Kính gửi : Ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước Việt Nam
Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư ĐCS Việt Nam
Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ Tướng Việt Nam
Ông Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an
Ông Trương Hòa Bình – Chánh Án tòa án tối cao
Ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng VKS tối cao
Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội
Ông Ngô Văn Dụ – Chủ nhiệm UBKT TƯ
Đại sứ quán các nước tại Việt Nam
Tổ chức nhân quyền thế giới
Cơ quan báo chí trong và ngoài nước
Tên tôi là: Dương Tùng Nam, nhân viên VNPT Hải Phòng.
Số điện thoại: 01635071197.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng, bố tôi hiện là thương binh nặng ¼, tôi mang trong niềm tin vào Đảng và Chính phủ. Nhưng hiện nay niềm tin ấy đã gần như cạn kiệt vì những gì tôi phải hứng chịu khi dám đứng lên tố cáo một đường dây tham nhũng lớn tại Tập đoàn VNPT Việt Nam xuất phát từ công ty con là VNPT Hải Phòng.
Cụ thể:
Năm 2010 phóng viên Tố Hoa có đăng bài viết: “Lãnh đạo VNPT tham nhũng trù dập người lao động” có kết luận số 07 của UBKT Thành ủy Hải Phòng nói rằng hành vi cắt lương của Nguyễn Đức Dũng Giám đốc VNPT Hải Phòng là sai, chưa xin ý kiến Tập đoàn, nhưng Dũng không tham ô. Vậy ông Dũng cắt lương hàng trăm công nhân thì tiền chảy đi đâu?
Liên hệ với kết luận mới nhất của Thanh tra chính phủ về việc Tập đoàn VNPT tăng trưởng nhanh nhưng gây thiệt hại vốn và đầu tư mua sắm gây lãng phí nhưng cũng không hề làm rõ tiền thất thoát chảy đi đâu?
Hiện nay như tôi được biết với hành vi tham ô tiền lương của hàng trăm công nhân trong nhiều năm của 1 tỉnh thành nhân với 61 tỉnh thành con số sẽ là hàng trăm tỷ. Hệ lụy kéo theo là hành vi trù dập trả thù, sa thải bất hợp pháp cắt giảm tiền lương của những công nhân dám đứng lên tố cáo sai phạm như tôi.
Những công nhân VNPT bị vùi dập trên khắp Việt Nam gửi rất nhiều đơn thư lên Chính Phủ nhưng đều nhận được sự im lặng đáng sợ.
Đặc biệt đối với cá nhân tôi, sau nhiều năm tháng đi tố cáo, bị trả thù bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi và bẩn thỉu nhất của ông Dũng cùng một số công an, xã hội đen Hải Phòng. Sự việc đã được tôi báo trực tiếp nhiều lần cho Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (0903403481). Cuối năm 2014 Bộ trưởng đã chỉ đạo đoàn Thanh tra xuống Hải Phòng thanh tra toàn bộ sự việc và đã kết thúc điều tra trước Tết nguyên đán năm 2014. Nhưng hiện nay, sau 2 lần khiếu nại, Thanh tra Bộ không hề công bố kết luận vụ án, mặc dù Cơ quan điều tra VKS Tối cao đã có văn bản số 316/VKSTC-C6 (P1) chuyển đến Bộ Công an.
Tôi và hàng vạn công nhân VNPT trên cả nước đang và đã là nạn nhân của Tập đoàn tham nhũng mang tên VNPT Việt Nam.
Như tôi hiểu những đối tượng đứng đầu tập đoàn VNPT đang dùng tiền ăn cướp từ mồ hôi nước mắt của hàng vạn người lao động để thao túng sự thật ngay chính trong cơ quan chống tham nhũng tại Việt Nam, kể cả Thanh tra Chính phủ và Thanh Tra Bộ Công an.
Tôi viết những dòng thư này trong lúc hoàn cảnh gia đình rất éo le, cá nhân tôi bị trả thù không thể đi làm, không có cơ chế bảo vệ người tố cáo từ chính phủ. Tôi lên nhà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở số 5 Thiền Quang thì bảo vệ không cho gặp.
Nếu Đảng ta coi tham nhũng là quốc nạn, những con sâu là giặc thì tại sao không “diệt” mà chỉ “phòng” và “chống”?
Kính mong những dòng thư này đến được tay các lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, BCH Trung ương Đảng. Mong cơ quan báo chí ngôn luận trong và ngoài nước vào cuộc để đưa đại án tham nhũng tại VNPT ra ánh sáng.
Đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chấp pháp nghiêm minh đúng người đúng tội không bao che dung túng kể cả đối tượng tham nhũng là những “con hổ”.
Tôi và hàng vạn công nhân VNPT trông chờ vào Đảng và Chính phủ.
Xin chân thành cảm ơn.
Hải Phòng 17/4/2015
Người viết
Dương Tùng Nam
Tác giả gửi BVN
***************
Các bài báo liên quan:
I. Tiếp bài Viễn thông Hải Phòng: Ban giám đốc cưỡng ép người lao động?
Thứ ba, 21/04/2015
Từ khi lên làm Giám đốc Viễn thông Hải Phòng, ông Nguyễn đức Dũng đã chỉ đạo việc xây dựng chế độ tiền lương không công khai minh bạch, không công bằng, không đúng chế độ chính sách của chính phủ quy định.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn, tập thể người lao động ở Viễn thông Hải Phòng phản ánh: Ban giám đốc Viễn thông Hải Phòng không tuân thủ nguyên tắc, quy trình miễn nhiệm, bổ nhiệm người lao động trong một số chức danh trong bộ máy quản lý và điều hành sản xuất.
Người lao động bị đơn phương miễn nhiệm không có biên bản nội dung kết luận hoặc lý do miễn nhiệm, không có quyết định miễn nhiệm.
Ông Sự tố cáo hàng loạt sai phạm của Ban giám đốc Viễn thông Hải Phòng |
Khi điều chuyển người lao động qua bộ phận khác, không tổ chức đối thoại, gặp gỡ người lao động khi người lao động có ý kiến kiến nghị.
Không căn cứ hợp đồng lao động đã ký kết để giao việc và điều chuyển lao động một cách chi tiết, cụ thể.
Cưỡng ép người lao động trong đơn vị do mình quản lý, để hợp thức hóa thủ tục nhằm mục đích sa thải người lao động trái pháp luât.
Đã làm thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Vũ Hồng Quang, đang thực hiện với ông Vũ Văn Sự, còn trường hợp ông Nguyễn Hoàng Bắc, do có đơn khiếu nại, nên không thực hiện nữa.
Tổ chức xây dựng các chính sách về tiền lương để chiếm đoạt tiền của người lao động một cách bất công. Chính sách chế độ tiền lương thay đổi liên tục liên tục, khiến người lao động không biết đâu mà lần, cấu trúc bảng lương ra sao người lao động không biết.
Trong nhiều năm liền, hệ số thâm niên của người lao động không được thực hiện, không thanh toán chế độ làm ngoài giờ đối với người lao động.
Từ năm 2010, Viễn thông Hải phòng chậm hoàn thiện việc nâng lương đúng niên hạn cho nhiều người lao động, vi phạm quy định hiện hành.
Những trung tâm trực thuộc Viễn thông Hải phòng ra quyết định điều chuyển vị trí làm việc đối với người lao động hoàn toàn trái quy định, không đúng nội dung hợp đồng lao động. Những quyết định đó không đảm bảo yếu tố căn cứ chi trả lương hàng tháng cho người lao động.
Tập thể người lao động tố cáo, từ khi lên làm Giám đốc Viễn thông Hải Phòng, ông Nguyễn đức Dũng đã chỉ đạo việc xây dựng chế độ tiền lương không công khai minh bạch, không công bằng, không đúng chế độ chính sách của chính phủ quy định.
Trong thời gian dài, Viễn thông Hải Phòng tự xây dựng các nội dung cấp độ, tổ chức bắt buộc người lao động phải thi sát hạch cấp độ không minh bạch, không đúng luật pháp, để áp đặt các hệ số một cách tùy tiện trong việc tính lương hàng tháng cho người lao động.
Đây là một biện pháp hợp pháp hoá những hệ số tính lương cho người lao động, nhằm hạn chế mức thu nhập hàng tháng của người lao động, nhằm phình to phần quỹ lương giành cho các cấp quản lý.
Trong nhiều năm, có nhiều người có mức lương âm (Phải bỏ tiền túi ra nộp vào để đóng bảo hiểm) hoặc có mức lương thấp hơn quy định tối thiểu. Có nhiều người bị trả lương dưới 1.000.000đ/tháng. Cụ thể như Vũ Văn Sự, Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Bỉnh Doanh…..Họ còn khổ hơn nô lệ thời phong kiến, tập thể người lao động bức xúc nói.
Không những vậy, người lao động phải làm việc vất vả, bị giao những kế hoạch trên trời. Bị lặng lẽ buộc tội không hoàn thành nhiệm vụ, mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào, bởi không ai dám hé răng lên tiếng.
Người lao động cũng không được tham gia xây dựng cơ chế lương, không được ký nhận tiền lương hàng tháng. Đặc biệt, người lao động không biết mình được những đồng lương gì, ở đâu ra. Việc thay đổi hình thức trả lương thường xuyên, liên tục mà không được hay biết gì.
Bảng lương khối quản lý của Viễn thông Hải Phòng |
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn, ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Viễn thông Hải Phòng khẳng định: “Chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, nên những vấn đề tố cáo không đúng. Chúng tôi thực hiện theo đúng Luật Lao động. Thật ra, người lao động có người không hiểu, hoặc cố tình không hiểu nên họ cứ tố cáo lung tung.
Về trường hợp của ông Sự, ông Dũng cho biết, trước đây có liên quan đến việc nghiệm thu một công trình của viễn thông. Nhưng nghiệm thu không đúng, anh em trong viễn thông đã phát hiện ra. Tuy nhiên trong quá trình xử lý, ông có đơn xin chuyển công tác sang đơn vị khác. Do tình cảm anh em nên chúng tôi không kỷ luật ông Sự.
Khi xảy ra sự việc, ông Sự là Phó giám đốc Trung tâm viễn thông 2 (thuộc Viễn thông Hải Phòng). Khi xảy ra vụ việc, Chi bộ của phòng kỹ thuật nghiệp vụ có kỷ luật về mặt đảng đối với đồng chí ấy. Còn về cấp viễn thông, chúng tôi không kỷ luật. Khi chuyển sang bộ phân mới, ông không làm được việc, nên ông bất mãn, sau đó kiện lung tung. Động cơ đấy không tốt, ông Dũng nói.
Nguyễn Hòa / tamnhin.net
http://tamnhin.net/tie-p-ba-i-vie-n-thong-ha-i-pho-ng-ban-gia-m-do-c-cuo-ng-e-p-nguo-i-lao-do-ng.html
Tố Hoa (Thanh tra)- Báo Thanh tra nhận được đơn phản ánh của ông Dương Tùng Nam tố cáo (TC) ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Viễn thông Hải Phòng cùng một số cán bộ có hành vi tham nhũng, trù dập người lao động…
Trong đơn ông Dương Tùng Nam nêu: Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Viễn thông Hải Phòng lạm dụng chức vụ, cố ý làm sai chế độ, bóc lột thời gian làm việc của công nhân trực tổng đài trong thời gian dài; vi phạm Luật Khiếu nại (KN), TC; có biểu hiện bao che cho sai phạm của cán bộ cấp dưới. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Viễn thông II Hải Phòng bao che nhiều việc làm sai trái của ông Lê Hồng Sơn (Trưởng đài Viễn thông Ngô Quyền), chèn ép người TC... Tôi bị trù dập do đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân… Đến nay, sự việc vẫn không được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật và của ngành…
Tìm hiểu vụ việc, chúng tôi đã nhiều lần đặt lịch làm việc với ông Nguyễn Đức Dũng, nhưng đều bị từ chối với nhiều lý do. Sau đó, chúng tôi có buổi làm việc chính thức với bà Nguyễn Thị Vinh, Thanh tra Viễn thông Hải Phòng. Bà Vinh cho biết, những nội dung TC của ông Nam đã được Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hải Phòng giải quyết và đã có kết luận nhưng không thể cung cấp do tài liệu đóng dấu mật. Cũng theo bà Vinh, Viễn thông Hải Phòng đã giải quyết nội dung đơn kiến nghị của ông Nam. Trong Biên bản họp giải quyết ngày 23/8/2010, sau khi nghe trả lời các kiến nghị, ông Nam hoàn toàn thỏa mãn và không có ý kiến nào khác. Nhưng, không hiểu tại sao ông Nam vẫn tiếp tục khiếu kiện?
