28
Nov

"Cải tiến" Chữ Quốc Ngữ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

PGS.TS. Bùi Hiền. Ảnh: internet. VỀ CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ ( Chu Mộng Long ) Ba ngày nay tôi bận công tác tận biên giới Việt - Cam, không theo dõi mạng được. Trước đó tôi đã thấy một bạn share bài viết của PGS.TS. Bùi Hiền, tôi chỉ cười vì... không lạ. Trong Hội thảo Ngôn ngữ ở Việt Nam - hội nhập và phát triển tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn, vào buổi sáng tại phiên thảo luận chung ở Hội trường 13, có một PGS hói đầu không được ban điều hành chọn báo cáo chính thức đã đứng lên phát biểu về việc cải tiến chữ quốc ngữ để hội nhập và phát triển. Lý do đúng như bài viết của ông Bùi Hiền. Tôi bật cười, vì đây không phải lần đầu tôi được nghe giới ngữ học ở Việt Nam đề xuất. Buổi chiều, tại tiểu ban ở Hội trường 13, PGS.TS. Lê Đức Luận (ĐH Đà Nẵng) nhắc lại ý kiến của vị đại biểu buổi sáng về sự cấp thiết cải tiến chữ quốc ngữ “để hội nhập và phát triển”. Tôi không nhịn được nên đã đứng lên phản bác thẳng thừng. Tôi bảo đó là sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của không ít “chuyên gia” ngôn ngữ học ở Việt Nam. Một là, ngôn ngữ, dù là âm thanh hay chữ viết, đều là khế ước của cộng đồng, không cá nhân, thậm chí là nhóm người thiểu số nào, có thể áp đặt một cách duy ý chí. Đến mức quyền lực to như cụ Hồ cũng không thể áp đặt. Bằng...

21
Nov

Việt Nam - Thời của tiến sỹ!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Luân Lê 15 Tháng 11 lúc 15:57 · THỜI LOẠN TIẾN SỸ Trong cơn kiệt quệ và cùng quẫn cả về ngân sách tài chính và sự suy thoái trầm trọng của nền giáo giục, với căn bệnh thành tích và bằng cấp là hai căn bệnh gây nên tất cả những thảm trạng mang tầm quốc gia hiện nay, họ lại tiếp tục đổ 12.000 tỷ để đầu tư cho 9.000 tiến sỹ với mục đích chỉ để “cải cách giáo dục”. Họ lại vẫn mắc vào hội chứng cuồng loạn bằng cấp, mà chính nó đã là một căn bệnh trầm kha của nền giáo dục khoa bảng và thi cử chứ không trọng thực học để con người có thể làm việc và phát kiến. Vậy phải chăng mấy chục năm với hàng chục ngàn tỷ đồng đổ vào những trận đánh lớn cải cách đều trở thành vô ích? Và hơn 24.000 tiến sỹ, gần 10.000 giáo sư hiện nay không có khả năng để giúp thay đổi được thảm trạng nền giáo dục nước nhà hay sao? Và họ tiếp tục đào tạo một số lượng lớn tiến sỹ để cải cách giáo dục - tiếp tục thí nghiệm trên những thế hệ tương lai? Và 9.000 kẻ sỹ này học gì và làm gì để thay đổi bộ mặt nền giáo dục Việt Nam sau khi họ học xong và khoác trên mình những tấm bằng ấy? Quả thực tư duy bằng cấp đã trở thành một dạng vi rút bào mòn trí não của những con người trên đất nước này. Không thể trông chờ gì vào đám trí thức rởm vẫn ngày càng hoành hành và tàn phá...

