự cố vỡ đường ống lần thứ 10 xảy ra ở km 21+300, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội Cụ thể, đơn vị này nêu rõ dự án nước sông Đà giai đoạn 2 là một công trình xây dựng quan trọng phục vụ cung cấp nước sạch cho người dân tại thủ đô Hà Nội, đảm bảo yếu tố an ninh dân sinh và ổn định xã hội. Ý thức được tầm quan trọng của Dự án, Công ty Viwasupco đã cẩn trọng trong các khâu chuẩn bị lựa chọn nhà thầu như: thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật liệu và thi công xây lắp nhằm đảm bảo chất lượng cho tuyến ống tuyến ống số 2, đúc rút kinh nghiệm từ...

20
Mar

Chuyện chỉ có ở Việt Nam nên Gs Ngô Bảo Trâu ngơ ngác!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Qu ốc h ội VietNamNet 18/03/2016 16:54 GMT+7 Giáo sư Ngô Bảo Châu ( Chau Ngo ) Tại sao không chờ Quốc hội mới, mà lại để quốc hội chuẩn bị giải tán bầu ra Chủ tich nước và Thủ tướng mới? Xin lỗi các cụ nếu tôi hiểu sai, hay hỏi hơi ngu. Đợt này chăm làm toán, ít theo dõi chính trị, chẳng hiểu gì cả. Nhờ các cụ chỉ giáo. Để quốc hội cũ bầu chủ tịch quốc hội mới? Kỳ họp cuối cùng của QH khóa 13 sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước trong 10 ngày rưỡi (31/3 - 12/4). Nhân sự chiếm thời lượng lớn tại kỳ họp này là do sau ĐH Đảng 12, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban chấp hành TƯ ; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số ủy viên Bộ Chính trị , Ban Bí thư . "Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau ĐH Đảng, và thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng 12. Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước...

19
Mar

Mời ông Tổng Thư ký Quốc hội nghe tôi hát và học cách xin lỗi!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ca sĩ Lâm Ngân Mai, một trong 48 người tự ứng cử ĐBQH khóa 14 tại Sài Gòn. MỜI ÔNG TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI VÀO NGHE TÔI HÁT VÀ HỌC CÁCH NÓI XIN LỖI TÔI ĐI!  Ca sĩ Lâm Ngân Mai Tôi không phải chỉ có hát thôi, mà tiếng hát tôi có thể giúp người nghèo khắp miền đất nước VN, những trẻ em cơ cực mồ côi, tôi không phải chỉ có giọng hát thôi mà tôi còn thông qua tiếng hát lắng nghe bao điều tâm sự đau buồn của nhân dân VN mọi nơi mà các lãnh đạo có biết? Nhờ tiếng hát mà mọi người tìm đến tôi chia sẽ biết bao điều khốn khổ! Các ông có từng tiếp xúc nhân dân nhiều như tôi không khi phán rằng tôi chỉ hát thôi không thể vào Quốc Hội lên tiếng thay dân VN?  Đại Biểu QH là người có số đông dân chúng ủng hộ, tôi không dừng lại ở địa phương tôi sống mà tiếng nói của tôi vang xa hơn, nhất là tiếng nói lương tri tuy bé nhỏ của tôi nhưng đã lan truyền đến hàng trăm ngàn người bao năm qua tôi sống. Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc, ông không hiểu gì về người dân VN khi ông phát ngôn "Chỉ hát hay thôi khó vào Quốc Hội ".  Tôi hiện thấy mình không hề gặp khó khăn nào từ phía người dân VN ủng hộ tôi ứng cử vị trí ĐBQH khóa 14, mà tôi cảm thấy rất khó khăn, khó thở khi nghe quy định và phát ngôn...

16
Mar

Vũ khí nước của Trung Quốc và việc giải lời nguyền sông MeKong

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Facebook Lang Anh Vũ khí nước của Trung Quốc đã thành hình và lời nguyền sông Mekong đối với Việt Nam cũng đã thành hiện thực. Không thể giao phó số mệnh quốc gia cho lòng thương hại của đối phương, Việt Nam cần và hoàn toàn có thể ứng phó được với thực trạng này bằng chính các giải pháp từ bên trong của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong các nỗ lực của chính quyền… Tháng 3/2016 trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 - 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong. Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của bất cứ thay đổi dòng chảy nào trên sông...