Bằng một kênh thông tin khác, PV đã tiếp xúc được với Thông báo số 17/TB/UBKTTU, ngày 23/6/2011 của UBKT Thành ủy Hải Phòng. Sau khi nghiên cứu văn bản này, chúng tôi thấy có những nội dung mâu thuẫn, không nhất quán, cần được xem xét lại, như: “Nội dung đơn TC đồng chí Nguyễn Đức Dũng vi phạm Luật KN, TC là không đúng. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết có việc đồng chí Dũng trực tiếp giải quyết hoặc cán bộ bộ phận chức năng giải quyết đơn chưa thực hiện đầy đủ quy định và chậm ban hành quyết định thụ lý giải quyết theo quy định của Luật KN,TC. Đơn tố nội dung này đúng một phần, đồng chí Dũng cần rút kinh nghiệm”.
Thông báo trên còn chỉ rõ: “Viễn thông Hải Phòng là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc vào Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Nhiều năm qua trong quản lý, bổ nhiệm, luân chuyển và sử dụng lao động, đơn vị đã thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và quy định của Tập đoàn… Như vậy, nội dung TC đồng chí Dũng vi phạm pháp luật lao động và quy định của ngành, áp dụng sai chế độ chính sách, áp dụng chế độ làm việc 12 giờ/ngày đối với công nhân trực tổng đài, có nhiều biểu hiện tham ô tiền lương làm thêm giờ của công nhân là không có cơ sở, TC sai”.
Thế nhưng, ngay sau đó Thông báo lại khẳng định: “Với chức trách người đứng đầu đơn vị, đồng chí Nguyễn Đức Dũng còn một số thiếu sót sau: Việc áp dụng thời giờ làm việc 12giờ/ngày (giờ làm việc thực tế và thời gian thường trực) và mức phụ cấp đối với lao động tại các trạm vệ tinh thuộc nội thành, nội thị cần xin ý của Tập đoàn khi thực hiện. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, mức phụ cấp thường trực thêm giờ đối với người lao động làm việc tại các trạm vệ tinh chưa được ghi cụ thể trong hợp đồng là không đúng quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ, Thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư 07/1998/TT-TCBĐ, Hướng dẫn số 1816/TCBĐ…”. Thông báo yêu cầu: “Đồng chí Nguyễn Đức Dũng cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện đúng quy trình, theo quy định của Luật KN,TC... Tiến hành bổ sung những thoả thuận với người lao động, nhất là về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, mức thường trực thêm giờ đối với lao động tại các trạm vệ tinh vào bản Hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội…”.
Như vậy, một mặt UBKT Thành uỷ Hải Phòng kết luận lãnh đạo Viễn thông Hải Phòng không tham nhũng, trù dập người lao động; một mặt lại chỉ ra những sai phạm tại Viễn thông Hải Phòng. Và, sau khi chỉ ra sai phạm, ngoài việc yêu cầu rút kinh nghiệm, Ủy ban này không hề đề cập hình thức xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị.
Đối với nội dung TC ông Lê Hồng Sơn, Trưởng Đài Viễn thông Ngô Quyền tham nhũng tiền lương làm thêm giờ của 20 công nhân; tự ý chấm sai lương cho công nhân hợp đồng tên Đỗ Tố Uyên, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Văn Dương; tại Trung tâm Viễn thông II Hải Phòng khi định biên và trả lương cho công nhân trực MDF Vạn Mỹ, ông Sơn chỉ chấm cho họ lương hành chính, nhưng lại bắt họ tác nghiệp cả trong giờ thường trực từ 17 – 19giờ trong thời gian dài, bà Vinh khẳng định: Thực tế số tiền đó chưa được thanh toán vì thất lạc hồ sơ do tách nhập trung tâm nên không có cơ sở để trả lương. Nguyên nhân do ông Sơn không chỉ đạo quyết liệt công nhân làm lại hồ sơ. Ông Sơn cũng tự nhận trách nhiệm và bỏ tiền túi ra trả cho họ… Vấn đề này có trong đơn TC, nhưng không thấy được đề cập đến trong thông báo trên của UBKT Thành ủy Hải Phòng.
Dư luận cho rằng, với những sai phạm của lãnh đạo Viễn thông Hải Phòng đã được chỉ rõ, nhưng chỉ để rút kinh nghiệm là chưa thoả đáng. Chúng tôi sẽ tiếp tục quay trở lại vụ việc khi có thêm thông tin mới.
II. Toàn văn kết quả thanh tra tại VNPT
Dưới đây là toàn văn kết luận Thanh tra tại Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) của Thủ tướng Chính phủ.
I. Sau khi nhận được báo cáo tổng hợp chung của ba Ðoàn công tác của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hai lần chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành chức năng có liên quan để nghe báo cáo kết quả thanh tra tại VNPT.
Trong 10 vấn đề Thanh tra Chính phủ nêu ra, có bảy vấn đề đã được làm rõ và có sự thống nhất về cơ bản giữa Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành chức năng và VNPT cả về nội dung, đánh giá. Còn ba vấn đề chưa đạt được sự thống nhất giữa Thanh tra Chính phủ với VNPT và ý kiến các bộ, ngành chức năng cũng còn khác nhau và đây cũng là những vấn đề mà dư luận quan tâm:
1/ Việc đấu thầu thuộc dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống IN (mạng thông minh phục vụ thuê bao trả trước) mạng Vinaphone; 2/ Việc điều chỉnh tỷ lệ phân chia trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài (BCC) giữa VNPT với Hãng Kinnevic/Comvik (CIV - Thụy Ðiển); 3/ Về giá cước viễn thông và việc quản lý sử dụng vốn đầu tư của VNPT. Do còn có ý kiến khác nhau và là những vấn đề có tính chất chuyên sâu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và nghiệp vụ, trên cơ sở đề nghị của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo thẩm quyền, đã quyết định thành lập hai Ðoàn công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính chủ trì để thẩm định kỹ về kinh tế và kỹ thuật, bảo đảm cho quyết định xử lý của Thủ tướng được khách quan, chính xác.
Ngày 18-10-2004, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ để nghe báo cáo của hai Ðoàn thẩm định, ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả thẩm định tập trung ở ba vấn đề trên. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành: Kế hoạch và Ðầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Bưu chính-Viễn thông, Tổng Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và VNPT, đại diện các ban của Ðảng: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương, Bộ phận Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư 6 (2). Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan và Tổng Thanh tra Chính phủ đã thống nhất cơ bản với các báo cáo của hai Ðoàn thẩm định. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận về ba vấn đề nêu trên.
II. Như vậy, cả 10 nội dung mà ba Ðoàn công tác của Thanh tra Chính phủ nêu lên đã được các bộ, ngành chức năng Trung ương và Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét thận trọng, đánh giá thống nhất, từ đó giúp Thủ tướng Chính phủ kết luận đạt được sự thống nhất cao. Từng vấn đề cụ thể, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:
1. Công tác tư vấn đầu tư xây dựng:
Ở các dự án được thanh tra cho thấy, công tác tư vấn đầu tư tại VNPT đã không làm hết nội dung và phạm vi công việc, áp tính phí thiết kế không đúng, chất lượng tư vấn thiết kế thấp, trình tự thủ tục các bước của công tác khảo sát lập dự án, khảo sát thiết kế, thiết kế kỹ thuật và giám sát tác giả chưa được thực hiện đầy đủ. Những sai phạm này chủ yếu về trình tự, thủ tục và do trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, chưa phát hiện có tham nhũng, tiêu cực. VNPT đã tiếp thu khắc phục thiếu sót. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu VNPT nghiêm túc kiểm điểm, chấn chỉnh ngay công tác này.
2. Công tác đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị:
Năm 2000, VNPT có 2.703 gói thầu với tổng giá trị 5.064,5 tỷ đồng, trong đó, VNPT chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp 912 gói thầu với 2.357 tỷ đồng, chiếm 46,9% tổng giá trị. Năm 2001, có 4.656 gói thầu, tổng giá trị 9.382 tỷ đồng, trong đó, VNPT đã chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp 2.743 gói với 5.809 tỷ đồng, chiếm 46,9% tổng giá trị. Năm 2002, có 5.608 gói thầu, tổng giá trị 7.042 tỷ đồng, trong đó, VNPT đã chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp 3.027 gói với 3.426 tỷ đồng, chiếm 48,6% tổng giá trị. Tổng hợp chung trong ba năm, do yêu cầu cao về tính tương thích, Hội đồng quản trị VNPT đã áp dụng hình thức chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp chiếm 47,8% tổng giá trị các gói thầu (10.283 tỷ đồng/21.488,5 tỷ đồng).
Theo quy định, đối với những gói thầu có tính chất đặc biệt, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được phép quyết định chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư. Việc chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp trong các dự án mở rộng của VNPT khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép vào thời điểm trước khi có Nghị định 66/2003/NÐ-CP là vi phạm Quy chế đấu thầu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chung trong quá trình thực hiện Quy chế đấu thầu, ngày 12-6-2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu, trong đó đã sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4, Ðiều 1 về thẩm quyền chỉ định thầu đối với những gói thầu có tính chất đặc biệt (phức tạp về kỹ thuật, công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án), theo đó các gói thầu mà VNPT chỉ định thầu đã nói ở trên thuộc thẩm quyền quyết định của HÐQT VNPT. Tuy là các Dự án đầu tư mở rộng, phức tạp về kỹ thuật, công nghệ, có yêu cầu cao về tính tương thích và chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực nhưng việc làm của VNPT xảy ra trong khi Chính phủ chưa sửa đổi Quy chế đấu thầu là trái quy định và phải nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về việc này.
Ðối với việc thanh quyết toán giá trị thiết bị 15 dự án thuộc Bưu điện Hà Nội, do Bưu điện Hà Nội chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, nên Ðoàn công tác của Thanh tra Chính phủ kết luận có dấu hiệu cố ý làm trái làm thất thoát 5,323 triệu USD và 8,051 triệu FrF. Qua quá trình thẩm định, Bưu điện Hà Nội đã cung cấp được hồ sơ, tài liệu, trên cơ sở đó đã xác định chỉ còn hai khoản chưa đủ điều kiện thanh toán là 84.620 FrF chi phí đào tạo và 200.408 USD chi phí dịch vụ sau bán hàng. VNPT và Bưu điện Hà Nội phải kiểm điểm nghiêm túc lý do không cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ tài liệu khi thanh tra. Riêng đối với hai khoản chi phí đào tạo và dịch vụ sau bán hàng, Thủ tướng Chính phủ giao VNPT chỉ đạo tiếp tục tìm chứng từ để bảo đảm thanh toán theo quy định. Trường hợp không thanh toán được phải quy trách nhiệm cá nhân và xử lý nghiêm minh.
3. Về dự án đầu tư "nâng cấp hệ thống chuyển mạch (MSC) để có tính năng mạng thông minh (IN) phục vụ thuê bao trả trước mạng Vinaphone giai đoạn 2001 -2002":
Dự án này có tổng vốn đầu tư 147,473 tỷ đồng, chia thành 5 gói thầu, trong đó gói thầu số 4 (mua thiết bị điều khiển và quản lý dịch vụ) với giá 6,79 triệu USD, thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế giữa ba nhà thầu nước ngoài là Siemens (Ðức), Ericsson (Thụy Ðiển) và Alcatel (Pháp). Ðây là dự án áp dụng công nghệ mới (hệ thống IN) để có thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và đáp ứng nhu cầu thuê bao trả trước đang phát triển nhanh.
Quá trình đấu thầu, Tổ chuyên gia tư vấn, Tổng giám đốc căn cứ hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá thầu đã đề nghị Siemens trúng thầu. HÐQT VNPT sau khi xem xét thực tế năng lực nhà thầu, giá bỏ thầu của Ericsson thấp hơn (4,9 triệu USD so với 6,567 triệu USD của Siemens cho dung lượng 500 K), đồng thời do yêu cầu bảo đảm an ninh và kịp thời phục vụ SEA Games 22, quyết định chọn Ericsson trúng thầu. Việc HÐQT VNPT quyết định chọn Ericsson trúng thầu là sai về trình tự, thủ tục của Quy chế đấu thầu.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đánh giá của Ðoàn thẩm định liên ngành do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì. Tuy việc xét thầu có sai so với Quy chế đấu thầu, nhưng chưa đủ cơ sở kết luận rằng, nếu một nhà thầu khác còn lại trúng thầu sẽ thuận lợi hơn. Dù chọn nhà thầu nào thì những trở ngại kỹ thuật không lường trước được vẫn là một tồn tại khách quan; và việc phải đầu tư, mở rộng hệ thống đang có (hệ thống SN) trong thời gian quá độ và để đưa nhanh hệ thống IN vào sử dụng, là yêu cầu cần thiết, bắt buộc.
Việc đầu tư mở rộng đã mang lại doanh thu cao cho VNPT. Căn cứ vào quy hoạch phát triển mạng, yếu tố công nghệ cao của dự án, giá chào thầu thấp, yêu cầu của thị trường và bảo đảm an ninh thì việc chọn Ericsson là có lợi cho quốc gia. Chưa có căn cứ xác định có lãng phí, thiệt hại và cũng chưa phát hiện có tham nhũng, tiêu cực, nhưng trong vấn đề này HÐQT VNPT phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về việc không làm đúng quy trình, thủ tục đấu thầu.
4. Về dự án hợp đồng, hợp tác kinh doanh với nước ngoài (BCC):
Việc điều chỉnh tỷ lệ phân chia doanh thu thuần trong hợp đồng BCC giữa Công ty thông tin di động của VNPT (VMS/VNPT) với CIV (Thụy Ðiển). Ðây là hợp đồng hợp tác kinh doanh, không có pháp nhân mới. Theo hợp đồng, phía nước ngoài bỏ ra 100% vốn cùng kinh doanh, chia lợi nhuận trong 10 năm, bảo đảm suất nội hoàn (IRR) cho CIV đạt 22,7% và khi kết thúc dự án, phía Việt Nam tiếp nhận toàn bộ tài sản và công nghệ. Và cũng theo hợp đồng và giấy phép ban đầu thì trong 5 năm đầu, doanh thu thuần được chia đều 50/50 cho hai bên, 5 năm còn lại VMS/VNPT là 60% và CIV là 40%. Do IRR của CIV không đạt mức 22,7% nên tháng 10 năm 2000, CIV và VMS/VNPT đã xây dựng và trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án điều chỉnh tỷ lệ phân chia VMS/VNPT 50%, CIV 50%.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đánh giá của Ðoàn thẩm định liên ngành do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì. Ðánh giá sự việc này cần phải tính đến đặc thù kỹ thuật, đặc thù đầu tư trong các dự án BCC và bối cảnh đất nước những năm 1998 - 2000 và phải tính đến lợi ích tổng thể của cả dự án. Việc đàm phán điều chỉnh tỷ lệ phân chia để bảo đảm IRR của mỗi bên theo hợp đồng gốc là cách làm thông thường trong các hợp đồng BCC, đồng thời với việc đàm phán điều chỉnh tỷ lệ phân chia nêu trên, VNPT đã yêu cầu đối tác tăng thêm vốn đầu tư mở rộng ngoài vốn cam kết trong hợp đồng gốc (75 triệu USD) để phát triển dung lượng mạng và nâng cao chất lượng dịch vụ là phù hợp.
Trong việc điều chỉnh này, tỷ lệ phân chia cho phía CIV có tăng 10% và VMS/VNPT bị giảm 10%, nhưng do có đầu tư thêm dẫn đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho cả hai bên và thực tế phía Việt Nam có lợi nhiều hơn. Sau điều chỉnh, IRR của CIV đạt 24% so với 22,7% tính toán trong hợp đồng gốc (tăng 1,3%), IRR của VMS/VNPT đạt 103,8% so với 85,9% (tăng 17,9%) và sau khi kết thúc hợp đồng (tháng 6 năm 2005) VMS/VNPT dự kiến có tổng thu đạt 535,69 triệu USD, tăng 197 triệu USD so với kế hoạch kinh doanh gốc và sẽ được tiếp nhận toàn bộ tài sản và công nghệ trị giá 202,8 triệu USD, gồm giá trị tài sản đầu tư theo hợp đồng gốc là 127,8 triệu USD và giá trị tài sản đầu tư mở rộng thêm ngoài hợp đồng gốc là 75 triệu USD.
5. Việc ban hành và thực hiện quy chế tiêu thụ sản phẩm:
Ngày 10-2-1998, HÐQT VNPT có Quyết định số 23 ban hành quy chế về tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bưu chính viễn thông nhằm hỗ trợ có điều kiện cho công nghiệp trong nước phát triển. Theo đó, VNPT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mua sản phẩm cáp quang, cáp đồng của năm công ty liên doanh và công ty cổ phần mà VNPT có vốn góp.
Chỉ tính riêng năm công ty liên doanh, từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2003 đã bán cho VNPT 706 tỷ đồng và 61.086.461 USD giá trị sản phẩm. Các công ty liên doanh, công ty cổ phần này cũng đã chia lãi cho VNPT 296,821 tỷ đồng. Việc quy định này là xuất phát từ mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp viễn thông trong nước và đã hỗ trợ có hiệu quả cho các sản phẩm của các doanh nghiệp này cạnh tranh được cả thị trường trong, ngoài nước, nhưng để cơ chế này tồn tại trong một thời gian dài là không phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập. VNPT đã hủy bỏ quyết định nói trên.
6. Về giá cước viễn thông và quản lý, sử dụng vốn đầu tư:
Báo cáo của Ðoàn công tác của Thanh tra Chính phủ đã nêu lên những hiện tượng không bình thường trong việc áp giá cước viễn thông và quản lý, sử dụng vốn đầu tư của VNPT; và một số lượng khá lớn tiền đã được hạch toán không đúng vào các tài khoản khác nhau của VNPT bị hiểu là thất thoát lớn về tài sản.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận của Ðoàn thẩm định liên ngành do Bộ Tài chính chủ trì:
- Về giá cước viễn thông: Khi bước vào hội nhập, xuất phát điểm thấp, ngành bưu chính viễn thông nước ta không có vốn, phải tự vay, tự trả nên phải cân đối giá cước đối với một số loại dịch vụ (như điện thoại di động, điện thoại quốc tế) để thu hồi vốn, bảo đảm thanh toán quốc tế và có điều kiện giảm tối đa giá cước đối với dịch vụ điện thoại nội hạt và điện thoại đường dài trong nước, bù lỗ cho các dịch vụ công ích như bưu chính, bưu điện văn hóa xã, v.v...
Theo Quyết định số 99/QÐ-TTg ngày 26-5-1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính viễn thông thì giá cước bưu chính viễn thông không chỉ dựa trên giá thành, mà còn phải bảo đảm cân đối tổng thể trong toàn ngành, phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội của Ðảng và Nhà nước, yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông quốc gia, v.v...
Từ năm 1997 đến năm 2002, các dịch vụ viễn thông thuộc danh mục Nhà nước định giá, VNPT không xây dựng phương án giá cước mới mà chỉ thực hiện lộ trình giảm giá cước và thay đổi phương thức tính cước. Việc điều chỉnh phương thức tính cước và các dịch vụ như điện thoại nội hạt, điện thoại đường dài liên tỉnh đều có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, VNPT đã nhiều lần thực hiện giảm giá cước đối với các loại hình dịch vụ của mình (một lần điều chỉnh giá cước điện thoại nội hạt và điện thoại đường dài; bảy lần điều chỉnh giảm giá cước điện thoại quốc tế chiều đi; năm lần điều chỉnh giảm giá cước điện thoại di động, v.v...).
Mặc dù vậy, giá cước viễn thông của Việt Nam vẫn còn cao so với quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu VNPT trình phương án tiếp tục điều chỉnh giảm giá cước với mức độ tích cực hơn, bảo đảm tương đương giá cước của khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, khả năng thu nhập của các tầng lớp dân cư, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập.
- Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư: Việc quản lý, sử dụng và điều hành vốn đầu tư của VNPT còn thiếu khoa học, phân tán, kém hiệu quả. Tổng công ty không kiểm soát được nguồn thu của các đơn vị thành viên để điều hành tập trung đầu tư hợp lý, trong khi có số dư tiền gửi lớn, nhưng VNPT vẫn phải đi vay để đầu tư, dẫn đến tăng chi phí đầu tư. Tuy đã cố gắng giảm mức vay từ 55% năm 2000 xuống 22,8% năm 2002, nhưng VNPT phải tiếp tục chấn chỉnh trong cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn.
Riêng về khoản số dư chi phí trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định đặc thù 537,362 tỷ đồng: Theo chế độ sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì VNPT được trích trước sửa chữa lớn đặc thù (thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, v.v...) để bảo đảm giá thành các dịch vụ ổn định, không bị đột biến. Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính, cho phép VNPT được sử dụng số dư trích trước nói trên để thực hiện sửa chữa lớn các tài sản đặc thù trong năm 2004 theo kế hoạch và thực hiện hoàn nhập số dư( nếu còn) vào quyết toán 2004.
- Việc xử lý các khoản phải nộp ngân sách: Nhất trí theo đề nghị của Bộ Tài chính, cụ thể là căn cứ vào cơ chế tài chính và chế độ hạch toán của doanh nghiệp, VNPT phải nộp ngân sách 66,069 tỷ đồng, hạch toán tăng vốn NSNN tại VNPT 6,917 tỷ đồng (tương đương 562.809 USD); được thu về nguồn vốn đầu tư của VNPT 93,790 tỷ đồng; không phải thu về NSNN, không tăng nguồn vốn đầu tư của VNPT số tiền 25,963 tỷ đồng và 495.753,25 USD (trong đó, các đơn vị đang thực hiện cổ phần hóa với số tiền là 15,613 tỷ đồng, 495.753 USD và doanh thu hòa mạng công nghệ CDMA, Cityphone là 10,350 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu VNPT thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung kết luận trên.
7. Việc ủy thác nhập khẩu vật tư thiết bị:
Việc VNPT ủy thác cho các đơn vị thành viên có chức năng xuất, nhập khẩu và kỹ thuật chuyên sâu thực hiện là phù hợp với thực tế của ngành. Tuy nhiên, việc đơn vị nhận ủy thác chưa làm hết phạm vi và nội dung công việc mà vẫn hưởng số tiền phí ủy thác là không đúng chế độ, làm tăng giá trị công trình. VNPT đã thấy được sai sót, chấn chỉnh kịp thời và đã xử lý các khoản chi sai chế độ. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu VNPT kiểm điểm rút kinh nghiệm việc này.
8. Trung tâm công nghệ thông tin (CDIT):
Trung tâm CDIT là đơn vị sự nghiệp có thu, nằm trong Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, thực hiện nhiệm vụ kết hợp giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng. CDIT không phải là đơn vị thành viên trực tiếp của VNPT. Việc HÐQT VNPT giao nhiệm vụ cho CDIT triển khai ứng dụng các sản phẩm phần mềm do CDIT nghiên cứu cho các tỉnh, thành phố thông qua 5 gói thầu với dự toán trị giá 11,8 tỷ đồng nhưng ghép trong dự án đầu tư "mạng máy tính phục vụ quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh cho 17 bưu điện tỉnh, thành phố" là trái với quy định. Mặt khác, Giám đốc Trung tâm là con rể Chủ tịch HÐQT nên việc giao cho trung tâm không đúng quy định như trên gây phản ứng ngay trong nội bộ VNPT. Tuy sau khi phát hiện, VNPT đã hủy bỏ các gói thầu với CDIT, đưa nội dung này ra khỏi dự án, nhưng đây là một khuyết điểm. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch HÐQT và HÐQT VNPT nghiêm khắc kiểm điểm và chấn chỉnh.
