Chính Phủ Việt Nam đã quyết định thay phương pháp xử tử truyền thống bằng một cách "nhân đạo" hơn. Từ giờ các tử tù sẽ không chết vì đạn bắn, mà sẽ chết vì được tiêm thuốc độc.
Từ 1 tháng 7 năm 2011 các tử tù ở Việt Nam sẽ được xử tử bằng cách sử dụng một liều tiêm đặc biệt, - Agence France-Presse dẫn một nguồn tin từ Bộ Công An.
Quyết định thay đạn bắn bằng thuốc tiêm đã được chấp thuận từ tháng 6/2010. Nhưng thời điểm chính xác để áp dụng phương pháp xử tử "nhân đạo" này còn chưa rõ vào lúc đó.
Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền quốc tế (ví dụ như Tổ chức Ân xá Quốc tế) đang nhấn mạnh vào việc bãi bỏ án tử hình, lấy lý do là việc thay đổi phương pháp giết người thực chất không làm cho án tử hình trở thành "nhân đạo" hơn.
Nói thêm, là Việt Nam không công bố con số thống kê chính thức các án tử hình đã được thi hành. Tuy nhiên, theo thông tin truyền thông thì từ đầu năm 2011, ít nhất, có 19 người đã bị thi hành án. Chủ yếu là tử hình vì tội giết người và buôn ma túy.
Có một số tội phạm thích bị bắn hơn.
Có nhiều nước không muốn bỏ việc bắn tử tù theo cách truyền thống. Dù sao, việc xử tử như vậy có phần "trực quan" hơn, và vì vậy sẽ có tác dụng răn đe bổ sung.
Từ năm 2004 tòa án Mĩ đã không còn cho phép các tử tù được lựa chọn cách chết: bắn hoặc tiêm. Tuy nhiên, đối với những người đã bị kết án trước đó, quyền này vẫn được bảo lưu. Và nhiều tử tù đã sử dụng nó. Theo dữ liệu của BBC, cứ 9 tử tù thì có 4 người muốn bị bắn, vì coi hình phạt này giàu tính danh dự hơn.
Chỉ một năm trước ở bang U-ta, Mĩ, vừa mới xử bắn tội phạm Rô-ni Li Gát-nơ, 49 tuổi.
Trong số 35 bang ở Mĩ hiện vẫn giữ án tử hình, chỉ có ở U-ta, tử tù mới còn có một khả năng như vậy. "Làm ơn, hãy bắn đi," - Gát-nơ đã nói với Thẩm phán vào cuối tháng 4/2010, khi anh ta được chọn: bắn hoặc tiêm.
Theo hồ sơ, Gát-nơ đã giết chết ủy viên công tố Mai-cơn Bơ-đen trong cuộc đọ súng khi anh ta tìm cách bỏ chạy khỏi tòa nhà của tòa án vào năm 1985. Khi đó anh ta đang bị buộc tội giết một người bán rượu là Men-vin Ốt-tơ-xtờ-rôm vào năm 1984. Trong buồng giam tử tù, Gát-nơ đã sống suốt một phần tư thế kỷ, để chờ xử tử.
Rô-ni Gát-nơ đã là tội phạm đầu tiên lại bị bắn ở Mĩ trong hơn 14 năm qua, và là người thứ ba bị bắn kể từ năm 1976, khi Tòa án tối cao khôi phục lại án tử hình. Người đầu tiên cũng bị bắn ở U-ta là kẻ đã phạm tội giết hai người, Ga-ri Gin-mo, bị bắn ngày 17/1/1977. Ga-ri Gin-mo ít nhiều còn trở nên nổi tiếng vì câu nói: "Nào, làm thôi!", mà y đã nói trước khi súng nổ.
Cái chết của Gin-mo đã gây ồn ào nhiều. "Tôi cho rằng việc đó là man rợ!" - Giám mục nhà thờ Công Giáo thành phố Salt Lake, Giôn Oét-xtơ khi đó đã nói như vậy.
Vụ xử bắn thứ hai - kẻ hiếp dâm trẻ em Giôn An-bớt Tay-lo, vào ngày 26/1/1996 - cũng thu hút sự chú ý của truyền thông đại chúng. Tên này bị kết tội hiếp dâm và sát hại một bé gái 11 tuổi.
Ở Mĩ, những người chỉ trích xử bắn cho rằng hình phạt này là một di sản của một thời miền Tây hoang dã. Tuy nhiên, ví dụ Gát-nơ cho thấy rằng có một số tội phạm cho rằng kiểu hình phạt như vậy giàu tính danh dự hơn.
Từ 1 tháng 7 năm 2011 các tử tù ở Việt Nam sẽ được xử tử bằng cách sử dụng một liều tiêm đặc biệt, - Agence France-Presse dẫn một nguồn tin từ Bộ Công An.
Quyết định thay đạn bắn bằng thuốc tiêm đã được chấp thuận từ tháng 6/2010. Nhưng thời điểm chính xác để áp dụng phương pháp xử tử "nhân đạo" này còn chưa rõ vào lúc đó.
Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền quốc tế (ví dụ như Tổ chức Ân xá Quốc tế) đang nhấn mạnh vào việc bãi bỏ án tử hình, lấy lý do là việc thay đổi phương pháp giết người thực chất không làm cho án tử hình trở thành "nhân đạo" hơn.
Nói thêm, là Việt Nam không công bố con số thống kê chính thức các án tử hình đã được thi hành. Tuy nhiên, theo thông tin truyền thông thì từ đầu năm 2011, ít nhất, có 19 người đã bị thi hành án. Chủ yếu là tử hình vì tội giết người và buôn ma túy.
Có một số tội phạm thích bị bắn hơn.
Có nhiều nước không muốn bỏ việc bắn tử tù theo cách truyền thống. Dù sao, việc xử tử như vậy có phần "trực quan" hơn, và vì vậy sẽ có tác dụng răn đe bổ sung.
Từ năm 2004 tòa án Mĩ đã không còn cho phép các tử tù được lựa chọn cách chết: bắn hoặc tiêm. Tuy nhiên, đối với những người đã bị kết án trước đó, quyền này vẫn được bảo lưu. Và nhiều tử tù đã sử dụng nó. Theo dữ liệu của BBC, cứ 9 tử tù thì có 4 người muốn bị bắn, vì coi hình phạt này giàu tính danh dự hơn.
Chỉ một năm trước ở bang U-ta, Mĩ, vừa mới xử bắn tội phạm Rô-ni Li Gát-nơ, 49 tuổi.
Trong số 35 bang ở Mĩ hiện vẫn giữ án tử hình, chỉ có ở U-ta, tử tù mới còn có một khả năng như vậy. "Làm ơn, hãy bắn đi," - Gát-nơ đã nói với Thẩm phán vào cuối tháng 4/2010, khi anh ta được chọn: bắn hoặc tiêm.
Theo hồ sơ, Gát-nơ đã giết chết ủy viên công tố Mai-cơn Bơ-đen trong cuộc đọ súng khi anh ta tìm cách bỏ chạy khỏi tòa nhà của tòa án vào năm 1985. Khi đó anh ta đang bị buộc tội giết một người bán rượu là Men-vin Ốt-tơ-xtờ-rôm vào năm 1984. Trong buồng giam tử tù, Gát-nơ đã sống suốt một phần tư thế kỷ, để chờ xử tử.
Rô-ni Gát-nơ đã là tội phạm đầu tiên lại bị bắn ở Mĩ trong hơn 14 năm qua, và là người thứ ba bị bắn kể từ năm 1976, khi Tòa án tối cao khôi phục lại án tử hình. Người đầu tiên cũng bị bắn ở U-ta là kẻ đã phạm tội giết hai người, Ga-ri Gin-mo, bị bắn ngày 17/1/1977. Ga-ri Gin-mo ít nhiều còn trở nên nổi tiếng vì câu nói: "Nào, làm thôi!", mà y đã nói trước khi súng nổ.
Cái chết của Gin-mo đã gây ồn ào nhiều. "Tôi cho rằng việc đó là man rợ!" - Giám mục nhà thờ Công Giáo thành phố Salt Lake, Giôn Oét-xtơ khi đó đã nói như vậy.
Vụ xử bắn thứ hai - kẻ hiếp dâm trẻ em Giôn An-bớt Tay-lo, vào ngày 26/1/1996 - cũng thu hút sự chú ý của truyền thông đại chúng. Tên này bị kết tội hiếp dâm và sát hại một bé gái 11 tuổi.
Ở Mĩ, những người chỉ trích xử bắn cho rằng hình phạt này là một di sản của một thời miền Tây hoang dã. Tuy nhiên, ví dụ Gát-nơ cho thấy rằng có một số tội phạm cho rằng kiểu hình phạt như vậy giàu tính danh dự hơn.
Chưa có bạn nào ý kiến ý cò gì cả (không tính facebook).
Giơ tay bi bô phát biểu bằng nick Google, WordPress...
Bi bô bằng nick facebook, Yahoo...