28
Jan

Tuổi Trẻ Cười năm Gà

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

NĂM GÀ CƯỜI THẢ GA  Tuổi trẻ cười   TTO - Mời bạn đọc cùng thưởng thức câu chuyện con gà năm Đinh Dậu: Ai là "soái kê", ai là "anh kê... bảo kê", dự án gà chống ngập, câu chuyện gà ấp trứng... qua nét vẽ của các họa sĩ biếm báo Tuổi Trẻ Cười (Bài viết của tác giả Xuân Nguyên )...

27
Jan

Hoa phố

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngay sau 1975, có một loạt sách về Miền Nam xuất bản. Tôi nhớ có đọc cuốn bút ký ghi chép nóng hổi của các nhà văn quân đội, trong đó có một bài chê miền Nam cái gì cũng giả, tức là bằng nhựa, thấy lạ lắm. Nào là hoa nhựa, chiếu nhựa, quần áo nilon, đến quả chuối cúng cũng bằng nhựa, thậm chí gạo cũng nhựa luôn. Vài chục năm sau, té ra cái món ấy nó trở thành quá bình thường. Đến cả gạo nhựa, tưởng là nói chơi chơi cho sướng mồm vậy, té ra, thi thoảng chõ này chỗ kia cũng vẫn rộ lên, gạo nhựa, mực khô nhựa, thậm chí trứng nhựa... Hoa này nhiều người bảo giống cái... lồng gà, người bảo cái nơm... Tôi là người rất ghét hoa nhựa. Hoặc chơi hoa thật, hoặc là thôi. Nhưng té ra lại có nhiều người xài nó. Bởi nó tiện, chưa nói chuyện rẻ bởi mua một lần dùng cả mấy năm, mà cái chính là nó tiện. Nên nhiều nhà chơi, nhiều cơ quan công sở chơi. Nhưng, người kỹ, người tinh tế, thì vẫn chơi hoa thật, có khi chỉ là mấy cọng hoa dại thậm chí là cỏ, thả vào cái bình gốm, nó vẫn là... hoa hơn. Sau này phát triển, hoa điện phát triển. Là các bóng điện tí xíu kết thành chùm, người ta mua về kết xung quanh các cây hoa, khiến cho cây mai hay đào ngày tết chẳng hạn, cứ lập lòe lẫn lộn hoa thật hoa giả trông rất buồn cười. Mốt này ở nông thôn...

27
Jan

Chân dung chợ Việt xưa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chân dung chợ Việt xưa (Khảo cứu của Trịnh Quang Dũng) Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt hơn nữa…chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”.  Tên Kẻ Chợ được nhiều người gọi trong dân gian, đặc biệt là các giáo sĩ, thương nhân phương Tây và trở nên rất phổ biến từ thế kỷ 17 khi mà Tonquin (Đông Kinh) thời bấy giờ trong những ngày “Phiên” trở thành một cái “chợ khổng lồ” [1:].Người phương Tây đầu tiên dùng từ Kecho phải dành cho giáo sĩ Bồ Đào Nha, ông Barros. Ông đã phiên âm tiếng Kecho (cacho) trong cuốn sách “Nói về Châu A-Da Asia” của mình và cho ấn hành vào năm 1550. Rất nhiều các từ phiên âm khác xuất hiện muộn hơn trong các văn bản, bản đồ của người phương Tây sau này như: kechu, cachu, cacho v.v…tất cả đều là phiên âm của từ Kecho. Kẻ có nghĩa là “vùng” vậy nên trong dân gian, địa danh kẻ Mơ, kẻ Cót, kẻ Noi v.v… vẫn còn tồn tại khá phổ biến cho tới tận nửa đầu thế kỷ 20. Bởi vậy cái tên Kẻ Chợ bao hàm ý nghĩa “vùng đất họp chợ”, “vùng rất nhiều chợ”. Chỉ riêng điều đó cũng cho ta thấy sự phát triển của mạng lưới chợ như “trăm hoa đua nở” ở mảnh đất đế đô Đông Kinh vào thế kỷ 17,18.   Sự...