VNPT cũng đã tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính và yêu cầu CDIT: Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân bổ sung; điều chỉnh giá trị quyết toán và hạch toán tăng tài sản cố định đối với một số tài sản đã quyết toán vào các đề tài khoa học; thu hồi kinh phí bảo dưỡng tổng đài và một phần kinh phí thực hiện hợp đồng với Bưu điện Hải Phòng. Thủ tướng Chính phủ đồng ý với chỉ đạo này của VNPT.
9. Việc chia đất làm nhà ở cho cán bộ trong dự án "Trung tâm chăm sóc sức khỏe bưu điện phía bắc":
Tại thời điểm năm 2002, Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt việc cấp đất chia lô để làm nhà ở, nhưng VNPT lại thực hiện việc nhượng bán 1.917 m2 đất tại lô số 7 Ðịnh Công (đã được mua trước đây để làm nhà ở từ nguồn quỹ phúc lợi) cho cán bộ VNPT, tính giá quá thấp so với giá thị trường ở cùng thời điểm, gây nghi ngờ, thắc mắc trong nội bộ. VNPT đã hủy các quyết định giao đất và thành lập Hội đồng mới để xác định lại giá chuyển nhượng. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu VNPT kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
10. Dự án mạng điện thoại di động Sài Gòn (Callink):
Dự án mạng điện thoại di động Sài Gòn (Callink) là dự án hợp tác thử nghiệm về điện thoại di động được ký năm 1993 với Tập đoàn Viễn thông Singapore (do con Thủ tướng Lý Quang Diệu làm Chủ tịch). Dự án chưa được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp giấy phép chính thức, thực tế đã dừng hoạt động từ năm 1998. Số lợi nhuận có được từ hoạt động thử nghiệm là 108,016 tỷ đồng, hiện đang được phong tỏa tại ngân hàng với lý do dự án chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Ðây là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại với Singapore, việc VNPT cho dừng thực hiện dự án với công nghệ cũ (analog) là đúng. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có chức năng chỉ đạo xử lý truy thu thuế theo quy định, phân chia lợi nhuận, cho phía đối tác được chuyển lợi nhuận về nước để kết thúc dự án thử nghiệm này.
III- Nhận xét và kiến nghị
Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông được thành lập ngày 24-9-1995 theo mô hình Tổng công ty 91. Trong thời gian qua, VNPT đã có rất nhiều cố gắng, tiến bộ vượt bậc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tại thời điểm thành lập, VNPT có 88 đơn vị thành viên (trong đó có 71 đơn vị hạch toán phụ thuộc), tổng vốn chủ sở hữu 2.111 tỷ đồng. Năm 1995 tổng doanh thu đạt 4.200 tỷ đồng, nộp ngân sách 824 tỷ đồng, tổng số thuê bao điện thoại 774.000 máy (tương ứng 1 máy/100 dân).
Sau gần 10 năm hoạt động, VNPT đã phát triển mạnh về cả chiều rộng và chiều sâu. Tính đến hết năm 2003, VNPT có 94 đơn vị thành viên (trong đó có 80 đơn vị hạch toán phụ thuộc) với các chỉ số phát triển so với khi mới thành lập như sau: Tổng vốn chủ sở hữu 29.608 tỷ đồng, tăng gấp 11,8 lần. Ðến tháng 9 năm 2004 tổng số thuê bao điện thoại xấp xỉ chín triệu máy, tương ứng 11 máy/100 dân, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Ðại hội IX của Ðảng đề ra là 7-8 máy/dân. Doanh thu năm 2003 đạt 24.997 tỷ đồng (hơn 1,6 tỷ USD). Nộp ngân sách năm 2003 là 4.115 tỷ đồng (khoảng 275 triệu USD). Mạng viễn thông đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tương thích và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, đáp ứng các nhu cầu thông tin trong nước và ra quốc tế, mở nhiều dịch vụ mới và đa dạng.
Trong giai đoạn phát triển vừa qua, VNPT phải hoạt động trong một thời gian khá dài bị bao vây, cấm vận và chủ yếu là hoạt động theo cơ chế tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về nguồn vốn. VNPT đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thông tin đối ngoại, quốc phòng, an ninh của đất nước; phát triển ngành công nghiệp bưu chính viễn thông trong nước, đã có sản phẩm xuất khẩu; phát triển nhanh internet; duy trì và mở rộng các dịch vụ công ích đến tận các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Ðến nay, công nghệ viễn thông Việt Nam đạt mức trung bình cao của khu vực và là một trong các nước dẫn đầu về tốc độ phát triển điện thoại trong nhiều năm nay.
Bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, VNPT còn có những tồn tại, thiếu sót về tổ chức, quản lý, trình độ cán bộ, đầu tư, xây dựng cơ bản, v.v. Việc tồn tại một số đơn vị hạch toán phụ thuộc quá lớn trong mô hình tổ chức và cơ chế hạch toán kinh doanh hiện nay của Tổng công ty là điểm yếu kém và cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, khuyết điểm, đã được phát hiện qua thanh tra tại VNPT. VNPT phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan, đề ra biện pháp chấn chỉnh, để tiếp tục phấn đấu, phát triển nhanh, bền vững hơn, sớm trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ðồng chí Ðỗ Trung Tá, Ủy viên Trung ương Ðảng, Ðại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bưu chính - Viễn thông với tư cách là Chủ tịch HÐQT VNPT thời kỳ 1995 - 12-2002 và Bộ trưởng Bưu chính - Viễn thông từ 12-2002 đến nay, đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành, đồng thời phải chịu trách nhiệm về những thiếu sót, khuyết điểm của VNPT, phải cùng với lãnh đạo VNPT qua các thời kỳ kiểm điểm về những thiếu sót, khuyết điểm nói trên và tổ chức xử lý nghiêm túc theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Tuy qua kết quả thanh tra chưa phát hiện có tham nhũng, tiêu cực, nhưng với trách nhiệm là Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Ban cán sự Ðảng - Chủ tịch HÐQT VNPT, đồng chí cần nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những việc VNPT không thực hiện đúng các quy định, quy chế của Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo VNPT thực hiện các kết luận của Thủ tướng Chính phủ; giao Bộ Bưu chính - Viễn thông theo dõi, chỉ đạo VNPT kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến các thiếu sót, khuyết điểm nêu trên và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Việc một số báo chí đưa tin về những sai phạm của VNPT trong đó có một số thông tin và số liệu chưa chính xác, khi chưa có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.
III. Lãng phí lớn ở VNPT
20/07/2013 11:00
Ngày 19.7, Thanh tra Chính phủ đã họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng quý 2/2013.
Thông tin tại cuộc họp báo cho biết, trong quý 2/2013, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành kết luận 7 cuộc thanh tra, trong đó đáng chú ý là kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT). Thanh tra Chính phủ cho rằng VNPT gây nhiều lãng phí, thiệt hại về vốn đầu tư - Ảnh: Hoàng Trang |
Dự án chậm tiến độ gần… 10 năm
Từ năm 2006 - 2011, VNPT triển khai thực hiện số lượng dự án đầu tư lớn nhưng nhiều dự án chậm tiến độ, trung bình thời gian chậm của mỗi dự án là 8,7 tháng, dẫn đến tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả sử dụng vốn; chậm quyết toán vốn đầu tư, nhất là các dự án mua sắm thiết bị lớn. Tại một số dự án quá trình thực hiện đầu tư chưa tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục... dẫn đến một số vật tư, thiết bị mua về không sử dụng hết, kinh doanh khai thác kém hiệu quả, phải dừng đầu tư, gây lãng phí, thiệt hại về vốn.
Dự án cáp đồng hiện còn tồn kho vật tư cáp các loại trị giá 70,4 tỉ đồng; dự án Cityphone lỗ và tài sản không khấu hao hết tổng cộng 168,5 tỉ đồng. Đặc biệt có dự án đầu tư tuyến cáp quang biển trục bắc - nam với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA chậm tiến độ gần… 10 năm. Nguyên nhân được xác định là do khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thẩm tra, phê duyệt thực hiện kéo dài từ năm 2004 - 2007; VNPT chưa tổ chức thực hiện đúng các yêu cầu quy định, sau nhiều lần đôn đốc của Chính phủ và Bộ Thông tin - Truyền thông, nhưng dự án vẫn chưa thực hiện xong giai đoạn đấu thầu, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án và môi trường đầu tư trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Đối với việc đầu tư dự án Vinasat I, II với tổng mức đầu tư 9.280 tỉ đồng, tuy đạt được mục tiêu về chính trị - xã hội nhưng đến thời điểm năm 2011 chưa đảm bảo hiệu quả kinh doanh như kế hoạch trong dự án được phê duyệt, lỗ vượt dự kiến 329 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư tài chính dài hạn tại các doanh nghiệp (DN) ngoài VNPT (chủ yếu là các đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông) cũng còn nhiều hạn chế. Đến thời điểm 31.12.2011, VNPT đã đầu tư góp vốn vào 86 DN với tổng giá trị 3.200 tỉ đồng, trong đó 38 DN thu được 322 tỉ đồng lợi nhuận với tỷ suất bình quân 15,64%; 28 DN được đầu tư 196 tỉ đồng nhưng lợi nhuận thu được thấp (tỷ suất bình quân chỉ đạt 3,16%); 20 DN khác và quỹ được đầu tư hơn 723 tỉ đồng trong thời gian dài (từ 3 đến 5 năm) không thu được lợi nhuận. VNPT chưa thực hiện nghiêm và đầy đủ trình tự, thủ tục theo Nghị định của Chính phủ và quy định của Bộ Tài chính về việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính đối với 11 đơn vị.
TTCP kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân tại công ty mẹ và đơn vị thành viên của VNPT liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản. Trong quá trình kiểm điểm đặc biệt chú ý đến các sai phạm trong đầu tư mua sắm và đầu tư tài chính, những sai phạm cụ thể tại Công ty tài chính bưu điện, Công ty viễn thông quốc tế (VTI). Kiến nghị xử lý thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản về thuế do VNPT và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định trị giá hơn 105 tỉ đồng. Kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý trên 4.900 tỉ đồng, chủ yếu tập trung ở các khoản nợ phải thu khó đòi, các khoản trích lập quỹ dự phòng, phúc lợi, đầu tư... không đúng quy định.
IV. Tổng Giám đốc tham nhũng, trù dập người lao động?
Published on April 24, 2013
Ông Derek Woodward, Chủ tịch UPS khu vực châu Á TBD và bà Đặng Thị Bích Hòa, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện tại buổi lễ ra mắt Công ty cổ phần UPS Việt Nam.