16
Mar

Nhiều hộ không dám dùng nước giếng quanh khu bôxít Tân Rai

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mai Vinh - Chính Thành Hậu quả đã được tiên đoán từ trước, bất chấp cảnh báo và phản đối của mọi tầng lớp người dân, "chủ trương lớn của Đảng" đang xé toạt [toạc] Tây Nguyên. Rồi sẽ có ngày những kẻ phản quốc bị lôi ra ánh sáng. Nhật ký yêu nước Nguồn: https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/1317941228232621?fref=nf TT - Nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bôxit Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng bị ô nhiễm. Đó là kết luận trong báo cáo quan trắc môi trường của Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị điều hành tổ hợp bôxit - nhôm). Người dân sống gần khu vực Nhà máy bôxit Tân Rai phải dùng máy lọc nước giếng để nấu ăn - Ảnh: M.Vinh Các thông số quan trắc cho thấy nồng độ Fe (sắt) và Mn (mangan) vượt ngưỡng cho phép từ 1,4-2,8 lần. “Nước ngầm trong khu vực hồ bùn đỏ được đánh giá bị ô nhiễm Fe và Mn” - báo cáo kết luận. Mua nước tinh khiết nấu ăn Hiện vẫn chưa có đánh giá cụ thể về việc nước ngầm dùng cho sinh hoạt của người dân có bị ảnh hưởng hay không. Tuy nhiên, hơn 120 hộ dân sống xung quanh nhà máy alumin đang lo lắng, phải đi chở nước từ những nơi khác về. Người dân trong vùng nơm nớp lo rằng nguồn nước bị nhiễm bẩn do hoạt động sản xuất của nhà máy alumin, nhiều hộ dân không dám dùng nước giếng. Ông Nguyễn...

15
Mar

Tưởng niệm 28 năm sự kiện Gạc Ma

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 14/3/2016 dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ ven hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội; tượng đài Trần Hưng Đạo bên bến Bạch Đằng, thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm nhân sĩ trí thức và nhân dân đã xuống đường tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong sự kiện Trung Quốc nổ súng thảm sát ở đảo Gạc Ma, chính thức xâm lược quần đảo Trường Sa. Bauxite Việt Nam Hà Nội tưởng niệm 28 năm trận thảm sát ở đảo Gạc Ma 08h30 sáng 14/3, đông đảo các nhân sĩ trí thức và các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã tề tựu tại Tượng đài Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội để tham dự lễ tưởng niệm 28 năm sự kiện Hải quân Trung Cộng nổ súng giết hại 64 chiến sĩ Việt Nam tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Vào ngày 14/3/1988, hải quân Trung Cộng đã nổ súng giết hại 64 chiến sĩ Việt Nam tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, xâm lược và chiếm đóng một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam từ đó đến nay. Để tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh, anh em No-U Hà Nội đã ra thông báo về lễ thắp hương tưởng niệm 28 năm Sự kiện Gạc Ma, tại Hà Nội. 08h30, sáng nay, 14/3, đông đảo các nhân sĩ trí thức và các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã tề tựu tại Tượng đài Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội để tham dự lễ tưởng niệm. Tại buổi lễ, nhà báo Trần Đức Tiến đọc một bài thơ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma. Anh Lã Việt Dũng đọc một bài diễn văn ngắn bày tỏ lòng xót thương và biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh vì Tổ quốc của 64...

15
Mar

Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mặc Lâm (biên tập viên RFA, Bangkok) Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng... Lệnh không được nổ súng Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này. Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào...

14
Mar

Nỗi đau lớn nhất về Gạc Ma là sự lãng quên!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tướng Lê Mã Lương:  'Nỗi đau lớn nhất về Gạc Ma là sự lãng quên'   Thất Sơn  VietTimes   Chủ Nhật, ngày 13/3/2016 Trước giải thích của Cục Xuất bản về việc cuốn sách chưa được cấp phép, Thiếu Tướng Lê Mã Lương - chủ biên sách - bày tỏ: "Ý kiến của Cục xuất bản về việc lập Hội đồng lịch sử của Bộ quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách về Gạc Ma là một điều không tưởng.   Thiếu tướng Lê Mã Lương phát biểu trong buổi lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma và đấu giá tranh "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", diễn ra vào ngày 22/7/2015. Ông Lê Mã Lương là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Trong hai năm qua, sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử được đơn vị thực hiện bản thảo là công ty sách First News - Trí Việt gửi đến hơn 10 nhà xuất bản đều bị từ chối cấp phép. Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục xuất bản, in và phát hành - cho biết bản thảo sách vẫn còn nhiều sự kiện, chi tiết chưa được thẩm định. Các Nhà xuất bản (NXB) muốn in cuốn này phải có hội đồng lịch sử thẩm định chuyên môn. Khi nhà xuất bản ra quyết định xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ có cơ sở để cấp xác nhận đăng ký đề tài sách. Hiện First...

06
Mar

37 năm: Tổng động viên chống quân trung quốc xâm lược

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

37 năm ngày Tổng động viên chống quân Trung Quốc xâm lược VNE Thứ bảy, 5/3/2016 | 00:00 GMT+7 Ngày 5/3/1979, trong tình thế cấp bách chống lại hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến.   Bàn đăng ký Diệt quân Trung Quốc xâm lược. Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km biên giới. Mối quan hệ Việt - Trung rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc, trong khi quan hệ Xô - Trung đang căng thẳng. Chiến thắng mùa xuân 1975 theo đánh giá của nhiều nhà sử học thế giới là kết quả Trung Quốc không mong muốn, khi Bắc Kinh và Washington đạt được một số thỏa thuận sau chuyến thăm của Tổng thống Nixon. Tháng 5/1975, quân Khmer Đỏ đánh chiếm các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát dân thường và đứng đằng sau là Trung Quốc tài trợ khí tài, cố vấn quân sự. Tháng 11/1978, Hiệp ước hữu nghị Việt - Xô được ký chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng...