Tôi vào Yahoo thì thấy Đào Phò đang online. Các kỹ năng "đa nhiệm" môn này y cao hẳn hơn tôi, — dễ hình dung cảnh y ngồi chơi chát, mắt mũi hí ha hí hửng, tay chân thoăn thoắt, — nên luôn luôn, gần như hễ tôi cứ vừa "vàng đèn" là đã nhận ngay được me-xít của y, hoặc nói luôn vào chuyện gì đó, hoặc chào một cái, — thể nào cũng chào, — rồi bảo "anh đang bận chát với các bạn".
Lúc đầu là do kỹ năng, sau thành thói quen, cho nên tôi không quen hỏi y trước.
Nhưng hôm nay, đã một lúc, y vẫn im thin thít, nên tôi rụt rè hỏi trước:
— Bác bận bịu a?
— Oh, hi maltriska, anh đang nghiên cứu quả này, nốt rồi trao đổi chú luôn. — "maltriska" (man-trít-ska) tiếng Nga là "cậu bé", gọi theo cách hơi âu yếm. — Xem trước đi: http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=479322
Tôi xem, thì đấy là một cái tin ở trên báo điện tử của Đảng ta: "Đoàn đại biểu chính trị quân sự cấp cao nước ta tiếp kiến Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ". Tin chung chung, không có gì đặc biệt, tôi dựa theo nội dung trong đấy thì đoán nhiều khả năng y sẽ nói chuyện gì đó về Biển Đông...
— Có thấy gì đặc biệt không?
— Không.
— Xem tiếp: http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/09/bao-ien-tu-ang-cong-san-viet-nam-lai.html
Tôi lại xem, đấy là ý kiến của một nhà văn (ở đấy viết như thế) về cái tin trên báo Đảng kia, viết ở trên bờ-lốc cá nhân...
— Sao?
Tôi còn chưa kịp nói gì, thì y đã nhắn tiếp:
— Xem tiếp: http://bloganhvu.blogspot.com/2011/09/noi-chuyen-chu-nghia-1-ai-tiep-kien-ai.html
Cũng là một bài viết trên bờ-lốc cá nhân, dài và lủng củng hơn một chút, về ý kiến của nhà văn kia, người viết là một cán bộ trong ngành giáo dục...
— Đọc xong chưa?
— Chưa.
Hình như y đang cố gắng để tỏ ra là một người từ tốn và kiên nhẫn, tôi hình dung tình cảnh thì thấy buồn cười, nên đọc xong, tôi cứ thong thả ngồi chờ, cũng phải một lát:
— Xong chưa?
— Xong rồi.
— Sao?
— Họ đều không hiểu rõ cái từ này.
— Không hiểu rõ thế nào?
— Không hiểu nghĩa gốc của từ gốc Hán.
— Gốc Hán thế nào?
— Thì... "tiếp" ở trong "tiếp kiến" thì là...
— Đúng rồi, 02 (hoặc hơn) đối tượng mà gặp nhau, thì là "tiếp", tay sờ bướm chẳng hạn, thì là "tiếp", đúng không? — Y cướp lời tôi, ví dụ bậy bạ, rồi bày đặt hỏi tu từ.
— Còn "kiến" là...
— Đúng rồi, nhìn thấy thì là "kiến", bướm không có mắt, tay cũng thế, nên sờ bướm thì chỉ là "tiếp" thôi, chứ không "kiến", đúng không?
— Nôm, gần nhất, thì "tiếp kiến" là "gặp mặt".
— Đúng rồi. Báo Đảng viết bình thường, bác gì nhà văn Phạm Viết Đào viết dốt, đến cái cô gì làm giáo dục giải thích lòng vòng cũng dốt nốt. Nhà văn và cán bộ ngành giáo dục thì đều tính là giới trí thức, mà mấy bác này cũng đều lớn cả rồi, mà cái nho nhỏ thế cũng không hiểu, là sao? Sao lại có thể dốt thế được?
— Người Việt không hiểu rõ từ vựng, nhất là bây giờ, là phổ biến mà bác, chuyện này đặc biệt gì lắm đâu?
— Nếu chỉ chuyện từ vựng, thì anh nói làm x gì. Căn bản là cái cách nghĩ, cách nói, cách lập luận của họ, nó không giống như của người trí thức biết suy nghĩ. Chú xem, lập luận của bác nhà văn là: nói như anh là sai, nói như tôi mới đúng, bởi vì phải đổi lại như của tôi thì mới là đúng. Xong rồi có một đám các bác khác, cũng đều kiểu như bác Viết Đào này, vào hô hoán, giễu cợt, a dua tòng đảng, ồ, buồn cười quá, viết như thế mà họ viết được, phải viết như chúng mình bảo thì mới đúng chứ, "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ" được, blah blah... Đến cái cô gì làm nghề giáo dục, thì gú với trích loạn cào cào, còn lập luận thì có mỗi cách là tôi cóp-bết được ở chỗ này như thế này, ở chỗ kia thế kia, cho nên viết thế này cũng được, viết thế kia cũng không sai, blah blah... Tỉ dụ làm cô giáo mà như thế thì giải thích chuyện này, chuyện kia cho học sinh thế nào? Cô đọc chỗ này thấy thế này, chỗ kia thấy thế kia, nên thế này là đúng, thế kia là sai các em ạ? À?
— Bác nghe chuyện thày giáo Địa lý giảng quả đất quay quanh mặt trời chưa?
— Ừ, trò hỏi "Em thày, thế tại sao quả đất lại quay quanh mặt trời?", thày cười sảng khoái "Ờ, thế mới hay!"
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...