Báo Thanh tra liên tục nhận được đơn của bà Khổng Thị Hồng Vân, nguyên Trưởng Phòng Nghiệp vụ Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện (Cty Bưu điện) tại số 1 phố Tân Xuân, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội phản ánh bà Đặng Thị Bích Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính; cố ý làm trái pháp luật trong lĩnh vực đầu tư; tham nhũng; dùng quyền lực để trù dập, sa thải hàng loạt cán bộ công nhân viên (CBCNV); đưa thông tin sai lệch nhằm bóp méo sự thật; vi phạm quy chế, vụ lợi, năng lực lãnh đạo yếu kém…
Trong đơn bà Vân phản ánh: Bà Đặng Thị Bích Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty đã vi phạm quy định tiêu chuẩn về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước. Cụ thể: Cty Bưu điện là đơn vị trực thuộc Tổng Cty Bưu chính Việt Nam (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông – VNPT) được thành lập theo Luật Doanh nghiệp có vốn điều lệ 70 tỷ đồng gồm 3 cổ đông sáng lập: Tổng Cty Bưu chính Việt Nam góp vốn 70%; Cty Tài chính Bưu điện (thuộc VNPT) góp vốn 10%; Cty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (VNPT) góp vốn 10% và 10% là vốn góp của CBCNV trong Cty. Như vậy, Cty Bưu điện là Cty Nhà nước, việc trang bị phương tiện đi lại trong cơ quan phải tuân theo các quy định của Nhà nước.Tuy nhiên, tại Cty Bưu điện, bà Hòa đã tự ý trang bị 2 xe Mecerdes để sử dụng (1 chiếc ở Hà Nội mua với giá gần 2 tỷ đồng để đưa đón riêng và để tại nhà bà Hoà như xe của cá nhân, còn 1 chiếc để trong TP HCM chỉ để khi nào bà Hòa vào thì sử dụng). Rõ ràng, bà Hòa đã vi phạm Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Cty Nhà nước. Hơn nữa, với cương vị là Bí thư Đảng ủy Cty, bà Hòa còn dùng quyền hành của mình để làm sai các nguyên tắc của tổ chức Đảng, đặc biệt là sự gương mẫu trong sinh hoạt Đảng; có dấu hiệu khai man ngày tháng năm sinh: Hồ sơ Đảng và hồ sơ nhân sự thì bà Hoà ghi sinh ngày 10/2/1956, còn trong sổ bảo hiểm lại ghi sinh ngày 17/10/1957 với động cơ kéo dài tuổi nghỉ hưu…
Để tìm hiểu sự thật xung quanh những nội dung tố cáo trên, chúng tôi đã liên hệ với Cty Bưu điện đặt lịch làm việc với lãnh đạo. Ông Lê Mạnh Tùng, chuyên viên tổ chức hành chính được bà Hòa ủy quyền thay mặt lãnh đạo Cty phát ngôn và cung cấp thông tin cho chúng tôi. Đúng hẹn, PV có mặt tại Cty, ông Tùng yêu cầu xuất trình giấy tờ trước khi chính thức làm việc, nhưng khi chúng tôi đưa thẻ Nhà báo thì ông Tùng từ chối làm việc và cung cấp thông tin.
Trao đổi với chúng tôi, bà Vân bức xúc: Bà Hòa đã lợi dụng quyền hành cố ý sai phạm về tài chính. Lấy lý do để trả tiền cho đối tác trong việc ký hợp đồng liên doanh liên kết, bà Hòa đã chỉ đạo bộ phận kế toán rút tiền khống, đồng thời tạo ra email giả của một đối tác người nước ngoài có tên là Jeffrey Ian McLean và mua 2 hóa đơn khống để thanh toán số tiền. Cụ thể: Lập hồ sơ giả mua tranh đá để làm quà tặng cho đối tác với giá trị 1.072.500.000 đồng; Hóa đơn số 0047754 do Cty Thương mại và Dịch vụ Tuân Hiền (khu dân cư Thủy Giang, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) mã số thuế 0201048675, xuất ngày 5/8/2010 do Giám đốc Phạm Thị Hiền ký; lập hồ sơ giả về việc sửa chữa văn phòng để rút 893.196.400 đồng; Hóa đơn số 0081053 do Cty Cổ phần Thiên Hà (204A Tô Hiệu, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) mã số thuế 0200571000, xuất ngày 25/8/2010 do Giám đốc Phạm Lê Hùng ký.
Với trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành Trung tâm Nhận hàng Hà Nội, bà Hoà đã để xảy ra sai phạm tại đơn vị trong một thời gian dài. Vào thời điểm giữa tháng 10/2010, đoàn kiểm tra của Cty đã kiểm tra hồ sơ từ tháng 1 – 8/2010, phát hiện sai phạm về tài chính (chênh lệch doanh thu so với hoá đơn đã xuất) hơn 1,3 tỷ đồng. Đoàn đã lập biên bản kết luận sự việc trên và giao nhiệm vụ cho Phòng Kế toán và Phòng nghiệp vụ của Cty tiếp tục kiểm tra hồ sơ từ năm 2006 – 2009 (chị Nguyễn Phương Lan tiếp nhận phụ trách đơn vị từ tháng 1/2006 hiện nay đang tạm thời bị đình chỉ chức vụ). Sau khi sự việc xảy ra, bà Hòa nêu lý do là Trưởng phòng Nghiệp vụ không có đủ trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của Tổng Giám đốc nên tự ra quyết định miễn nhiệm chức vụ này. Những sai phạm tại Trung tâm Nhận hàng Hà Nội đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Theo phản ánh tại Chi nhánh TP HCM, bà Hòa đã dùng quyền lực để “ép” bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh) làm sai các quy định về tài chính để rút tiền ra bằng cách chi tiền làm kiểm hoá cho cơ quan hải quan đối với các bưu gửi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam. Riêng tháng 8/2010, bà Thảo đã phải đưa cho bà Hoà 137 triệu đồng. Do lo ngại về việc liên tục bị ép làm trái quy định nên bà Thảo đã có ý kiến và hậu quả là bị bà Hòa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ (mọi thông tin về sự việc trên đều được ghi âm lại trên hệ thống họp nội bộ của Cty)…
Cũng theo phản ánh của CBCNV, do tập trung quyền hành trong tay (là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc) nên bà Hoà điều hành Cty như Cty của cá nhân. Kết quả, tình hình dịch vụ của Cty ngày càng giảm so với các đối thủ cạnh tranh; dịch vụ không phát triển; sản lượng ngày một ít đi, trong khi đó bà Hòa lại đầu tư một dây chuyền chia chọn tự động lên tới 40 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, bà Hòa còn trang bị cho lãnh đạo Cty 2 chiếc Mecerdes, 1 xe Prado… Ngày 4/11/2010, 84 người lao động (NLĐ) kiến nghị và yêu cầu bà Hòa trả lời những vấn đề về phát triển dịch vụ, về các lĩnh vực đầu tư, đề nghị làm rõ các khoản chi phí sản xuất, về công tác tổ chức và các lĩnh vực khác. Ngày 11/11/2010, tại đơn kiến nghị lần 2, nhiều CBCNV tiếp tục kiến nghị về việc: Tại cuộc họp vào hồi 13 giờ, ngày 10/11/2010 tại số 26 Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bà Hòa đã không đối thoại cũng như không để NLĐ được trình bày, thậm chí còn khẳng định không có trách nhiệm trả lời các kiến nghị trong đơn kiến nghị lần 1 của NLĐ; đề nghị làm rõ khoản tài trợ 1.000 năm Thăng Long, các đại lễ cầu siêu và việc thường xuyên tổ chức đi nước ngoài của bà Hòa cùng nhiều khuất tất trong thu, chi tài chính, tiền lương không bảo đảm cho cuộc sống NLĐ.
Gặp chúng tôi, ông Lê Mạnh Cường (1 trong 7 lái xe bị bà Hòa sa thải) bức xúc: Nguyên nhân dẫn đến đội xe bị sa thải nhiều nhất là do đã đấu tranh và kiên quyết không chịu rút đơn kiến nghị. Còn ông Lê Thanh Hải (lái xe bị sa thải) bất bình: “Trong khi xe để phục vụ công việc cũ nát không được quan tâm thì bà Hòa lại trang bị cho mình 2 chiếc xe Mecerdes và còn mua 1 chiếc xe container 2 tỷ đồng để 2 năm không sử dụng. Hiện, chúng tôi đều nhận thấy sản lượng khai thác ngày càng giảm”.
Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Hòa là Tổng Giám đốc chuyên quyền, độc đoán và hưởng thụ. “Tôi công tác tại Cty đã được 15 năm, từ khi bà Hòa làm Tổng Giám đốc thường xuyên tổ chức đi nước ngoài với lý do đem dịch vụ mới về, nhưng chỉ thấy dịch vụ Fedex của Mỹ bị mất và dịch vụ OCS cũng mất dần đi. Bà Hòa cũng không mua bảo hiểm thân vỏ cho xe của chúng tôi, chẳng may tai nạn hay va quyệt, chúng tôi phải bỏ tiền túi ra sửa chữa gây tâm lý hoang mang, lo sợ” – ông Phúc nói.
Nhiều CBCNV còn cho biết, họ bị sa thải không đúng nguyên tắc. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của 84 CBCNV, bà Hoà đã triệu tập cuộc họp gồm các đơn vị có người ký đơn kiến nghị (bao gồm Trung tâm Vận chuyển, Trung tâm Phát hàng, Bưu cục Khai thác trong nước) với mục đích răn đe, doạ nạt rằng họ không có quyền chất vấn những việc bà đã làm và bà không có nghĩa vụ phải trả lời. Khi mọi người xin có ý kiến thì bà Hòa đã bỏ về không nghe, khiến CBCNV rất bất bình trước thái độ thiếu tôn trọng này. Sau đó, bà Hoà gửi đơn đến Công an Hà Nội với nội dung sai sự thật như: Công nhân tụ tập đông người, bỏ làm để biểu tình chống đối lại Tổng Giám đốc, gây mất trật tự nơi làm việc, mời Công an ở số 7 Thuyền Quang (Hà Nội) đến điều tra khiến CBCNV hoang mang, bất ổn. Mặt khác, bà Hòa còn yêu cầu các trưởng đơn vị dưới quyền họp lên, họp xuống, gây sức ép, đe dọa công nhân… nhằm ép mọi người phải ký vào đơn xin rút lại đơn kiến nghị theo mẫu được viết sẵn, nếu không ký sẽ bị đuổi việc. Vì vậy, đại đa số CBCNV lo sợ bị đuổi việc nên đã ký lại vào “Đơn xin rút lại đơn kiến nghị” ngày 5/11/2010 để bà Hòa không phải giải trình về những việc làm sai trái đã nêu trong đơn. “Cô tôi làm trong ngành Bưu Điện cũng bị thúc ép nên bắt tôi phải rút đơn, tôi không ký nên đã bị sa thải”, ông Nguyễn Tất Thành, một lái xe bị sa thải nói.
Thậm chí, bà Hòa còn sa thải 5 cán bộ, nhân viên đã ký vào đơn kiến nghị tập thể, trong đó có ông Phạm Ngọc (nguyên Đội Trưởng Đội bưu tá Trung tâm Phát hàng khu vực Hà Nội); bà Trịnh Thị Chiến (nguyên Kiểm soát viên Phòng Khai thác trong nước). Sau đó, bà Hòa không trả lời đơn và ký hàng loạt quyết định miễn nhiệm 5 người trên (có các quyết định kèm theo).
Trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc bức xúc: “Ngày 3/12/2010, chúng tôi nhận được thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật lao động. Tại phiên họp xét kỷ luật ngày 6/12/2010, bà Hòa đã áp đặt các lỗi vi phạm của 5 chúng tôi và đưa ra kết luận là sa thải (có thông báo kèm theo, không được ký vào biên bản họp, người vắng mặt cũng bị xét). Đến ngày 21/12/2010, chúng tôi lại nhận được Thông báo số 1418/TB-CPN ngày 20/12/2010 về việc chấm dứt Hợp đồng lao động. Trong thông báo này, bà Hòa căn cứ vào Biên bản họp ngày 6/12/2010 và Biên bản họp xét lại hình thức kỷ luật ngày 14/12/2010 – cuộc họp mà chúng tôi không được tham dự. Ngày 18/1/2011, chúng tôi nhận được Quyết định số 91/QĐ-TCHC về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Thế nhưng, ngày 28/1/2011, chúng tôi lại nhận được Quyết định số 133/QĐ bãi bỏ Quyết định 91. Sau đó, chúng tôi tiếp tục nhận được Thông báo196/TB-CPN ngày 25/2/2011 và Thông báo số 235/TB-CPN về việc họp xét kỷ luật lao động. Tại cuộc họp xét kỷ luật lao động ngày 2/3/2011, chúng tôi đều phủ nhận hoàn toàn những căn cứ bà Hòa nêu ra để làm cơ sở kỷ luật và không ký biên bản họp. Vì vậy, ngày 3/3/2011, chúng tôi lại nhận được quyết định kỷ luật với hình thức sa thải…”.
