Maradona: “Tôi nhớ thương Fidel Castro như người cha thứ hai”
0 ý kiến, vàBạch Hoàn: Cần xử lý ngay ông Nguyễn Minh Mẫn
0 ý kiến, và
Cần xử lý ông Nguyễn Minh Mẫn
FB Bạch Hoàn
24-11-2016
Nguyễn Minh Mẫn, ông thân là cán bộ lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ, hiện giữ chức quyền Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối văn hoá xã hội. Lẽ ra, khi phát hiện ra những công trình vụ việc vi phạm của các tổ chức, cá nhân, mà những vụ việc ấy có thể gây hoang mang dư luận, gây xói mòn niềm tin trong nhân dân, gây tổn hại uy tín của thể chế, gây thiệt hại cho ngân sách, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ông phải nhanh chóng công bố để nhân dân giám sát thông qua báo chí, để lãnh đạo nắm rõ vụ việc nhằm có hướng xử lý thích đáng.
Nhưng, theo một clip 10 phút ghi lại lời phát biểu được cho là của ông tại buổi công bố thanh tra Đại học Quốc gia TP.HCM mới đây, thì ông lại dạy cho các đối tượng thanh tra cách che giấu, bưng bít thông tin và thoả thuận với nhau. Ông không xứng đáng một công dân chứ đừng nói là một cán bộ Đảng viên.
Tôi nghĩ rằng ông nên từ chức. Còn nếu vẫn bất chấp sĩ diện, bám lì lấy cái ghế ấy thì ông Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính phủ nên có hành động phù hợp để xử lý thành phần đang phá hoại uy tín của tổ chức này.
Tôi nghĩ, đây là lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể minh chứng bằng hành động cho thông điệp mà Thủ tướng đã gửi đến nhân dân: “Không có vùng cấm trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Thưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để không có vùng cấm, nhân dân phải được quyền giám sát. Nhân dân giám sát thông qua báo chí. Thanh tra Chính phủ là lực lượng xung kích trong công tác chống tham nhũng. Vậy mà, lãnh đạo cấp vụ của đơn vị này đang coi thường quyền được biết của nhân dân, bưng bít thông tin, bịt miệng dư luận, che đạy cái xấu.
Thủ tướng hãy xem một cán bộ phát biểu như đoạn trích dưới đây có xứng đáng đứng trong bộ máy công quyền nữa hay không. Bởi loại cán bộ này, tôi nghĩ rằng nhân dân chẳng còn hi vọng gì được nữa.
“Lần này, thưa với các đồng chí, tôi với đồng chí Huẩn đã thống nhất cả hai đoàn thanh tra, trong đó một đoàn đang ở đây, riêng lĩnh vực cơ bản vẫn phải làm, nhưng làm trên tinh thần để giúp các đồng chí có được những công trình làm chưa tốt thì yêu cầu nhà thầu phải khắc phục.
Những công trình tiếp theo, các đồng chí là chủ đầu tư, các đồng chí rút ra được bài học kinh nghiệm, để khi đấu thầu với bên B để xây dựng để các thầy cô và các em sinh viên có những nhà kiên cố và chất lượng lâu dài. Mục đích là thế, chứ không… Còn tôi nói rõ là, sau khi giữa đoàn thanh tra và nhà trường phát hiện ra điều đó thì chúng ta sẽ hội ý và trao đổi, trao đổi mật.
Chuyện vui "Tiếp Khách"
0 ý kiến, và
Hội nhập và Nhập hội
0 ý kiến, và
Việc Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được giới kinh tế phân tích ý nghĩa và tác động của nó đối với Việt Nam. Nhiều người tin rằng Việt Nam sẽ mất đi một cơ hội hội nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu. TPP, bị xóa sổ với sự rút lui của Mỹ hay vẫn tiếp tục được các nước còn lại quyết tâm thực hiện, sẽ chẳng bao giờ là cây đũa thần giúp vực dậy kinh tế Việt Nam.
Vấn đề của Việt Nam không phải là hội nhập. Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ năm 2006 bằng việc trở thành thành viên WTO. Khi Việt Nam gia nhập WTO, giới phân tích đã phác họa một viễn cảnh tươi sáng. WTO được vẽ ra như một đường băng giúp Việt Nam cất cánh lên bầu trời toàn cầu. WTO sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội Việt Nam. Công-nông dân sẽ khấm khá hơn. Bây giờ, sau 10 năm, đời sống công-nông dân đã được “lột xác”, trơ trụi.
Họ trở thành những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của một nền kinh tế “hội nhập quốc tế theo định hướng XHCN”. Không có trách nhiệm gây ra nhưng họ phải đồng gánh chịu một tỷ lệ nợ công khổng lồ. Giải trình trước Quốc hội ngày 1-11-2016, ông Bộ trưởng Tài chính cho biết, năm 2001, nợ công chiếm 36,5% GDP năm 2005; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 là 62,2% GDP. Năm 2015, tổng nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần so với năm 2001…
Vấn đề của Việt Nam không phải là hội nhập. Việt Nam đã “hội nhập” từ trước WTO. Năm 2015, nhân dịp 70 năm thành lập ngành ngoại giao, báo Tuổi Trẻ nhắc lại rằng Việt Nam đã “thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới”. Trang web Chính phủ cho biết thêm: “Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới”.
Tuy nhiên, Việt Nam “NHẬP HỘI” chứ không phải “HỘI NHẬP”.
Việt Nam chẳng đứng ở đâu trong ngôi làng toàn cầu, ngay cả trong “thế giới phẳng khu vực”. Việt Nam cung cấp một “nguồn” tiến sĩ khổng lồ nhưng giới “trí thức tinh hoa” ấy không có đóng góp nào cho đất nước, huống hồ một công trình nghiên cứu được chú ý ở khu vực. Sự xuất hiện ào ạt tiến sĩ Việt Nam chẳng khác gì Trung Quốc xuất xưởng hàng loạt búp bê. Một thứ đồ chơi rẻ tiền.
“Hội nhập” không làm cho Việt Nam được tôn trọng hơn. Trong tiến trình “hội nhập”, Việt Nam khiến các quốc gia khu vực ngày càng e ngại bởi hiện tượng ăn cắp tràn lan. Khi “hội nhập”, giới quan chức Việt Nam dường như không học được gì về văn hóa hội nhập. Công du nước ngoài, họ như những đứa trẻ ít học và thiếu giáo dục. Trong phòng họp với Tổng thống Ý mới đây, một ông quan quân đội đã thản nhiên móc lược ra chải đầu. Đó là hình ảnh điển hình của một sự lùi lại thê thảm của nền văn hóa dân tộc, chứ không chỉ văn hóa ngoại giao.
Đóng cửa Formosa nếu tái phạm?
0 ý kiến, và
Thời gian gần đây lần lượt Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng tuyên bố rất quyết liệt là sẽ đóng cửa Formosa nếu tập đoàn này tái phạm.
Thừa hiểu nếu điều này xảy ra, Chính phủ sẽ phải đối mặt với
(1) yêu cầu đòi bồi thường từ Formosa dựa vào Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Đài Bắc - Hà Nội
hoặc
(2) một vụ kiện ở Tòa án trọng tài Phòng thương mại Quốc tế mà phần thắng chưa biết nghiêng về ai.
Khả năng nào cũng gay go, vậy sao Thủ tướng vẫn mạnh miệng đòi đóng cửa Formosa nếu nó tái phạm?
Đơn giản thôi, vì Formosa sẽ không-thể-nào tái phạm, hay ít nhất sẽ không tái phạm theo cách hiểu của Chính phủ.
Vì sao nói như vậy?
