Cây mới trên đường Nguyễn Chí Thanh
không phải cây Vàng Tâm
18:44 - Thứ Năm, 19/03/2015
Tễu: Dự toán và công bố với dân là trồng cây vàng tâm. Nhưng trên thực tế lại trồng cây mỡ vốn là cây ít giá trị hơn và hay mối mọt, gẫy đổ. Tiền chênh lệch vào túi ai?
Tễu: Dự toán và công bố với dân là trồng cây vàng tâm. Nhưng trên thực tế lại trồng cây mỡ vốn là cây ít giá trị hơn và hay mối mọt, gẫy đổ. Tiền chênh lệch vào túi ai?
PV Tư vấn Tiêu & Dùng cũng đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Lâm nghiệp Lê Huy Cường, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ và cây quý. Ông Cường cũng đã từng tham gia đề án thí nghiệm ươm trồng cây xanh đô thị. Theo đó, các loài cây được lựa chọn sẽ phải trồng thí điểm trên vài tuyến phố trước khi trồng đại trà.
Theo ông Cường, việc thay thế cây mới phù hợp với điều kiện khí hậu và cảnh quan của Thủ đô phát triển là việc làm cần thiết. Với một kiến trúc đô thị hiện đại, những cây xà cừ gốc nổi chiếm nhiều không gian, diện tích hè phố... sẽ không còn phù hợp. Nguy cơ cây đổ tiềm tang do các công trình ngầm ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến bộ rễ. Việc bê tông hoá bề mặt để chiếm diện tích cho sinh hoạt, kinh doanh... cũng đã khiến những gốc cây to bị “bít chặt” không còn không gian cho bộ gốc phát triển, dẫn đến nguy cơ bật gốc khi mưa gió. Theo ông Cường, “xà cừ không có tội”, tuy nhiên cũng nên thay thế tại những khu đô thị có mật độ dân cư cao. Để đảm bảo mỹ quan đô thị, ông và các đồng nghiệp cũng đã từng đề nghị nên chặt bỏ một vài loại cây phần lớn là do dân tự trồng hoặc mọc hoang: Trứng cá, Dướng, Dâu da xoan... bởi những loài cây này quả chín rụng, ảnh hưởng vệ sinh môi trường và sức khoẻ con người.
.
Tuy nhiên việc chặt hạ và đồng thời trồng mới hàng ngàn cây trên 190 tuyến phố ở Hà Nội là điều đáng lo ngại về sự sống của cây mới trong môi trường thổ nhưỡng Hà Nội. Theo ông Cường, Hà Nội là vùng đất trũng, mực nước ngầm cao, tầng đất sét là chủ yếu. Cây trồng đô thị phải được nghiên cứu phù hợp với môi trường thổ nhưỡng trên mới đảm bảo được sự sinh trưởng và cho bóng mát.
.
Ngay sau khi dự luận rộ lên về việc Vàng tâm được trồng mới tại nhiều tuyến phố. Ông Cường đã băn khoăn và có một cuộc khảo sát ngay trong ngày 19 tháng 3. Sau chuyến khảo sát, ông đã khẳng định: Cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là Vàng tâm. Đây là cây Mỡ, thông thường gọi là Mỡ vàng tâm, được trồng nhiều tại Yên Bái, cùng họ với Dổi, Vàng Tâm.
.
Đây là loại cây rừng trồng, gỗ chủ yếu để làm... bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây sinh trưởng chậm và chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, Dổi, Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay. “Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”, ông Cường bộc bạch.
.
Theo Wiki pedia, Cây mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống, phục hồi rừng, lấy gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Gỗ mỡ là sản phẩm từ cây mỡ, tên thương phẩm quốc tế là Mo. Gỗ mỡ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt. Gỗ mỡ có phần gỗ giác màu xám trắng, phần gỗ lõi màu vàng nhạt hơi có ánh bạc. Gỗ mỡ dùng chủ yếu cho nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà của. Gỗ lõi cây Mỡ lâu năm rất quý, được gọi là Gỗ Vàng Tâm (không phải cây Vàng tâm trong sách đỏ), đường kính hơn 1 mét. Gỗ Vàng Tâm nhẹ và bền nên hay làm cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng Phật, và ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài. Theo chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường thì để cây Mỡ có lõi như trên thì đường kính phải đạt 70 - 80 cm, tuổi đời gần trăm năm trong một môi trường sinh trưởng phù hợp.
.
_____________
Cây gỗ mỡ (Manglietia conifera)
Là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đường kính 30-60 cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15-20 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm. Hoa lớn, dài 6-8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp.