PV Báo Thanh tra rất mong có buổi làm việc chính thức với đại diện Cty Cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện để làm rõ các nội dung phản ánh trên, nhưng đều bị từ chối. Theo đó, chúng tôi đề nghị lãnh đạo VNPT sớm chỉ đạo làm rõ để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ; đồng thời, có những hình thức xử lý nghiêm đối với những hành vi tiêu cực của bà Hòa.
Theo Thanh Tra
V. VNPT vi phạm hợp đồng nhưng vẫn kiện ra tòa?
Trong hồ sơ khởi kiện ra TAND TP Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) bỏ qua việc mình đã vi phạm hợp đồng kinh tế và cho rằng đối tác không chịu trả nợ.
Trong hồ sơ khởi kiện ra TAND TP.Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) bỏ qua việc mình đã vi phạm hợp đồng kinh tế và cho rằng Cty Hồng Quang không chịu trả nợ, còn Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam vi phạm cam kết về nghĩa vụ bảo lãnh. Vì vậy dẫn đến việc HĐXX phiên sơ thẩm đã có bản án thiếu khách quan, chưa đánh giá đầy đủ các chứng cứ có trong vụ án, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Phớt lờ điều khoản trong hợp đồng.
Trước đó, ngày 2.3.2010, Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 1 (VNP1) thuộc Cty Dịch vụ Viễn thông (VNP) do ông Ngô Quang Trung, Phó GĐ làm đại diện và Cty TNHH Thương mại Đầu tư Hồng Quang (Cty Hồng Quang) do bà Phan Thị Hồng làm giám đốc đã ký kết Hợp đồng Đại lý cung cấp dịch vụ TTDĐ số 04/VNP1-TĐL-HQG.
Theo đó, VNP1 giao cho Cty Hồng Quang làm đại lý phân phối và bán tại Việt Nam các sản phẩm thẻ trả trước; mệnh giá nạp tiền qua SMS (E-Load); thẻ SIM VinaCard, VinaDaily, VinaText, E-Load; bộ trọn gói ban đầu, bộ hòa mạng máy đầu cuối có kèm tài khoản các sản phẩm khác và thiết bị USB Modem.
Đến ngày 29.11.2010, hai bên ký Phụ lục gia hạn hợp đồng nói trên từ ngày 1.1.2011 đến ngày 30.6.2011. Và ngày 18.10.2010, giữa VNP và hai đại lý là Cty Thanh Tâm và Cty Hồng Quang có ký kết Bản Thỏa thuận bán hàng trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết. Theo đó, Cty Hồng Quang cam kết mua hàng trong 3 tháng 10, 11 và 12.2010 với tổng trị giá là 1,820 tỷ đồng. Trong đó có thỏa thuận về: Chính sách bán hàng (gồm có tỷ lệ chiết khấu và quyền mua Kit). Thực hiện thỏa thuận, Đại lý Hồng Quang có yêu cầu và VNP1 cấp hàng là các loại thẻ trả trước: Mệnh giá nạp tiền qua SMS với tổng trị giá là 1.820.000.000.000 đồng. Sau khi trừ các khoản chiết khấu, Cty Hồng Quang phải thanh toán cho VNP1 số tiền 1.697.475.600.000 đồng. Cty Hồng Quang đã thanh toán cho VNP1 là 1.026.826.600.000 đồng và trả lại số hàng là 622.464.125.000 đồng (Theo công văn yêu cầu đòi trả lại hàng của VNPT1). Số tiền còn hụt trên bảo lãnh là 48.184.875.000 đồng do công ty đã ứng cho khách hàng quyền lợi mua kit mà VNPT1 chưa trả quyền mua kit này cho công ty.
Về phía VNP1 đã thực hiện việc chiết khấu ngay trên các hóa đơn bán hàng cho Cty Hồng Quang là 6,7%. Đối với số chiết khấu bổ sung, do Hồng Quang chưa thanh toán nên VNP1 chưa trả chiết khấu bổ sung. Trong thời hạn thực hiện thỏa thuận bán hàng, Cty Hồng Quang 3 lần đặt mua Kit với số lượng trị giá mỗi lần 468.000.000 đồng. Từ ngày 18 đến 20.10.2010, AGribank Hà Nội đã phát hành các Thư bảo lãnh thanh toán cho Cty Hồng Quang mua hàng tại VNP1 với tổng trị giá bảo lãnh là 1.048.432.284.000 đồng.
Điều rất lạ lùng, không những không thừa nhận phía mình đã vi phạm thỏa thuận bán hàng, cụ thể là chưa thực việc cho Cty Hồng Quang mua Kít theo doanh số bán hàng mà VNP1 lại một mực cho rằng: Đến hạn, Cty Hồng Quang không thanh toán và hết thời hạn bảo lãnh, Ngân hàng cũng không thực hiện trả nợ thay theo các thư bảo lãnh. VNP1 có các văn bản yêu cầu nhưng AGribank không thực hiện. Tiếp đó, VNP1 kiện AGribank ra Tòa, yêu cầu thanh toán số tiền 44.184.875.000 đồng và tiền lãi đến ngày 29.2.2012 là 6.426.361.000 đồng.
Sự thật bị thay đổi?
Bản tự khai ngày 12.1.2012 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn là AGribank Việt Nam trình bày: Thư bảo lãnh thanh toán số 1500VSB201220102 di AGribank Hà Nội phát hành ngày 20.12.2010, thể hiện: "Bảo lãnh này bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho VNP1 theo Hợp đồng số 04/VNP1-TĐL-HQG ngày 2.3.2010 và Phụ lục hợp đồng ngày 29.11.2010 giữa Cty Hồng Quang và VNP1. Số tiền bảo lãnh là 130.620.000.000 đồng. AGribank Hà Nội cam kết trả cho VNP1 số tiền nêu trên khi hết hạn thanh toán của hợp đồng, ngay sau khi nhận được văn bản của VNP1 thể hiện Cty Hồng Quang chưa thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nói trên".
Từ đó, Agribank Hà Nội cho rằng, bảo lãnh thanh toán là có điều kiện, nên khi VNP1 có văn bản yêu cầu Ngân hàng thanh toán thì phải kèm theo các văn bản chứng minh nghĩa vụ trả nợ của Cty Hồng Quang. "Qua tài liệu, chứng cứ chứng minh Hồng Quang và VNP1 đang vi phạm: Hợp đồng 04, Phụ lục hợp đồng ngày 29.11.2010 và Bản thỏa thuận bán hàng ngày 18.10.2010. Đến nay chưa xác định được công nợ, quyền lợi nghĩa vụ liên quan và đang xảy ra tranh chấp trong việc chiết khấu và thanh toán được quy định tại Bản thỏa thuận bán hàng nên chưa có cơ sở để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đề nghị VNP1 và Cty Hồng Quang phải khẩn trương giải quyết những mâu thuẫn và đối chiếu làm rõ khoản công nợ" - đại diện AGribank nêu lý do. Đại diện Cty Hồng Quang, bà Phan Thị Hồng vô cùng bức xúc cho biết trong thời gian thực hiện Hợp đồng và Bản phụ lục, Cty đã nhiều lần yêu cầu VNP1 cho mua Kit theo doanh số bán hàng như trong điều khoản tại Hợp đồng số 04 ngày 2.3.2010 và Bản thỏa thuận ngày 18.10.2010 nhưng VNPT1 không chịu thực hiện.
Phiên tòa chưa công bằng
Tại phiên sơ thẩm, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của VNPT. Xác nhận Cty Hồng Quang còn nợ VNPT số tiền 48.184.875.000 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của VNPT đồng ý thanh toán cho Cty Hồng Quang số tiền chiết khấu bổ sung là 3.544.435.000 đồng. Đối trừ, Cty còn nợ VNPT 44.640.440.000 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của VNPT đồng ý cho Hồng Quang mua Kit theo Hợp đồng 04 và Bản thỏa thuận bán hàng số 01/2010/VNP-TĐL trên doanh số bán hàng thời điểm đó. Tòa cũng buộc Agribank thanh toán cho VNPT thay cho Cty Hồng Quang số tiền 44.640.440.000 đồng và 6.562.756.193.000 đồng tiền lãi. Tổng cộng 51.203.196.193 đồng.
Sau khi kết thúc phiên sơ thẩm, bà Phan Thị Hồng, GĐ Cty Hồng Quang là đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, có đơn xin phúc thẩm vụ án với các lý do:
Căn cứ vào tài liệu của vụ án này thấy rằng bản án sơ thẩm của TAND TP.Hà Nội là chưa công bằng, chưa đánh giá đầy đủ các chứng cứ có trong vụ án, gây thiệt hại nặng nề dẫn đến hệ lụy đẩy Cty Hồng Quang đến bờ vực phá sản. Theo Biên bản thanh quyết toán công nợ được hai bên thống nhất ngày 1.6.2011, số tiền chỉ là 39.506.623.027 đồng. Và chiết khấu Cty được hưởng theo biên bản ngày 1.6.2011 là 8.678.251.973 đồng. Tòa xác định nghĩa vụ bán trả Kit và thanh toán tiền chiết khấu bổ sung của VNPT là sự "tự nguyện" được Tòa ghi nhận, là hoàn toàn trái với thỏa thuận. Bởi, theo Bản thỏa thuận, hợp đồng đã ký, hai nghĩa vụ trên là quyền lợi của Cty và là nghĩa vụ, trách nhiệm của VNPT. "Không một lý do nào lại tước bỏ quyền lợi này của Cty chúng tôi và miễn trừ trách nhiệm, nghĩa vụ của VNPT Việt Nam" - bà Hồng khẳng định trong đơn kháng cáo.
Trở lại Bản thỏa thuận số 01/2010/VNP-TĐL, tại điểm (+) về Quyền mua Kit, nêu: Cứ 1 tỷ đồng mệnh giá thẻ, đại lý được quyền mua 2.000 Kit. Còn tại Biên bản thanh quyết toán công nợ ngày 1.6.2011, thể hiện: Số tiền còn nợ trên bảo lãnh là 48.184.875.000 đồng. Chiết khấu Hồng Quang được hưởng là 8.678.251.973 đồng. Số Kit VNPT1 nợ Hồng Quang là 2.691.489. Sau đối trừ, số tiền Cty phải trả cho VNPT1 là 39.506.623.027 đồng. "Như vậy, Cty Hồng Quang nợ VNP1 39.506,623.027 đồng. VNP1 nợ Cty 2.691.489 bộ Kit" - biên bản nêu rõ và chốt: "Việc thanh toán số tiền 39.506.623.027 đồng được tiến hành đồng thời cùng với việc Vinaphone trả dần SIM cho Cty Hồng Quang và ra chương trình SIM đồng bộ lên thị trường".
Trước đó, vào các ngày 116 và 19.7.2011, Cty Hồng Quang có các Công văn số 1003HQ/2011 và 1058HQ/2011 và nhiều công văn khác gửi VNPT, VNP1 và VNP với các yêu cầu: "Xin mua 2.794.660 SIM Alo và sim thường chia làm nhiều lần" và "Đề nghị VNP1 ra chương trình SIM trên thị trường để Cty bán được hàng và đặt mua dần số lượng 2.794.660 bộ Kit" theo tinh thần các văn bản đã ký kết, nhưng bị VNPT từ chối. "Ngoài ra, việc AGribank chưa phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bởi Cty Hồng Quang và VNPT đã thỏa thuận việc thanh toán thực hiện đồng thời với việc trả SIM và ra chương trình đồng bộ trên thị trường" - bà Hồng nhấn mạnh lý do kháng án.
Nếu xét theo các hồ sơ, trình bày của đại diện Cty Hồng Quang, thấy rằng, lý do kháng án của Cty Hồng Quang hoàn toàn có cơ sở. Và bởi "nếu VNP1 thực hiện việc cho Cty mua 2.691.489 bộ Kit theo hợp đồng, đã không gây thiệt hại cho Cty chúng tôi và phát sinh khiếu kiện. Vì đa số các đại lý được hay thua là nhờ giá trị gia tăng ăn theo thời điểm của các bộ SIM, Kit" như bà Hồng trình bày với PV.