Hãy nhớ lại khoảng thời gian khi Chính phủ tuyên bố Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa và hứa với quốc dân là sẽ khởi tố Formosa nếu nó tái phạm. Sau đó không lâu Formosa bị phát hiện đổ chất thải rắn trái phép, Chính phủ đã lờ đi lời hứa trước đó, vì họ không coi hành vi đó của Formosa là ‘tái phạm’.
Thêm nữa, trong 53 vi phạm của Formosa, nghiêm trọng nhất là việc tự ý đổi công nghệ từ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) khi đề xuất dự án sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) trên thực tế. Nay, Chính phủ đồng ý cho Formosa tiếp tục sử dụng công nghệ cốc ướt ô nhiễm này cho tới hết năm 2019 có phải là đang tạo điều kiện cho nó tái phạm liên tục trong 3 năm tới đây không? Hay đây vẫn chưa được coi là tái phạm?
Nếu cả hai trường hợp trên đều bị Chính phủ từ chối coi là tái phạm thì chắc hẳn định nghĩa ‘tái phạm’ của Chính phủ không gắn với bản chất của hành động mà gắn với hậu quả của hành vi. Nghĩa là, Formosa chỉ được coi là tái phạm nếu gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên một vùng biển dài gây rung động dư luận như hồi tháng 4.
Nếu quả vậy thì ở điểm này Chính phủ đang chơi trò mưu mẹo với quốc dân của mình.
Thử phân tích nhé, để có một hiện tượng cá chết hàng loạt trên một vùng biển dài gây rung động dư luận, cần ít nhất những điều kiện sau:
(1) Còn nhiều cá gần bờ, đủ nhiều để khi trúng nước thải có độc thì lượng cá chết dạt bờ ở mức đáng kể;
(2) Báo chí được phép tự do đưa tin, ghi hình, phỏng vấn cư dân địa phương trong suốt quãng thời gian cá chết;
(3) Các nhà hoạt động xã hội được tự do tiếp cận khu vực cá chết, đưa tin liên tục trên mạng xã hội.
Hẳn mọi người còn nhớ ngay sau khi công bố Formosa là thủ phạm, phái đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT với các giáo sư đầu ngành đã nhận định hệ sinh thái biển gần bờ 4 tỉnh Bắc Trung Bộ bị hủy hoại nghiêm trọng, cả nửa thế kỷ chưa biết có hồi phục nổi không. Lượng hải sản gần bờ theo đó cũng sụt giảm nghiêm trọng, vậy thì điều kiện (1) - còn nhiều cá gần bờ - coi như bị loại.[*]
Làm cô giáo hãy biết trừ chối khi bị điều động đi "tiếp khách"
0 ý kiến, và
Sự phẫn nộ từ phát ngôn của ông Bộ trưởng Giáo dục
0 ý kiến, và
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 14/11. Courtesy giaothong.vn
Dư luận lại một lần nữa bùng lên phẫn nộ trước phát biểu của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ liên quan đến câu chuyện điều động hơn 20 giáo viên nữ đi tiếp khách, rót rượu hát karaoke cho quan khách tại Hà Tĩnh vừa qua.
Im lặng là đồng tình?
Vào sáng ngày 14 tháng 11 bên hành lang quốc hội Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu là sai nguyên tắc của cán bộ và ảnh hưởng uy tín của ngành vì những giáo viên này ngoài việc là các nhân viên chuyên môn còn là tấm gương xây dựng hình ảnh nhà giáo trong mắt phụ huynh và nhân dân.
Tuy nhiên, ông Nhạ sau đó lại nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.
Vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi.
- Nguyễn Thị Bích Hạnh
Phát biểu này có hai chi tiết đáng chú ý, thứ nhất ông Bộ trưởng cho rằng có ai đó ép buộc khi ra lệnh điều động và thứ hai là chính các giáo viên bị điều động phải có bổn phận tự bảo vệ mình trước khi tố cáo.