Cây vàng tâm (Magnolia fordiana)
Cây gỗ thường xanh, cao 25-30 m, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt. tốc độ tăng trưởng trung bình.
Theo ông Cường, việc thay thế cây mới phù hợp với điều kiện khí hậu và cảnh quan của Thủ đô phát triển là việc làm cần thiết. Với một kiến trúc đô thị hiện đại, những cây xà cừ gốc nổi chiếm nhiều không gian, diện tích hè phố... sẽ không còn phù hợp. Nguy cơ cây đổ tiềm tang do các công trình ngầm ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến bộ rễ. Việc bê tông hoá bề mặt để chiếm diện tích cho sinh hoạt, kinh doanh... cũng đã khiến những gốc cây to bị “bít chặt” không còn không gian cho bộ gốc phát triển, dẫn đến nguy cơ bật gốc khi mưa gió. Theo ông Cường, “xà cừ không có tội”, tuy nhiên cũng nên thay thế tại những khu đô thị có mật độ dân cư cao. Để đảm bảo mỹ quan đô thị, ông và các đồng nghiệp cũng đã từng đề nghị nên chặt bỏ một vài loại cây phần lớn là do dân tự trồng hoặc mọc hoang: Trứng cá, Dướng, Dâu da xoan... bởi những loài cây này quả chín rụng, ảnh hưởng vệ sinh môi trường và sức khoẻ con người.
.
Hình ảnh bốc dỡ cây chặt. Ảnh: Lê Huy Cường
Tuy nhiên việc chặt hạ và đồng thời trồng mới hàng ngàn cây trên 190 tuyến phố ở Hà Nội là điều đáng lo ngại về sự sống của cây mới trong môi trường thổ nhưỡng Hà Nội. Theo ông Cường, Hà Nội là vùng đất trũng, mực nước ngầm cao, tầng đất sét là chủ yếu. Cây trồng đô thị phải được nghiên cứu phù hợp với môi trường thổ nhưỡng trên mới đảm bảo được sự sinh trưởng và cho bóng mát.
.
Hàng cây đang chờ để chặt. Ảnh: Lê Huy Cường
Ngay sau khi dự luận rộ lên về việc Vàng tâm được trồng mới tại nhiều tuyến phố. Ông Cường đã băn khoăn và có một cuộc khảo sát ngay trong ngày 19 tháng 3. Sau chuyến khảo sát, ông đã khẳng định: Cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là Vàng tâm. Đây là cây Mỡ, thông thường gọi là Mỡ vàng tâm, được trồng nhiều tại Yên Bái, cùng họ với Dổi, Vàng Tâm.
.
Hình ảnh hàng cây mới trồng. Ảnh: Lê Huy Cường
Đây là loại cây rừng trồng, gỗ chủ yếu để làm... bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây sinh trưởng chậm và chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, Dổi, Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay. “Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”, ông Cường bộc bạch.
.
Hình ảnh cây gỗ vàng tâm (trái) - Cây gỗ mỡ (phải). Nguồn hkwildlife.com và cayxanh.com.vn
Theo Wiki pedia, Cây mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống, phục hồi rừng, lấy gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Gỗ mỡ là sản phẩm từ cây mỡ, tên thương phẩm quốc tế là Mo. Gỗ mỡ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt. Gỗ mỡ có phần gỗ giác màu xám trắng, phần gỗ lõi màu vàng nhạt hơi có ánh bạc. Gỗ mỡ dùng chủ yếu cho nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà của. Gỗ lõi cây Mỡ lâu năm rất quý, được gọi là Gỗ Vàng Tâm (không phải cây Vàng tâm trong sách đỏ), đường kính hơn 1 mét. Gỗ Vàng Tâm nhẹ và bền nên hay làm cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng Phật, và ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài. Theo chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường thì để cây Mỡ có lõi như trên thì đường kính phải đạt 70 - 80 cm, tuổi đời gần trăm năm trong một môi trường sinh trưởng phù hợp.
.
Chuyên gia Lâm nghiệp Lê Huy Cường (bên phải) thành viên Hội cây di sản Việt Nam.
Cây gỗ mỡ (Manglietia conifera)
Là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đường kính 30-60 cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15-20 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm. Hoa lớn, dài 6-8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp.
Cây vàng tâm (Magnolia fordiana)
Cây gỗ thường xanh, cao 25-30 m, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt. tốc độ tăng trưởng trung bình.
Mọc rải rác. trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình.
Bài Diệp Linh
Ảnh Lê Huy Cường
Ảnh Lê Huy Cường
(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...