Theo Giáo dục Việt Nam
VI. “Vinh danh” người tố cáo tiêu cực bằng hình thức… sa thải
Đăng Bởi Một Thế Giới - 11:00 27-11-2013
Phát hiện một số cán bộ công nhân viên làm thất thoát hàng ngàn mét dây cáp, người tố cáo tiêu cực được thưởng 4 triệu đồng kèm với việc đưa tên vào danh sách lao động dôi dư!Ngày 26-11, ông Đặng Quang Anh, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, cho biết đã yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với cán bộ sai phạm trong vụ thất thoát tài sản tại Trung tâm Viễn thông Đông Hòa- Tây Hòa (thuộc Viễn thông Phú Yên, gọi tắt là VNPT Phú Yên), đồng thời yêu cầu chấm dứt việc trù dập đối với người tố cáo tiêu cực.
Làm thất thoát hơn 100 triệu đồng chỉ bị kiểm điểm
Giữa tháng 7-2012, ông Trần Khắc Mẫn (48 tuổi, tổ trưởng tổ viễn thông thuộc VNPT Đông Hòa - Tây Hòa) phản ánh với lãnh đạo đơn vị việc một số cá nhân ở tổ viễn thông Phú Hiệp làm thất thoát nhiều vật tư, tài sản cũng như chiếm đoạt tiền phần trăm bán sim, card của nhân viên để tiêu xài cá nhân.
Đáp lại, lãnh đạo VNPT Đông Hòa- Tây Hòa lại làm ngơ trước sự việc. Tiếp đó, ông Mẫn phát hiện, tố cáo một số cán bộ thuộc VNPT Đông Hòa - Tây Hòa làm thất thoát hàng ngàn mét cáp viễn thông trong quá trình điều chuyển, lắp đặt mạng cáp viễn thông tại địa phương. Tuy nhiên, lãnh đạo VNPT Đông Hòa - Tây Hòa vẫn cố tình bao che những người sai phạm.
Sau gần một năm liên tục tố cáo, cuối cùng VNPT Phú Yên mới vào cuộc xác minh. Đến ngày 11-9, VNPT Phú Yên mới có kết luận thanh tra, trong đó khẳng định những sự việc ông Mẫn tố cáo là đúng sự thật.
Theo kết luận này, ông Huỳnh Lê Đức Hoằng, tổ trưởng tổ viễn thông Phú Hiệp và sáu cá nhân thuộc VNPT Đông Hòa - Tây Hòa đã làm thất thoát 1.090m dây cáp viễn thông các loại trị giá hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông Trương Văn Sĩ, Giám đốc VNPT Đông Hòa - Tây Hòa cũng liên quan, chịu trách nhiệm về vụ thất thoát trên.
Giải trình với cấp trên, ông Hoằng cho rằng một phần trong số cáp trên dư thừa trên được gửi ở nhà dân và đã bị mất, số còn lại đã đưa về VNPT Đông Hòa - Tây Hòa. Tuy nhiên, qua kiểm tra, số cáp này không có trong kho cũng như không có chứng từ nhập kho.
Trong khi đó, VNPT Đông Hòa - Tây Hòa giải thích số cáp trên bị thất thoát là do chuyển bổ sung cho địa bàn khác. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy không có đơn vị nào nhận số cáp này.
Dù vụ việc nghiêm trọng như trên nhưng VNPT chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với bảy người liên quan; riêng ông Trương Văn Sĩ thì được điều lên làm phó Phòng kinh doanh dịch vụ của VNPT Phú Yên; ông Huỳnh Lê Đức Hoằng thì được chuyển đơn vị khác. Ngoài ra, VNPT Phú Yên cũng buộc những cá nhân liên quan đến vụ thất thoát trên phải đền bù bằng tiền.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Tấn Dũng, Giám đốc VNPT Phú Yên, nói: “Những cá nhân trên có hành vi sai phạm nghiêm trọng, đúng ra phải bị sa thải, buộc thôi việc. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Lao động, vi phạm của họ đã quá thời hiệu để sa thải, buộc thôi việc nên chúng tôi chỉ xử lý hành chính”.
Trao đổi với Báo Điện tử Một Thế Giới, ông Đặng Quang Anh, nói: “Với mức độ sai phạm như vậy nhưng VNPT Phú Yên xử lý như thế là không thể chấp nhận vì chưa nghiêm, chưa tương xứng với hành vi sai phạm, không có tác dụng phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên đã làm việc với thường trực Huyện ủy, lãnh đạo Viện Kiểm sát, Công an huyện Đông Hòa thống nhất xác định một số cá nhân liên quan đến vụ làm thất thoát tài sản trên có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chúng tôi đã đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc cho Công an huyện Đông Hòa điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Bưởi, Viện phó Viện KSND huyện Đông Hòa, cho biết dự kiến trong tuần này các cơ quan nội chính huyện Đông Hòa sẽ họp, thống nhất khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNPT Đông Hòa- Tây Hòa.
Người tố cáo tiêu cực thành lao động dôi dư
Theo ông Trần Khắc Mẫn, ngày 15-17-2012, ông phản ánh đến lãnh đạo VNPT Đông Hòa- Tây Hòa về nhiều sai phạm của một số cán bộ thuộc viễn thông Phú Hiệp. Đáp lại, hai tuần sau, ngày 1-8-2012, lãnh đạo VNPT Đông Hòa- Tây Hòa ra quyết định điều ông Mẫn từ tổ trưởng tổ viễn thông Đông Mỹ đến làm công nhân kỹ thuật tổ viễn thông Phú Hiệp. Khi ông Mẫn hỏi lý do việc điều chuyển này thì lãnh đạo VNPT Đông Hòa- Tây Hòa trả lời là ông không được tín nhiệm!
Sau khi có kết quả thanh tra vụ sai phạm trên, VNPT Phú Yên ra quyết định khen thưởng ông Trần Khắc Mẫn 4 triệu đồng về thành tích phát hiện, báo cáo kịp thời việc thất thoát tài sản, có ý thức bảo vệ của công.
Cùng thời điểm này, ngày 18-9, ông Trương Văn Sĩ, Giám đốc VNPT Đông Hòa - Tây Hòa trực tiếp xuống chỉ đạo lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá lao động với kết quả ông Mẫn bị đưa vào danh sách lao động dôi dư. Lý do: ông Mẫn yếu năng lực chuyên môn, làm việc kém hiệu quả!
Được biết, ông Mẫn công tác trong ngành bưu chính viễn thông từ năm 1984, hiện là công nhân bậc 7/7, nhiều năm được tuyên dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tại cuộc lấy phiếu này, ông Sĩ tuyên bố, chưa biết những lao động dôi dư như ông Mẫn có tiếp tục được làm việc hay không vì chưa biết sắp xếp làm gì, ở đâu.
Ông Mẫn bức xúc: “Trong khi ông Sĩ có nhiều sai phạm nghiêm trọng đã được thanh tra kết luận sau khi tôi tố cáo thì đích thân ông Sĩ lại xuống chỉ đạo, đạo diễn việc lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá lao động đối với tôi. Tôi tố cáo tiêu cực để là góp phần xử lý cái sai, bảo vệ cái đúng, lập lại kỷ cương chứ đâu ngờ phải gánh hậu quả sẽ bị mất việc bất cứ lúc nào như thế này. Nếu tôi không tố cáo, cái sai cứ thế mà hoành hành, xã hội sẽ bị mất niềm tin”.
Liên quan đến việc ông Mẫn đang có nguy cơ bị mất việc làm sau khi tố cáo tiêu cực, ông Trần Tấn Dũng giải thích: “Việc sắp xếp lại nhân sự lao động là thực hiện chủ trương của Tập đoàn Bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, do ông Mẫn tố cáo tiêu cực nên việc đưa ông này vào danh sách lao động dôi dư vào lúc này sẽ rất nhạy cảm. Do đó, VNPT Phú Yên đã chỉ đạo VNPT Đông Hòa- Tây Hòa tạm thời vẫn để ông Mẫn công tác bình thường tại đơn vị cũ”.
Ông Đặng Quang Anh cho biết Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên đã yêu cầu VNPT Phú Yên xem xét lại việc đưa ông Mẫn vào danh sách lao động dôi dư. “Chúng tôi yêu cầu lãnh đạo VNPT Phú Yên phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đánh của người tố cáo tiêu cực vì nội dung tố cáo của ông Mẫn đúng sự thật, góp phần phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực”- ông Anh nói.
VII.
- Ngay 26/6, Cuc CSDT toi pham ve tham nhung (C37), Bo Cong an dong loat ra quan, kham xet noi o va lam viec cua 8 doi tuong lien quan den vu tham nhung lon, trong do co Cong ty Co phan vat tu Buu Dien. Tu 8h cung ngay, nhieu mui trinh sat cua C37 chia ra cac huong, dong loat kham xet, va tong dat cac quyet dinh to tung den it nhat 8 doi tuong lien quan, trong do co ong Nguyen Quoc Hung, nguyen Giam doc Cong ty Co phan vat tu Buu Dien, co tru so tai 270 Ly Thuong Kiet, phuong 14, quan 10, TP.HCM. Trong giai doan 2004-2006, khi ong Nguyen Quoc Hung con duong nhiem, ong da ky ket nhieu hop dong nhap khau co gia tri lon tren 9 ty dong, nhung khong trinh Hoi dong quan tri (HDQT) phe duyet. Trong do, vao nam 2004, ong Hung da ky 3 hop dong nhap khau cap dong voi PT Sucaco (o Jakarta, Indonesia). Nam 2005, ky hop dong nhap khau thiet bi UMC 1000. Nam 2006, ky 11 hop dong nhap cap dong voi Sucaco va Jembo (cung o Indonesia). Ngoai ra, con ky nhieu hop dong co gia tri tren 1 ty dong khi chua co hop dong dau ra.
