
ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ? - KHÔNG BAO GIỜ! Nhà văn Nguyễn Xuân Hưng 1. Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả? Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó đã ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa xưa, từ cái thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi rằng: "Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái... Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa". Tôi thấy thế nên cũng đã theo, đi Mông Cổ một chuyến. Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái gì? Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn)không biết Việt Nam mình cóđuổi kịp Mông Cổhay không? Mông Cổ diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam,dân số hơn 3 triệu người (bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hãy tưởng tượng hơn 1 triệu người ở rải rác trên lãnh thổ gấp 6 lần Việt Nam.. Mông Cổ có...