26
Jan

Tết xưa, Tết nay

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TẾT XƯA, TẾT NAY (Đỗ Phấn, 24/1/2017 — cuoituan.tuoitre.vn... ) Minh họa: Bích Khoa Gần nửa thế kỷ trước, khi Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, lũ trẻ Hà Nội được quay về thành phố học tiếp chương trình phổ thông. Cũng chỉ là học ở những trường loanh quanh ven nội. Trong thành phố vẫn chưa mở lại trường học. Năm học khai giảng vào tháng 9-1969 ở các trường ngoại thành đông nghịt trẻ con Hà Nội. Nhiều trường phải mượn thêm những căn nhà bỏ không trong làng làm lớp học cách xa hiệu bộ. Như thế đã là quá hạnh phúc sau bốn năm học ở các miền quê xa xôi. Cái Tết đầu tiên đó là niềm vui tuyệt đỉnh của cả người lớn và trẻ con. Không còn cảnh các phụ huynh phải lẽo đẽo xe đạp đi tiếp tế thực phẩm. Không còn cảnh Tết nhất tù mù ngọn đèn dầu trong những xóm làng heo hút. Lũ trẻ sau bốn năm rèn luyện ở nơi sơ tán đã trưởng thành, có thể quán xuyến việc nhà, thay phụ huynh đi xếp hàng mậu dịch mua tiêu chuẩn Tết, chuẩn bị nồi bánh chưng cùng mẹ. Đứa lớn vo gạo đãi đỗ. Đứa nhỏ rửa lá, quét nhà trải chiếu chuẩn bị nơi ngồi gói bánh chưng. Cả nhà quây quần bên chiếu gói bánh vào chiều 28 Tết. Bà mẹ gói chính, con lớn cắt lá, con nhỏ dùng bát múc gạo và đậu rồi tí toáy ngồi tập gói bánh chưng con. Khi bánh chưng đã xếp vào nồi là lúc bọn con trai lớn...

23
Jan

Đặc sắc, chùm tranh Táo Quân Việt Nam 2016

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

  Chỉ sau 20 tháng được tuyển dụng, một lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng từ chuyên viên bình thường đã được bổ nhiệm chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-them-mot-vu-pho-duoc-bo-nhiem-sieu-toc-345817.html Ô nhiệm môi trường ở VN https://www.google.com.vn/ search?q=ô+nhiễm+môi+trường +ơ+việt+nam&espv=2&biw=168 0&bih=895&tbm=isch&tbo=u&s ource=univ&sa=X&ved=0ahUKE wigvOvuidDRAhVCmJQKHeQfAmI QsAQIJw&dpr=1 “Tuyến cáp treo từ công viên Hoàng Văn Thụ vào sân bay sẽ thuận lợi hơn tuyến từ công viên Gia Định. Vì tuyến đường từ công viên Gia Định đi theo đường Hồng Hà không có dải phân cách nên không thuận lợi bằng" - ông Thắng nói. http://tuoitre.vn/tin/ chinh-tri-xa-hoi/20170113/ de-xuat-tiep-can-san-bay-ta n-son-nhat-bang-cap-treo/ 1251757.html   TP HCM 'thất thủ': Người dân nhẫn nhịn không phải vì cơn mưa http://vitalk.vn/threads/ tp-hcm-that-thu-nguoi-dan-n han-nhin-khong-phai-vi-con -mua.2442968/ Tình trạng ngập lụt ở TP HCM như thế nào qua 8 năm http://vnexpress.net/ interactive/2016/ 59-diem-ngap-tp-hcm/...