2003 den 2007, Cong ty Co phan vat tu Buu Dien nhap khoang 26 trieu USD tien hang tu Indonesia (tu 2 cong ty Sucaco va Jembo). Theo do, cu moi lo hang co gia tri 200.000USD, thi Cong ty Co phan vat tu Buu Dien duoc “khuyen mai” 1 suat sang Indonesia, bao an o co gia tri 1.000USD. Theo do, da co tren 130 suat sang Indonesia voi tong gia tri tren 130.000USD. The nhung, trong thoi gian tu nam 2003 den 2005, Cong ty Co phan vat tu Buu Dien cu hai doan sang Indonesia lam viec voi doi tac, voi tong chi phi khoang 3,5 ty dong, lai duoc thanh toan boi chinh cong ty chu khong tru vao chi phi “khuyen mai” nhu phia doi tac da cam ket. Va chuyen co hay khong viec duoc “khuyen mai”, van la dau cham hoi! Ngoai ra, trong cac nam 2003 – 2006, so luong hop dong thuong mai duoc ky ket trong nam rat lon, gia tri hop dong cao, nhung hop dong co nhieu sai sot. Dac biet, nhieu ho so hop dong nhap khau o giai doan nay bi that lac mot cach bi hiem. Vao nam 2004, tai chinh cong ty nay da tung phat hien vu lam gia to khai hai quan de thanh toan cho nuoc ngoai, vuot qua gia tri hang hoa da nhap. The nhung, nhung tinh tiet sai pham nay deu bi bo qua. Hien Cuc C37 van dang tien hanh kham xet va thuc hien cac thu tuc to tung, de dieu tra lam ro cac sai pham. TS tiep tuc cap nhat vu viec nay den ban doc…. Phan Cong |
VIII. 11 giam doc buu dien dong loat hau toa
Viec ky hop dong mua ban thiet bi buu dien voi "sieu lua" Nguyen Lam Thai cua 14 buu dien da gay thiet hai hon 37 ty dong, trong khi tong gia tri hop dong la 47 ty dong. > De nghi khoi to quan chuc buu dien gay thiet hai hon 10 ty dong / He thong buu dien "mat" 24 ty dong Lien quan vu viec, 32 cuu quan chuc buu dien va nhung nguoi lien quan sap bi dua ra xet xu tai TAND tinh Dong Nai. Co quan chuc nang xac dinh, tu thang 10/1999 den thang 4/2005, 14 buu dien (An Giang, Dong Nai, Thai Nguyen, Binh Dinh, Ninh Thuan, Thua Thien - Hue, Can Tho, Phu Yen, Binh Thuan, Vinh Long, Ca Mau, Bac Lieu, Tra Vinh, Long An) da ky gan 170 hop dong voi cac cong ty cua Nguyen Lam Thai. Viec giao dich, ky ket khong chap hanh quy dinh ve quan ly dau tu, xay dung. Nhieu buu dien khong thuc hien dau thau, khong bao gia, khao sat gia thi truong... Dac biet, giam doc hang loat buu dien da thoa thuan mua, lap dat trang thiet bi truoc voi Nguyen Lam Thai, sau do moi ky hop dong de hop thuc hoa... Gia thiet bi do Nguyen Lam Thai cung cap cao gap nhieu lan gia thi truong. Hang duoc mua troi noi tren thi truong, hay tai nhung co so san xuat gia re nhung khi ban cho cac buu dien, Nguyen Lam Thai ghi thanh san pham cua nhung hang noi tieng tren the gioi. De ban duoc hang cho buu dien, Nguyen Lam Thai da lap 7 cong ty TNHH, tao thanh tap doan CIP de chao hang, ky hop dong, va su dung mua ban hoa don VAT. Nguyen Lam Thai cung dong bon su dung hoa don VAT khong nham nang gia vat tu dau vao, co tinh ghi sai nguon goc xuat xu... Viec nay khien ben mua tin rang gia cac loai vat tu, thiet bi do tap doan CIP cua Thai ban ra la hop ly. Nguyen Lam Thai tham chi con "su dung" can bo cua Trung tam tham dinh gia Bo Tai chinh trong viec tham dinh gia vat tu, thiet bi do Thai cung cap, nham tao long tin cho cac buu dien. VKS xac dinh, voi gan 170 hop dong ky voi 14 buu dien, tong gia tri hon 47 ty dong, so tien thiet hai len toi hon 37 ty dong. Trong so nay, Nguyen Lam Thai chiem doat hon 24 ty dong. VKSND Toi cao vua ra cao trang truy to 46 nguoi lien quan, trong so nay co 11 giam doc buu dien cung 21 can bo duoi quyen ve toi co y lam trai quy dinh nha nuoc ve quan ly kinh te gay hau qua nghiem trong. Vu viec con khien Nguyen Van Thuc (giam doc Trung tam tham dinh gia) va chuyen vien duoi quyen Nguyen Thi Tuyet Lan va can bo thue quan Dong Da (Ha Noi) Truong Hong Hoa bi truy cuu trach nhiem hinh su ve hanh vi thieu trach nhiem gay hau qua nghiem trong. Nguyen Lam Thai cung ve 8 giam doc doanh nghiep bi truy to cac toi lua dao chiem doat tai san, tron thue, luu hanh giay to co gia gia. Do la Vu Anh (giam doc Cong ty TNHH sach va thiet bi van hoa xa), Vu Ngoc Hoan (giam doc Cong ty TNHH Sieu dien tu HPT), Vu Cong Dai (giam doc Cong ty TNHH Thuong mai ky thuat dien tu), Pham Van Tien (Giam doc Cong ty TNHH thuong mai va dich vu quang cao Sao Bac), Nguyen Quang Huy (giam doc Cong ty TNHH Cong nghe moi va dien tu tin hoc), Nguyen Vi Thanh (giam doc Cong ty TNHH Dich vu Thuong mai Sao Sang), Le Thanh Hung (Giam doc Cong ty Co phan thuong mai xay dung va quang cao Tam Thanh), Nguyen Tien Dung (giam doc Cong ty TNHH thuong mai ky thuat Viet Thong) VKS mien trach nhiem hinh su voi ong Tran Tao (giam doc Buu dien tinh Long An), Lam Doi (giam doc Buu dien tinh Thua Thien Hue) cung 9 truong, pho phong cac buu dien Long An, Can Tho, Tra Vinh, Ninh Thuan, Dong Nai. 11 nguoi nay duoc danh gia thanh khan khai bao, tu nguyen nop tien khac phuc hau qua, co nhieu dong gop trong don vi...
|
IX. Nguyên giám đốc Bưu điện Nghệ An bị truy tố tội tham ô
Thứ ba, 14/2/2006 | 20:00 GMT+7
VKSND Tối cao nhận định nguyên giám đốc Bưu điện Nghệ An, Hà Tây cùng 4 cán bộ bưu điện và 3 người khác cố tình làm trái quy định trong các thương vụ in danh bạ điện thoại, gây thiệt hại hơn 16 tỷ đồng. VKSND Tối cao uỷ quyền cho VKSND Nghệ An thực hành quyền công tố tại phiên sơ thẩm xét xử vụ án này.
TAND tỉnh Nghệ An đang thụ lý hồ sơ vụ án, sẽ sớm đưa 9 bị can ra ra xét xử.
VKSND Tối cao truy tố, Nguyễn Xuân Lý (nguyên giám đốc Bưu điện tỉnh Nghệ An) về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tăng Hữu Tá (nguyên giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây) về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây cũng là tội danh truy tố của Nguyễn Xuân Phan (phó giám đốc Bưu điện tỉnh Nghệ An) cùng cấp dưới là Hồ Đình Chiến (trưởng phòng kế hoạch đầu tư), Lê Bá Tường (kế toán trưởng), Hồ Bá Tú (cán bộ phòng kế hoạch đầu tư).
Bị can Vũ Thị Kim Ngân, Phạm Thị Thanh Thuý bị truy tố tội tham ô tài sản, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; Nguyễn Minh Tuấn (phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân Mỹ thuật Nguyễn) tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Theo kết quả điều tra, những người này đã lập thành đường dây "ma quỷ" tổ chức in niên giám điện thoại ở Bưu điện Nghệ An và Hà Tây để rút tiền nhà nước. Trong việc in 200.000 cuốn niên giám điện thoại, 300.000 tờ rơi quảng cáo và 200.000 tờ gấp dịch vụ báo hỏng tại Bưu điện Nghệ An vào năm 2003 bị can Nguyễn Xuân Lý đã cố ý làm trái các quy định nhà nước về đấu thầu. Ông này câu kết với Vũ Thị Kim Ngân, Phạm Thị Thanh Thuý... để nâng giá thành sản phẩm nhằm rút tiền nhà nước chiếm hưởng cá nhân.
Thuý và Ngân khẳng định Nguyễn Xuân Lý đã "gửi giá" 20.000 đồng vào mỗi cuốn in danh bạ điện thoại. Vì vậy, chỉ trong hơn một tiếng đồng hồ, hợp đồng in 200.000 cuốn với tổng giá trị 20 tỷ đồng đã được ký. Trong khi đó, theo kết quả giám định của Bộ Tài chính, giá mỗi cuốn chỉ hơn 32.000 đồng. Vụ làn ăn béo bở này được giao cho Nguyễn Minh Tuấn triển khai in ấn.
Kết quả điều tra cho thấy, giám đốc Bưu điện Nghệ An bỏ qua toàn bộ quy trình khảo sát đơn giá, lập dự toán, tổ chức đấu thầu... Nguyễn Xuân Lý trực tiếp chỉ đạo các cán bộ dưới quyền làm giả hồ sơ đấu thầu để hợp thức hoá các hành phạm tội. Trong 2 thương vụ khác, bị can này cũng có hành vi trục lợi cá nhân. VKSND Tối cao nhận định, Nguyễn Xuân Lý đã tham ô 3,35 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 12,5 tỷ đồng khi nâng giá thành sản phẩm gấp nhiều lần.
Trong khi đó bị can Tăng Hữu Tá (nguyên giám đốc Bưu điện Hà Tây) cũng có sai phạm tương tự, nhưng đã được phát hiện kịp thời không gây thiệt hại nghiêm trọng như tại Nghệ An. Thấy việc rút tiền chia nhau quá dễ dàng, đầu năm 2004, sau khi gặp Ngân và Thuý, ông Tá chỉ đạo cấp dưới soạn thảo công văn in cấp trên kinh phí in 150.000 cuốn danh bạ điện thoại. Giá lập dự trù là 60.000 đồng/cuốn, nhưng giám đốc yêu cầu nâng thành 100.000 đồng. Trong phi vụ làm ăn này, việc đấu thầu chỉ là hình thức, mọi việc đã được sắp xếp trước. Giám đốc Bưu điện Hà Tây đã ký hợp đồng in với nhóm của Ngân, giá 100.000 đồng/cuốn. Khi có kết quả, tổ tư vấn đấu thầu phản ảnh và đề nghị xem xét lại giá bỏ thầu vì quá cao nhưng ông Tá không cho thẩm định lại. Cơ quan điều tra phát hiện vụ việc ngay sau đó, Bưu điện Hà Tây được xác định bị thiệt hại 2 tỷ đồng. Các bị can không thừa nhận đã chia tiền cho Tăng Hữu Tá nên VKS chưa đủ cơ sở kết luận ông này có tham ô tài sản.
Trong vụ án này, Vũ Kim Ngân được đánh giá là có vai trò tích cực trong vụ án. Đây là người chủ động gặp Nguyễn Xuân Lý, bàn bạc thực hiện các thương vụ làm ăn phi pháp. Ngân đồng phạm tham ô với Nguyễn Xuân Lý số tiền gần 3 tỷ đồng, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi trên 3,1 tỷ đồng (in danh bạ tại Nghệ An: 1,6 tỷ và Hà Tây hơn 1,58 tỷ).
4 cán bộ Bưu điện Nghệ An là Nguyễn Xuân Phan, Hồ Đình Chiến, Lê Bá Tường, Hồ Bá Tú đã không thực hiện đúng quy định về đấu thầu gây thất thoát tài sản nhà nước. Phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân Mỹ thuật Nguyễn Nguyễn Minh Tuấn được VKS xác định đã trục lợi hơn 3,3 tỷ đồng trong việc in ấn các sản phẩm trên. Trong đó, in danh bạ của Bưu điện Nghệ An gần 3,2 tỷ đồng, tờ gấp gần 130 triệu.
Trong quá trình điều tra còn thấy Bưu điện Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn có ký hợp đồng in lịch, tờ gấp với doanh nghiệp tư nhân Mỹ thuật Nguyễn. Nhưng kết quả xác minh chưa có sự bàn bạc nâng giá để rút tiền chia nhau. Vì lẽ đó, cơ quan điều tra tách các hợp đồng in ấn phẩm với các bưu điện trên để tiếp tục xác minh, nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì xử lý tiếp theo.
X. *Kỷ luật lãnh đạo bưu điện Hà Tĩnh làm thất thoát tài chính
Cập nhật: Thứ năm, 21/11/2013 - 11h1'
(Cadn.com.vn) - Ông Đinh Như Hạnh, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Bưu điện Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác, tổ chức cuộc họp tại Bưu điện Hà Tĩnh để xem xét kỷ luật hai lãnh đạo Bưu điện Hà Tĩnh. Tại đây, Tổng Cty Bưu điện Việt Nam đã thống nhất kỷ luật cảnh cáo với ông Lê Đức Ninh (Giám đốc) và khiển trách ông Nguyễn Kiên Cường (Phó Giám đốc Bưu điện Hà Tĩnh).
Trước đó, đoàn công tác Tổng Cty Bưu điện Việt Nam đã thanh tra và phát hiện hai lãnh đạo của Bưu điện Hà Tĩnh vi phạm nguyên tắc xây dựng cơ bản trong quá trình xây dựng nhà trạm thông tin và điều hành giao dịch Bưu điện H. Cẩm Xuyên và một số công trình khác dẫn đến làm thất thoát hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, Bưu điện Hà Tĩnh cũng sẽ xem xét kỷ luật 7 cán bộ liên quan khác gồm: 2 trưởng phòng, 1 phó phòng, 3 chuyên viên và Giám đốc Bưu điện H. Thạch Hà vì những sai phạm như trên.
(Bài viết của tác giả bauxitevn)
Đã có 2 nỗi niềm tâm tư (không tính facebook),
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...