16
Nov

Cẩm nang du lịch Việt Nam (cho người nước ngoài)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

- Nếu ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen. Người ta sẽ tăng giá gấp hai. - Mua hàng, phải trả giá. Trả giá bao nhiêu cũng hớ. Nhưng nên an ủi: có người còn hớ hơn mình. - Để quên iPhone hay ví tiền, đừng quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Bạn đang ở Việt Nam, không ở Nhật. - Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay nhưng không mất nhẫn. - Đừng lễ phép, chào hỏi, cám ơn, xin lỗi. Đó là dấu hiệu của người yếu. Không có chỗ sống cho người yếu trong một xã hội toàn những người hùng. - Nếu mất giấy tờ, khi khai báo phải biết điều. Người công chức ngồi trước mặt bạn đã tốn nhiều tiền mới được ngồi đó. Hãy giúp họ thu lại số tiền đã bỏ ra đầu tư. Đơn của bạn cũng chẳng có ai xét, nhưng nếu biết điều, đỡ mất công chờ đợi. - Khi có người hỏi có biết bác Hồ không, đừng kể lể những điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Người ta chỉ nhắc khéo bạn đã quên chi tiền. - Gặp một người lần đầu, cứ nói: chào tiến sĩ. Rất hiếm người không phải là tiến sĩ, hay ít nhất phó tiến sĩ, nhưng người Việt không thích làm phó cho ai cả. - Nếu gặp một ông tiến sĩ có trình độ thấp hơn học sinh tiểu học, đừng ngạc nhiên. Có thể ông ta chưa học xong tiểu học. - Nếu người ta đưa một tờ giấy khổ lớn, đầy chữ, đừng nghĩ đó là thực đơn. Đó...

13
Nov

APEC 2017 - Tập Cận Bình “vừa ăn cướp vừa la làng”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Paulus Lê Sơn Một quốc gia có những hành động tạo chiến một cách hệ thống và gây tổn thất lớn cho các quốc gia khác như vậy thì thử hỏi những lời diễn văn rồng bay phượng múa của Tập tại APEC Đà Nẵng có thật lòng? Chiều ngày 10.11.2017, trong Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương APEC diễn tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đã có bài phát biểu với lời kêu gọi kêu gọi phát triển đa phương, mở cửa ở Châu Á-Thái Bình Dương. Và hứa “Chúng tôi cam kết tạo ra sự phát triển hòa bình ổn định ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, tạo ra khuôn khổ hợp tác quốc tế bình đẳng, cùng có lợi”. Một bài phát biểu dài khoảng 1700 từ đã được dịch sang tiếng Việt, với những lời lẽ có cánh, tô vẽ một bức tranh kinh tế sáng ngời cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, “Xây dựng một khu vực tự do ở Châu Á-Thái Bình Dương là giấc mơ chúng ta cùng nuôi dưỡng”. Kêu gọi thế giới bắt đầu một điểm mới, một trang mới, ông Tập còn mượn lời của một nhà hiền triết “chúng ta cần nhìn về tương lai, chứ không nhìn vào quá khứ”. ông Tập cho rằng Châu Á-Thái Bình Dương phải hợp tác đa phương với nhau, thúc đẩy nền kinh tế mở để có một tương lai tươi sáng hơn. ”Mở cửa mang lại tiến bộ, đóng cửa sẽ bị bỏ lại phía sau”...

13
Nov

Đồng Tâm - Chịu thua dân ư, chịu sao thấu!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tương Lai Nhưng đó là chuyện nhãn tiền. Chiều 8.11.2017 dân Đồng Tâm tổ chức cuộc họp trực tuyến phản bác lại lời của Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội phát biểu trước Quốc hội hôm 7.11.2011: “Khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra cái việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân… Không có vấn đề gì liên quan đến quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh gây thương tích ông Kình. Ở đây hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ, và gia đình ông Kình đã xông vào cản trở cơ quan điều tra, dẫn đến việc đáng tiếc như vậy” . Đài BBC đưa ngay tin này và tường thuật tỉ mỉ như sau: “ Ông Kình cho biết hôm 15/4 các cán bộ yêu cầu cụ ra chỉ mốc giới ở khu đất tranh chấp với chính quyền, tuy nhiên cán bộ sau đó yêu cầu người dân ra về, chỉ còn lại vài người trong đó có hai ông Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Vệ và bà Hoàng Thị Thăng. Theo lời ông Kình, một cán bộ đã nổ súng bắn chỉ thiên và ngay sau đó ông bị một cán bộ “đá văng” làm gãy xương đùi. “Hai cảnh sát cơ động, mỗi người khiêng tay và chân tôi, quăng lên xe như một con thú” , ông Kình giữ nguyên cáo buộc từng tuyên bố suốt nhiều tháng qua...

