26
Oct

Hồ Dzếnh (Vũ Thư Hiên)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

HỒ DZẾNH Vũ Thư Hiên Nhà văn Thanh Châu có một giang sơn riêng - một gác xép bằng gỗ ghép giống hệt gác xép của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái”, mà chúng tôi gọi đùa là “ông Giê Su ở phố Hàng Thuốc Bắc”.. Một thời nhiều nhà có thứ gác xép như thế. Nó tăng diện tích ở không nhiều, nhưng tạo ra một mảng riêng tư. Gác xép của Thanh Châu được dành riêng cho ông làm việc và tiếp bạn, người nhà không hề lai vãng. Để lên cái gác xép ấy tôi phải leo một cái thang dựng ngược, bám cứng vào hai thành lung lay của nó mà từng bước nhích lên rồi mới chui qua một lỗ vuông hẹp. Từ khi nhà nước cách mạng về tiếp quản Hà Nội, Thanh Châu biến mất khỏi văn đàn. Đề tài, bút pháp thuộc dòng lãng mạn nay đã không hợp thời, lại còn nguy hiểm. Nó bị coi là nọc độc. Tác giả Tà Áo Lụa, Bóng Người Ngày Xưa… giờ đây ngồi lặng lẽ nơi mảnh đất tự tạo bên cái bàn trà nhỏ đã lên màu cánh gián và bộ ấm chén gan gà tí tẹo. Người thường xuyên có mặt trên gác xép của Thanh Châu là Kim Lân, cây bút số một về chuyện nhà quê. Người thứ hai là Bùi Xuân Phái. Gày còm, xanh xao, với gương mặt rất giống Chúa Cứu Thế, tự xưng “nhát gan bậc nhất Hà Thành”, hễ gặp quá ba khách đến trước là anh lịch sự bắt tay mỗi người một cái rồi ù té. Từ cái lỗ vuông ấy, vào một ngày không còn nhớ, nhô...

19
Oct

Tiếp tục bảo thủ và ngụy biện

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Trọng Vĩnh Đôi lời: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, năm nay đã 104 tuổi, Lão thành cách mạng, nguyên Ủy viên BCHTW ĐCSVN, nguyên Đại sứ VN tại TQ (3 nhiệm kỳ). Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng ông vẫn rất quan tâm và hết sức lo lắng về tình hình đất nước, từng có nhiều bài viết, thư ngỏ đóng góp. Bài viết này được ông đọc cho con gái là bà Nguyễn Nguyên Bình, cựu trung tá quân đội, viết, ông ký - ghi họ tên ở cuối. Xin trân trọng gửi tới quý độc giả. Ba Sàm Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại tư gia, cùng con gái, và các anh chị em tranh đấu cho chủ quyền biển đảo tới thăm Hiện nay tôi đã già lắm rồi, nhưng vẫn cố gắng theo dõi những việc chính của đất nước. Ngày 15/10 (2019) vừa qua, Đài Truyền hình trung ương đưa lên buổi tiếp xúc cử tri của ông Phú Trọng ở Hà Nội. Trước tình hình nước sôi lửa bỏng do Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển nước ta mấy tháng qua, thế mà ông Trọng và một số cử tri quen mặt vẫn nói một giọng lập lờ như bao nhiêu năm trước. Tôi thấy quá buồn. Gần đây tôi cũng đã xem một số hình ảnh của cuộc tọa đàm về bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế, ngày 6/10/2019. Tôi thấy anh chị em nói rất hay, nhiều phát biểu có nghiên cứu, có tính toán, đưa...

03
Oct

Người Việt Nam không còn biết nhục!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NHỤC MÀ KHÔNG BIẾT LÀ NHỤC Luân Lê   Những tấm biển cảnh báo bằng tiếng Việt về vấn đề trộm cắp, ăn uống và vứt rác, được ghi ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Gồm: Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào và Singapore. Việc những quốc gia này cảnh báo “văn hoá” trộm cắp đồ, tham ăn tục uống, xả rác vô tội vạ như thời ăn lông ở lỗ, bằng những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt vì họ phát hiện ra những thói hư tật xấu (phạm pháp) này phổ biến ở người Việt. Và họ cảnh báo chung dành cho người Việt chứ không theo lý luận “người Việt có người thế này người thế kia” để bao biện hoặc bào chữa. Họ thấy các hành vi phổ biến ở cộng đồng người nói tiếng Việt tại nước họ, họ cảnh báo chung như vậy cho người nói tiếng này. Cũng như vậy, khi tôi nói tới thói hư tật xấu như tham ăn tục uống, thô lỗ, ăn to nói lớn và có tính hung dữ, khéo léo giả tạo...của người miền Bắc là nói tới cái phổ biến chung của cộng đồng người tại vùng địa lý này. Nó nổi bật lên, và nó được nhận thấy. Cái phổ biến là cái được phản ánh chứ không bàn tới những cái riêng biệt hoặc ít ỏi vì nó không có tính đại diện. Người nước ngoài họ cảnh báo chung cho tình trạng phổ biến của người Việt về các hành vi xấu đó, họ không cần phải biết ai là người này...