21
Jan

Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Donald Trump (toàn văn)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thưa Chánh án Tòa án tối cao Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, thưa đồng bào Mỹ và nhân dân trên toàn thế giới, xin cảm ơn. Chúng ta, những công dân của nước Mỹ, đang cùng tham gia một nỗ lực lớn của dân tộc để tái kiến thiết đất nước và khôi phục lời hứa của đất nước đối với tất cả mọi người. Cùng nhau, chúng ta sẽ quyết định đường lối của nước Mỹ và thế giới trong nhiều, nhiều năm sau này. Chúng ta sẽ đối mặt với các khó khăn, chúng ta sẽ đương đầu với các thử thách, nhưng chúng ta sẽ làm được. Cứ bốn năm một lần, chúng ta lại quây quần lại đây, trên những bậc thang này, để thực hiện những lễ chuyển giao quyền lực trong trật tự và hòa bình, và chúng ta biết ơn Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama vì sự hỗ trợ nhiệt tình của họ trong quá trình chuyển giao. Họ đã rất tuyệt vời. Xin cảm ơn. Tuy nhiên, buổi lễ hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt vì ngày hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ một chính quyền sang một chính quyền khác, từ đảng này sang đảng khác, mà chúng ta đang chuyển gia quyền lực từ Washington DC và mang nó lại cho các bạn, những người dân của nước Mỹ. Trong một thời gian dài, một nhóm nhỏ tại thủ đô của đất nước đã hưởng thụ những ưu đãi từ...

16
Jan

Nhà nghiên cứu Ross Babbage nói về việc đối phó với các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông của Châu Âu và Mỹ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

VÌ SAO PHƯƠNG TÂY LẠI ĐỂ BẮC KINH LÀM MƯA LÀM GIÓ TRÊN BIỂN ĐÔNG? Thụy My Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016. REUTERS/Stringer Nhà nghiên cứu Ross Babbage (*) trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng chuyên phân tích vấn đề an ninh, trụ sở tại Washington) nhận định, bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của tác giả cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề «Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông: Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền Trump». Theo tác giả, chính sách của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận đã thất bại. Những tuyên bố lặp đi lặp lại về lợi ích giới hạn đi kèm với những đợt cho phi cơ và chiến hạm tuần tra không ngăn được chương trình xây lên các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, cũng như ý đồ thống trị khu vực về mặt quân sự. Khi tìm cách làm giảm nhẹ nguy cơ đối đầu ở từng giai đoạn, Hoa Kỳ và các đồng minh trên thực tế đã nhường lại việc kiểm soát khu vực mang tính chiến lược cao độ này cho Trung Quốc, mà tác giả coi như một tiến trình đầu hàng tiệm tiến. Tiền lệ xấu đã được đặt ra, và các thông...

14
Jan

Buộc Facebook, Youtube hợp tác chặn thông tin XẤU ĐỘC

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mr. Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc hiện đang cấm các mạng xã hội như Twitter, Facebook, SnapChat, dịch vụ của Google cùng hàng nghìn trang web. Và Việt Nam, qua thông tin dưới đây, qua một quan chức có tên mỉa mai là “Tự Do”, sẽ theo gót ông anh Bốn Tốt, buộc chủ các trang web, mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube... phải “hợp tác” để chặn thông tin “xấu”, “độc”. Trên thực tế, thông tin bị coi là “xấu”, “độc” chẳng qua không hợp với khẩu vị của nhà nước. Như thế, quyền tự do biểu đạt của người dân một lần nữa sẽ có nguy cơ bị hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên, có buộc các công ty khổng lồ như Facebook, Youtube kiểm duyệt không, là một vấn đề không dễ. Năm 2010, Google từng chủ động rút khỏi một thị trường béo bở như Trung Quốc vì không chịu tuân lệnh nhà nước sở tại ngăn chặn những tin bài “xấu”, “độc”. Một thị trường nhỏ như Việt Nam liệu có đủ sức khiến cho Google chà đạp lên danh tiếng của mình để hỗ trợ nhà nước toàn trị? Biện pháp kỹ thuật mà Trung Quốc áp dụng để đối phó với mạng xã hội là: (1) Xây dựng Vạn lý tường lửa (Great Wall Firewall) để ngăn chặn những tin bài không mong muốn và Cái Khiên Vàng (Golden Shield) để giám sát và...