Về chuyện ép buộc, ông Lê Bá Thiềm Trưởng phòng Giáo dục thị xã Hồng Lĩnh đã xác nhận chính ông là người ký lệnh và đây là điều bình thường kể cả người bị điều động là giáo viên nữ. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã được báo chí cho biết vụ việc nhưng ông cho rằng lỗi tới đâu xử lý tới đó. Câu nói nửa vời này không thỏa mãn bức xúc của dư luận trong khi ai cũng biết rằng từ nhiều chục năm qua vấn đề điều động nhân viên dưới quyền làm những công việc trái với chuyên môn của họ là chuyện bình thường trong xã hội Việt Nam.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh từ Nghệ An cho biết nhận xét của cô về nguyên nhân sâu xa để UBND cũng như các cơ quan toàn quyền điều động nhân viên, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục:
“Đối với người giáo viên khi họ phải chạy bằng chạy chức họ phải bỏ một khoản tiền rất là lớn và khi bỏ khoản tiền lớn để xin việc vào biên chế thì họ muốn ở lại để làm việc. Chính vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi. Đời sống đạo đức của mình nó băng hoại đến như thế và đấy là vấn nạn nhức nhối. Cái đau khổ của họ là đạo đức, họ không thể nào giữ được đạo đức.
Danh sách 12 học viên cao cấp lý luận tử nạn tại quán karaoke
0 ý kiến, và
FB CĐVN
2-11-2016
Địa điểm: 68 Trần Thái Tông, Hà Nội
Thời gian: 14h ngày Thứ Ba 1/11/2016
------------------
12 học viên cao cấp lý luận chính trị
VietNamnet
02/11/2016 10:05 GMT+7
Trong 13 nạn nhân vụ cháy, có 12 người học lớp cao cấp lý luận chính trị - Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải trả lời báo chí bên lề QH sáng nay.
Cháy quán karaoke: Đêm giá buốt trước nhà tang lễ
Hoang tàn sau đám cháy quán karaoke
Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng và lãnh đạo TP cũng rất đau xót về vụ việc. Trước hết, chúng tôi xin chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân.
.
Về nguyên nhân: xuất phát từ chuyện nhà hàng sửa chữa, hàn xì còn thực tế thì nhà hàng này chưa được đưa vào sử dụng tuy vậy vẫn tổ chức khai thác, lúc sự cố xảy ra có 2 phòng đang hát.
Cơ quan điều tra đã giữ những người có liên quan và tiếp tục điều tra. Khi sự cố cháy xảy ra, các cơ quan có liên quan như PCCC, Bộ Tư lệnh thủ đô, quận, phường đã có mặt kịp thời để chữa cháy, cứu nạn nhưng ở đây, các vật liệu xây dựng cháy rất dữ dội. Diện tích tiếp cận rất khó khăn, sau khi bơm nước cứu 3 nhà bị cháy lan thì khả năng tiếp cận là rất khó khăn.
Sau khi bơm nước, dập cháy 4-5 tiếng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường. Các vật liệu này còn gây ngạt ở trong. Khi các chiến sỹ PCCC tiếp cận thì trần bị sập nhiều nên phải kiểm tra lại các vật liệu.
Có thể thấy các vật liệu này không phải là chống cháy mà còn rất dễ cháy.
Bí thư Hải cho biết trong 13 nạn nhân có 12 người trong lớp học cao cấp lý luận chính trị dành cho cấp trưởng phó phòng vừa thi xong, đi liên hoan. Trong đó có 1 người thoát ra còn 11 người bị nạn. Trong số 11 người bị nạn có 1 cán bộ của HN cấp trưởng, phó phòng và 1 người ở TP.HCM người nhà đang ra nhận.
Chúng tôi đang kiểm tra và nếu cần thì công an sẽ tiến hành khởi tố hình sự.
Sau vụ việc này Hà Nội có rà soát tất cả các quán karaoke?
- Bí thư Hoàng Trung Hải: