25
Feb

Tướng Lê Mã Lương: "Không sợ chiến tranh nên mới có hòa bình"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trong lịch sử, Trung Hoa đã phát động 16 cuộc chiến tranh lớn hòng thôn tính Việt Nam.  Tướng Lê Mã Lương:  "Không sợ chiến tranh nên mới có hòa bình" QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)  Giáo dục Việt Nam 24/02/16 09:47 (GDVN) - Chúng ta đã để lại “khoảng lặng” hàng thập kỷ về chiến tranh Biên giới 1979. Sự thiếu sót này là có tội với lịch sử, tiền nhân, đồng bào...    Vận nước do dân quyết định   Tướng Lê Mã Lương: "Máy bay Trung Quốc đã uy hiếp an ninh lãnh thổ Việt Nam"   Tướng Lê Mã Lương: Nếu không lường trước nguy cơ, con cháu sẽ phải gánh hậu họa LTS: Thông tin thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để đưa nội dung về các cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới, hải đảo (1976 - 1988) vào sách giáo khoa khiến dư luận hết sức quan tâm. Trước đó, nội dung về cuộc chiến tranh vệ quốc này chỉ được đề cập rất ít trong sách giáo khoa... Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam. PV: Theo ông, cần nhìn nhận như thế nào cho đúng...

20
Feb

Rằm tháng Giêng trẩy hội đền Và

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Rằm Tháng Giêng trẩy hội Đền Và Nguyễn Xuân Diện Trong không gian hùng vĩ, thơ mộng với những núi đồi sông suối quanh quất, xinh tươi, đền Và hiện ra như một công trình kiến trúc thâm nghiêm và hòa quyện với rừng lim già tỏa bóng rợp quanh năm. Đền Và, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây là một trong bốn cung thờ Thần Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh, Đệ Nhất Phúc Thần trong Tứ bất tử của tâm thức dân gian Việt Nam, đây cũng là một trong hàng trăm di tích thờ cúng Ngài. Đền tọa lạc trên một gò đất rộng và thấp hình một con rùa đang duỗi bốn chân và ngóng đầu xuống đầm Vân Mộng hướng về phía mặt trời mọc. Vào những ngày xuân, cả không gian chìm trong màn sương mờ huyền ảo nơi cánh đồng có tên gọi Khói Nhang bao quanh khu đền cổ...Ngay lối vào đền là tấm bia Hạ mã tự nói lên quy mô và tầm quan trọng của ngôi đền. Xưa, bất kể là vua, quan hay dân thường đều dừng mọi xe kiệu trước tấm bia này để tỏ lòng thành kính với thần Tản Viên. Một con đường sạch sẽ cát mịn dưới bóng mát rừng lim già dẫn vào khu đền chính. Khu vực bên ngoài là giếng nước và điện thờ Cô Chín Thượng Ngàn, người quản cai non ngàn thăm thẳm. Bên cạnh là động Ngũ hổ, có thờ tượng năm ông hổ, năm màu sắc, trấn giữ các...

20
Feb

Nhớ Hội Lim, nương vào câu ca Quan họ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhớ nhau, nương vào câu ca quan họ Nguyễn Xuân Diện Cho đến nay, đã từng có rất nhiều giả thuyết về sự ra đời và nguồn gốc của quan họ nhưng chưa có giả thuyết nào được chấp nhận một cách tuyệt đối. Ngay chữ Quan họ, chúng ta cũng chưa tìm được một văn bản Hán Nôm nào chép hai chữ này. Quan họ có từ bao giờ cũng chưa có câu trả lời xác quyết! Không gian văn hóa quan họ trải dài khắp 49 làng quan họ cổ của trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đó là vùng đất cổ xưa, với những ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi, những hội hè đình đám, những phong tục tốt đẹp, những vị công hầu khanh tướng, những ông nghè ông trạng và những giai nhân tài sắc. Người Kinh Bắc có câu: Em đi khắp bốn phương trời/ Không đâu lịch sự bằng người ở đây. Thời gian của Quan họ là suốt bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhưng mùa Xuân mới thực sự là mùa của quan họ. Khi ấy “thong thả nhân gian nghỉ việc đồng”, các làng vào đám, nam thanh nữ tú đua nhau trẩy hội tưng bừng. Người Kinh Bắc hát quan họ trên thuyền, trên đồi, trong chùa, trong đình, và trong các tư gia... Trai gái các làng quan họ lại thường tụ tập thành từng bọn (từ cổ, chỉ một nhóm người) để cùng nhau hát. Một bọn quan họ thường là những...

17
Feb

Tướng Lê Mã Lương: CẦN SỰ TÔN VINH XỨNG ĐÁNG!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương: Không tô vẽ cũng không xóa nhòa, chỉ cần làm sáng tỏ cho đúng tính chất của cuộc chiến, thế là đủ! . Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương: Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979:  'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó' Petrotimes 16.02.2016 Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”. Chuyện của người trong cuộc chiến Là một người lính bộ đội Cụ Hồ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương từng tham gia với vai trò cán bộ Trung đoàn 568, thuộc Sư đoàn 328 trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) vô cùng ác liệt. Chính ông là một trong số các nhân chứng lịch sử quan trọng cho chuỗi thời gian mà ông cùng với các đồng đội của mình cùng sát cánh bên nhau chống quân xâm lược Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam từ năm 1976 tới mãi năm 1988. Nhân dịp kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc(17/2/1979...

05
Feb

Tết thế kỷ XVII

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tết Nguyên đán là những ngày vui vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Joseph Tissanier, người Pháp, sống ở Thăng Long từ 1658-1663 đã dự năm cái Tết ở đây, tả rõ rằng, vào dịp này người Việt sửa soạn mọi cái cho long trọng, từ nhà cửa đến đề ăn, áo mặc. Túng cực đến đâu cũng phải kiếm cho đủ tiền bạc tiêu dùng ba ngày Tết. Có những kẻ nghèo khổ, phải đi ăn cắp vặt hoặc dùng võ lực cướp của người khác, hầu được sống dung dung trong những ngày đầu Xuân [1]. Vì vậy trong những đêm gần Tết, nhiều nhà phải thức đêm canh trộm. Cuối năm, các chợ Tết hết sức nhộn nhịp, vì mọi người giàu sang, nghèo hèn đều đi mua sắm. Quan cũng như dân đều lo may quần áo mới, dọn dẹp nhà cửa cho khang trang, sửa sang võng cáng, tàn lọng, đắp lại mồ mả, cột nhà tường vách treo đầy câu đối, tranh vẽ, vua chúa cũng cho quét dọn lăng tẩm…[2] Theo Bento Thiện viết năm 1659: “đến gần ngài bết bua chúa ban lịch cho thiên hạ xem ngài” [3], trong đó những ngày nghỉ Tết được ấn định rõ ràng. Thường bắt đầu nghỉ từ ngày 25, 26 tháng chạp, và có thể kéo dài tới ngày 10 hay 15 tháng giêng. Những ngày đó, nếu có chiến tranh, cũng tạm ngưng để ăn Tết. Từ ngày 25 tháng chạp, ấn dấu của vua chúa, quan quyền đều được lau chùi sạch sẽ, cất vào hộp, không dùng tới; khí giới quân đội cũng lau lọt sáng nhoáng...

02
Feb

Em nói thật, em không thích Tết lắm đâu!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Người Việt có thói quen quan tâm tới cuộc sống cá nhân của nhau. Nhưng điều này không phải phù hợp, thậm chí thành khiếm nhã. Tết là dịp điều này thể hiện rõ nhất. Bao giờ lấy chồng? bao giờ đẻ con? Khi được hỏi việc chuẩn bị Tết, cô em tôi chép miệng: “Em ngán Tết lắm rồi, chỉ thích bỏ đi chơi đâu xa” “Sao thế? Dịp xum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè mà!” “Gặp rồi ai cũng hỏi sắp lấy chồng chưa, và sẽ phải trả lời cùng một câu hỏi đó suốt mấy ngày liền, nói đi nói lại. Có năm em định trốn ở nhà, nhưng rồi cũng có khách của bố mẹ đến, cũng phải tiếp, rồi cũng vẫn phải trả lời cùng câu hỏi ấy.” Nghĩ lại thì tôi thấy khó cho cô em thật. Tết là dịp người Việt ‘tung ra’ vô số câu hỏi khiến người được hỏi bối rối, mặc định rằng đó là hình thức thể hiện sự quan tâm. Chưa chồng hỏi sắp lấy chồng chưa? Chưa đi học hỏi bao giờ đi? Đi làm rồi hỏi làm công ty nào? Lương bao nhiêu: Nếu đối tượng mới cưới thì thể nào cũng hỏi sắp có em bé chưa, rồi chúc cuối năm có em bé... v.v... Nhìn bề ngoài, những câu hỏi thăm ấy có vẻ vô hại nhưng mang lại cho người bị hỏi áp lực tâm lý và sự khó xử không nhỏ. Cô gái “nhỡ thì” hay đánh mất tình yêu bị xoáy vào nỗi buồn. Người hiếm muộn cười gượng hay cậu trai mới đi làm bối rối về đồng lương khởi nghiệp. Khổ nỗi...