14
Jan

Tự bao giờ CÁI ÁC lên ngôi?..

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi cứ tự hỏi, có đất nước nào trên thế giới này có cái trò man rợ là rải đinh ra đường cho xe bị cán để mình (thợ sửa xe) có việc làm không? Hình như trong sách đông tây kim cổ chưa thấy nhắc đến việc này. Những cây đinh ngày càng được làm tinh vi. Ban đầu chỉ là những cái đinh thường mua trong chợ, tiến lên tự cắt những cái đinh 3 cạnh bằng tôn, và hiện nay, “thị trường” đang xuất hiện loại đinh bằng sắt hoặc thép đến 4 cạnh, vô cùng sắc ngọt, vô cùng vững chãi, không bánh xe nào thoát nếu đã “được” nó xỉa vào. Một miếng vá xe chỉ mấy chục ngàn đồng, nhưng tính mạng con người thì kinh khủng. Bọn “đinh tặc” chắc không, hoặc cố tình không biết, rằng nếu xe máy hoặc ô tô đang chạy mà bị đinh đâm rồi nổ lốp, nhất là lốp trước, thì tai họa khôn lường thế nào. Bất chấp tất cả, hàng đêm chúng vẫn sản xuất đinh, rồi đi rải, rồi ngồi chờ con mồi nộp mạng. Chúng kiếm ăn bằng cái trò man rợ, bẩn thỉu vừa rất mông muội lại vừa rất thất nhân tính mà không ai nghĩ lại có thể tồn tại ở thế kỷ 21. Thế mà nó đã và vẫn hàng ngày tồn tại trên đất nước ta, suốt từ Nam chí Bắc, và chúng ta có vẻ như,.. bất lực. Nó bất lực từ cái cách có những nơi đoàn viên thanh niên, có cả công an nữa, chế ra những chiếc xe hút đinh rất thủ công và đầy chất đối phó. Sáng chiều cho tới...

12
Jan

Sự thay đổi của xuân và Tết trong thơ Nguyễn Bính

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Số lượng và chất lượng Do hoàn cảnh phải làm thơ để kiếm sống, Nguyễn Bính thuộc loại viết nhiều về xuân nhất. Thử ghi lại tên một số bài thơ mà Nguyễn Bính đã viết, trong đó có nói đến xuân là tết. Lỡ bước sang ngang: Mưa xuân Tâm hồn tôi: Xuân về Một nghìn cửa sổ: Thơ xuân, Mùa xuân xanh Mười hai bến nước: Xuân tha hương Mây tần: Tết của mẹ tôi Đây nữa, các bài thơ lẻ mới đăng báo mà chưa in vào tập nào: Vườn xuân, Xuân thương nhớ, Tết biên thùy . Tiếp đó, nếu dừng lại kỹ hơn ở các bài thơ khác không thật trực tiếp song vẫn nói đến cùng một đề tài (như Cô lái đò, Quán trọ, Khăn hồng, Vài nét rừng ) thì người ta phải công nhận với nhau rằng Nguyễn Bính, trong số các nhà thơ hiện đại, là một trong những người viết nhiều về xuân và tết hơn ai hết. Nếu lại biết rằng Nguyễn Bính qua đời vào một ngày cuối tháng giêng 1966, tức cuối năm Ất Tỵ, trước khi chuyển sang năm Bính Ngọ, thì người ta càng có quyền để cho sự liên tưởng được đẩy đi xa hơn nữa. Sách Giai thoại Nguyễn Bính kể: một người bạn của Nguyễn Bính là Trần Lê Văn cho rằng tác giả Lỡ bước sang ngang đã tiên liệu trước cái chết của mình ngay từ thời viết mấy câu thơ trong bài Nhạc xuân : Năm mới tháng giêng mùng một tết Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân...

10
Jan

Táo 2017

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TÁO 2017 Phọt Phẹt: Gớm, bao năm, nay ông mới về chính ngày. Táo: Về sớm anh nhiếc tôi ra rả. Muộn thì chả có cá lên. Từ giờ giở đi cứ chính ngày tôi về. Phọt Phẹt: Ông yên tâm đê, năm nay có BRT rồi. Hanh thông mọi nhẽ. Táo: Là cái mẹ gì? Ối đấy, cấm bỏ được cái nết nói tục văng bậy khi ở với nhà anh. Phọt Phẹt: Là xe biz nhanh. Năm nay ông lên thiên đình bằng biz nhanh. Nghe nhở? Táo: Đi gì cũng được, miễn anh đừng “ tiễn” tôi bằng K59 của tay gì kiểm lâm mạn Yên Bái. Gớm, hạ giới các anh năm nay loạn quá thể. Phọt Phẹt: Thượng bất chính thì hạ tắc loạn thôi. Hà tất ông phải kêu rên. Mà bọn nhũng nhiễu ấy chết bớt đi cũng được. Táo: Anh ác khẩu vừa vừa thôi. Mà cái tệ nạn ấy bác cả nhà anh chống mãi mà chửa ra cơm cháo gì à? Phọt Phẹt: Chống gì thì cũng phải cần có cơ chế. Chứ đằng này tinh bằng hô hào miệng mí khẩu hiệu suông và nghị quyết rung chuông. Không sập giàn là may chứ chống cái ếch. Chẳng có kế sách mẹ gì hay ho ra trò cả nên đang kêu nhân dân vào chống hộ kia kìa. Táo: Nhân dân có quyền lực gì đâu mà chống. Chỉ có quyền lực mới sinh ra tham nhũng. Như hạ giới các anh, quyền lực tuyệt đối sinh ra tham nhũng tuyệt đối. Đem nhân dân ra chống khác gì đấm bòi vầu sông. Ấy đấy, lại nói bậy rồi...

06
Jan

Chuyện NHẬU của dân ta

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Phải nói thật là, tôi biết nhậu và cũng... chịu nhậu. Nhiều hôm thèm nhậu cũng gọi điện tứ tung, và cũng nhiều hôm phải tắt điện thoại hoặc... nói dối qua điện thoại để... trốn nhậu. Đã từng huênh hoang khoe 4 ngày đi 7 tỉnh miền Tây mà không gục, đã từng huếnh hoáng rằng đi xuyên các tỉnh cực bắc uống rượu bằng bát mà không say. Nhưng cũng đã từng cay đắng thú nhận, có lúc, chỉ nghĩ tới, chỉ ngửi thoang thoảng, là đã say nhào đầu... Gần như biết mọi món ăn đặc sản các miền, đồng nghĩa với biết gần hết thức uống các vùng. Chứ sao, Việt Nam ta từ bao giờ chả biết, ăn là phải đi kèm uống. Vào nhà hàng bây giờ, sau khi gọi món, thì đàn ông, đương nhiên sẽ được phục vụ bia hoặc rượu. Còn phụ nữ, cũng đương nhiên, là nước, nước gì cũng được, nhưng phải là nước. Thường là nước ngọt, không thì nước suối đóng chai. Tất nhiên không kể các bà các cô uống... bia luôn cho tiện. Có lần tôi thắc mắc: Không biết tự bao giờ, thói quen uống nước, đi kèm ăn cũng các bà các cô. Hỏi  xong bị mắng ngay: Bình đẳng mà, đàn ông uống được thì đàn bà cũng uống. Tất nhiên không uống rượu bia thì uống nước, thế thôi. Các cụ bà xưa thì không thế. Các cụ ông vẫn uống rượu như... bây giờ, nhưng các cụ bà không có ly nước ngọt hay nước mưa bên cạnh. Các cụ chỉ xơi canh. Xong cơm...