09
Nov

Chuyện cụ thể về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VỀ NGÔI NHÀ 34 HOÀNG DIỆU Dương Đức Quảng Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ, tiếc thương và cả sự thông cảm với gia đình cụ xung quanh câu chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, nơi cụ đã ra đi. Nhà báo Quốc Phong đã có một bài khá hay trên báo Thanh Niên kể nhiều chuyện về hai cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ, trong đó có chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội này. Một số nhà báo và bạn viết khác, trong đó có người tôi biết khá rõ cũng viết về ngôi nhà này nhưng có những chi tiết chưa thật đúng, thậm chí cho đây là câu chuyện “thâm cung bí sử” ít người biết, "khi nào đó tôi sẽ viết ra"!. Là một nhà báo có hơn mười năm làm việc tại Văn phòng Chính phủ có điều kiện tiếp cận với các thông tin liên quan đến ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, hôm nay tôi đưa lên fb của tôi một đoạn trong cuốn Hồi ký tôi đang viết dở về cuộc đời làm báo của mình để cung cấp thêm thông tin với bạn đọc về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu này: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất băn khoăn, trăn trở mỗi khi nghĩ đến những người dân đã hiến tài sản của mình cho cách mạng, kháng chiến mà sau ngày hòa bình, thống nhất đất nước Chính phủ vẫn...

09
Nov

Nhà 34 Hoàng Diệu - Chứng nhân của lịch sử

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu - chứng nhân của lịch sử. (Ảnh: internet) Lưu Trọng Văn 09-11-2017 Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu chứng nhân của Lịch sử Sáng qua trước khi ra sân bay về Sài Gòn,gã đi qua phố Hoàng Diệu, Hà Nội. Ngôi nhà 34 tầng hai sáng đèn. Gã biết nơi ấy đang có lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ 103 tuổi vợ của cụ Trịnh Văn Bô nhà tư sản dân tộc đã hiến cho chính phủ Hồ Chí Minh 5147 lượng vàng khi mà ngân khố quốc gia trống rỗng. Gã tính vào để thắp nén nhang cho người đàn bà yêu nước từng tuyên bố: tôi cho chính phủ 1000 lượng vàng để chính phủ đút lót cho mấy tư lệnh của Tưởng Giới Thạch chỉ huy quân Trung Quốc tại VN lúc đó chỉ vì muốn tránh đổ máu cho đồng bào và chiến sĩ của ta. Nhưng rồi gã nghĩ,thôi mình chỉ là anh dân hãy như bao người dân khác qua đường nhìn vào và lặng lẽ có lời cầu khấn cho một con người giàu có nhưng tử tế và yêu dân, yêu nước ở thời kì quá thiếu vắng những người như thế là được rồi. Gã từng học cùng lớp với Minh Châu con gái tướng Hoàng Văn Thái. Một cô gái xinh đẹp và trầm tính, học giỏi, nết na nhất lớp. Chả bao giờ nói chuyện với nhau, cũng như trong lớp gã chả bao giờ nói chuyện với Hoà Bình con gái tướng Giáp, Sơn Dương con trai thủ tướng Đồng bởi do gã tính khí kẻ bụi đời trong khi các bạn...

08
Nov

Đuổi kịp Mông Cổ? - KHÔNG BAO GIỜ!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ? - KHÔNG BAO GIỜ! Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng 1. Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả? Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó đã ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa xưa, từ cái thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi rằng: "Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái... Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa". Tôi thấy thế nên cũng đã theo, đi Mông Cổ một chuyến. Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái gì? Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn)không biết Việt Nam mình cóđuổi kịp Mông Cổhay không? Mông Cổ diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam,dân số hơn 3 triệu người (bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hãy tưởng tượng hơn 1 triệu người ở rải rác trên lãnh thổ gấp 6 lần Việt Nam.. Mông Cổ có...

06
Nov

Dự luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

7 điểm giống nhau đáng kinh ngạc giữa dự luật An ninh mạng Việt Nam và Luật An ninh mạng năm 2016 của Trung Quốc (Ảnh: Asia Times) TRỊNH HỮU LONG Vào đúng những ngày đầu tháng 11 này năm ngoái, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật An ninh mạng, ấn định ngày nó bắt đầu có hiệu lực là 1/6/2017. Năm ngày sau khi đạo luật trên có hiệu lực, Bộ Công an Việt Nam gửi tờ trình lên Chính phủ, chính thức đề xuất dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam. Đây là kết quả của một quá trình lập pháp kéo dài từ tháng 7/2016, khi Quốc hội đưa luật này vào nghị trình của mình và Bộ Công an cũng thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập dự án Luật An ninh mạng cuối tháng 3 năm nay. Trải qua quá trình lấy ý kiến và 4 lần dự thảo, dự luật này đang nằm trên bàn Quốc hội. Nó sẽ được Quốc hội thảo luận trong kỳ họp cuối năm 2017 này và dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp tiếp theo vào giữa năm tới. Dự luật An ninh mạng của Việt Nam, không biết do vô tình hay cố ý, giống Luật An ninh mạng của Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc. Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Công an cũng nói rõ họ có tham khảo các đạo luật an ninh mạng của Trung Quốc, Nhật, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, và Mỹ. Cần phải làm rõ rằng tôi không có bằng chứng nào về việc chính phủ Việt Nam sao chép luật...

03
Nov

Rằm Tháng Chín - Lễ hội Đả Ngư, tiệc cá Đền Và

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Món cá nướng trong tiệc cá Tế Thánh Tản Viên năm Đinh Dậu. LỄ HỘI ĐẢ NGƯ VÀ TIỆC CÁ ĐỀN VÀ Nguyễn Xuân Diện Đền Và (Đông Cung) - thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, ngoại thị Sơn Tây, Hà Nội là nơi thờ phụng Tam Vị Tản Viên Sơn Đại Vương Quốc Chúa Thượng Đẳng Thần, vị thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử và cũng là đứng đầu bách thần, khí thế rừng rực thưở đương thời, anh linh tỏa rạng mãi muôn sau. Đền do Thánh Tản chọn đất. Đây là nơi Thánh đi tuần du, tắm gội rồi về nghỉ lại, gác lại Gậy tiên, Sách ước nơi đây. Đây là nơi Thánh Tản thiết triều nghe lời tâu bày của bách quan và trăm họ; kiến trúc đường bệ, đăng đối và thâm nghiêm giữa rừng lim già tĩnh mịch, trong không gian độc lập, lại vừa gần gũi với trung tâm huyện lỵ Tùng Thiện và tỉnh lỵ Sơn Tây xưa. Đền Và chính là một ngôi đền văn học, là nơi danh sĩ các đời bày tỏ tấm lòng sùng kính với Đức Thánh Tản. Mùa thu, Đền Và mở hội vào ngày Rằm tháng 9. Lễ hội có nghi thức đánh cá thờ, chữ Nho gọi là đả ngư   打魚 . Vì vậy lễ hội mùa thu còn gọi là hội đả ngư (đánh cá). Vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch), dân làng các thôn Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai, Phụ Khang ùa ra đoạn sông Tích từ “Thượng Cầu Vang (thôn Phụ Khang, xã Đường Lâm) đến...